intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hoạt động của một số liên từ gốc Hán qua các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

24
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là tiến hành nghiên cứu, khảo sát hoạt động chức năng của một số liên từ có nguồn gốc từ tiếng Hán thường dùng trong tiếng Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhằm thấy được đặc điểm, sự hoạt động cụ thể cũng như sự thay đổi của chúng trong tiếng Việt theo hướng Việt hoá. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hoạt động của một số liên từ gốc Hán qua các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ HỌC NGUYỄN THỊ HƯƠNG “KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ LIÊN TỪ GỐC HÁN TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH” CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 62.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO THANH LAN Hà Nội - 2006 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo cách phân chia của ngữ pháp truyền thống, hư từ là phạm trù từ loại đối lập với thực từ. Hư từ tuy có số lượng rất ít so với thực từ nhưng có tần số xuất hiện lớn và có vai trò quan trọng trong hoạt động cú pháp. Trong tiếng Việt hiện đại, có khá nhiều hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán như phó từ, liên từ, giới từ. Trong đó, liên từ là nhóm từ đặc biệt cần được chú trọng khi nghiên cứu các mối quan hệ ngữ pháp nội câu và liên câu cũng như mối quan hệ trong văn bản. Việc nghiên cứu các hư từ gốc Hán trong đó có liên từ gặp rất nhiều khó khăn bởi vì ngoài những mối quan hệ ngữ nghĩa, ngữ dụng thông thường, chúng còn liên quan đến sự ảnh hưởng của yếu tố Hán cũng như chịu sự tác động của các quy luật về sự biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa trong quá trình hoà nhập vào tiếng Việt. Chính vì thế, cho đến nay, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về hư từ tiếng Việt, nhưng việc nghiên cứu các hư từ có nguồn gốc tiếng Hán mà cụ thể là các liên từ gốc Hán theo hướng chuyên sâu thì hầu như chưa có. Đa số các công trình nghiên cứu từ Hán Việt mới chủ yếu khảo sát lớp từ ngữ gốc Hán nói chung hoặc lớp từ ngữ Hán Việt, hoặc Hán cổ, Hán Việt Việt hoá nói riêng trên hai bình diện là từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ âm lịch sử, chưa có công trình nào khảo sát hư từ gốc Hán, nhất là liên từ trong một số những tác phẩm cụ thể. Do đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu liên từ gốc Hán nhằm tìm hiểu quá trình hoạt động và những biến đổi (nếu có) của chúng trong tiếng Việt, góp phần vào việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và ngữ pháp lịch sử tiếng Việt nói riêng. 2
  3. Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ đi vào "Khảo sát hoạt động của một số liên từ gốc Hán qua các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh" 2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là tiến hành nghiên cứu, khảo sát hoạt động chức năng của một số liên từ có nguồn gốc từ tiếng Hán thường dùng trong tiếng Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhằm thấy được đặc điểm, sự hoạt động cụ thể cũng như sự thay đổi của chúng trong tiếng Việt theo hướng Việt hoá. 2.2 Ý nghĩa của đề tài Việc nghiên cứu, khảo sát hoạt động chức năng của một số liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về sự hiện diện và hoạt động của nhóm từ này cũng như xu hướng Việt hoá của chúng trong tiếng Việt hiện đại. Chúng tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xứng đáng vào việc học tập, nghiên cứu và đặc biệt là thực tiễn giảng dạy từ Hán Việt trong trường phổ thông vì hiện nay, theo một số khảo sát của chúng tôi và qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu thì thấy kiến thức về từ Hán Việt của học sinh phổ thông rất kém. 3. Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài 3.1 Đối tượng Đối tượng khảo sát của đề tài là hoạt động chức năng của một số đơn vị liên từ có nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại (Có danh sách kèm 3
  4. theo, dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn thạc sĩ Phạm Thị Hồng Trung - 2003 và một số công trình nghiên cứu khác) Về tư liệu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chọn các tác phẩm văn chính luận của tác giả Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, bao gồm tất cả những tác phẩm văn chính luận của Người được viết từ 1919- 1969. 3.2 Nhiệm vụ của đề tài - Nêu lên được những cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài - Khảo sát sự hiện diện và hoạt động của các liên từ gốc Hán kể trên trong các văn bản tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh. - Rút ra những nhận xét bước đầu về hoạt động của các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại. - Đưa ra ý kiến đề xuất cho việc học tập và nghiên cứu các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là phương pháp miêu tả. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh và phân tích cải biến để bổ trợ. 4.1 Phương pháp miêu tả Miêu tả là phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên những sự quan sát trực tiếp các hiện tượng ngôn ngữ. Chúng tôi quan sát hoạt động của các liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh: tần số xuất hiện, vị trí, chức vụ ngữ pháp và ý nghĩa của mỗi từ. Từ đó, chúng tôi miêu tả lại kết quả nghiên cứu và rút ra những đánh giá, nhận xét về hoạt động của chúng. 4
  5. 4.2 Phương pháp thống kê Thống kê là phương pháp "tập hợp có hệ thống các hiện tượng riêng lẻ để phân loại, so sánh và nhận định tình hình chung"1. Bởi vậy, công việc đầu tiên mà chúng tôi tiến hành là thống kê, phân loại sự xuất hiện của các liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh. Toàn bộ dữ liệu chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại là 12 tập từ tập 1 đến tập 12 của bộ "Hồ Chí Minh toàn tập"2 do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản. 4.3 Phân tích cải biến Trong khi miêu tả, chúng tôi sử dụng thao tác phân tích cải biến. Vận dụng thao tác này, chúng tôi tiến hành hai bước sau: Bước 1, xem xét chức năng của các liên từ gốc Hán trong cấu trúc của phát ngôn. Bước 2, tạm thời lược bỏ các liên từ ra khỏi cấu trúc của câu và đem so sánh hiệu lực giao tiếp của hai cấu trúc ấy để thấy được hiệu lực giao tiếp vốn có, đích thực của liên từ gốc Hán đang khảo sát. 4.3 Phương pháp so sánh Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi so sánh các hiện tượng ngôn ngữ với nhau để tìm ra những nét giống hoặc khác nhau để xác định và nhận diện chúng. Các đơn vị ngôn ngữ được chúng tôi so sánh là các liên từ gốc Hán. Có lúc, chúng tôi phải nhóm các liên từ có nghĩa và cách sử dụng tương tự nhau thành một nhóm, đôi khi lại đối lập chúng với nhau để thấy được đặc điểm và hoạt động của chúng một cách đầy đủ nhất. 5. Cái mới của đề tài 1 Nguyễn Văn Đạm(1999) - Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt - NXB Văn hoá thông tin Hà Nội. 2 Hồ Chí Minh toàn tập(2005) - CD room - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 5
  6. Như đã nói ở trên, chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu sự hoạt động của các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt. Chính vì thế, "Khảo sát hoạt động của của một số liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh" là đề tài mới. Chúng tôi đã khảo sát, thống kê, phân tích sự hiện diện và hoạt động của lớp từ này trong những tác phẩm văn học cụ thể để xem tiếng Việt đã tiếp nhận các liên từ gốc Hán này như thế nào và trong quá trình hoạt động ở tiếng Việt, chúng giữ vai trò như thế nào và có những thay đổi gì, từ đó bước đầu có thể đưa ra những đề xuất cho việc sử dụng lớp từ đặc biệt này trong tiếng Việt. 6. Kết cấu của luận văn Mở Đầu Chương 1: Những cơ sở lí thuyết chung có liên quan đến đề tài I. Khái quát chung về hư từ tiếng Việt 1. Phạm trù từ loại hư từ 2. Hệ thống các tiểu loại của hư từ II. Liên từ gốc Hán trong tiếng Việt 1. Từ loại liên từ trong tiếng Việt 2. Tiêu chí nhận diện các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt 3. Danh sách liên từ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại Chương 2: Kết quả thống kê sự xuất hiện của các liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí minh I. Giới thuyết về tư liệu khảo sát II. Kết quả khảo sát 6
  7. Chương 3: Nhận xét bước đầu về hoạt động của các liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh; ý kiến đề xuất. I. Nhận xét chung II. Phân tích chức năng và cách sử dụng của một số liên từ Hán Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh III. Một số nhận xét bước đầu về sự hiện diện và hoạt động của các liên từ gốc Hán trong tiếng Việt, ý kiến đề xuất. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 7
  8. CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI I. Khái quát chung về hư từ tiếng Việt 1. Phạm trù từ loại hư từ Trong cơ cấu của các ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính như tiếng Việt thì thực từ và hư từ là hai phạm trù từ loại rất cơ bản. Việc phân chia từ loại cũng như đặc điểm từ loại của tiếng Việt đã được quan tâm từ lâu. Hầu hết các nhà nghiên cứu khi đi vào nghiên cứu ngữ pháp đều dành riêng một phần công trình để phân định từ loại tiếng Việt. Có thể khái quát sự nghiên cứu về từ loại của các nhà nghiên cứu thành hai giai đoạn là giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỉ 20 và giai đoạn những năm giữa thế kỉ 20 trở lại đây. Ở giai đoạn thứ nhất, tác giả Trần Trọng Kim3 phân tiếng Việt thành 13 loại: danh từ, mạo từ, loại từ, chỉ định từ, loại danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, giới từ, liên từ, tán thán từ, trợ ngữ từ, từ đệm. Bùi Đức Tịnh4 phân các “tự ngữ” thành tám loại: danh từ, đại từ, trạng từ, động từ, phó từ, liên từ, giới từ và giới ngữ, hiệu từ. Dễ thấy là những cách chia này chủ yếu dựa trên sự mô phỏng các ngôn ngữ châu Âu. Ở giai đoạn thứ hai, các tác giả khi phân chia từ loại đã đưa ra những tiêu chí cụ thể. Nhìn chung, các tác giả đều chia từ tiếng Việt thành hai nhóm lớn là thực từ và hư từ. Theo đó, hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng, chúng không phải là những đơn vị định danh, không thể hiện toàn ẹn một ý nghĩa chân thực nào mà chỉ thể hiện một ý nghĩa ngữ pháp nào đó như : thời, thẻ, giống, số, cách....hay các quan hệ liên kết. Về chức năng, hư từ là những 3 Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ và Phạm Duy Khiêm - Phạm văn Việt Nam - NXB Tân Việt, 1940 4 Nguyễn Minh Thuyết- Cách xác định thành phần câu tiếng Việt, in trong "Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á" - NXB Khoa học xã hội, 1988 8
  9. từ không đứng độc lập, không có khả năng làm trung tâm đoản ngữ, tạo lập thành phần câu mà chỉ có chỉ khả năng làm thành tố phụ cho trung tâm đoản ngữ hoặc nối kết các thành phần câu, các đoản ngữ. Một số tác giả khác còn phân chia kho từ vựng tiếng Việt thành ba loại: thực từ, hư từ và một nhóm từ độc lập với hư từ và thực từ được gọi là tình thái từ hoặc ngữ thái từ. Như thế có thể thấy về cơ bản các tác giả đều thống nhất trong sự phân loại thành hai mảng thực từ và hư từ tiếng Việt. 2. Hệ thống các tiểu loại của hư từ Việc phân chia các tiểu loại từ nhỏ hơn trong lớp hư từ cho đến nay vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau. Lê Biên5 chia hư từ thành bốn loại là phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ và thán từ. Tác giả Nguyễn Kim Thản 6 chia kho từ vựng thành hai mảng: ngữ thái từ và phi ngữ thái từ. Ngữ thái từ gồm trợ từ và thán từ; phi ngữ thái từ lại được chia ra thực từ, hư từ và bán thực từ, bán hư từ. Trong đó, tác giả chia quan hệ từ thành ba loại là liên từ, giới từ và hệ từ. Tác giả Nguyễn Anh Quế7 chia hư từ tiếng Việt thành ba nhóm: Nhóm những hư từ làm thành tố phụ đứng trước trong đoản ngữ danh từ; nhóm những hư từ đứng trước động từ và nhóm hư từ quan hệ. Trong đó, căn cứ vào tính chất quan hệ của các thành tố cú pháp mà những hư từ đó nối kết, tác giả chia hư từ quan hệ thành 3 nhóm: Giới từ, liên từ và các hư từ đặc biệt. 5 Lê Biên - Từ loại tiếng Việt hiện đại - NXB Giáo dục, HN 1999 6 Nguyễn Kim Thản - Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt - Tập 2- NXB Khoa học xã hội, HN 1964 7 Nguyễn Anh Quế - Hư từ trong tiếng Việt hiện đại - NXB Khoa học xã hội, HN 1988 9
  10. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết8 thì chia hư từ thành phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ. Nhiều người chia quan hệ từ ra hai từ loại là liên từ, giới từ. Tác giả Nguyễn Hồng Cổn9 thì căn cứ vào khả năng làm trung tâm của đối tố và vị tố, chia từ loại thành ba nhóm: những từ có khả năng làm đối tố, vị tố; những từ có khả năng làm thành phần phụ cho đối tố và vị tố; những từ liên kết cho đối tố và từ tình thái. Trong đó liên từ và giới từ được xếp chung một nhóm - nhóm từ liên kết. Có thể khái quát lại rằng khi đi vào nghiên cứu hư từ, khó khăn lớn nhất mà người nghiên cứu sẽ phải đối mặt là các tiêu chuẩn phân định các lớp từ loại nhỏ hơn không còn thuần tuý mang tính hình thức nữa. Các ý nghĩa ngữ pháp mà các hư từ (trong đó có liên từ) hàm chứa dường như quá nghèo nàn và khó khái quát thành các đặc điểm chung. Nói cách khác, để đi vào miêu tả các đặc tính phạm trù của chúng, chúng ta phải có các dữ liệu nằm ngoài kiểu dữ liệu mà ngữ pháp truyền thống thường yêu cầu, nghĩa là phải đi vào khảo sát trong những tác phẩm cụ thể thì mới có thể thấy rõ các đặc điểm và sự hoạt động của chúng. II. Liên từ gốc Hán trong tiếng Việt 1. Từ loại Liên từ trong tiếng Việt 1.1 Định nghĩa Liên từ là một loại từ thuộc mảng hư từ và có vị trí quan trọng trong hoạt động ngữ pháp của tiếng Việt. 8 Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp - Về khái niệm nòng cốt câu- Tạp chí Ngôn ngữ số 4- 1994 9 Nguyễn Hồng Cổn - Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt - Tạp chí ngôn ngữ số 2- 2003 10
  11. Theo quan điểm của ngữ pháp học truyền thống thì cho đến nay, xoay quanh từ loại liên từ - đối tượng mà đề tài này gọi tên và nghiên cứu, khảo sát - tồn tại những khái niệm sau đây: Quan hệ từ, từ nối, kết từ, liên từ. Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học 10 thì kết từ là "từ chuyên biểu thị quan hệ cú pháp, nối liền các thành phần trong câu với nhau". Những từ như: do, của, và để, bởi, nếu, thì.......là những kết từ trong tiếng Việt. Liên từ là "kết từ dùng để chỉ quan hệ cú pháp giữa hai từ hoặc ngữ có cùng một chức năng trong câu, giữa hai câu hoặc phân câu"11. Những từ và, nhưng, nếu, thì...là những liên từ trong câu. Quan hệ từ là "những hư từ cú pháp không được dùng để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà là công cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người bản ngữ"12. Quan hệ từ còn được gọi là từ nối. Như vậy, có thể giải thích một cách khái quát như sau về 4 khái niệm trên đây: Quan hệ từ có tên gọi khác là kết từ hoặc từ nối. Ba tên gọi này thực chất là sự chỉ ra các đặc điểm của 1 nhóm từ có chức năng liên kết trong ngữ đoạn, trong câu hoặc giữa các câu với nhau (chúng tôi chấp nhận tên gọi quan hệ từ). Quan hệ từ là những hư từ dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực từ trong các phát ngôn, nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy trừu tượng. Nhóm từ này, vì thế cũng là công cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người 10 Hoàng Phê(chủ biên)- Từ điển Tiếng Việt, Tr 488 - NXB Đà Nẵng, 2005 11 Hoàng Phê(chủ biên)- Từ điển Tiếng Việt, Tr 568 - NXB Đà Nẵng, 2005 12 Nguyễn Như Ý(chủ biên) - Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học - NXB Giáo dục, HN 2001 11
  12. bản ngữ. Chúng chính là phương tiện liên kết trong các kết cấu mệnh đề với nhau trong phát ngôn. Quan hệ từ gồm có hai nhóm nhỏ hơn là giới từ và liên từ. Theo tác giả Nguyễn Anh Quế 13 thì liên từ thuộc nhóm hư từ kết nối (nhóm hư từ quan hệ từ). Diệp Quang Ban14 không sử dụng khái niệm liên từ mà dùng khái niệm quan hệ từ. Theo đó, tác giả phân loại quan hệ từ trong tiếng Việt thành quan hệ từ bình đẳng và quan hệ từ phụ thuộc dựa theo các quan hệ logic. Có một danh sách khoảng hơn 40 quan hệ từ được thống kê và miêu tả trong công trình của tác giả. Nhóm các tác giả Hữu Đạt, Thanh Lan, Trần Trí Dõi15 thì phân biệt từ thực với từ hư theo chức năng tín hiệu học. Theo đó, từ hư là những từ nêu các mối quan hệ về số lượng, thời gian, không gian, mục đích, sự đánh giá về các kiểu quan hệ logic bằng cách đi kèm với thực từ, không làm thành cái cần gọi tên như là đối tượng của tư duy. Các tác giả này sử dụng khái niệm kết từ để chỉ chung hai loại từ dùng để nối kết các thực từ hoặc các vế câu là liên từ và giới từ. Theo đó, liên từ được chia làm hai loại là liên từ bình đẳng và liên từ qua lại. Tác giả Phan Khôi16 đặt giới từ và liên từ vào chung một loại là quan hệ từ và định nghĩa "Liên từ là từ dùng để làm dính nhau tự với tự, từ với từ, cú với cú, để tỏ ra sự quan hệ giữa chúng nó". Cao Xuân Hạo17 thì định nghĩa "Liên từ là những từ công cụ ngữ pháp có chức năng liên kết hai yếu tố đẳng lập trong câu ghép hoặc hai câu"( Tr99). 13 Nguyễn Anh Quế - Hư từ trong tiếng Việt hiện đại - NXB Khoa học xã hội, HN 1988 14 Diệp Quang Ban - Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông , Tập 2 - NXB Đại học và THCN, HN 1989 15 Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan - Cơ sở tiếng Việt - NXB Văn hoá thông tin, Hn 2000 16 Phan Khôi - Việt ngữ nghiên cứu - NXB Đà Nẵng, 2004 12
  13. Tác giả cũng chỉ ra rằng khi làm nhiệm vụ liên kết ở vị trí ngay đầu câu, các liên từ, dù không chứa đựng một yếu tố hồi chỉ nào trên bề mặt, cũng vẫn cho ta thấy rằng câu ấy bắt buộc phải có quan hệ với câu trước. Tác giả Nguyễn Hồng Cổn18 gọi tên là liên từ và xếp loại từ này vào nhóm kết từ có tác dụng liên kết gồm liên từ và giới từ. Cũng theo tác giả thì vai trò quan trọng của liên từ là ở chỗ nó là một phương tiện quan trọng đầu tiên có tác dụng liên kết văn bản về mặt hình thức. Từ hư trong đó có liên từ thường được coi như một phạm trù từ loại đối lập với từ thực theo cách nhìn quen thuộc của ngữ pháp truyền thống của ta. Tuy không nói ra nhưng phần lớn người ta dễ cảm nhận chức năng ngữ pháp của nó hơn là chức năng ngữ nghĩa trong kết hợp. Và do vậy, có lẽ cũng không hoàn toàn ngẫu nhiên mà khi xác định phẩm chất chung nhất của hư từ, nhiều nhà ngữ pháp học hầu như đã thống nhất cho rằng, từ hư không có khả năng đảm nhận thành phần chính trong các kết hợp. Tuy có lí do lịch sử của nó nhưng cách nhìn vừa nêu trên, theo chúng tôi, dù muốn dù không, có lẽ đã ít nhiều làm cho chúng ta mơ hồ về nguyên tắc đại cương đối với quan hệ vốn không tách rời giữa phạm trù ngữ nghĩa và ngữ pháp của ngôn ngữ học. Hơn nữa, với cách nhấn mạnh trên thì một số sắc thái ngữ nghĩa tinh tế trong giao tiếp hàng ngày vốn gắn với từ hư trong tiếng Việt sẽ khó bề được phát hiện như nó đang có. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải xem xét các liên từ nói riêng và hư từ nói chung trong hoạt động mở của ngôn ngữ gắn với hiệu lực giao tiếp của chính nó từ góc nhìn ngữ dụng học. Điều đó có nghĩa là: 17 Cao Xuân Hạo(chủ biên) - Câu trong tiếng Việt - NXB Giáo dục - HN 2003 18 Nguyễn Hồng Cổn - Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt - Tạp chí ngôn ngữ số 2- 2003 13
  14. - Các liên từ cần được xét từ góc độ tạo nghĩa gắn với quá trình phát triển ngôn ngữ trong mối liên hệ với quá trình phát triển nhận thức theo hướng lí giải. - Các liên từ, xét về mặt cấu trúc cần được xét gắn liền với cơ chế tín hiệu học- một cơ chế trực tiếp chi phối các mặt hoạt động và quá trình phát triển ngôn ngữ mà ở đấy, sự tồn tại của nó luôn dựa trên nguyên tắc hình thức không tách rời nội dung. - Các liên từ phải được xem xét gắn với hiệu lực giao tiếp từ góc nhìn ngữ dụng học cùng với quan điểm động trong khảo sát. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một thao tác mà tác giả Nguyễn Lai và Văn Chính19 gọi là thao tác "cải biến"- một trong những thủ pháp rất lợi hại của ngữ dụng học thực hành. Chúng tôi tiến hành qua hai bước như sau: - Bước một: Xem xét chức năng của liên từ - cụ thể là xem nó đã đóng góp gì vào hiệu lực giao tiếp chung của cả cấu trúc phát ngôn. Cần xác định rõ ba phạm trù nghĩa, chức năng và hiệu lực giao tiếp. Đây là ba phạm trù thống nhất nhưng không đồng nhất bởi vì nghĩa là tiền đề hình thành chức năng, chức năng là tiền đề hình thành hiệu lực giao tiếp. Vì thế, người nghiên cứu bắt đầu từ hiệu lực cuối cùng thông qua sức mạnh dụng học để ghi nhận lại các bước tương tác ngôn ngữ học nói trên theo hướng ngược chiều tức là từ hiệu lực giao tiếp xác định chức năng và nghĩa. - Bước 2: tạm thời lược bỏ yếu tố liên từ ấy ra khỏi cấu trúc. Sau khi lược bỏ nó đi, bằng sự cảm nhận đích thực hiệu lực giao tiếp của người bản ngữ, đem so sánh hiệu lực giao tiếp của hai cấu trúc. Kết quả cuối cùng, nếu ở cấu trúc không còn liên từ đã mất thông tin gì so với cấu trúc còn lại thì đó 19 Nguyễn Lại và Văn Chính - Một vài suy nghĩ về hư từ nhìn từ góc độ dụng học - Tạp chí Ngôn ngữ số 5 - 1999 14
  15. chính là hiệu lực giao tiếp vốn có đích thực của liên từ đã bị tạm loại bỏ mà ta đang muốn khảo sát. Hơn nữa, xét từ góc độ phép liên kết thì các liên từ trong đó có liên từ gốc Hán cũng đóng một vai trò quan trọng. Phương thức liên kết nối được khá nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm. Phép nối chủ yếu dựa vào ý nghĩa chuyên biệt của bản thân từ nối và ý nghĩa của các đơn vị phát ngôn được nối trong văn bản:"Phép nối khác với quy chiếu, thay thế và tỉnh lược ở chỗ nó không phải là cách để nhắc người đọc nhớ lại những thực thể hành động và sự thể đã được đề cập ...Nó là phương thức liên kết nối bởi vì nó báo hiệu các mối quan hệ mà những quan hệ này chỉ có thể được hiểu một cách đầy đủ qua tham khảo các phần khác của văn bản"20. M. Halliday và Hassan21 cũng cho rằng bản thân các từ nối không mở khả năng hồi chỉ hay khứ chỉ giống như các phương thức liên kết vừa nêu, mà có tác dụng chỉ ra tiền giả định cho tính liên hoàn về cấu trúc văn bản, ý nghĩa của các phát ngôn. Sự xuất hiện của các phương tiện nối báo trước mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các mệnh đề, câu - phát ngôn, đoạn văn trong văn bản; chúng liên kết các bộ phận của văn bản thành một chỉnh thể thống nhất. Các nhà phân tích diễn ngôn khẳng định phép nối được sử dụng nhiều hơn so với các phương thức liên kết khác trong liên kết văn bản. M.Halliday cũng nhấn mạnh rằng bản chất của phép nối là việc sử dụng những từ ngữ có khả năng chỉ quan hệ để bộc lộ kiểu quan hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn và bằng cách đó chúng liên kết với nhau. 15
  16. Diệp Quang Ban22- người đi theo quan niệm của M.Halliday và có nhiều ứng dụng vào tiếng Việt hơn cả đã định nghĩa: "Phép nối là việc sử dụng tại vị trí đầu câu hoặc trước vị ngữ (trước động từ ở vị ngữ) những từ ngữ có khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ giữa hai câu có quan hệ với nhau, và bằng cách đó liên kết hai câu này với nhau" (Tr375). Tác giả cũng chỉ ra rằng nhóm từ đầu tiên có chức năng làm phương tiện kết nối là quan hệ từ. Những quan hệ do các từ này diễn đạt là quan hệ logic giữa hai bộ phận do chúng kết nối lại. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học văn bản hướng vào nghiên cứu các mặt nghĩa, coi liên kết thuộc về hệ thống ngôn ngữ, phép nối cũng được nghiên cứu theo hướng đi sâu vào phân tích các quan hệ nghĩa của các phương tiện nối khi chúng đảm nhận chức năng liên kết văn bản. Chúng tôi, trong công trình nghiên cứu này, chấp nhận một khái niệm có tính chất tác nghiệp như sau về liên từ: "Liên từ là những hư từ cú pháp có tác dụng liên kết các từ trong một ngữ, các vế trong một câu ghép hoặc các câu trong văn bản với điều kiện là các yếu tố mà nó liên kết trên đây phải là những yếu tố đẳng lập, đồng đẳng và đồng chức. Mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy mà các liên từ diễn đạt là quan hệ bình đẳng hoặc là quan hệ liên hợp". Sử dụng khái niệm này, chúng tôi nhận diện và phân biệt liên từ với các từ có chức năng nối kết khác như giới từ và những từ ngữ chuyển tiếp, theo đó, một hư từ được chấp nhận là liên từ khi và chỉ khi nó phải là từ liên kết các yếu tố trong một cấu trúc ngữ pháp nhất định (ngữ, câu, văn bản), đồng thời mối quan hệ giữa các yếu tố mà nó diễn đạt phải là quan hệ đẳng lập hoặc quan hệ liên hợp kể cả về ngữ pháp lẫn ý nghĩa. 1.2 Phân loại 22 Diệp Quang Ban - Ngữ pháp tiếng Việt - NXB Giáo dục, HN 2005 16
  17. Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp và chức năng sử dụng thì liên từ có thể được chia thành các loại như: liên từ tập hợp, liên từ tương ứng23 hoặc liên từ bình đẳng và liên từ qua lại24. Căn cứ vào nguồn gốc, chúng ta có hai loại: liên từ gốc Hán và liên từ thuần Việt. Liên từ thuần Việt là những liên từ có nguồn gốc thuần tuý là tiếng Việt. Liên từ gốc Hán là những liên từ sử dụng trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán nhưng được đọc theo cách của người Việt. 1.3 Phân biệt liên từ với giới từ, phó từ Liên từ và giới từ: Sự khác nhau giữa liên từ và giới từ là ở kiểu quan hệ được diễn đạt. Giới từ là những từ diễn đạt quan hệ chính phụ, thường dùng để nối định ngữ với danh từ hoặc bổ ngữ gián tiếp với động từ; còn liên từ là những từ diễn đạt quan hệ bình đẳng về ngữ pháp hoặc quan hệ liên hợp qua lại về ngữ pháp và ý nghĩa. Liên từ và phó từ: Phó từ là “lớp từ loại hư từ có tác dụng tu sức hoặc hạn định cho động từ, tính từ biểu thị phạm vi, trình độ”25. Đặc điểm để nhận diện phó từ là về mặt hình thức phó từ có khả năng kết hợp với các vị từ, còn về mặt chức năng chúng là lớp từ loại phụ cho vị từ. Như thế, sự khác nhau giữa liên từ và giới từ là sự khác nhau về chức năng. Liên từ có chức năng liên kết và diễn đạt mối quan hệ giữa các thực từ còn trợ từ có chức năng phụ trợ cho vị từ. 2. Liên từ gốc Hán trong tiếng Việt 23 Nguyễn Anh Quế - Hư từ trong tiếng Việt hiện đại - NXB Khoa học xã hội, HN 1988 24 Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan - Cơ sở tiếng Việt - NXB Văn hoá thông tin, Hn 2000 25 Đào Thanh Lan - Nhận xét sơ bộ về hoạt động của phó từ Hán Việt trong tiếng Việt - Tạp chí ngôn ngữ số 2- 2007 17
  18. 2.1 Đặc điểm nhận diện Như đã đề cập đến ở trên, liên từ gốc Hán là những liên từ có ngồn gốc từ tiếng Hán. Các liên từ tiếng Hán không chỉ hoạt động trong ngôn ngữ Hán mà trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán, chúng còn nhập vào ngôn ngữ Việt qua những con đường khác nhau và trở thành một bộ phận quan trong trong ngữ pháp tiếng Việt. Để nhận diện liên từ gốc Hán, trước hết cần xác định cách hiểu về yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt. Theo Nguyễn Tài Cẩn26 thì có một số những khái niệm sau đây cần hiểu cho rạch ròi là: yếu tố gốc Hán, cách đọc Hán Việt, từ Hán Việt, Hán Việt Việt hoá. Cách đọc Hán Việt là một cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, mà cụ thể là Đường âm ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm 2 thế kỉ VIII, IX. Cách đọc Đường âm đó, sau khi Việt Nam giành được độc lập, đã dần dần biến dạng đi, dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn với cách đọc của người Hán để trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hoá Việt. Yếu tố Hán là những yếu tố đã được du nhập vào trong tiếng Việt, bất luận đó là những yếu tố như thế nào, xét về mặt quan hệ với văn tự. Chúng tôi xin ghi lại đây sơ đồ về mối quan hệ giữa các yếu tố trên đây của Nguyễn Tài Cẩn: I III II 26 Nguyễn tài Cẩn(2004) - Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 18
  19. Cách đọc Yếu tố Hán –Việt gốc Hán Khu vực I là cách đọc Hán Việt. Trong khu vực này ta chỉ bắt gặp những chữ tuy ta có thể đọc Hán – Việt được, nhưng những chữ đó chỉ liên quan đến Hán ngữ chứ không liên quan gì đến tiếng Việt. Khu vực II là khu vực những yếu tố mà người Việt mượn từ tiếng Hán, nhưng những yếu tố đó lại không trực tiếp liên quan gì đến cách đọc Hán Việt. Có ba trường hợp của các yếu tố gốc Hán như sau: - Trường hợp mượn trước cách đọc Hán- Việt như mùa, mùi, buồng, buồm… - Trường hợp mượn đời Đường, cùng một lần với cách đọc Hán- Việt, nhưng sau diễn biến theo một con đường khác với cách đọc Hán- Việt. Ví dụ như gan, gần, vốn, ván…Đây chính là những trường hợp mà chúng ta gọi là Hán Việt Việt hoá. - Trường hợp mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán, ví dụ mỳ chính, cắc, lú bú… Khu vực III là những yếu tố cũng thuộc vào loại mượn từ tiếng Hán, nhưng đó là những yếu tố mượn thông qua cách đọc Hán Việt nên gọi là yếu tố Hán – Việt. Các yếu tố này có thể bao gồm tiếng Hán Việt và từ Hán Việt. Ở đây, chúng tôi xem xét đến những từ Hán Việt. 19
  20. Để nhận diện các từ Hán Việt, chúng ta cũng cần phải dựa trên những tiêu chí nhận diện nhất định. Có ba tiêu chí thường được đưa ra để nhận diện từ Hán Việt là: - Về ý nghĩa: từ Hán Việt là những từ tiếng Việt thường phải giải nghãi mới hiểu chúng một cách thấu đáo được. - Về mặt cấu tạo từ: các từ Hán Việt có cấu tạo ngược với trật tự cấu tạo từ tiếng Việt: yếu tố phụ đặt trước yếu tố chính. - Về phương diện ngữ cảm: các từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, tao nhã. Trên đây là ba tiêu chí thường được các nhà nghiên cứu đề cập đến khi tìm hiểu từ Hán Việt nói chung nhưng đa phần là áp dụng với các thực từ. Việc áp dụng ba tiêu chí này để nhận diện hư từ và đặc biệt là với các liên từ gốc Hán thì có phần khó khăn hơn. Đặc biệt là đối với những liên từ đơn tiết. Chính vì thế, chúng tôi có sử dụng đồng thời cách nhận diện từ Hán Việt dựa vào đặc điểm cấu tạo âm thanh của tác giả Nguyễn Đức Tồn27. Theo đó, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra các loại cấu âm đặc trưng là: - Các cấu tạo âm thanh chỉ có trong các tiếng(hoặc từ đơn) Hán - Việt - Các cấu tạo âm thanh chỉ có trong các tiếng(hoặc từ đơn) thuần Việt - Các cấu tạo âm thanh có cả trong các tiếng(hoặc từ đơn) Hán - Việt và thuần Việt. 2.2 Phân loại liên từ gốc Hán trong tiếng Việt 27 Nguyễn Đức Tồn - Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt với từ Hán - Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 2- 2001 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1