Tích hợp một số kiến thức toán học trong dạy<br />
học sinh học 12 – Trung học phổ thông (phần<br />
Di truyền học và Sinh thái học)<br />
<br />
Vũ Thuý Lan<br />
<br />
Trường Đại học Giáo dục<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hưng<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
<br />
Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận vấn đề dạy học theo hướng tích hợp. Nghiên<br />
cứu tổng quan về quan điểm dạy học tích hợp. Phân tích nội dung kiến thức và chương<br />
trình Sinh học THPT đặc biệt là chương trình Sinh học lớp 12 và những nội dung kiến<br />
thức có thể tích hợp kiến thức toán học. Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong<br />
chương trình Sinh học 12 theo hướng tích hợp Toán học. Tiến hành thực nghiệm sư<br />
phạm.<br />
<br />
Keywords: Sinh học; Di truyền học; Sinh thái học; Phương pháp giảng dạy<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Toán học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học khác. Toán học<br />
là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian, các phép biến đổi. Nói một cách<br />
khác, đó là môn học về hình và số. Theo quan điểm chính thống nó là môn học nghiên cứu về<br />
các cấu trúc trừu tượng, định nghĩa từ các tiền đề bằng cách sử dụng logic học và kí hiệu toán<br />
học. Các quan điểm khác của nó được mô tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng<br />
rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là ngôn ngữ của vũ trụ. Hiện nay lý thuyết<br />
toán học đã được tích hợp vào nhiều môn học nhằm góp phần nâng cao tính chính xác, khoa<br />
học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy lôgic. Việc sử dụng toán học trong dạy<br />
học hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến.<br />
Nội dung kiến thức sinh học 12 trung học phổ thông, đặc biệt là phần tính quy luật của hiện<br />
tượng di truyền và phần sinh thái học mang tính lôgic cao, nếu sử dụng được các kiến thức toán học<br />
vào phần này thì sẽ giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức một cách dễ dàng hơn, hiểu bài nhanh hơn.<br />
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh,<br />
chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tích hợp một số kiến thức toán học trong dạy học sinh học 12<br />
– Trung học phổ thông (Phần Di truyền học và Sinh thái học)”<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Tích hợp toán học trong dạy học phần Di truyền học và Sinh thái học (Sinh học 12)<br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực chủ động của người học.<br />
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Chương trình, nội dung sách giáo khoa Sinh học 12.<br />
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương trình Sinh học 12.<br />
4. Giả thuyết nghiên cứu<br />
Các kiến thức toán học được tích hợp trong dạy học Sinh học 12 giúp người học hiểu rõ<br />
bản chất của các vấn đề sinh học, phát huy được hứng thú học tập và nâng cao chất lượng dạy<br />
học.<br />
5. Phạm vi nghiên cứu<br />
Dạy học tích hợp Toán học trong phần Di truyền học và Sinh thái học (Sinh học 12).<br />
6. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận vấn đề dạy học theo hƣớng tích hợp<br />
6.2. Nghiên cứu tổng quan về quan điểm dạy học tích hợp<br />
6.3. Phân tích nội dung kiến thức và chƣơng trình Sinh học THPT đặc biệt là chƣơng<br />
trình Sinh học lớp 12 và những nội dung kiến thức có thể tích hợp kiến thức toán học<br />
6.4.Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong chƣơng trình Sinh học 12 theo hƣớng tích<br />
hợp Toán học<br />
6.5. Thực nghiệm sƣ phạm<br />
7. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận<br />
7.2. Phƣơng pháp điều tra thực trạng.<br />
8. Cấu trúc luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung<br />
chính của luận văn được trùnh bày trong 3 chương<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp<br />
Chương 2: Tích hợp kiến thức toán học trong dạy học sinh học lớp 12<br />
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm<br />
CHƢƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP<br />
1.1. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp<br />
1.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần<br />
hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh,<br />
nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao<br />
động. Như vậy, sư phạm tích hợp nhằm làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”.<br />
Theo Phạm Văn Lập, “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn<br />
học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập<br />
trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học. Thí dụ, toán học được sử<br />
dụng như một công cụ đắc lực trong nghiên cứu sinh học. Tin học được sử dụng như một<br />
công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học v.v…”<br />
1.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp<br />
- Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.<br />
- Dạy học tích hợp giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.<br />
- Dạy học tích hợp quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.<br />
- Ngoài ra, dạy học tích hợp còn giúp người học xác lập mối liên hệ giữa các khái<br />
niệm đã học.<br />
1.1.3. Các quan điểm tích hợp trong dạy học.<br />
- Quan điểm “đơn môn”: có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của mỗi<br />
môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.<br />
- Quan điểm “đa môn”: thực chất là những tình huống, những “đề tài” được nghiên<br />
cứu theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khác nhau.<br />
- Quan điểm “liên môn”: trong dạy học những tình huống chỉ có thể được tiếp cận hợp lý<br />
qua sự soi sáng của nhiều môn học.<br />
- Quan điểm “xuyên môn”: có thể phát triển những kỹ năng mà học sinh có thể sử<br />
dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống.<br />
1.1.4. Vai trò của tích hợp trong dạy học<br />
Dạy học tích hợp giúp HS trở thành người tích cực, người công dân có năng lực giải quyết<br />
tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp cho<br />
phép rút ngắn được thời gian dạy học, đồng thời tăng cường được khối lượng và chất lượng thong<br />
tin.<br />
1.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học tích hợp<br />
Ở nước ta, có một số nhà giáo dục đã và đang vận dụng quan điểm tích hợp vào việc<br />
dạy học ở trường phổ thông với nhiều công trình tiêu biểu có hiệu quả.<br />
Một trong những nguyên tắc chỉ đạo khi xây dựng chương trình và sách giáo khoa<br />
theo hướng tích hợp là: chương trình và sách giáo khoa phổ thông phải là công trình khoa học<br />
sư phạm trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ thông, cập nhật được các tiến<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
bộ mới của khoa học công nghệ của kinh tế - xã hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với<br />
trình độ nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của<br />
đất nước, tích hợp nhiều mặt giáo dục trong từng nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động<br />
thực hành, vận dụng theo năng lực từng đối tượng học sinh.<br />
Một số định hướng dạy học Sinh học theo quan điểm tích hợp<br />
Dạy học Sinh học theo quan điểm tích hợp là cần thiết<br />
Một số định hướng dạy học Sinh học theo hướng tích hợp<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
TÍCH HỢP KIẾN THỨC TOÁN HỌC<br />
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 12<br />
2.1. Phân tích chƣơng trình Sinh học lớp 12<br />
Chương trình sinh học 12 được xây dựng trên quan điểm hệ thống, là tiếp tục chương<br />
trình sinh học 11. Sinh học 11 đã nghiên cứu thế giới sống ở cấp độ cơ thể, sinh học 12 tiếp<br />
tục thế giới sống ở cấp độ cao hơn: cấp quần thể, quần xã và hệ sinh thái.<br />
2.2. Tích hợp Toán học trong dạy học Sinh học lớp 12<br />
Quy trình dạy học tích hợp<br />
Xác định mục đích tích hợp<br />
Tìm các nội dung tích hợp<br />
Xác định mức độ tích hợp<br />
Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định.<br />
Nội dung và khả năng tích hợp một số kiến thức toán học vào dạy học Sinh học<br />
lớp 12.<br />
Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu khả năng tích hợp các<br />
kiến thức toán học vào phần Di truyền học và Sinh thái học của chương trình Sinh học lớp 12.<br />
Ví dụ 1: Tích hợp toán học trong dạy học nội dung “Gen, mã di truyền và sự tự nhân đôi<br />
của ADN”<br />
* Mục đích tích hợp: Giúp HS hiểu rõ bản chất cấu tạo của gen, qua cách tích hợp kiến thức<br />
toán học HS khắc sâu hơn kiến thức.<br />
* Tổ chức dạy học:<br />
Để HS hiểu sâu sắc phần này GV có thể cho HS làm bài tập sau:<br />
BT: Một đoạn gen có tổng số Nu là 3000, số Nu loại A gấp đôi số Nu loại G. Hãy<br />
tính:<br />
a. Số Nu từng loại của gen<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
b. Số liên kết hidro trong gen<br />
c. Số liên kết hoá trị của gen<br />
d. Hãy tính chiều dài và khối lƣợng của đoạn gen này<br />
đ. Nếu gen này thực hiện quá trình nhân đôi 3 lần thì số Nu từng loại môi trƣờng<br />
nội bào cung cấp là bao nhiêu?<br />
GV tổ chức dạy học giúp HS giải bài tập dựa vào các công thức toán học mà GV đã<br />
hướng dẫn.<br />
* Ý nghĩa của việc tích hợp: Thông qua việc sử dụng công thức, HS được rèn luyện kỹ năng tư duy<br />
(phân tích, tổng hợp) qua đó HS có hứng thú với bài học thông qua việc xác định được ý nghĩa thực<br />
tiễn của nội dung kiến thức trong bài dạy<br />
Ví dụ 2: Tích hợp toán xác suất thống kê trong dạy nội dung: “Quy luật Menđen”<br />
* Mục đích tích hợp<br />
Đối với các bài tập di truyền theo qui luật phân li và phân li độc lập của Menđen thì<br />
việc áp dụng các qui tắc xác suất có thể tính được các tỷ lệ cho bất cứ phép lai nào.<br />
Thông qua một số bài tập cụ thể mang tính nghiên cứu, HS vừa có hứng thú học tập<br />
vừa được rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học.<br />
* Tổ chức dạy học<br />
Sau khi nhắc lại các công thức tính xác suất có thể áp dụng, GV đưa ra một số bài tập<br />
để HS áp dụng vào tính toán như sau:<br />
Bài tập có tích hợp qui tắc nhân xác suất<br />
Bài tập 1: Trong phép lai giữa 2 vẹt thuần chủng đƣợc thế hệ F1 dị hợp có kiểu gen<br />
là Cc. Tính xác suất để một vẹt F2 có kiểu gen cc?<br />
GV hướng dẫn HS giải bài tập:<br />
Cơ thể có kiểu gen Cc thì xác suất để trứng (hoặc tinh trùng) mang alen c là ½. Như<br />
vậy, theo qui tắc nhân xác suất thì xác suất để xuất hiện cơ thể mang kiểu gen cc là<br />
. Kết quả này được minh hoạ trong bảng sau:<br />
Bảng 2.2: Xác suất xuất hiện các kiểu gen trong phép lai một cặp gen dị hợp<br />
<br />
<br />
♀ ♂ 1/2C 1/2c<br />
1/2C 1/4CC 1/4Cc<br />
1/2c 1/4Cc 1/4cc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Sau khi giải bài tập, GV đưa ra một số câu hỏi giúp HS hiểu sâu và nắm chắc kiến<br />
thức:<br />
- Điều kiện để vẹt có kiểu cc được sinh ra là gi?<br />
(Để sinh được một vẹt có kiểu gen cc thì cả trứng và tinh trùng đều phải mang alen<br />
c)<br />
- Xác suất cho xuất hiện vẹt có kiểu gen cc khi lai hai cơ thể có kiểu gen Cc là bao<br />
nhiêu?<br />
( Xác suất để một trứng có alen c là 1/2, xác suất để một tinh trùng có alen c là 1/2.<br />
Theo quy tắc nhân, xác suất để hai alen c đều xuất hiện trong sự thụ tinh là 1/4.<br />
Bài tập 2: Khi thực hiện phép lai giữa hai cơ thể có kiểu gen AaBbCc. Xác suất để<br />
con sinh ra từ phép lai này đồng hợp lặn đối với cả 3 gen (aabbcc)?<br />
Ta có thể giải bài tập bằng cách lập một bảng punnett với 64 tổ hợp giao tử của bố<br />
mẹ, nhưng đó là một công việc mất nhiều thời gian và dễ nhầm lẫn.<br />
GV yêu cầu HS tự suy luận và đưa ra lời giải. Sau đó GV chữa:<br />
Vì mỗi cặp alen tập hợp theo cách độc lập với nhau, ta có thể xem sự lai ba này như<br />
ba sự lai đơn riêng rẽ:<br />
Aa Aa, xác suất xuất hiện cá thể con aa là 1/4<br />
<br />
Bb Bb, xác suất xuất hiện cá thể con bb là 1/4<br />
<br />
Cc Cc, xác suất xuất hiện cá thể con cc là 1/4<br />
Sự phân ly của mỗi cặp alen nằm trên các nhiễm sắc thể là một sự kiện độc lập nên<br />
ta có thể áp dụng quy tắc nhân để tính xác suất cho cá thể con aabbcc khi lai hai cá thể có kiểu<br />
gen AaBbCc như sau:<br />
AaBbCc AaBbCc<br />
(Aa Aa)(Bb Bb)(Cc Cc)<br />
1/4aa 1/4bb 1/4cc=1/64<br />
<br />
*Ý nghĩa tích hợp:<br />
- Nếu ta biết các kiểu gen của cha mẹ, ta có thể xác định được xác suất cho xuất hiện kiẻu gen<br />
bất kì trong số các con.<br />
- Áp dụng các quy tắc xác suất vào sự phân ly và tập hợp độc lập, ta có thể giải những vấn đề<br />
di truyền phức tạp hơn.<br />
- Đối với các phép lai giữa các cơ thể dị hợp nhiều cặp gen, việc áp dụng các qui tắc xác suất<br />
sẽ rút ngắn thời gian giải bài tập. Tiết kiệm được thời gian lập bảng punnett với rất nhiều các<br />
tổ hợp giao tử của bố mẹ dễ gây nhầm lẫn.<br />
<br />
<br />
6<br />
Bài tập 3: Ở ruồi, tính trạng cánh cong (D) là trội đối với tính trạng cánh thẳng (d) nhƣng<br />
ruồi cánh cong đồng hợp tử bị chết ngay trong trứng. Thân màu đen (e) là tính trạng lặn<br />
đối với tính trạng thân màu xám (E). Đời con sẽ có kiểu hình nhƣ thế nào nếu lai hai ruồi<br />
dị hợp về hai gen này? Biết gen qui định tính trạng hình dạng cánh và mầu thân nằm trên<br />
các NST khác nhau.<br />
GV hướng dẫn HS giải bài tập bằng cách sử dụng qui tắc nhân xác suất.<br />
GV yêu cầu HS viết sơ đồ lai.<br />
Sơ đồ lai:<br />
DdEe X DdEe<br />
GT: DE, De, dE, de DE, De, dE, de<br />
Vì các gen nằm trên các NST khác nhau nên ta có thể phân tích sơ đồ lai dưới dạng các nhân<br />
tử như sau:<br />
DdEe DdEe (Dd Dd)(Ee Ee)<br />
(1/4DD: 1/4Dd: 1/4dd)(1/4EE: 1/2Ee: 1/4ee)<br />
GV hướng dẫn HS sử dụng nguyên tắc nhân xác suất:<br />
(1/4) DD …………………………………………..chết<br />
(1/2) Dd (3/4) E-…………………………3/8 cánh cong, xám<br />
(1/4) ee…………………………1/8 cánh cong, đen<br />
(1/4) dd (3/4) E-…………………………3/16 cánh thẳng, xám<br />
(1/4) ee………………………....1/16 cánh thẳng, đen.<br />
Ta có tỉ lệ các con ruồi sau phép lai là:<br />
6 ruồi cánh cong, thân xám<br />
2ruồi cánh cong, thân đen<br />
3ruồi cánh thẳng, thân xám<br />
1ruồi cánh thẳng, thân đen.<br />
GV đưa câu hỏi: Tại sao tổng tỉ lệ các kiểu hình của ruồi sinh ra không bằng 1?<br />
(Vì chúng ta chỉ tính tỉ lệ những con ruồi còn sống, 12/16 con ruồi còn sống, 4/16<br />
con ruồi cánh cong đồng hợp tử bị chết)<br />
Bài tập có tích hợp qui tắc cộng xác suất<br />
*Mục đích tích hợp: Giúp HS hiểu rõ cơ chế của sự phân ly của các alen trong quá trình tạo<br />
giao tử và thụ tinh.<br />
*Tổ chức dạy học:<br />
GV tổ chức dạy học bằng cách cho HS giải các bài tập sau:<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Bài tập 1: Khi lai hai cơ thể cha, mẹ có kiểu gen Bb. Hãy tính xác suất để thế hệ con có<br />
kiểu gen dị hợp tử Bb?<br />
Bảng 2.3: Xác suất các kiểu gen từ phép lai Bb Bb.<br />
♀ ♂ 1/2 B 1/2 b<br />
1/2 B 1/4 BB 1/4 Bb<br />
1/2 b 1/4 Bb 1/4 bb<br />
<br />
<br />
GV hướng dẫn HS:<br />
Khi truyền 1 alen trội và 1 alen lặn từ các cha mẹ dị hợp tử cho con thì có hai cách<br />
để một alen trội và một alen lặn từ các cha mẹ dị hợp có thể kết hợp trong các con: B từ cha, b<br />
từ mẹ hay ngược lại.<br />
<br />
Xác suất để con nhận B từ cha và b từ mẹ là<br />
<br />
Xác suất để con nhận b từ cha và B từ mẹ là:<br />
<br />
Áp dụng quy tắc cộng để tính xác suất 1 sự kiện xảy ra theo cách luân phiên ta có<br />
kết quả 1/4 +1/4=1/2 (Bảng 2.3).<br />
<br />
*Ý nghĩa tích hợp: Giúp HS có những hướng giải bài tập nhanh chóng và chính xác. Rèn<br />
luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.<br />
<br />
Bài tập 2: Một cặp vợ chồng sinh 3 ngƣời con thì xác suất để có hai con trai, một con gái là<br />
bao nhiêu?<br />
Đặt p là xác suất để xuất hiện một con trai ở một lần sinh.<br />
q là xác suất để có một con gái ở một lần sinh (q=1-p).<br />
Vì ở bất kì lần sinh nào, xác suất để có trai hoặc gái luôn bằng nhau nên p=q=1/2<br />
Có 8 tổ hợp về giới tính (trai và gái) có thể xảy ra trong số 3 đứa con sẽ sinh ra: 1 tổ<br />
hợp cho 3 trai; 3 tổ hợp cho 2 trai, 1 gái; 3 tổ hợp cho 1 trai, 2 gái; 1 tổ hợp cho 3 gái (xem<br />
bảng 2.4)<br />
Tổng cộng các xác suất của 8 tổ hợp ấy phải bằng 1<br />
p3+3p2q+3pq2+q3=1<br />
Xác suất để có 2 con trai và 1 con gái là: 3p2q= 3 (1/2)2 1/2=3/8<br />
Bảng 2.4: Phân bố nhị thức về giới tính của các đứa con trong một gia đình<br />
(T: trai; G: gái)<br />
Các trường Thứ tự sinh Xác suất Tổng<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
hợp L L l<br />
lần1 lần2 lần3<br />
3 trai T T T p = p3=(1/2)3=1/8 1/8<br />
<br />
<br />
<br />
2 trai, 1Tgái T G p =p2q=(1/2)3=1/8 1/8+1/8+1/8<br />
T G T =3/8<br />
p =p2q=(1/2)3=1/8<br />
G T T<br />
q =p2q=(1/2)3=1/8<br />
<br />
1 trai, 2 gái G G T q =pq2=(1/2)3=1/8 1/8+1/8+1/8<br />
G T G =3/8<br />
q =pq2=(1/2)3=1/8<br />
T G G<br />
p =pq2=(1/2)3=1/8<br />
<br />
3 gái G G G q = q3=(1/2)3=1/8 1/8<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng 1<br />
<br />
<br />
Như vậy, xác suất để trong 3 người con có 2 con trai và một con gái là 3/8.<br />
*Ý nghĩa tích hợp:<br />
Giúp HS có những hướng giải bài tập nhanh chóng và chính xác.<br />
Rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.<br />
Ví dụ 3: Tích hợp toán học để tính số kiểu gen trong quần thể lƣỡng bội, một gen có n alen<br />
và xác định số kiểu gen có thể có, số kiểu gen đồng hợp, dị hợp.<br />
* Mục đích tích hợp<br />
Việc tích hợp toán học trong phần này giúp HS nhanh chóng tính toán được số kiểu<br />
gen hình thành mà không cần viết sơ đồ lai mặc dù gen đó có rất nhiều alen.<br />
Đối với gen có 2 hoặc 3 alen, việc xác định số kiểu gen và viết được các kiểu gen là<br />
tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trong quần thể, một gen có thể có rất nhiều alen. Kiểu gen là sự<br />
sắp xếp các alen (không quan tâm đến thứ tự). Vì vậy, ta có thể áp dụng công thức tổ hợp để<br />
xác định số kiểu gen trong quần thể.<br />
*Tổ chức dạy học<br />
GV tổ chức dạy học thông qua việc giải bài tập<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Bài tập 1 : Gen quy định tính trạng nhóm máu ngƣời có 3 alen IA, IB, IO. Mỗi kiểu<br />
gen có hai alen, nếu hai alen giống nhau thì là kiểu gen đồng hợp, nếu hai alen khác nhau<br />
thì là kiểu gen dị hợp. Xác định số kiểu gen đồng hợp và số kiểu gen dị hợp có thể có.<br />
Giải:<br />
Kiểu gen đồng hợp gồm 2 alen giống nhau hoàn toàn, nên:<br />
Số kiểu gen đồng hợp tạo thành là 3: IAIA, IBIB, IOIO.<br />
Kiểu gen dị hợp là kiểu gen được hình thành từ 2 alen không giống nhau.<br />
Số kiểu gen dị hợp tạo thành từ 3 alen là số cách sắp xếp 2alen khác nhau trong 3<br />
alen IA, IB, I0. Ta áp dụng công thức chỉnh hợp chập 2 của 3:<br />
3!<br />
C 32 = =3.<br />
1!2!<br />
Đó là: IAIB, IAIO, IBIO.<br />
Sau khi giải song bài tập trên GV yêu cầu HS khái quát hoá công thức tính số kiểu<br />
gen đồng hợp và dị hợp trong trường hợp một gen có n alen.<br />
HS dễ dàng đưa ra được công thức tính số kiểu gen như sau:<br />
Đối với gen có n alen thì sẽ có:<br />
- n kiểu gen đồng hợp<br />
n!<br />
- C 2n = kiểu gen dị hợp.<br />
(n 2)!2!<br />
Vậy trong quần thể một gen có n alen sẽ có nhiều nhất số kiểu gen là:n + C 2n<br />
<br />
Bài tập 2: Giả sử có 3 gen qui định tính trạng, mỗi gen có hai alen là A và a, B và b, C và c.<br />
Hãy xác định số kiểu gen có thể có, số kiểu gen đồng hơp, số kiểu gen dị hợp.<br />
GV hướng dẫn:<br />
Mỗi gen có 2 alen sẽ tạo ra được 3 tổ hợp alen.<br />
Theo qui tắc nhân, ta có số kiểu gen có thể tạo thành là 3 3 3=33=27.<br />
Một gen có 2 alen sẽ tạo được 2 tổ hơp alen đồng hợp. Theo qui tắc nhân, số kiểu<br />
gen đồng hợp tạo thành từ 3 gen là 23=8 kiểu gen.<br />
Số kiểu gen dị hợp tạo thành là 27-8=19 kiểu gen.<br />
Ví dụ 4: Xác định tỉ lệ kiểu hình của F2 trong quy luật tƣơng tác cộng gộp các gen không<br />
alen dựa vào nhị thức Newton.<br />
*Mục đích tích hợp:<br />
Trong quy luật tương tác gen, có những tính trạng do nhiều gen quy định. Việc xác định tỷ<br />
lệ kiểu hình của các thế hệ sau thường dựa vào tỷ lệ kiểu gen, nhưng với những tính trạng do<br />
nhiều gen quy định việc xác định được tỷ lệ kiểu gen là rất khó khăn, rất mất thời gian và dễ gây<br />
<br />
<br />
10<br />
nhầm lẫn với người học. Việc tích hợp sử dụng nhị thức Newton vào bài toán này sẽ mang lại<br />
hiệu quả to lớn, giúp HS rút ngắn thời gian giải bài tập, mang lại kết quả nhanh chóng và chính<br />
xác.<br />
*Tổ chức dạy học<br />
GV tổ chức dạy học bằng cách cho HS giải bài tập.<br />
Trong kiểu gen, cứ có mặt một alen trội thì cây sẽ cao thêm 10cm, tính trạng<br />
chiều cao do 4 gen không alen quy định. Khi cho cây thấp nhất có chiều cao là 80cm lai<br />
với cây cao nhất thì tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 sẽ nhƣ thế nào?<br />
Gọi 4 cặp gen không alen quy định chiều cao của cây là Aa, Bb, Cc, Dd.<br />
Cây cao nhất có kiểu gen là AABBCCDD, cây thấp nhất có kiểu gen là aabbccdd.<br />
Cây thấp nhất lai với cây cao nhất được F1:<br />
aabbccdd × AABBCCDD<br />
F1: AaBbCcDd<br />
F1 × F1: AaBbCcDd × AaBbCcDd<br />
Kiểu gen AaBbCcDd có thể viết dưới dạng A1a1A2 a2A3a3 A4a4<br />
Gọi A là số gen trội, a là số gen lặn có trong kiểu gen. Bằng cách khai triển nhị thức<br />
Newton (A + a)4 ta sẽ có tỉ lệ kiểu hình ở F2:<br />
(A + a)4 = 1A4 + 4A3a + 6A2a2 + 4Aa3 + 1a4<br />
1 cây cao 120cm : 4 cây cao 110cm : 6 cây cao 100cm : 4 cây cao 90cm : 1 cây cao<br />
80cm<br />
Hoặc có thể sử dụng tam giác Pascal, ta sẽ có kết quả tương tự:<br />
<br />
<br />
1 1<br />
(A+a)2: 1 2 1<br />
(A+a)3: 1 3 3 1<br />
(A+a)4: 1 4 6 4 1<br />
<br />
<br />
Ý nghĩa tích hợp:<br />
Mặc dù có thể có sự tương tác giữa nhiều cặp gen không alen để quy định tính trạng<br />
nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng viết được kiểu hình của F2 mà không mất thời gian viết<br />
giao tử và kết hợp các giao tử với nhau.<br />
Ví dụ 5: Tích hợp toán học trong phần di truyền học các tính trạng số lƣợng<br />
*Mục đích tích hợp:<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Qua việc giải bài toán, thông qua những con số cụ thể của các nghiên cứu có thật,<br />
HS sẽ hứng thú học tập hơn.<br />
HS có hứng thú với bài học qua việc xác định được ý nghĩa thực tiễn của nội dung<br />
kiến thức trong bài dạy.<br />
Giúp HS vận dụng các công thưc toán học đac biết một cách linh hoạt và hiểu được<br />
ý nghĩa thực sự của các công thức đó.<br />
*Tổ chức dạy học<br />
GV tổ chức dạy học thông qua việc yêu cầu HS áp dụng công thức đã học để giải các<br />
bài tập với các nội dung sau đây:<br />
Bài tập: Tính toán các đặc trƣng thống kê ( giá trị trung bình, phƣơng sai và độ<br />
lệch chuẩn) của mẫu:<br />
Số liệu chiều cao của một nhóm học sinh như sau (cm): 167,6; 165,1; 177,8; 172,7;<br />
182,9; 180,3; 175,3; 175,3; 180,3; 185,4.<br />
Hãy tính toán các đặc trưng thống kê về chiều cao của nhóm học sinh trên.<br />
Giải: Áp dụng công thức ở trên ta có thể tính được:<br />
<br />
x = = 176,3<br />
<br />
Vp=16,5<br />
s = 4,05<br />
<br />
<br />
Bài tập 2: Tính hệ số di truyền theo nghiã rộng H2= Vg/Vp<br />
H2=0 nghĩa là biến dị kiểu hình quan sát được không phải do sự sai khác di truyền<br />
giữa các cá thể mà do môi trường. H2=1 nghĩa là tất cả các biến dị quan sát được đều do sự<br />
khác biệt di truyền giữa các cá thể.<br />
Bài tập : Hai dòng Drosophila thuần chủng, khác biệt hau về số lông bụng. Người ta<br />
lai hai chủng đó với nhau và phân tích sự di truyền của tính trạng này ở F 1 và F2. Số lượng<br />
lông bụng trung bình ở con lai F1 là 25 với độ lệch chuẩn là 2. Số lượng lông bụng ở F2 cũng là<br />
25, song độ lệch chuẩn là 3.<br />
Hãy tính các giá trị Vg, Ve và H2 cho tính trạng này.<br />
Giải:<br />
Các cá thể F1 là dị hợp tử. Vì vậy, ở F1, Vg=0, Vp=s2=4 và Ve=Vp=4.<br />
F2 không đồng nhất về mặt di truyền. Ở F2, Vp=s2=9. Chúng ta đã tính được V e=4<br />
nên Vg=9-4=5.<br />
H2=5/9=0,56.<br />
<br />
<br />
12<br />
Ví dụ 6: Tích hợp toán học trong tính tần số gen trong quần thể bằng phƣơng pháp Hacdi<br />
– Vanbec.<br />
*Mục đích tích hợp<br />
Từ tỷ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra các kiểu gen và tần số tương đối của các alen.<br />
Ngược lại, từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán tỷ lệ các loại kiểu gen và<br />
kiểu hình trong quần thể.<br />
*Tổ chức dạy học<br />
GV tổ chức dạy học bằng cách cho HS làm các bài tập hoặc giao bài tập về nhà, sau<br />
đó yêu cầu HS: từ mỗi bài tập hãy khái quát hoá thành các mô hình hay công thức toán học có<br />
thể sử dụng<br />
Bài tập 1: Trong một nhóm 200 người thì 160 người có nhóm máu MM, 36 người<br />
có nhóm máu MN và 4 người có nhóm máu NN. Hãy tính tần số alen N,M.<br />
Lời giải: Trước hết hãy tính các tần số kiểu gen:<br />
Tần số kiểu gen MM=160/200=0,8<br />
Tần số kiểu gen MN=36/200=0,18<br />
Tần số kiểu gen NN=4/200=0,02<br />
Tần số alen N kí hiệu là q<br />
q= 0,02+1/20,18=0,02+0,09=0,11<br />
Tần số alen M kí hiệu là p<br />
p= 0,8+0,09=0,89 hoặc p=1-0,11=0,89.<br />
Tần số alen cũng có thể tính trực tiếp bằng cách tính số alen của các cá thể trong quần<br />
thể. Ví dụ quần thể trên gồm 200 cá thể sẽ có 400 alen ở mỗi gen.<br />
Tần số alen M (p) =[(1602)+36]/400=356/400=0,89<br />
Tương tự, tần số len N (q) =[(42)+36]/400=44/400=0,11<br />
hay q= 1-0,89=0,11.<br />
Nhƣ vây, nếu một gen có hai alen sinh ra 3 kiểu hình khác biệt thì tần số alen có<br />
thể tính bằng tỷ lệ đồng hợp tử tƣơng ứng với mỗi alen cộng 1/2 số dị hợp tử.<br />
Bài tập 2: Trong số những người Mĩ da đen, tỷ lệ người có hồng cầu hình liềm là<br />
khoảng 1/10000. Hãy tính tần số các alen và tỷ lệ những người mang gen bệnh (thể mang)<br />
GV yêu cầu HS xác định kiểu gen của người mang bệnh và tỷ lệ người mang bệnh<br />
Gọi A là alen qui định hồng cầu bình thường, alen a qui định tính trạng hồng cầu hình<br />
liềm Người có kiểu hình hồng cầu hình liềm có kiểu gen là aa. Gọi q là tần số alen a<br />
1<br />
(0 q 1). Ta có tỷ lệ aa q2<br />
10000<br />
<br />
<br />
13<br />
q= 1/ 10000 =1/100=0,01<br />
Vì p+q=1 nên p=1-q=1-0,01=0,99<br />
Sau khi giải xong bài tập GV yêu cầu HS xây dựng công thức chung: Một quần thể ở<br />
trạng thái cân bằng Hacdi-Vanbec thì tần số alen lặn (q) đƣợc tính bằng căn bậc hai của<br />
tần số kiểu hình lặn.<br />
Ví dụ 7: Tích hợp toán học trong phần sinh thái học quần thể<br />
Ví dụ 8: Sử dụng toán học để giải thích một số vấn đề khác liên quan.<br />
Ta cũng có thể tích hợp kiến thứ toán lý vào trong sinh học để giải thích câu hỏi tại<br />
sao phần lớn các tế bào lại có kích thước rất nhỏ bé. Tại sao vi khuẩn lại có thể sinh sản rất<br />
nhanh (một chu kì tế bào chỉ trong khoảng 20-30 phút trong khi ở người chu kì tế bào là 24<br />
giờ?). Tại sao người phương Bắc thường cao to hơn người ở gần vùng xích đạo như Việt<br />
Nam?<br />
Về mặt toán học có thể chứng minh qua công thức toán học: Diện tích bề mặt của khối<br />
<br />
cầu (tế bào) được tính bằng S=4 còn thể tích V= 4/3 S/V= 3/r, như vậy nếu r (bán<br />
kính tế bào) càng lớn thì tỉ lệ này càng nhỏ, vì thế việc trao đổi chất qua màng càng chậm,<br />
cũng như tế bào càng lớn thì việc vận chuyển các chất từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng càng<br />
lâu. Kết quả là tế bào có kích thước nhỏ thì tốc độ trao đổi chất nhanh hơn nên dẫn đến phân<br />
chia tế bào cũng nhanh hơn.<br />
Các nguyên tắc sử dụng khi tích hợp các kiến thức Toán học vào dạy học Sinh học<br />
1) Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học.<br />
2) Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng.<br />
3) Đảm bảo tính vừa sức: Dạy học tích hợp phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn<br />
sống của học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
CHƢƠNG 3<br />
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM<br />
Mục đích thực nghiệm: Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của việc tích hợp một<br />
só kiến thức Toán học trong dạy học Sinh học lớp 12.<br />
Nhiệm vụ: Chọn địa bàn và nội dung tiến hành thực nghiệm, chuẩn bị tài liệu thực<br />
nghiệm, tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thựuc nghiệm.<br />
Quá trình thực nghiệm sư phạm được chúng tôi tiến hành tại 2 trường THPT là:<br />
Trường THPT Hoàng Diệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội<br />
Trường THPT Hồng Hà – Hà Nội<br />
Lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) là:<br />
Thực nghiệm Đối chứng<br />
Tên trừờng GV thực hiện<br />
Lớp Số HS Lớp Số HS<br />
<br />
12A1 50 12A2 50<br />
Hoàng Diệu Vũ Thúy Lan<br />
12A5 48 12A6 52<br />
<br />
12A2 45 12A3 46<br />
Hồng Hà Nguyễn Thị Hương<br />
12A7 42 12A8 45<br />
<br />
<br />
Tiến hành: Tiến hành các giờ dạy theo kế hoạch, các giờ dạy được tiến hành theo đúng<br />
phân phối chương trình và theo kế hoạch xây dựng giáo án.<br />
Tiến hành kiểm tra: Kiểm tra 15 phút ngay sau bài dạy hoặc bài 45 phút khi kết thúc<br />
chương theo phân phối chương trình. Kết quả các bài kiểm tra được xử lý theo lí thuyết thống<br />
kê toán học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả thực nghiệm<br />
Để đưa ra được những nhận xét chính xác, kết quả kiểm tra dược xử lý bằng phương<br />
pháp thống kê toán học theo thứ tự sau:<br />
1.Lập bảng phân phối: tần suất, tần suất tích lũy.<br />
2.Vẽ đồ thị đường tích lũy theo bảng phân phối tần suất tích lũy<br />
3.Tính các tham số đặc trưng thống kê: điểm trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn,<br />
hệ số biến thiên, đại lượng kiểm định.<br />
Sau khi xử lý kết quả các bài kiểm tra bằng phương pháp toán học thống kê cho thấy:<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Qua việc phân tích kết quả định tính và định lượng trong và sau thực nghiệm, chúng tôi<br />
khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đặt ra. Việc tích hợp toán học trong dạy học<br />
phần Di truyền học và Sinh thái học (Sinh học 12) thực sự mang lại hiệu quả.<br />
Nhìn chung, quá trình thực nghiệm được tổ chức thành công, theo đúng kế hoạch và<br />
đạt được mục đích đề ra.<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
1.Kết luận<br />
Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi nhận thấy:<br />
- Việc sử dụng các mô hình, công thức toán học đã góp phần nâng cao một bước<br />
chất lượng dạy học, có ý nghĩa quan trọng với các môn học nói chung và môn Sinh học nói<br />
riêng.<br />
- Để đảm bảo tính hiệu quả, cần thiết có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình ủng hộ từ<br />
phía giáo viên và học sinh.<br />
- Phải căn cứ mục tiêu dạy học để xác định, lựa chọn các cách tích hợp phù hợp.<br />
Khi dạy học tích hợp một số kiến thức Toán học vào chương trình Sinh học lớp 12,<br />
GV phải đảm bào các nguyên tắc sau:<br />
- Tránh lạm dung tích hợp làm mất đi đặc trưng riêng của Sinh học.<br />
- Kiến thức Toán học không phải là mục tiêu dạy học mà chỉ là phương tiện giúp<br />
người học thu nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong dạy học Sinh học.<br />
Đề tài đã vận dụng quan điểm dạy học tích hợp để tích hợp một số kiến thức Toán<br />
học vào dạy học sinh hoc lớp 12 (phần Di tryuền học và Sinh thái học). Những biện pháp thiết<br />
kế và tổ chức dạy học mà đề tài đề xuất được xác định là có hiệu quả và khả thi, góp phần<br />
nâng cao chất lượng dạy học qua quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm.<br />
2. Khuyến nghị<br />
1. Đề nâng cao chất lượng dạy học Sinh học thì bên cạnh việc nâng cao kiến thức<br />
chuyên ngành Sinh học, GV phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức của các ngành khoa học<br />
khác có liên quan (Toán học, Vật lý....), nâng cao năng lực khai thác và sử dụng công. nghệ<br />
thông tin.<br />
2. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi mới chỉ nghiên cứu được một số mô hình,<br />
công thức toán học chủ yếu ở chương trình Sinh học 12. Cần tiếp tục triển khai nghiên cứu để<br />
có thể xây dựng được một hệ thống hoàn thiện các công thức toán học sử dụng cho cả chương<br />
trình Sinh học bậc Trung học phổ thông.<br />
<br />
References<br />
<br />
<br />
16<br />
1. Đinh Quang Báo (2003), “Cơ sở lý luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và<br />
phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm”, Kỷ yếu 60 năm ngành Sư phạm Việt<br />
Nam. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.<br />
2. Đinh Quang Báo (1996), Lý luận dạy học Sinh học. Nhà xuất bản Giao dục, Hà Nội.<br />
3. Lê Khánh Bằng, Đặng Văn Đức (1995), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nhà xuất<br />
bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
4. Nguyễn Minh Công, Vũ Đức Lƣu, Lê Đình Trung (2003), Bài tập di truyền, NXB Giáo<br />
Dục.<br />
5. Hồ Ngọc Đại (1994), Tâm lý học dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
6. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2008), Sinh học 11. Nhà xuất bản Giáo dục.<br />
7. Trần Bá Hoành (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học. Nhà xuất bản Giáo<br />
dục, Hà Nội.<br />
8. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương pháp học tập tích<br />
cực trong bộ môn Sinh. học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
9. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức (1997), Giáo dục học đại cương II. Nhà<br />
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
10. Ngô Văn Hƣng, Trần Văn Kiên (2007), Bài tập Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà<br />
Nội.<br />
11. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Nhà<br />
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
12. Phạm Văn Lập (2006), Tập bài giảng phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT.<br />
Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
13. Phạm Văn Lập (2004), Di truyền và tiến hoá. Bài giảng cho sinh viên Khoa sư phạm,<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
14. Nguyễn Đức Thành (2003), Dạy học Sinh học ở trường THPT. Nhà xuất bản Giáo dục,<br />
Hà Nội.<br />
15. Đỗ Lê Thăng, Hoàng Thị Hoà, Nguyễn Thị Hồng Vân (2002), Chọn lọc và hướng dẫn<br />
giải bài tập di truyền. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
16. Lê Duy Thành (1995), Di truyền học. Nhà xuất bản Nông nghiệp.<br />
17. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại. Nhà xuất bản giáo<br />
dục, Hà Nội.<br />
18. Phạm Viết Vƣợng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Đại<br />
học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
19. Jean – Marc Denomme & Madeleine Roy (2000), Tiến tới một sư phạm tương tác, Nhà<br />
xuất bản Thanh niên.<br />
20. W.D.Phillips & T.J.Chilton (2000), Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.<br />
21. Xavier Roegiers (1996), “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển năng lực<br />
ở nhà trường”, (Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc Nhị dịch). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà<br />
Nội. phương pháp dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, Đại Học Quốc Gia Hà Nội<br />
Khoa Sư Phạm.<br />
<br />
<br />
Tạp chí:<br />
1. Lê Anh Chới (2003), “Dạy ngữ văn theo hướng tích hợp”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số<br />
67.<br />
2. Nguyễn Xuân Cƣờng (2008), “Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học nghề điện trong<br />
các trường dạy nghề của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.<br />
3. Trần bá Hoành, “Dạy học tích hợp”, Tạp chí khoa học giáo duc, số 12.<br />
4. Trần Bá Hoành (2000), “Định hướng việc tích hợp đào tạo chuyên môn và nghiệp. vụ<br />
trong các giáo trình ở Đại học Sư phạm”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 02, tr.1.<br />
5. Trần Bá Hoành (1999), “Phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của giáo viên”, Tạp<br />
chí nghiên cứu giáo dục, số 09.<br />
6. Nguyễn Thanh Hùng (2006), “Tích hợp trong dạy hoc ngữ văn”, Tạp chí khoa học giáo<br />
dục, số 06.<br />
7. Nguyễn Thế Hƣng (2007), “Một số kinh nghiệm để có một bài giảng hay”, kỷ yếu hội thảo<br />
khoa học, Đại học sư phạm Huế.<br />
8. Nguyễn Thế Hƣng (2007), “Nâng cao chất lượng dạy học một số kiến thức khó môn Sinh<br />
học – Trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 192, tr.40-42.<br />
9. Nguyễn Thế Hƣng (2007), “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo khoa để thiết kế<br />
bài giảng Sinh học”, tạp chí giáo dục, số 160, tr.39-41.<br />
10. Lê Đức Ngọc (2005), Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy tích hợp các môn tự<br />
nhiên, các môn xã hội – nhân văn và các môn công nghệ, Kỷ yếu: Mục tiêu đào tạo và mô<br />
hình đại học sư phạm Việt Nam giai đoạn mới, tr.72-76.<br />
11. Nguyễn Minh Phƣơng, Cao Thị Thặng (2002), “Xu thế tích hợp môn học trong nhà<br />
trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 2.<br />
12. Đào Trọng Quang (1997), “Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp – Cơ sở lý luận và<br />
một số kinh nghiệm”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 11, tr.24.<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
13. Dƣơng Tiến Sỹ (2001), “Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo<br />
dục và đào tạo”, Tạp chí giáo dục, số 9.<br />
14. Nguyễn hữu Tâm (2003), “Vận dụng quan điểm tích hợp vào bài học tác phẩm tự sự của<br />
Nam Cao ở nhà trường THPT”, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.<br />
15. Trần Viết Thụ (1997), “Vận dụng nguyên tắc liên môn. Khi dạy học các vấn đề văn hoá<br />
trong SGK lịch sử THPT”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 12, tr.13.<br />
16. Nguyễn Đăng Trung (2004), “Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy học môn<br />
giáo dục học ở các trường cao đẳng sư phạm”, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.<br />
17. Nguyễn Hồng Vân (2002.), “Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp: một yêu cầu quan<br />
trọng trong dạy học ngữ văn chương trình mới”, Tạp chí giáo dục, số 23, tr.33.<br />
18. Phạm Hồng Vân (2009), “Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học những kiến thức<br />
khó – Sinh học 11”, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />