Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài
lượt xem 3
download
Việc nghiên cứu Luận văn nhằm mục đích phân tích và đưa ra khái niệm toàn diện về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, phân tích thực trạng thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, từ đó tìm ra những điểm còn tồn tại và đưa những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định trong pháp luật Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIM DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội- 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIM DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 8380101.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Giáo viên hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Bá Diến Hà Nội- 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Kim Dung
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNGVỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI.............................................................. 6 1.1. Khái quát chungvề đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ......................... 6 1.1.1. Khái niệm đăng ký hộ tịch ...................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài............................... 9 1.2. Đặc điểm, vai trò của đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ................... 11 1.3. Pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ................................. 13 1.3.1. Pháp luật trong nước ............................................................................. 13 1.3.2. Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và các nguồn khác. ....................... 17 CHƢƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ................................ 19 2.1. Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài .................................................. 19 2.1.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh ............................................................. 20 2.1.2. Thành phần hồ sơ .................................................................................. 21 2.1.3. Thủ tục đăng ký khai sinh ..................................................................... 21 2.2. Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài ..................................................... 22 2.2.1. Thẩm quyền đăng ký khai tử ................................................................. 22 2.2.2. Thành phần hồ sơ .................................................................................. 23 2.2.4. Thẩm quyền cấp giấy báo tử ................................................................. 24 2.3. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ........................................ 25 2.3.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn ................................................................ 26
- 2.3.2. Thành phần hồ sơ .................................................................................. 26 2.3.3. Thủ tục đăng ký kết hôn ........................................................................ 27 2.3.4. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn ................................................. 27 2.3.5. Từ chối đăng ký kết hôn........................................................................ 28 2.4. Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài ................................................... 29 2.4.1. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ ................................ 31 2.4.2. Thủ tục đăng ký giám hộ cử .................................................................. 31 2.4.3. Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên ................................................. 31 2.4.4. Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ ....................................... 32 2.5. Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ................................... 32 2.5.1. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con ............................................... 33 2.5.2. Thành phần hồ sơ .................................................................................. 33 2.5.3. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con....................................................... 34 2.6. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc có yếu tố nước ngoài ................................................................................................... 36 2.6.1. Khái niệm về đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc ............................................................................................................. 36 2.6.2. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc ............................................................................................................. 39 2.6.4. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch ............................................ 40 2.7. Ghi vào sổ việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ............................................................... 40 2.7.1. Thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ........................... 40 2.7.2. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử ..................... 41 2.7.3. Ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết ở nước ngoài .......................................................................................... 41
