Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hệ thuật ngữ khí tượng thủy văn tiếng Anh (Có so sánh tiếng Việt)
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh để rút ra những nhận xét về đặc điểm của các thuật ngữ này về mặt cấu trúc, mặt nguồn gốc xuất xứ; đồng thời cũng nghiên cứu cấu trúc và nguồn gốc hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt. Qua việc nghiên cứu này chúng tôi sơ bộ so sánh đối chiếu hai hệ thuật ngữ để tìm ra các nét tương đồng và khác biệt. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hệ thuật ngữ khí tượng thủy văn tiếng Anh (Có so sánh tiếng Việt)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đoàn Thuý Quỳnh KHẢO SÁT HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TIẾNG ANH (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Luận văn Thạc sỹ HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2007
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đoàn Thuý Quỳnh KHẢO SÁT HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TIẾNG ANH (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ học Ngành học: Ngôn ngữ học Mã ngành: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Đức Nghiệu HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2007
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ……………………………………………….............................................. i Lời cam đoan ………………………………………………......................................... ii Bảng kí hiệu các chữ cái viết tắt ………………………………………………........ iii Mục lục ………………………………………………..................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………….............. 2 3. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu ………………………………............................. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………….......... 3 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ………………………………………............ 4 6. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………............ 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm thuật ngữ ………………………………………………............... 5 2. Việc nghiên cứu lý luận thuật ngữ trong ngôn ngữ học ………......... 7 3. Tính chất của thuật ngữ …………………………………………………… 11 3.1 Tính chính xác ……………………………………………….................... 11 3.2 Tính hệ thống ……………………………………………………………. 12 3.3 Tính đơn nghĩa ………………………………………………………....... 12 3.4 Tính quốc tế …………………………………………………………..... 13 3.5 Tính không biểu thị sắc thái tình cảm ……………………………...... 14 4. Thuật ngữ gốc Ấn Âu và thuật ngữ Việt ……………………....... 15 4.1 Đặc điểm thuật ngữ nguồn gốc Ấn Âu ……………………………… 15 4.2 Đặc điểm thuật ngữ Việt ……………………………………................. 18 Tiểu kết ……………………………………............................................................. 18 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN TIẾNG ANH 1. Thuật ngữ của ngành Khí tƣợng Thuỷ văn ............................................ 20 iv
- 2. Đặc điểm cấu trúc từ loại của hệ huật ngữ Khí tƣợng Thuỷ văn 22 2.1 Mô hình cấu trúc của thuật ngữ đơn …………………………………. 22 2.1.1 Thuật ngữ là từ phái sinh …………………………………….... 22 2.1.2 Thuật ngữ gốc từ ……………………………………………....... 28 2.2 Thuật ngữ phức ……………………………………………...................... 31 2.2.1 Thuật ngữ gồm 2 từ …………………………………………….. 32 2.2.2 Thuật ngữ gồm 3 từ …………………………………………….. 35 3. Phân tích hệ thuật ngữ Khí tƣợng Thuỷ văn tiếng Anh về nguồn gốc ………………………………………….......................................................... 41 3.1 Nguồn bản địa …………………………………….................................... 42 3.2 Nguồn ngoại lai ……………………………………................................. 43 4. Hệ phụ tố trong cấu tạo thuật ngữ Khí tƣợng Thuỷ văn .................. 46 4.1 Các phụ tố trong tiếng Anh ……………................................................. 47 4.2 Các phụ tố trong hệ thuật ngữ Khí tượng Thuỷ văn 47 4.2.1 Phụ tố gốc Anh …………….......................................................... 49 4.2.2 Phụ tố ngoại lai …………….......................................................... 50 4.2.3 Phụ tố chưa rõ nguồn gốc .......................................................... 52 4.2.4 Đánh giá khả nămg sinh sản ……………................................... 54 Tiểu kết …………….................................……………............................................ 55 CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CÁC THUẬT NGỮ NGÀNH KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN TIẾNG VIỆT VÀ BƢỚC ĐẦU SO SÁNH HỆ THUẬT NGỮ KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN ANH-VIỆT 1. Đặc điểm thuật ngữ Khí tƣợng Thuỷ văn tiếng Việt ……………...... 57 1.1 Về cấu trúc …………….............................................................................. 57 1.1.1 Thuật ngữ đơn ……………............................................................ 57 1.1.2 Thuật ngữ phức …………….......................................................... 58 1.2 Về nguồn gốc ……………......................................................................... 60 1.2.1 Thuật ngữ thuần Việt ................................................................... 60 1.2.2 Thuật ngữ là từ Hán Việt ............................................................ 61 1.2.3 Thuật ngữ gốc Ấn Âu ….............................................................. 63 2. So sánh các thuật ngữ Khí tƣợng Thuỷ văn Anh - Việt ..................... 66 2.1 Nét trùng …………….................................................................................. 66 v
- 2.2 Nét khác biệt ……………........................................................................... 67 Tiểu kết ……………................................................................................................. 70 CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN GÓP PHẦN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN 1. Hiện trạng dạy - học tiếng Anh chuyên ngành Khí tƣợng Thuỷ văn ......................................................................................................................... 71 2. Những khó khăn trong việc dạy - học tiếng Anh chuyên ngành Khí tƣợng Thuỷ văn ........................................................................................ 75 3. Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Khí tƣợng Thuỷ văn 75 3.1 Hiện trạng .................................................................................................... 75 3.2 Định hướng một giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Khí tượng Thuỷ văn ...................................................................................................... 76 3.2.1 Mục tiêu ........................................................................................... 76 3.2.2 Giải pháp ......................................................................................... 76 3.3 Thiết kế chương trình ............................................................................... 79 3.3.1 Bài dạy mẫu .................................................................................... 79 3.3.2 Quản lý và cung cấp vốn thuật ngữ .......................................... 81 3.4 Thiết kễ các bài tập ứng dụng ................................................................ 82 Tiểu kết ……………................................................................................................. 94 KẾT LUẬN ……………......................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………............................................................. 98 PHỤ LỤC …………................................................................................................ 103 vi
- BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà nội ĐHKHTN: Đại học Khoa học Tự nhiên KTTV: Khí tượng Thuỷ văn KTTVHD: Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học TACN: Tiếng Anh chuyên ngành iii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Nghiên cứu thuật ngữ là vấn đề không còn hoàn toàn mới mẻ. Đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới các thuật ngữ của các ngành khoa học trong nhiều ngôn ngữ khác nhau nhƣ tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Trung; đặc biệt là tiếng Anh- một ngôn ngữ rất thông dụng trong các lĩnh vực khoa học ở Việt Nam hiện nay. Ngành nào của chúng ta cũng có thể sử dụng tiếng Anh để làm công cụ giao tiếp và trao đổi thông tin. Đối với ngành khoa học kỹ thuật, tiếng Anh lại càng sử dụng rộng rãi. Trên thực tế, mỗi ngành khoa học kĩ thuật đều gắng xây dựng cho mình một hệ thuật ngữ riêng làm phƣơng tiện nghiên cứu, giao tiếp và trao đổi thông tin. Ngành nào ra đời sớm, hệ thuật ngữ phong phú và cũng sớm đƣợc hoàn chỉnh, ngành nào mới ra đời, cũng có hệ thuật ngữ, thậm chí hệ thuật ngữ có thể phong phú nhƣng vẫn đang trong quá trình xây dựng và chuẩn hoá để tiến tới có một hệ thuật ngữ hoàn chỉnh. Khí tƣợng thuỷ văn (KTTV) là một ngành khoa học xuất hiện chƣa lâu ở nƣớc ta, một ngành khoa học vẫn còn mới và non trẻ nên hệ thuật ngữ vẫn đang trong quá trình xây dựng và chuẩn hoá. Nhìn chung hệ thuật ngữ KTTV ở nƣớc ta còn chƣa hoàn chỉnh, các sách dùng để tra cứu vẫn còn thiếu thốn, từ điển dành riêng cho ngành chƣa có… Ở nhiều nƣớc trên thế giới, khoa học nghiên cứu về khí tƣợng đã có từ lâu đời và phát triển rất mạnh, hệ thuật ngữ rất phong phú và sớm đƣợc hoàn chỉnh. Ngành Khí tƣợng của Anh - nơi xuất hiện đài khí tƣợng đầu tiên trên thế giới có hệ thuật ngữ rất phát triển. Ở Mỹ, ngành Khí tƣợng cũng phát triển rất nhanh, khoa học về KTTV đƣợc đầu tƣ nghiên cứu có hệ thống, sách 1
- vở, từ điển và các tài liệu có liên quan rất phong phú. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, Việt Nam đã và đang tập trung nghiên cứu về khí tƣợng ở trình độ cao. Điều này đòi hỏi phải quan tâm tới hệ thuật ngữ bằng tiếng Anh của ngành để nghiên cứu, trao đổi thông tin và tiếp thu những tinh hoa của thế giới phục vụ cho sự phát triển của ngành KTTV nƣớc nhà. Vì vậy, xây dựng hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt đối với những ngƣời hoạt động trong ngành để có những thuận lợi và phát huy tốt công tác nghiên cứu KTTV, là một việc rất quan trọng và cần thiết. Tiếp cận thuật ngữ tiếng Anh và Việt ngành KTTV ở Việt Nam chúng tôi thấy hệ thuật ngữ của ngành chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Chính vì thế luận văn này sẽ nghiên cứu khảo sát hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh, có sơ bộ so sánh với tiếng Việt, đồng thời bƣớc đầu đề xuất một số ý kiến để xây dựng giáo trình tiếng Anh chuyên ngành KTTV, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên học ngành này. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: - Nghiên cứu hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh để rút ra những nhận xét về đặc điểm của các thuật ngữ này về mặt cấu trúc, mặt nguồn gốc xuất xứ; đồng thời cũng nghiên cứu cấu trúc và nguồn gốc hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt. Qua việc nghiên cứu này chúng tôi sơ bộ so sánh đối chiếu hai hệ thuật ngữ để tìm ra các nét tƣơng đồng và khác biệt. - Nghiên cứu hai hệ thuật ngữ này nhằm mục đích đề xuất ý kiến góp phần phục vụ việc biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên khoa Khí tƣợng Thuỷ văn và Hải dƣơng học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và tiến xa hơn nữa sau này, khi có điều kiện có thể tiến tới làm từ điển để phục vụ mục đích học tập của sinh viên ngành Khí tƣợng Thuỷ văn. 2
- 3. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu 2035 thuật ngữ chuyên ngành KTTV trong tiếng Anh đƣợc thu thập từ các nguồn tƣ liệu sau đây: 1- Meteorology Today – An introduction to Weather, Climate and the Environment, West publishing company, Fourth edition (tiếng Anh) 2- Earth Science (khoa học Trái Đất), Merril, Teacher wraparound Edition (tiếng Anh) 3- Earth Sciences (các khoa học Trái Đất), Christopher St J.Yates, Cassell Publisher (tiếng Anh) 4- Physical Geography (Địa lí tự nhiên), a lanscape Appreciation, Tom. L.MC knight (tiếng Anh) 5- Journal of the Atmosphere Sciences (tạp chí khoa học khí tượng), American Meteorological Society, 2002, Volum 59, No 16, 17, 18, 20, 21, 22 (tiếng Anh) 6- Từ điển Anh Việt các khoa học về Trái Đất, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1978 (Anh-Việt) 7- Tập bài giảng cho sinh viên ngành Khí tượng Thuỷ văn do Bùi Thị Minh Hồng biên soạn (tiếng Anh) 8- Danh từ Anh Việt Thuỷ văn học, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn xuất bản, 1980 (Anh-Việt) 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi áp dụng phƣơng pháp phân tích thống kê số lƣợng đối với các thuật ngữ KTTV tiếng Anh và Việt đã thu thập để xác định đặc điểm của chúng. Mặt khác chúng tôi cũng phân tích so sánh để tìm các nét tƣơng đồng và khác biệt giữa thuật ngữ KTTV tiếng Anh và Việt. 3
- 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Luận văn này cung cấp đƣợc những thông tin cần thiết và hữu ích về hệ thuật ngữ KTTV tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó đề xuất một số ý kiến góp phần phục vụ công việc dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên khoa Khí tƣợng Thuỷ văn và Hải dƣơng học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn bao gồm bốn chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Một số điểm về cơ sở lí luận Chƣơng 2: Phân tích các đặc điểm của hệ thuật ngữ khí tƣợng thuỷ văn tiếng Anh Chƣơng 3: Đặc điểm các thuật ngữ khí tƣợng thuỷ văn tiếng Việt và bƣớc đầu so sánh hệ thuật ngữ khí tƣợng thuỷ văn Anh - Việt Chƣơng 4: Đề xuất ý kiến góp phần biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành khí tƣợng thuỷ văn 4
- CHƢƠNG 1 MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm thuật ngữ Thuật ngữ là đề tài có sức cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Đã có không ít định nghĩa về thuật ngữ ra đời. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học nhƣ Hoàng Xuân Hãn, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Tu, Lƣu Vân Lăng, Vũ Quang Hào, Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Thiện Giáp và một số nhà nghiên cứu khác cũng đã đƣa ra những định nghĩa về thuật ngữ. Theo Hoàng Xuân Hãn, “thuật ngữ hay danh từ khoa học là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [12]. Nguyễn Văn Tu lại cho rằng: “ Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật… và có một nghĩa đặc biệt biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc các ngành nói trên”[22 tr.176]. Theo ông thuật ngữ là lớp từ vị trong ngôn ngữ. Thuật ngữ giống từ thƣờng ở chỗ đều tuân theo qui luật ngữ âm và ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Nhƣng thuật ngữ khác từ thƣờng là chỉ có một nghĩa và ít gợi cảm. Một từ có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa nhƣng khi trở thành thuật ngữ nó không có đồng nghĩa và trái nghĩa. Cũng nói về thuật ngữ, Vũ Quang Hào [15, tr.124,125] lại đề cập về phƣơng diện ngữ nghĩa của thuật ngữ. Theo ông, trong tiếng Việt, bản thân hai chữ “thuật ngữ” phải đƣợc hiểu theo bốn nghĩa: “Thuật ngữ” được hiểu là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm khái niệm). Theo nghĩa này, thuật ngữ là đơn vị cơ bản của mỗi khoa học chuyên ngành. “Thuật ngữ” được hiểu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ, là tên gọi của một khái niệm khoa học. Theo nghĩa này, thuật ngữ - tên gọi là đơn vị cơ bản trong vốn từ của ngôn ngữ khoa học 5
- “Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ khái niệm trong một khoa học, một lĩnh vực. Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - khái niệm làm thành hệ thuật ngữ - khái niệm của một khoa học. “Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ tên gọi trong một khoa học. Theo nghĩa này , toàn bộ thuật ngữ - tên gọi làm thành hệ thuật ngữ - tên gọi của một khoa học. Tình trạng của hệ thuật ngữ - tên gọi phản ánh tình trạng ứng dụng lý luận ngôn ngữ học vào việc giải quyết những vấn đề của hình thức ngôn ngữ trong một khoa học. Nguyễn Thiện Giáp cũng đƣa ra một định nghĩa về thuật ngữ rất cô đọng, súc tích, dễ hiểu đồng thời cũng chứa đựng tất cả các đặc điểm mà các nhà Việt ngữ học đi trƣớc nói đến: “Thuật ngữ khoa học là một bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [11 tr.118] Qua định nghĩa trên ta thấy thuật ngữ khoa học chính là một lớp từ trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Nó không phải là từ vựng chung mà là lớp từ vựng đặc biệt. Nét đặc biệt đƣợc thể hiện ở chỗ thuật ngữ khoa học là những từ và những cụm từ cố định thuộc một chuyên môn nhất định, chính xác và xác định về nghĩa. Sau khi tìm hiểu các định nghĩa về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu nói trên, chúng ta thấy thuật ngữ là từ và cụm từ nhƣng không giống với từ và cụm từ thông thƣờng. Từ ngữ thông thƣờng có thể biểu thị sắc thái tình cảm, sắc thái phụ nhƣ thái độ đánh giá con ngƣời, khen, chê…, có thể mang tính đa nghĩa, có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa, có thể có đồng âm, trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả một khái niệm hay một khách thể. Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng của một ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa học kỹ thuật nên thuật ngữ phải tuân thủ tính nghiêm ngặt của nó. 6
- Nhƣ vậy chúng ta có thể nhận thấy xung quanh khái niệm thuật ngữ có một số đặc điểm cần chú ý: Về mặt cấu trúc: thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ. Về mặt nội dung (mặt biểu nghĩa): thuật ngữ biểu thị duy nhất một nghĩa - một khái niệm. Về mặt sử dụng: thuật ngữ đƣợc sử dụng trong một ngành nhất định, một lĩnh vực khoa học nhất định. Từ các đặc điểm nêu trên, thuật ngữ đƣợc hiểu một cách ngắn gọn là: Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ biểu thị chính xác khái niệm, đối tượng được sử dụng trong một ngành khoa học cụ thể. 2. Việc nghiên cứu lí luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học Nhƣ trên đã nói, thuật ngữ là một bộ phận từ vựng quan trọng của ngôn ngữ. Đối với ngôn ngữ đƣợc nhiều ngƣời và nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng thì vốn từ vựng phong phú và đƣơng nhiên số lƣợng thuật ngữ chiếm tỉ lệ rất lớn. Tiếng Anh là một ngôn ngữ nhƣ vậy. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ phận phát triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong từ vựng. Thuật ngữ phát triển theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Hiện nay, khoa học kĩ thuật trên thế giới đang phát triển nhƣ vũ bão nên số lƣợng thuật ngữ trên thế giới ra đời rất nhanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật đó và ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu thuật ngữ. Ở Việt Nam hiện nay, các ngành sản xuất công nghiệp và khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh. Số lƣợng các thuật ngữ ở Việt Nam ngày càng nhiều và đang đƣợc hoàn thiện dần, nhƣng bên cạnh đó lại tồn tại một số bất cập. Ví dụ, có những khái niệm đƣợc biểu thị bằng hơn một thuật ngữ. Sở dĩ có điều này là vì các thuật ngữ có khi chƣa đƣợc hệ thống hoá và cách hiểu của các nhà khoa học cũng thiếu thống nhất. Thí dụ: Lũ - lũ lớn - hồng thuỷ; 7
- phi cơ trực thăng – máy bay lên thẳng. Ngay cả cách phiên âm thuật ngữ Ấn Âu ở nƣớc ta cũng không thống nhất. Thí dụ: Cùng một thuật ngữ tiếng Anh acid nhƣng sang Việt Nam lại đƣợc viết thành axít, a-xít... Nhìn chung những vấn đề nêu trên gây không ít khó khăn cho ngƣời học. Hiện nay ở Việt Nam chƣa có đội ngũ đủ mạnh các nhà nghiên cứu thuật ngữ. Chúng ta còn thiếu các chuyên gia chuyên nghiên cứu thuật ngữ học. Vấn đề đang đƣợc đặt ra trƣớc mắt là phải chú trọng nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng và tiêu chuẩn hoá các hệ thống thuật ngữ thuộc các ngành khoa học ở nƣớc ta. Đây là một vấn đề cấp thiết vì Việt Nam đang cần những hệ thống thuật ngữ chuẩn xác, không tồn tại những nhƣợc điểm nhƣ đã nêu trên. Các nghiên cứu về thuật ngữ ở nƣớc ta từ trƣớc tới nay chủ yếu tập trung ở một số nét chính nhƣ sau: Bàn về yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam Nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học, dần dần tiêu chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ trong các ngành chuyên môn, cuối tháng 12 năm 1964, Uỷ ban Khoa học Nhà nƣớc đã triệu tập Hội nghị bàn về vấn đề Xây dựng thuật ngữ khoa học. Có rất nhiều bản báo cáo đã đề cập tới nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học, nêu ra những tiêu chuẩn có quan hệ khăng khít chặt chẽ của thuật ngữ khoa học. Trên đại thể các tác giả đề nhất trí với nhau về các tiêu chuẩn. Thuật ngữ khoa học trƣớc tiên phải thật chính xác, có hệ thống, đồng thời phải có màu sắc dân tộc, ngắn gọn và dễ dùng. Muốn đảm bảo đƣợc mức độ chính xác thì khi đặt một hệ thống thuật ngữ, trong cùng một lĩnh vực chuyên môn, nên tránh các hiện tƣợng đồng âm, đồng nghĩa (những hiện tƣợng ngày nay thƣờng thấy trong ngôn ngữ), muốn thế thuật ngữ khoa học phải cố gắng tiến tới nguyên tắc: mỗi khái niệm có một thuật ngữ và mỗi thuật ngữ chỉ có một khái niệm [23, tr.41]. Theo các nhà khoa học, tính chính xác là đặc điểm quan trọng nhất, cơ bản nhất trong các đặc điểm của thuật ngữ. 8
- Bàn về phƣơng cách xây dựng thuật ngữ Về chất liệu Để đặt thuật ngữ khoa học, các nhà khoa học đều đi đến thống nhất: trƣớc hết phải tận dụng kho tàng từ vựng của tiếng Việt, đó là những từ mà mọi ngƣời dân thƣờng dùng. Điều này đảm bảo đƣợc tính dễ hiểu và bảo vệ, phát triển đƣợc ngôn ngữ dân tộc. Khi cần, có thể dùng yếu tố Hán - Việt. Dùng yếu tố Hán Việt để đảm bảo tính chính xác và hệ thống khi các từ trong tiếng Việt không đảm bảo yêu cầu trên. Ngoài ra, để đảm bảo mức chính xác khoa học cần thiết, chúng ta có thể mƣợn cả yếu tố Ấn Âu để tạo từ, có thể mƣợn những thuật ngữ nƣớc ngoài phiên âm. Nhƣ vậy, có ba nguồn xây dựng thuật ngữ là: Lớp thuật ngữ thuần Việt Lớp thuật ngữ Hán Việt Lớp thuật ngữ Ấn Âu Về mô hình thuật ngữ Nguyễn Văn Tu [22 tr. 177] cho rằng: “Tạo những từ ghép. Phương thức này được dùng nhiều trong tiếng Việt như: đòn bẩy, đoạn thẳng, mặt phẳng, tam giác… cách này thường dựa vào vốn từ vị của ngôn ngữ toàn dân”. Về nguyên tắc vay mƣợn Các nhà khoa học đều thống nhất mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài để làm giàu vốn thuật ngữ của dân tộc. Nhƣng vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài không phải là bắt chƣớc ngƣời nƣớc ngoài, cố giữ nguyên cách nói, cách đọc hay cách viết để đƣa vào tiếng Việt, làm cho tiếng Việt bị lai căng, mất tính trong sáng. Phải dùng thuật ngữ nƣớc ngoài một cách có sáng tạo, biến nó thành thuật ngữ khoa học của dân tộc ta, vừa chính xác, vừa có hệ thống. Khi dùng yếu tố Hán - Việt để đặt thuật ngữ, ta nên chú ý đến yếu tố có nghĩa, độc lập thƣờng dùng và kết hợp theo ngữ pháp tiếng Việt. Khi dùng thuật ngữ Ấn 9
- Âu, theo lƣu Vân Lăng, không nên “cố giữ nguyên dạng chữ quốc tế mà nên dựa theo âm là chủ yếu (âm của nguyên ngữ hoặc của nhiều nước dùng gần giống nhau) mà phiên một cách sáng tạo, sao cho nó phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc ta [23, tr. 153]. Ông còn nhấn mạnh đến dạng chữ viết, kí hiệu khoa học quốc tế để đảm bảo tính chính xác khoa học. Bàn về chính tên gọi thuật ngữ Các nhà khoa học trong nƣớc cũng thảo luận rất nhiều về tên gọi của thuật ngữ. Hàng loạt các tên gọi khác nhau đƣợc áp dụng cho thuật ngữ nhƣ: thuật ngữ, danh từ khoa học, tiếng khoa học, thuật ngữ khoa học và chuyên danh. Tại hội nghị ngôn ngữ học đƣợc tổ chức vào tháng 7/1980 “Về vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ”, Hồng Dân (Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) đã trình bày một tham luận về tên gọi của thuật ngữ. Theo ông, dùng “chuyên danh” để thay cho “thuật ngữ”, “thuật ngữ khoa học”, “danh từ khoa học”… Thực ra giữa các cách gọi trên có sự khác nhau chứ không phải hoàn toàn trùng nhau. Chuyên danh không thể dùng để thay thế cho thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ, danh từ khoa học hay tiếng khoa học đều coi là thuật ngữ khoa học, đƣợc sử dụng trong các ngành khoa học, còn chuyên danh chỉ dùng chuyên biệt trong các ngành cụ thể. Các công trình nghiên cứu gần đây Bên cạnh các hƣớng nghiên cứu về thuật ngữ nhƣ nêu trên, gần đây tại Việt Nam đã có một số đáng kể luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về thuật ngữ. Điều này chứng tỏ vấn đề thuật ngữ, nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ đã và đang càng ngày càng đƣợc quan tâm. Ví dụ: - Thuật ngữ kinh tế thƣơng mại Nhật Việt (tác giả Nguyễn Thị Bích Hà, luận án tiến sĩ 2000) - Thuật ngữ điện tử Anh Việt (tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh, luận văn thạc sĩ 2000) 10
- - Thuật ngữ thƣơng mại Anh Việt (tác giả Vũ Thị Bích Hà, luận văn thạc sĩ 2003) - Thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức (tác giả Lê Hoài Ân, luận văn thạc sĩ năm 2003) 3. Tính chất của thuật ngữ Vì thuật ngữ là những từ hoặc những cụm từ cố định dùng để biểu thị chính xác các khái niệm và đối tƣợng thuộc lĩnh vực của mỗi ngành khoa học nên thuật ngữ phải có những tính chất, đặc điểm sau: 3.1 Tính chính xác Muốn có tính chất khoa học thì trƣớc tiên thuật ngữ phải đảm bảo đƣợc tính chính xác, rõ ràng trong khoa học. Mức chính xác khoa học yêu cầu thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái niệm khoa học một cách rõ ràng, rành mạch. Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho ngƣời nghe hiểu sai hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác. Tính chính xác của thuật ngữ đƣợc thể hiện ở mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ. Nhƣ chúng ta đã biết, trong khoa học các khái niệm, các định luật hay các công thức bắt buộc phải chính xác. Trong khoa học không có khái niệm nào đƣợc hiểu không rõ ràng. Khi nhắc tới khoa học tính chính xác mà thuật ngữ thể hiện ở chỗ nó đƣợc xác định hoàn toàn chặt chẽ và xác định theo giới hạn của ngành khoa học sử dụng nó. Thí dụ: precipitation: giáng thuỷ precipitation: mưa Ta không thể dịch thuật ngữ trên là “mƣa” nhƣ trong từ điển thông thƣờng đƣợc vì mƣa trong tiếng Anh là “rain”, còn giáng thuỷ là toàn bộ nƣớc từ trên trời rơi xuống, gồm cả mƣa, tuyết, mƣa đá, mƣa tuyết… Muốn giải thích đúng nội dung của thuật ngữ, ta phải có sự hiểu biết tƣờng tận về ngành khoa học có thuật ngữ đó. Sử dụng chính xác thuật ngữ 11
- không dễ dàng gì đối với những ngƣời không phải chuyên môn. Muốn làm tốt đƣợc điều này, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với những nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực đó. Trong lĩnh vực khí tƣợng chẳng hạn, giáo viên Anh văn có thể sẽ không hiểu rõ đƣợc thuật ngữ thăng hoa: sublimation và bốc hơi: evaporation có gì giống và khác nhau nếu nhƣ ít hiểu biết về khí tƣợng. 3.2 Tính hệ thống Đặc điểm thứ hai của thuật ngữ là tính hệ thống. Thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng, mà ngôn ngữ là một hệ thống nên thuật ngữ bắt buộc phải mang tính hệ thống. Hơn nữa, mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ mà mỗi thuật ngữ lại biểu thị một khái niệm, đối tƣợng thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành khoa học nên nó phải tuân theo hệ thống. Giá trị của thuật ngữ đƣợc xác định bởi mối quan hệ của nó với những thuật ngữ khác trong hệ thống ấy. Ta xét một số thuật ngữ đƣợc đặt trong hệ thống sau đây: Warm front: frông nóng Cold front: frông lạnh Stationary front: frông tĩnh Occluded front: frông bit Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống thì nội dung của thuật ngữ sẽ mất đi. Thí dụ: front nghĩa là frông khí – nơi tiếp giáp giữa hai khối khí. Nếu tách từ front ra khỏi hệ thống thuật ngữ thuộc lĩnh vực Khí tƣợng thì từ này chỉ có nghĩa là mặt trận – nơi giao chiến giữa ta và địch, nhƣ vậy thuật ngữ đã bị thay nghĩa. 3.3 Tính đơn nghĩa Thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi nói ra, viết ra ngƣời nghe, ngƣời đọc hiểu một và chỉ một khái niệm khoa học tƣơng ứng với nó. Do 12
- thuật ngữ nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định nên thuật ngữ chỉ có một nghĩa, khác với từ thông thƣờng có tính đa nghĩa. Tính đơn nghĩa ở đây đƣợc hiểu là đơn nghĩa trong một ngành, một lĩnh vực chuyên môn nhất định Thí dụ: Circulation: lưu số (trong toán học) Circulation: hoàn lưu khí quyển (trong Khí tượng) 3.4. Tính quốc tế Ngoài đặc điểm chính xác, đơn nghĩa và tuân theo một hệ thống nhất định, thuật ngữ còn mang tính quốc tế. Đây là điều hiển nhiên vì các khái niệm khoa học mà thuật ngữ biểu thị là tài sản chung của toàn nhân loại. Thông thƣờng, nói tới tính quốc tế của thuật ngữ ngƣời ta thƣờng chú ý tới hình thức cấu tạo của nó, các ngôn ngữ dùng chung những thuật ngữ giống hoặc tƣơng tự nhau cùng xuất phát từ một gốc chung. Thí dụ: Tiếng Anh: radio Tiếng Pháp: radio Tiếng Đức: radio Tiếng Việt: rađiô Tuy nhiên, tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện ở hình thức cấu tạo cũng chỉ tƣơng đối vì dƣờng nhƣ không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ. Tính thống nhất của thuật ngữ thể hiện ở phạm vi khu vực. Ở các ngôn ngữ Châu Âu thuật ngữ thƣờng bắt nguồn từ tiếng La Tinh và Hy Lạp. Thí dụ: Meteorology (khí tượng) có nghĩa gốc từ tiếng Hy Lạp Meteorologica Microwave (sóng vi ba) có gốc từ tiếng Latinh micro-. Các ngôn ngữ nhƣ tiếng Việt, Nhật, Triều Tiên… xây dựng thuật ngữ phần lớn dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán nên hầu hết các thuật ngữ trong 13
- các ngôn ngữ này đều mang yếu tố Hán. Trong đó thuật ngữ ngành KTTV Việt Nam tất yếu có các yếu tố Hán-Việt. Thí dụ: Hygrometer: ẩm kế; nhƣng không nói thiết bị đo độ ẩm Anemometer: phong kế; không nói thiết bị đo gió Barometer: khí áp kế; không nói thiết bị đo khí áp Hyetometer: vũ kế; không nói thiết bị đo mưa Thermometer: nhiệt kế; không nói thiết bị đo nhiệt độ 3.5 Tính không biểu thị sắc thái tình cảm Đặc điểm cuối cùng của thuật ngữ là không biểu thị sắc thái tình cảm (của ngƣời sử dụng). Chúng ta không thể tìm thấy trong hệ thống thuật ngữ những từ ngữ mang giá trị biểu cảm nhƣ các từ ngữ trong phong cách văn học nghệ thuật hay trong đời thƣờng, bởi vì chúng đƣợc đặt ra là chỉ để biểu thị những khái niệm của một ngành khoa học xác định và phụ thuộc vào sự phát triển của ngành khoa học đó. Trong ngành khoa học KTTV, các thuật ngữ nhƣ: convection (đối lưu), apparent (biểu kiến), radiation (bức xạ), tornado (vòi rồng), groundwater (nước ngầm)… không hề mang sắc thái biểu cảm hay gây ra cho ngƣời đọc xúc cảm riêng tƣ. Vì thế, ta nói rằng thuật ngữ khoa học không mang sắc thái biểu cảm. Chính các đặc điểm biểu hiện trên đây của thuật ngữ đã làm cho nó phân biệt rõ với từ trong từ vựng thông thƣờng, từ nghề nghiệp, tiếng lóng và biệt ngữ mặc dù từ nghề nghiệp, tiếng lóng và biệt ngữ cũng đều đƣợc dung trong những phạm vi xã hội hạn hẹp. - Từ nghề nghiệp từ biểu thị các công cụ sản phẩm và quá trình sản xuất. Điểm khác biệt giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp là từ nghề nghiệp là những biệt ngữ của nghề, thuật ngữ là từ thuộc các ngành khoa học, công nghệ. Từ 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 304 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 231 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 251 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 235 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 178 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 129 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn