BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
LÊ THỊ THANH UYÊN<br />
<br />
TÌM HIỀU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ<br />
TRONG TRUYỆN KÍ CỦA NGUYỄN TUÂN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
<br />
LÊ THỊ THANH UYÊN<br />
<br />
TÌM HIỀU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ<br />
TRONG TRUYỆN KÍ CỦA NGUYỄN TUÂN<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Ngôn ngữ học<br />
Mã số : 60.22.01<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Sâm<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC ................................................................................................... 3<br />
DẪN NHẬP ................................................................................................. 5<br />
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 5<br />
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 6<br />
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 15<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 15<br />
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 15<br />
6. Đóng góp mới của luận văn..................................................................................... 16<br />
7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 16<br />
<br />
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ..................................... 17<br />
1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 17<br />
1.1.1. Phong cách và phong cách ngôn ngữ ......................................................................17<br />
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ cá nhân.................................................................................21<br />
<br />
1.2. Phong cách Nguyễn Tuân..................................................................................... 24<br />
1.2.1. Ý thức sáng tạo ngôn ngữ .......................................................................................24<br />
1.2.2. Phong cách ngôn ngữ độc đáo.................................................................................27<br />
<br />
1.3. Truyện kí .............................................................................................................. 29<br />
1.3.1. Khái niệm truyện kí ..................................................................................................29<br />
1.3.2. Phân biệt truyện kí với các thể loại khác .................................................................29<br />
1.3.3. Những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện kí ........................................................30<br />
1.3.4. Tiểu kết .....................................................................................................................31<br />
<br />
CHƯƠNG HAI: TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRONG<br />
TRUYỆN KÍ CỦA NGUYỄN TUÂN ..................................................... 32<br />
2.1. Xét trên bình diện từ ngữ...................................................................................... 32<br />
2.1.1. Khái niệm “từ” ........................................................................................................32<br />
2.1.2. Vấn đề sử dụng từ ngữ trong văn xuôi và trong truyện kí .......................................33<br />
2.1.3. Đặc điểm về cách dùng từ của Nguyễn Tuân ..........................................................35<br />
<br />
2.2. Xét trên bình diện cú pháp ................................................................................... 55<br />
2.2.1. Giới thuyết chung về câu .........................................................................................55<br />
2.2.2. Ngôn ngữ truyện kí Nguyễn Tuân xét trên bình diện cú pháp .................................58<br />
<br />
2.3. Xét trên bình diện tu từ......................................................................................... 69<br />
2.3.1. Giới thuyết chung về tu từ học .................................................................................69<br />
<br />
2.3.2. Việc sử dụng biện pháp tu từ trong truyện kí Nguyễn Tuân ....................................70<br />
<br />
2.4. Tổ chức văn bản ................................................................................................... 95<br />
2.4.1. Một vài vấn đề chung về việc tổ chức văn bản ........................................................95<br />
2.4.2. Việc tổ chức văn bản của Nguyễn Tuân ..................................................................96<br />
2.4.3. Tiểu kết ...................................................................................................................102<br />
<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................. 103<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 107<br />
<br />
DẪN NHẬP<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học,<br />
ngữ pháp học, phong cách học, ngữ dụng học, thi pháp học, … Mỗi ngành khoa học đều xác<br />
định cho mình một mục đích nghiên cứu riêng, có lối tiếp cận riêng và thu được những kết<br />
quả khác nhau.<br />
Tuy nhiên, phải thấy rằng: tính chất đặc thù của tác phẩm văn chương bị quy định<br />
trước hết bởi đặc trưng thể loại. Do vậy, bất cứ ngành khoa học nào khi chọn ngôn ngữ tác<br />
phẩm làm đối tượng nghiên cứu đều phải chú ý đúng mức đặc trưng thể loại của nó.<br />
Trong thực tế, một tác giả có thể sáng tác ở nhiều thể loại, và ở mỗi thể loại đóng vai<br />
trò nhất định trong việc thể hiện phong cách ngôn ngữ của tác giả ấy. Nguyễn Tuân là một<br />
trong những trường hợp như vậy. Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông đã làm thơ, viết<br />
truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tùy bút, phóng sự, chân dung văn học,… Toàn bộ di sản<br />
phong phú đó đã tạo nên một diện mạo hoàn chỉnh về phong cách nghệ thuật cũng như<br />
phong cách ngôn ngữ của ông, trong đó, mỗi thể loại giữ một vị trí riêng, không thể xem<br />
nhẹ.<br />
Từ tình hình trên, khi chọn các tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân để tìm hiểu,<br />
chúng tôi muốn khu biệt đối tượng ở một thể loại nhất định, đồng thời đặt nó trong mối<br />
tương quan với những thể loại khác trong di sản của ông. Về số lượng, trong toàn bộ tác<br />
phẩm mà Nguyễn Tuân để lại, truyện kí chiếm một tỉ lệ không nhỏ (Toàn tập Nguyễn Tuân<br />
có 4659 trang in tác phẩm tất cả các thể loại thì có đến 1947 trang truyện kí). Về chất lượng,<br />
một mặt, tác phẩm truyện kí khẳng định văn tài xuất sắc của Nguyễn Tuân trong bức tranh<br />
chung của văn xuôi lãng mạn chủ nghĩa; mặt khác, nó đánh dấu sự vận động có tính quy<br />
luật trong sự lựa chọn thể loại trên tiến trình sáng tạo của nhà văn. Vì vậy, nghiên cứu ngôn<br />
ngữ của Nguyễn Tuân ở thể loại truyện kí có thể giúp ta lí giải một số vấn đề quan trọng<br />
trong các sáng tác đa dạng, phong phú của ông.<br />
1.2. Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống bằng các phương tiện ngôn<br />
ngữ, bằng nghệ thuật chuyển nghĩa, bằng phương thức ẩn dụ ngôn từ, bằng chất liệu ngôn<br />
ngữ, …Vì thế, khi nghiên cứu tìm hiểu về phong cách học, người viết bắt buộc phải sử dụng<br />
phương pháp phân tích tác phẩm.<br />
<br />