- 2.7.4. Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài ....................................................................................................... 42 2.8. Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .......................................... 45 2.8.1. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. ........................... 46 2.8.2. Điều kiện và hồ sơ đối với người nhận con nuôi .................................. 46 2.8.3. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài .................. 48 2.8.4. Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ................................ 49 2.9.Giải quyết xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nước ngoài trong đăng ký hộ tich có yếu tố nước ngoài ...................................................................... 52 2.9.1. Khái niệm về xung đột pháp luật trong đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ...................................................................................................... 52 2.9.2. Xác định pháp luật áp dụng trong đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài . 56 2.9.3. Giải quyết xung đột pháp luật trong một số quan hệ hộ tịch có yếu tố nước ngoài ....................................................................................................... 59 CHƢƠNG 3: TRẠNG THỰC THI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIÊT NAM VỀ VIỆCĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ............................................................................................... 64 3.1.Thực trạng đăng ký hộ tịch có yếu tố tịch nước ngoài tại Việt Nam ........ 64 3.1.1. Những thành tựu đạt được khi thực hiện quy định mới về đăng ký hộ tịch 64 3.1.2. Khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài.... 70 3.1.3. Hoạt động đăng ký hộ tịch tại một số địa phương trên cả nước ........... 81 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ................................................................................ 91 3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ...................................................................................................... 91 3.2.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp- Hộ tịch ............................................................................................................. 94
- 3.2.3. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch có yếu tố nước ngoài ....................................................................................................... 97 3.2.4. Bảo đảm các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất cho công tác đăng ký hộ tịch và tăng cường công nghệ thông tin trong công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài .............................................................................. 100 3.2.5. Hoàn thiện các điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài về đăng ký hộ tịch ....................................................................................................... 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đăng ký và quản lý hộ tịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, việc thực hiện tốt hoạt động này, tạo cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền con người, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch giúp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạt định chính sách phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Công tác đăng ký, quản lý trong thời gian qua góp phần quan trọng vào sự ổn định, trật tự an toàn xã hội; hệ thống cơ quan quản lý, đăn ký hộ tịch và đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ trung ương đến cấp cơ sở luôn được củng cố, kiện toàn; hệ thống sổ sách về hộ tịch được lưu trữ, sử dụng tài liệu; thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch có sự cải cách một bước, ngày càng thuận lợi cho người dân; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch được triển khai ở một số địa phương đặc biệt đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng quyền con người, quyền công dân đòi hỏi được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức cao hơn..., nên công tác đăng ký và quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài đã bộ lộ nhiều hạn chế, bất cập. Về thể chế, hệ thống quy phạm pháp lý chưa cao. Về thủ tục, thẩm quyền và phương thức đăng ký hộ tịch còn phức tạp, chưa tạo thuận lợi nhiều cho người dân (phương thức còn thủ công, người dân phải xuất trình/ nộp nhiều loại giấy tờ, thủ tục hành chính phức tạp, thẩm quyền còn tản mát ở cả ba cấp, chi phí xã hội lớn.....). 1
- Nhằm tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định và thống nhất cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, khắc phục nguyên nhân gây ra những bất cập, hạn chế nêu trên, nhất là trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác này theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ” làm luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến thời điểm này, vấn đề nghiêu cứu pháp luật về thủ tục giải quyết đối với công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đề cập đến ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu chung về đăng ký trong nước hoặc chỉ tìm hiểu một số tình huống nhất định như đăng ký hộ tịch về khai sinh có yếu tố nước ngoài, khai tử có yếu tố nước ngoài đặc biệt là thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, riêng đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài thì ít học giả nghiên cứu. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài” gắn với việc ban hành Luật Hộ tịch năm 2014, để có thể có nhìn rõ nét hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài: 3.1. Mục tiêu tổng quát Việc nghiên cứu Luận văn nhằm mục đích phân tích và đưa ra khái niệm toàn diện về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, phân tích thực trạng thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, từ đó tìm ra những điểm còn tồn tại và đưa những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định trong pháp luật Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. 2
- 3.2. Mục tiêu cụ thể Thức nhất: Hệ thống hóa kiến thức lý luận về hộ tịch có yếu tố nước ngoài và quản lý nhà nước về hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Thứ hai: Phân tích, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Thứ ba: Đề xuất và đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, luận văn tập trung vào một số vấn đề sau: Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký Hộ tịch có yếu tố nước ngoài trong một số văn bản pháp luậtđược ban hành từ năm 2014, như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hộ tịch năm 2014, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản khác có liên quan. Nhưng chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu những quy định đăng ký Hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại Luật Hộ tịch năm 2014 và vấn đề thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và thực tiễn công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn cả nước trong đó có đăng ký hộ tịch yếu tố nước ngoài tại một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương. Về đối tượng nghiên cứu: Để nghiên cứu vấn đề hộ tịch có yếu tố nước ngoài, luận văn không thể nghiên cứu tất cả các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài mà chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề chính của đăng ký hộ 3
- tịch có yếu tố nước ngoài bao gồm: Đăng ký khai sinh; Khai tử;Kết hôn; Giám hộ; Đăng ký nhận cha mẹ con; Thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch có yếu tố nước ngoài và đăng ký nuôi con nuôi; Ghi vào sổ tịch việc thay đổi hội tịch có yếu tố nước ngoài, Ghi vào sổ hộ tịch sự kiện khai sinh, kết hôn,ly hôn, hủy việc kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi, thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Từ việc phân tích các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài hiện nay. 5. Những đóng góp của Luận văn Đóng góp quan trọng và có giá trị của luận văn là nêu tổng quan và cụ thể những quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài cũng như vai trò của đăng ký hộ tịch và pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; góp phần thúc đẩy hội nhập và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó luận văn phân tích các thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và việc vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch. Nêu ra thực trạng công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài trên địa bàn cả nước và một số tỉnh, thành phố, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Tính mới của luận văn: Luận văn đề cao vai trò hết sức quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch nhất là việc cấp mã số định danh cá nhân cho người được khai sinh khi đi đăng ký khai sinh từ đó xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đề tài còn nêu ra những vấn đền liên quan đến cải cách mạnh mẽ về 4
- trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (như: đơn giản hóa và cắt giảm nhiều giấy tờ không cần thiết khi đăng ký hộ tịch; cải tiến phương thức nộp hồ sơ để người dân lựa chọn- nộp trức tiếp, gửi qua bưu chính hoặc qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến cấp độ 3 và cấp độ 4; giảm thời hạn đăng ký đối với hầu hết các việc hộ tịch). Ngoài ra đề tài còn nêu ra vấn đề phân cấp mạnh mẽ về thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho chính quyền địa phương đặc biệt là việc chuyển thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ Sở Tư pháp cho UBND cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Chương 3: Thực trạng thực thi và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. 5
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái quát chungvề đăng ký hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm đăng ký hộ tịch Xét về khía cạnh ngôn ngữ “Hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính phụ, được ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập. Theo đó từ “hộ” có nghĩa là “dân cư” hoặc “nhà ở” hiểu rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số gồm những người cùng ăn ở với nhau, còn từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc”.Tuy nhiên có nhiều cách giải nghĩa từ “Hộ tịch” khác nhau như Tác giả Nguyễn Văn Khôn đã nêu khái niệm “Hộ tịch” trong cuốn Hán -Việt từ điển xuất bản năm 1960 như sau: “Hộ tịch: sổ biên dân số có ghi rõ họ, quê quán và chức nghiệp của từng người” [21, tr.404] hay tác giả Nguyễn Lân cũng trình bày giải nghĩa từ “Hộ tịch” trong cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt xuất bản năm 1989 “ Hộ tịch: quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người trong một địa phương” [22, tr.321]. Có thể nhận thấy theo cách giải nghĩa từ “Hộ tịch” của các tác giả Nguyễn Văn Khôn, Nguyễn Lân tuy rằng khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều giải nghĩa “Hộ tịch” có nét khá tương đồng, “Hộ tịch” là quyển sổ chứa đựng các thông tin cơ bản của cá nhân. Một cách hiểu khác về “Hộ tịch” trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1998 đã được tác giả Nguyễn Như Ý trình bày đó là: “Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp luật” [43, tr 835] hay“Hộ tịch: Quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tại nơi mình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do chính quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần”[14, tr.385]của 6
- tác giả Nguyễn Văn Đạm trong cuốn từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt, xuất bản năm 1999. Về phía cạnh pháp lý, thuật ngữ “Hộ tịch” lần đầu tiên được định nghĩa trong các giáo trình giảng dạy của Đại học Luật khoa Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà, trong đó nổi lên quan điểm của một số tác giả sau: Tác giả Phan Văn Thiết có thể coi là người đầu tiên trình bày quan niệm “Hộ tịch” trong cuốn tài liệu chuyên khảo xuất bản năm 1958 như sau: “Hộ tịch - còn gọi là nhân thế bộ - là cách sinh hợp pháp của một công dân trong gia đình và trong xã hội. Hộ tịch căn cứ vào ba hiện tượng quan trọng nhất của con người: sinh, giá thú và tử" [36, tr.7]. Các tác giả Vũ Văn Mẫu - Lê Đình Chân lại trình bày một định nghĩa khác về khái niệm “Hộ tịch” trong cuốn Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật xuất bản năm 1968: “Hộ tịch là sổ biên chép các việc liên hệ đến các người trong nhà. Hộ tịch gồm ba sổ để ghi chép các sự khai giá thú, khai sinh và khai tử".[24, tr.111]. Trong văn bản pháp lý đầu tiên về đăng ký hộ tịch của Việt Nam là Nghị định số 764-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 8/5/1956 ban hành điều lệ đăng ký hộ tịch chưa đưa ra khái niệm đăng ký hộ tịch là gì, tuy nhiên tại Điều 1 Nghị định số 764-TTg đã đưa ra mang tính liệt kê các sự kiện đăng ký hộ tịch bao gồm: “ Đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn, sửa chữa các điều đã đăng ký; ghi chú các việc thay đổi về hộ tịch và cấp phát giấy chứng nhận các việc ấy”. Sau đó tại Điều 1 Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký, quản lý hộ tịch và Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch đều đưa ra khái niệm Hộ tịch như sau “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”. Công tác hộ tịch bao gồm hoạt 7
- động đăng ký hộ tịch, quản lý hộ tịch và những hoạt động khác có liên quan đến quản lý hộ tịch và đăng ký hộ tịch. Trong đó đăng ký hộ tịch là việc cơ quan có thẩm quyền: “ Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc; Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi”. Theo quy định tại Điều 3 của Luật Hộ tịch năm 2014 cũng giống như Nghị định 158/2005/NĐ-CP, có hai nhóm hành vi với tính chất khác nhau trong đăng ký hộ tịch: - Hành vi xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện: Đối với các sự kiện tại khoản 1 Điều 3 của Luật Hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận, trích lục hộ tịch về việc đó như Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, trích lục cải chính…Hành vi xác nhân của cơ quan đăng ký hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi đăng ký các sư kiện đó mới phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân. - Hành vi ghi vào sổ hộ tịch khác với hành vi xác nhận, là đối với các loại việc hộ tịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành ghi chú việc đó vào Sổ hộ tịch. Điểm phân biệt cơ bản giữa hành vi này với nhóm hành vi xác nhận là hành vi phát sinh sau và không làm phát sinh hiệu lực pháp lý. Như vậy sự kết hợp giữa cách hiểu “Hộ tịch” và “Đăng ký hộ tịch” mới có thể mang lại cách hiểu đầy đủ nhất về khái niệm “Hộ tịch”. 8
- 1.1.2. Khái niệm về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài Khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau: - Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; - Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; - Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Vậy quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dưa trên 3 yếu tố, chủ thể là người nước ngoài, đối tượng của quan hệ là tài sản ở nước ngoài hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài. Để hiểu thể nào là yếu tố nước ngoài trong đăng ký hộ tịch được xem xét trên các khía cạnh sau *Yếu tố chủ thể: Hộ tịch mang yếu tố về nhân thân vì vậy chủ thể trong đăng ký hộ tich là cá nhân. Theo khoản 2 Điều 663 của Bộ luật dân sự năm 2015 “Có ít nhất một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài” Cá nhân nước ngoài: Bao gồm người mang quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch (Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung 2014). Nhưng theo quy định Luật hộ tịch thì “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được coi là có yếu tố nước ngoài trong đăng ký hộ tịch. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1, Điều 37 của Luật Hộ tịch có quy định “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở 9
- nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài” Vậy chủ thể trong đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài được xác định như sau: + Đượng sự là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và các sự kiện hộ tịch phát sinh ở Việt Nam, ví dụ như: Việc sinh, tử của người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam + Một bên đương sự là người Việt Nam còn bên kia là người nước ngoài + Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. + Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau + Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. * Yếu tố sự kiện pháp lý: Sự kiện đăng ký hộ tịch giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Ví dụ: Việc khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam; Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. * Việc đăng ký hộ tịch giữa công dân Việt Nam nhưng đối tượng quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Đối tượng ở đây không chỉ là tài sản mà còn có thể là các hành vi thực hiện ở nước ngoài (như thực hiện công việc ở nước ngoài). Qua phân tích trên và căn cứ vào Điều 3 của Luật Hộ tịch có thể hiểu đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận và ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài của cá nhân, 10
- như khai sinh; khai tử; kết hôn; giám hộ; nhận cha mẹ con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; bổ sung thông tin hộ tịch; Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinhh, kết hôn, ly hôn, hủy việt kết hôn; giám hộ, nhận cha mẹ con, xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, thay đổi hộ tịch, khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài. Tuy Luật hộ tịch không quy định về vấn đề đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhưng tại Khoản 2 Điều 1 của Luật Hộ tịch có quy định “Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi” . 1.2. Đặc điểm, vai trò của đăng ký hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại hầu hết các nước, các sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được đăng ký và được quản lý chặt chẽ. Hoạt động đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài là cơ sở để Nhà nước thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự, ví dụ như quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch, quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi…..Bên cạnh đó việc đăng ký hộ tich cũng thể hiện việc nhà nước công nhận một con người tồn tại với tất cả đầy đủ tính pháp lý, mà qua đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể đánh giá người đó có năng lực, điều kiện để tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định hay không.Đặc 11
- biệt là Nhà nước ta đảm bảo quyền nhân thân của người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc “không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam (nước Sở tại) và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam”. Với ý ghĩa như vậy, việc Nhà nước tổ chức quản lý, đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài chính là sự bảo hộ đối với việc thực hiện các quyền của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch không những liên quan đến nhân thân mà nó còn là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, đối ngoại, văn hóa, xã hội, kế hoạch hóa gia đình của đất nước. Một hệ thống quản lý dữ liệu hộ tịch đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịp thời các thông tin về cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tỷ suất sinh, chết … và các thông tin cơ bản về tình hình người nước ngoài nói riêng sẽ là cơ sở vứng chắc cho việc hoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác, có tính khả thi và tiết kiệm chi phí xã hội.Ngoài ra trên cơ sở theo dõi biến động về hộ tịch mà các cơ quan nhà nước có định hướng phù hợp trong việc xây dựng cơ sở y tế, trường học, bố trí giáo viên…, chăm sóc sức khỏe trong nhân dân, đảm bảo cân bằng giới tính phục vụ an ninh quốc phòng… Việc thực hiện pháp luật hộ tịch của các cơ quan nhà nước còn có vai trò to lớn đối với việc đảm bảo trật tự xã hội. Đặc biệt sau khi Luật Hộ tịch ra đời, hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịchlà những phương tiện, công cụ để lưu trữ các thông tin cá nhân vì thể có thể giúp truy tìm nguồn gốc của cá nhân một cách dễ dàng. Ví dụ: Để xác định một cá nhân có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hay không thì giấy khai sinh của cá nhân chính là căn cứ để chứng minh về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 12
- Xét từ phương diện khoa học quản lý Nhà nước thì đăng ký hộ tịch giúp Nhà nước thực hiện tốt nhất hoạt động quản lý dân cư.Có thể nói đây là lĩnh vực quan trọng của nền hành chính mà mọi quốc gia đều quan tâm, sự vững mạnh của một quốc gia liên quan mật thiết với hiệu quả của hoạt động quản lý dân cư.Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Quốc Hội đã ban hành Luật Hộ tịch năm 2014 để điều chỉnh công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung và đăng ký và quản lý hộ tịch nước ngoài nói riêng. 1.3. Pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài 1.3.1. Pháp luật trong nước Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2014 là văn bản có giá trị cao nhất điều chỉnh lĩnh vực Hộ tịch. Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn cụ thể về đăng ký hộ tịch gồm Nghị định 123/2015/NĐ- CP, ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số biện pháp thi hành luật Hộ tịch;Thông tư 15/2015/TT-BTP, ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Luật Hộ tịch gồm 7 chương và 77 điều gồm những nội dung cơ bản như sau: Luật quy định về phạm vi điều chỉnh, khái niệm hộ tịch và nội dung đăng ký hộ tịch, quy định về đảm bảo quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân. Luật hộ tịch đã dành riêng một Điều (Điều 6) để xác định quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của công dân. Theo đó, các sự kiện hộ tịch của công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam, công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam đều phải được cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký hộ tịch. Ngoài ra Luật Hộ tịch còn quy định các hành vi nghiêm cấm đối với cá nhân khi đăng ký hộ tịch và việc áp dụng khoa học 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 114 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn