Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (Thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh)
lượt xem 38
download
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (Thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh) nêu lên những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài; khảo sát phương thức liên tưởng ẩn dụ trong ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh; so sánh cơ chế liên tưởng ẩn dụ từ ca dao trữ tình đến Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (Thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh)
- BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH PHAÏM THÒ XUAÂN RÔÙT Chuyeân ngaønh : Ngoân ngöõ hoïc Maõ soá : 60 22 01 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ NGOÂN NGÖÕ HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC PGS.TS. NGUYEÃN THÒ HAI Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2007
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy có những sự vật bản chất không phải là A nhưng lại được mang tên gọi của A do giữa A và chúng có một nét nào đó tương đồng nhau. Đặc điểm này của các sự vật đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức về thế giới khách quan đa dạng một cách sinh động. Dựa vào thực tế cuộc sống, qua cảm nhận chủ quan và cảm nhận của thời đại, các tác giả đã đưa vào tác phẩm văn chương của mình những kết quả liên tưởng ấy. Nói cách khác, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy, các tác giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp của cộng đồng. Do đó, cách liên tưởng như vậy vừa có tính truyền thống, tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy chính là ẩn dụ - một phương thức chuyển nghĩa phổ biến. Việc hiểu và nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa. Mặt khác, nếu biết sử dụng tốt phương thức này thì cách diễn đạt của ta chắc chắn sẽ súc tích, bóng bẩy, truyền cảm, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Hơn thế nữa, người thực hiện luận án này là một giáo viên phổ thông, trực tiếp đứng lớp. Cho nên việc hiểu kỹ phương thức ẩn dụ lại càng cần thiết hơn, bởi nó còn giúp nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, khả năng phân tích tác phẩm sâu sắc, gợi cảm. Nhờ vậy mới mong có được giờ giảng sinh động, có sức truyền cảm mạnh, thu hút được hứng thú của học sinh. Với tất cả những lý do nêu trên chúng tôi quyết định đi vào đề tài: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua Ca dao trữ tình, Thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh ). 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Năm 1940, tác phẩm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm [50] giới thiệu một cách sơ lược về ẩn dụ trong văn chương. Trong các giáo trình về
- từ vựng học tiếng Việt (cụ thể: Nguyễn Văn Tu [121], Đỗ Hữu Châu [13], Nguyễn Thiện Giáp [33]) đều có đề mục viết về hiện tượng chuyển nghĩa nói chung, phương thức ẩn dụ nói riêng. Bên cạnh đó các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc [56]; Cù Đình Tú [122], Nguyễn Nguyên Trứ [120], Nguyễn Thái Hòa [43],… cho rằng ẩn dụ là một biện pháp tu từ chỉ dùng để trang trí, góp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc cho tiếng Việt. Song ở mỗi tác giả, ở mỗi thời điểm lại có cách gọi và phân loại khác nhau. Đinh Trọng Lạc [56; tr.103-111] gọi ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa, có khả năng gợi hình, gợi cảm. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ ra làm ba loại: từ cụ thể đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể. Cách phân loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ. Với cách phân chia này, mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng không được thể hiện rõ nét và cũng không thấy được tính đa dạng, phong phú của ẩn dụ tu từ. Cù Đình Tú [122; tr. 279] xem ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng. Dựa vào khả năng tương đồng giữa hai đối tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng Việt ra làm năm loại: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động và tương đồng về cơ cấu. Nhìn chung, cách phân loại này phù hợp với chức năng biểu cảm của ẩn dụ tu từ. Tuy nhiên, cách nhận định về ẩn dụ tu từ của Cù Đình Tú mang nhiều tính truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện pháp tu từ. Đinh Trọng Lạc, một lần nữa, khi nghiên cứu lại các giáo trình và tài liệu về phong cách học của mình trước đây, đồng thời tiếp thu những thành tựu mới của ngôn ngữ học hiện đại, đã khẳng định ẩn dụ là Sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với khách thể B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A [57; tr.52].
- Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ, tác giả chia ẩn dụ ra làm 3 loại: ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức và ẩn dụ hình tượng. Trong ba loại này, ẩn dụ định danh và ẩn dụ nhận thức thuộc ẩn dụ từ vựng, hiệu quả tu từ được tạo nên không lớn lắm; còn ẩn dụ hình tượng mang lại hiệu quả tu từ cao, nó tác động vào trực giác của người nhận và đem lại khả năng sáng tạo. Kể từ 1969 trên tạp chí ngôn ngữ, có nhiều bài viết về hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ như: Nguyễn Văn Mệnh [73]; Nguyễn Thế Lịch [67], [68], … Nguyễn Thế Lịch, trong [68], cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng chuyển nghĩa được hình thành từ cấu trúc so sánh hoàn chỉnh sau khi đã lượt bớt các yếu tố 3 (yếu tố thể hiện quan hệ so sánh) và yếu tố 1 (yếu tố bị/ được so sánh), chỉ còn lại hoặc là yếu tố 2 (phương diện so sánh) hoặc là yếu tố 4 (yếu tố so sánh) trong cấu trúc mà thôi. Ông còn cho rằng cùng một yếu tố chuẩn để so sánh có thể có ba dạng thức song song tồn tại: so sánh, tổ hợp ẩn dụ và ẩn dụ. Không phải ẩn dụ nào cũng tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao hơn so sánh. Trong ngôn ngữ nghệ thuật, chính những so sánh và tổ hợp ẩn dụ tươi mới rất sinh động, gợi cảm, còn ẩn dụ tạo ra từ so sánh và tổ hợp ẩn dụ ấy lại chịu thiệt thòi là đã quen thuộc, không còn bất ngờ nữa. Thêm vào đó, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (1981) có bài của Hoàng Lai [58], Nguyễn Ngọc Trâm [116]. Còn trong Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông (1986) có bài của Nguyễn Thế Lịch [66]. Trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á (1888) có bài của Hà Quang Năng [79]. Theo các tác giả này, có nhiều cách tạo ra hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Việt. Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng sự biến đổi các nét nghĩa trong từ đa nghĩa chủ yếu là do hai hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa và phi đẳng cấu ngữ nghĩa dẫn tới việc chuyển nghĩa. Còn Hoàng Văn Hành thì khẳng định hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng tạo ra các đơn vị từ vựng phát sinh theo bốn phương thức chính: ghép, láy, phỏng và chuyển. Trong khi đó, tác giả Hoàng Lai lại nhận thấy quá trình chuyển nghĩa xảy ra nhờ vào mối quan hệ liên tưởng về
- ngữ nghĩa giữa hai thành tố vốn xa lạ với nhau. Sở dĩ ta liên tưởng được là nhờ một nghĩa vị chung nào đó vốn có trong bản chất của hai thành tố hoặc được gán ghép vào từ ngoài trong một tình huống nhất định. Ở một góc nhìn khác, ít nhiều liên quan đến hiện tượng chuyển nghĩa của từ, có một loạt bài [111], [112], [113] và công trình [114] của Nguyễn Đức Tồn. Trong đó, công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) [114] đã đi sâu nghiên cứu vấn đề chuyển nghĩa theo hướng lý thuyết tâm lý - ngôn ngữ học tộc người. Khi so sánh với cách liên tưởng của người Nga, người Anh… đồng thời thông qua việc tìm hiểu đặc điểm dân tộc của việc định danh động vật, định danh thực vật, định danh bộ phận cơ thể người của người Việt, thông qua những nội dung về đặc điểm ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật, trường tên gọi thực vật, ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người, ông đã chỉ ra đặc điểm tư duy liên tưởng của người Việt. Trong những năm gần đây, trên thế giới lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận phát triển mạnh; đi theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam gần đây cũng có không ít bài báo và công trình. Những khảo cứu theo hướng đi này đã gợi mở ít nhiều cho việc nghiên cứu vấn đề liên tưởng, chuyển nghĩa. Năm 1994, Lý Toàn Thắng trong [99] đã cho ta một cái nhìn khái quát phương hướng nghiên cứu phạm trù không gian trong tiếng Việt như: định hướng không gian, bản đồ tri nhận không gian. Qua đó, mô hình không gian và cách tri nhận không gian của người Việt Nam được trình bày rõ ràng. Năm 1998, Nguyễn Ngọc Thanh [98] khẳng định rằng ẩn dụ là một cơ chế tri nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng. Cơ chế tri nhận này giúp ta hiểu thêm được khái niệm trừu tượng thời gian bằng các hình ảnh cụ thể trong thế giới khách quan. Năm 2001, cũng Lý Toàn Thắng [100] nêu lên cái cách thức mà người Việt dùng các loại từ để mô tả các thuộc tính không gian của vật thể và từ đó xếp loại chúng. Căn cứ vào đó ta có thể suy đoán về một cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý niệm hóa phân loại và mô tả thế giới khách quan. Đây là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của trào lưu ngôn ngữ
- học tri nhận trên thế giới. Chắc rằng vấn đề này cũng liên quan không ít đến vấn đề chuyển nghĩa nói chung, vấn đề liên tưởng ẩn dụ nói riêng. Nhìn chung, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu không ít, nhưng chưa có công trình nào khảo sát nó trong các tác phẩm văn học, xét trên trục thời gian, để phát hiện những đặc điểm kế thừa, những đặc điểm sáng tạo của từng tác giả. 3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu và mục đích của luận văn 3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ nói chung cũng như phương thức ẩn dụ nói riêng biểu hiện vô cùng sinh động, không dễ gì nắm bắt hết được. Thêm vào đó, luận văn lại được định hướng là xem xét phương thức liên tưởng này trong sự phát triển của việc sử dụng ngôn từ, cho nên vấn đề lại càng rộng. Để có thể thực hiện được mục đích của mình trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ (cả về số lượng trang, cả về thời lượng), trong những điều kiện hạn hẹp của bản thân học viên (kiến thức về ngôn ngữ học, nhất là ngôn ngữ học hiện đại chưa rộng, chưa sâu), người viết luận văn xin được hạn chế vấn đề trong khuôn khổ sau đây: - Xem xét ẩn dụ tu từ (còn gọi là ẩn dụ phong cách; hay ẩn dụ hình tượng, như cách gọi của Đinh Trọng Lạc [57] ); - Khảo sát vấn đề trong ca dao trữ tình và thơ trữ tình; - Chỉ khảo sát trong 3 tác phẩm cụ thể (sẽ được nêu ở phần nguồn tư liệu nghiên cứu ở mục 0.4.2.). 3.2. Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa, mà cụ thể là phương thức ẩn dụ. Cho nên người thực hiện luận văn không đi vào những vấn đề có tính chất tranh luận như khái niệm từ trong tiếng Việt, vấn đề phân loại cấu tạo từ của tiếng Việt. Để thực hiện được mục đích chính của mình, người viết chỉ xin chọn một giải pháp nào tương đối dễ nhận diện từ đối với mọi người, nhất là đối với học sinh phổ thông. 4. Nhiệm vụ của luận văn Người viết luận văn có nhiệm vụ phải trả lời các câu hỏi sau đây: 1./ Những từ ngữ nào trong ba tác phẩm nêu trên đã tham gia vào việc thực hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ?
- 2./ Những hình ảnh nào được các tác giả (dân gian, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh) lấy làm cơ sở để thực hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ? 3./ Các tác giả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh có kế thừa phương thức ẩn dụ của ca dao hay không? Họ tiếp thu nguyên mẫu hay vừa tiếp thu vừa sáng tạo? 4./ Xuân Quỳnh có kế thừa liên tưởng ẩn dụ của Xuân Diệu hay không? 5./ Những ẩn dụ nào là hoàn toàn của riêng Xuân Diệu, của riêng Xuân Quỳnh? 5. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu Nguồn tư liệu được chọn để khảo sát phương thức ẩn dụ tu từ trong tiếng Việt là 3 tác phẩm cụ thể sau đây: - Ca dao trữ tình chọn lọc (1998) - Nxb Giáo dục (Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào sưu tầm và tuyển chọn). - Thơ tình Xuân Diệu (1983) - Nxb Đồng Nai (Kiều Văn tuyển chọn và giới thiệu). - Xuân Quỳnh thơ tình - Nxb Văn học Chúng tôi chọn mảng đề tài trữ tình, vì nghĩ rằng trong phạm vi này phương thức ẩn dụ tu từ có khả năng xuất hiện nhiều. Còn ca dao được chọn làm xuất phát điểm vì tính chất cổ xưa của nó, và còn vì đó là nơi đúc kết các biến tấu của ngôn từ dân gian. Nếu xuất phát điểm là ca dao, chúng tôi tin rằng có thể tìm thấy những điểm kế thừa cũng như sáng tạo của những thế hệ nối tiếp. Xuân Diệu rồi Xuân Quỳnh là hai trong những người nối tiếp trên trục thời gian. Tuy giữa họ về tính thời đại không hoàn toàn trùng khít nhau, về giới tính khác nhau, những rung động trong tâm hồn không như nhau, nhưng, trước hết, họ đều là những tác giả của nhiều bài thơ tình nổi tiếng, và về mặt sử dụng ngôn từ cũng như sử dụng hình ảnh có chỗ nào đó gần nhau giữa họ.
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Người thực hiện luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, mang tính phương pháp luận, như: quan sát, thống kê, phân loại, miêu tả, so sánh. Trong đó phương pháp thống kê được tiến hành cẩn thận, có cân nhắc qua 3 tác phẩm thuộc nguồn tư liệu nghiên cứu. Phương pháp so sánh cũng được vận dụng để thực hiện các bước so sánh sau: 1/- so sánh Ca dao trữ tình và Thơ tình Xuân Diệu; so sánh Ca dao trữ tình và Xuân Quỳnh thơ tình; so sánh Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình; 2/- so sánh Ca dao trữ tình - Thơ tình Xuân Diệu - Xuân Quỳnh thơ tình. 5.2.2. Người thực hiện luận văn còn vận dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa của từ, xem xét từ ngữ trong văn cảnh, ngữ cảnh; nhưng không nhằm trình bày cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Các thao tác phân tích ngữ nghĩa của từ và việc phát hiện cấu trúc ngữ nghĩa của từ chỉ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị của người viết. Tuy là vậy nhưng việc làm này vô cùng quan trọng đối với người viết, vì kết quả mà nó đưa lại tạo cơ sở cho người viết phát hiện các đường dây liên tưởng thuộc ẩn dụ. Những phát hiện cuối cùng này mới phục vụ cho mục đích của luận văn. Do đó, có thể nói, việc vận dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa của từ nhằm phát hiện các liên tưởng ẩn dụ; luận văn chỉ trình bày các liên tưởng ẩn dụ. 5.2.3. Phương pháp trắc nghiệm khách quan Để kiểm tra lại những phát hiện về các liên tưởng ẩn dụ có trong ba tác phẩm nêu trên, người viết đã thực hiện phương pháp trắc nghiệm. Đối tượng được trắc nghiệm là học sinh phổ thông trung học tại địa bàn người thực hiện luận văn đang giảng dạy. Đây là đối tượng thích hợp vì các em có một trình độ kiến thức văn học tương đối; đối với các tác phẩm nêu trên, các em đã và đang học; ngoài ra, tuổi đời của các em đủ để hiểu những khuất chiết trong tâm hồn của con người.
- 6. Ý nghĩa của đề tài và những đóng góp của luận văn 6.1. Về lý thuyết, việc nghiên cứu đề tài này giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng như văn học hiểu rõ hơn cơ chế liên tưởng ẩn dụ trong ca dao cũng như trong thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Những kết quả của luận văn có thể góp phần nào đó vào việc phát hiện và xây dựng phong cách ngôn ngữ của hai tác giả thơ nêu trên; tạo tiền đề cho việc xây dựng từ điển tác giả văn học. 6.2. Về thực tiễn, nếu luận văn được thực hiện tốt, những kết quả của nó có thể vận dụng vào giảng dạy ngữ văn ở các cấp học. Đối với giáo viên, nó sẽ là tài liệu tham khảo tốt. Đối với người học, nó sẽ giúp họ hiểu rõ hơn cơ chế liên tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm đã nêu, giúp họ cảm nhận tốt ý đồ nghệ thuật của các tác giả. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, giải thích, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát phương thức liên tưởng ẩn dụ trong Ca dao trữ tình, Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình Chương 3: So sánh cơ chế liên tưởng ẩn dụ từ Ca dao trữ tình đến Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm từ trong tiếng Việt Để có thể thuận tiện hơn cho công việc khảo sát từ ngữ tham gia vào việc thực hiện các liên tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm đã nêu, chúng tôi chấp nhận quan niệm về từ của Nguyễn Thiện Giáp [32, tr.69]. Theo quan niệm này, từ tiếng Việt có vỏ ngữ âm là một âm tiết, trên chữ viết được thể hiện bằng một khối viết liền (Cũng có nghĩa là mỗi từ được cấu tạo bởi một tiếng). Nếu xét ở góc độ phân biệt những hiện tượng trung tâm (vốn từ vựng cơ bản) và những hiện tượng ngoại biên (từ vay mượn, nhất là bằng cách phiên âm; trường hợp: bù nhìn, bồ hóng,…, với số lượng rất ít ỏi; kể cả trường hợp thường gọi là “từ láy”), có lẽ, quan niệm này phản ánh được diện mạo vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt. So với những ngôn ngữ như Pháp, Nga… thì số lượng từ có vỏ ngữ âm là một âm tiết trong tiếng Việt rất lớn. Lại nữa, nếu chấp nhận trong tiếng Việt có từ ghép như các ngôn ngữ đã nêu, thì rất nhiều trường hợp ranh giới giữa từ ghép và các tổ hợp từ không rõ ràng (như các trường hợp: hoa hồng, áo dài, nhà trẻ…). Thêm vào đó, trong các ngôn ngữ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ thường xảy ra ở những đơn vị có kích cỡ ngắn nhất. Bởi những lý do ấy mà chúng tôi tạm chấp nhận giải pháp của Nguyễn Thiện Giáp để tiện cho việc triển khai đề tài. 1.2. Những vấn đề về ngữ dụng học Để thực hiện đề tài này, chúng tôi không thể không đụng chạm đến một số vấn đề thuộc lý thuyết ngữ dụng như: nhân tố giao tiếp, chiếu vật và chỉ xuất, ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh (hiển ngôn). Về những vấn đề này chúng tôi xin lĩnh hội cách trình bày của giáo sư Đỗ Hữu Châu [14; tr.4-19], [15; tr.96-156], [11; tr.359- 414]. 1.2.1. Nhân tố giao tiếp: Nhân tố giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn.
- Ngữ cảnh bao gồm đối ngôn, hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường, ngữ huống. Đối ngôn còn gọi là người tham gia giao tiếp. Họ phải ở trong trạng thái tinh thần lành mạnh và có sự phân vai giao tiếp trong một cuộc thoại. Vì rằng giao tiếp là tương tác cho nên vai giao tiếp còn gọi là vai tương tác (bao gồm vai nói, vai nghe; còn gọi là vai phát, vai nhận). Khi giao tiếp mặt đối mặt giữa các đối ngôn thì có sự luân phiên vai tương tác, ví dụ cuộc giao tiếp trong bài ca dao1 sau: - Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng có lối, ai vào hay chưa? - Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. (54) Song cũng có những cuộc giao tiếp chỉ có một đối ngôn phát, còn đối ngôn kia nhận là chủ yếu, chẳng hạn bài ca dao sau đây: Em còn bé dại thơ ngây, Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên. Cho nên duyên chẳng vừa duyên, Có thương thì vớt em lên hỡi chàng. (187) Giao tiếp ít nhất phải có hai đối ngôn. Nhưng trên thực tế, trong nhiều trường hợp giao tiếp, vai nói vẫn là một, còn vai nghe lớn hơn hai, thậm chí hàng nghìn, hàng vạn. Trong số đó, theo chúng tôi, các tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm thơ thuộc loại giao tiếp này. Quan hệ tương tác là quan hệ giữa các đối ngôn nảy sinh trong cuộc giao tiếp. Ngoài nó, còn có quan hệ liên cá nhân, là quan hệ từ bên ngoài áp đặt lên quan hệ tương tác. Đó là những quan hệ xã hội. Khi tham gia vào giao tiếp, những quan hệ xã hội này (như tuổi tác, quyền lực, thân tình, xa lạ,…) chi phối cả nội dung, cả hình thức của cuộc giao tiếp và chuyển thành quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp. Quan hệ tương tác còn một biểu hiện nữa là quan hệ vị thế giao tiếp. Nó có tác động khởi phát, duy trì, chuyển hướng đề tài, phân phát lượt nói… của các đối ngôn trong giao tiếp. Cho nên nói tới đối ngôn còn là nói tới ý định, niềm tin, kế hoạch và các hành động thực thi kế hoạch giao tiếp. Hoàn cảnh
- giao tiếp “bao gồm tổng thể các nhân tố chính trị, địa lí, kinh tế, văn hóa, lịch sử với các tư tưởng, các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, với các thiết chế công trình, các tổ chức… tương ứng, tạo nên cái gọi là môi trường xã hội – văn hóa - địa lí cho các cuộc giao tiếp” [15; tr. 110-111]. Thoại trường hay hiện trường giao tiếp là không gian, thời gian của cuộc giao tiếp. “Khái niệm không gian ở đây chỉ nơi chốn cụ thể với những điều kiện, những trần thiết, các đồ vật, các nhân vật tiêu biểu cho một kiểu loại không gian đòi hỏi phải có một cách ứng xử bằng lời tương thích” [15; tr. 111]. Khái niệm thời gian ở đây cũng cụ thể. “Thời gian thoại trường của một không gian thoại trường đòi hỏi phải có những cách thức nói năng tương thích” [15; tr. 111]. Nói tới hoàn cảnh giao tiếp còn là nói tới hiện thực đề tài, nói tới “thế giới khả hữu” được chọn làm hệ quy chiếu cho hiện thực - đề tài của diễn ngôn. “Sự thể hiện tổng hòa các nhân tố của ngữ cảnh hình thành nên các ngữ huống liên tiếp kế tiếp nhau trong một cuộc giao tiếp” [15; tr. 154]. Ngữ huống là “những thể hiện cụ thể của hoàn cảnh giao tiếp, của thoại trường, của các đối ngôn cũng như những thể hiện cụ thể của chính các nhân tố tạo nên cuộc giao tiếp ở một thời điểm cụ thể của cuộc giao tiếp đó” [15; tr. 121]. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp ưu việt nhất, có đường kênh cơ bản là thính giác. Nó bao gồm hai đường kênh nói và viết, bao gồm các biến thể ngôn ngữ mà các đối ngôn lựa chọn để giao tiếp. Trong các biến thể của ngôn ngữ, phải hết sức lưu ý đến ngữ vực2 và đến loại thể mà theo đó hình thành các diễn ngôn phù hợp. Ngôn ngữ là phương tiện của diễn ngôn nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Nằm ngoài diễn ngôn không chỉ có ngữ cảnh (đối ngôn, hiện thực ngoài diễn ngôn…), ngôn ngữ và các biến thể được sử dụng, mà còn có ngôn cảnh. Ngôn cảnh là những diễn ngôn trước và sau diễn ngôn đang xét [15; tr. 129]. Ngôn cảnh được chia thành tiền ngôn cảnh và hậu ngôn cảnh. Trong thực tế giao tiếp, cùng một nội dung có thể được thể hiện bằng dạng nói và dạng viết. Cho nên cần phân biệt diễn ngôn nói và diễn ngôn viết. Diễn ngôn ở dạng thức viết được gọi là văn bản (text)3. Ngôn cảnh của diễn ngôn nói và văn bản có những điểm khác nhau. Diễn ngôn nói chủ yếu xuất hiện trong hội thoại, gồm rất nhiều nhân tố, ngoài những
- yếu tố thuần túy ngôn ngữ học còn có những yếu tố như: hành vi ngôn ngữ, các đơn vị hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, trọng âm, ngữ điệu,…); đồng thời nó chỉ có tiền ngôn cảnh. Ngôn cảnh của văn bản được gọi là văn cảnh. Trong văn bản, câu bao giờ cũng xuất hiện với tiền văn và hậu văn. Trở lại câu ca dao - Bây giờ mận mới hỏi đào,... - Mận hỏi thì đào xin thưa,…Yếu tố cần xem xét ở đây là mận, đào. Tiền văn của mận là bây giờ, hậu văn là hỏi đào. Còn tiền văn của đào là mận hỏi, hậu văn là xin thưa. Nhờ việc xác định này mà ta hiểu được rằng hiện thực - đề tài của văn bản này không phải là nói về hai sự vật mận và đào, mà nói về chuyện tìm hiểu của đôi trai gái thuộc đề tài tình yêu. Văn cảnh, nói chung, có tính chất tĩnh, chứ không có tính chất động như ngôn cảnh của diễn ngôn nói. Thuộc văn cảnh còn có các văn bản viết về cùng một hiện thực - đề tài, nói rộng ra là tất cả các văn bản thuộc cùng một thể loại ở một thời điểm nhất định của lịch sử. Do đó “liên văn bản là một đặc tính của văn cảnh của văn bản” [15; tr.131]. Diễn ngôn là gì? Trước khi đi vào khái niệm diễn ngôn, chúng ta sơ lược nói về câu và phát ngôn. Câu là một tổ chức tuyến tính các đơn vị từ vựng theo những quy tắc kết học. Có câu trừu tượng, thuộc hệ thống. Câu hệ thống được hiện thực hóa bằng những câu cụ thể, có nghĩa là câu được làm đầy bởi các đơn vị từ vựng. Phát ngôn là những câu cụ thể được dùng trong những ngữ cảnh cụ thể, trong những cuộc giao tiếp cụ thể. Nó là biến thể của câu. Một câu tồn tại trong vô số phát ngôn xuất hiện trong những ngữ cảnh khác nhau. Trên thực tế sử dụng ngôn ngữ, chúng ta chỉ gặp các phát ngôn [15; tr.136-137]. Diễn ngôn là bộ phận hợp thành sự kiện lời nói và tổ hợp các sự kiện lời nói4 hình thành một cuộc giao tiếp. Các chức năng giao tiếp được thực hiện bằng các diễn ngôn và cụ thể hóa thành các thành phần diễn ngôn. Diễn ngôn có hình thức và nội dung riêng, xuất hiện giữa tiền ngôn cảnh và hậu ngôn cảnh (đối với diễn ngôn viết). Hình thức của nó được tạo bằng các yếu tố ngôn ngữ (các đơn vị từ vựng, các quy tắc cú pháp…), các hành vi ngôn ngữ để chuyển các câu thành các phát ngôn và những yếu tố kèm lời và phi lời (động tác, cử chỉ…) được dùng khi nói ra phát
- ngôn, nói ra diễn ngôn. Nội dung của diễn ngôn có hai thành phần: thông tin và liên cá nhân5. Hai thành phần này thống nhất với nhau, thể hiện các đích khác nhau. Các đích này là sự cụ thể hóa các chức năng giao tiếp thuộc diễn ngôn, cũng chính là sự cụ thể hóa ý định của người tham gia đặt ra trong giao tiếp. Hiểu đúng, giải thuyết đúng một diễn ngôn không có nghĩa là chỉ hiểu và giải thuyết đúng nội dung thông tin, nội dung miêu tả, mà nhất thiết còn phải hiểu, và giải thuyết đúng nội dung liên cá nhân của diễn ngôn [15; tr.136-155]. Toàn bộ các nhân tố giao tiếp nêu trên, đặc biệt là ngữ cảnh, phải trở thành hiểu biết chung của những người tham gia giao tiếp. Trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào, các nhân vật tham gia giao tiếp cũng “chỉ huy động bộ phận hiểu biết” cần yếu hữu quan “với hiện thực- đề tài của diễn ngôn”, bộ phận hiểu biết quan yếu này sẽ trở thành kiến thức nền đối với một diễn ngôn hay một sự kiện lời nói nào đó có tính bộ phận của cuộc giao tiếp. Chẳng hạn để hiểu thuyền và bến trong câu ca dao sau đây được quy chiếu về sự vật nào trong hiện thực - đề tài của diễn ngôn: Thuyền đi để bến đợi chờ Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau. (428) người tiếp nhận phải có kiến thức nền là: 1/ câu ca dao này thuộc loại cổ, ra đời từ xa xưa; 2/ thời ấy, nói chung, có thể thuộc xã hội phong kiến; 3/ quan niệm sống của thời ấy là nam nhi chí tại bốn phương, còn nữ nhi thì tề gia nội trợ. Nhờ vào hậu văn của thuyền là đi, và nhất là hậu văn của bến là đợi chờ, ta biết thuyền và bến ở đây được dùng để chỉ người. Thêm vào đó ta còn hiểu biết đặc điểm của thuyền là có khả năng di động, và thường được di chuyển từ nơi này đến nơi khác, lênh đênh trên sóng nước, khắp bốn phương trời. Còn bến là vật ở yên một chỗ, dù có bị dời địa điểm thì sự vật bến cũng có tính chất bất di bất dịch. Đây cũng là những kiến thức nền. Dựa vào nó, ta thiết lập được mối liên tưởng giữa hình ảnh thuyền với người con trai, còn hình ảnh bến được liên tưởng với người con gái. Trên cơ sở tạo lập được những hiểu biết chung với tác giả dân gian, chúng ta nắm bắt được thông điệp mà họ đã gửi gắm vào câu ca dao này. Nên
- nhớ rằng có những kiến thức nền mang tính trường tồn, có những kiến thức mang tính thời đoạn; có những hiểu biết mang tính dân tộc, có những hiểu biết thuộc về một cộng đồng người ở khu vực hẹp nào đó. Người tiếp nhận diễn ngôn hay văn bản, phải biết rõ điều đó. Vì vậy, để có thể hiểu tốt một diễn ngôn hay văn bản, nhất là văn bản văn học, người tiếp nhận phải có vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng, nhờ vào việc học tập trong sách vở và trong đời sống nói chung. 1.2.2. Chiếu vật và chỉ xuất Việc nghiên cứu phương thức ẩn dụ cũng có liên quan đến các khái niệm chiếu vật và chỉ xuất. 1.2.2.1. Khái niệm chiếu vật. Như trên đã nói, một câu khi được làm đầy bởi các từ ngữ đã gắn với ngữ cảnh thì nó sẽ trở thành phát ngôn. Quan hệ giữa phát ngôn (diễn ngôn) với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh của nó được gọi là sự chiếu vật (reference, référence, cũng được gọi là sự sở chỉ) [15; tr.186]. Nhờ chiếu vật mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh, từ đó ta có cơ sở đầu tiên để xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực hiện chức năng giao tiếp. Trong một phát ngôn thường có một hay một số biểu thức chiếu vật. Mỗi biểu thức chiếu vật được dùng để chỉ một yếu tố nào đó nằm trong bộ ba: đối ngôn, hoàn cảnh giao tiếp và thoại trường hợp thành ngữ cảnh của phát ngôn đó được nói tới trong phát ngôn đó…Các biểu thức chiếu vật là những cái neo mà phát ngôn thả vào ngữ cảnh để móc nối nó với ngữ cảnh [15;tr.187]. Một biểu thức chiếu vật có thể có một nghĩa chiếu vật, chẳng hạn những tên riêng… Song tuyệt đại đa số các biểu thức chiếu vật như: tôi, chúng ta, cái nhà này… tùy theo ngữ cảnh mà sự vật được quy chiếu sẽ thay đổi. Trường hợp này được gọi là chiếu vật linh hoạt hay không duy nhất. Song chiếu vật không phải là việc tự thân của ngôn ngữ. Con người làm cái việc ấy. George Yule khẳng định rằng Quy chiếu (reference) là hành động người nói / viết dùng các hình thái ngôn ngữ giúp người nghe / đọc xác định (identify) được một sự vật nào đó [126; tr.9]. Vậy có thể hiểu chiếu vật như là hành vi ngôn ngữ. Người nói là người thực hiện hành vi chiếu vật. Song người
- nghe cũng không hoàn toàn thụ động, vô can. Rõ ràng rằng người nói phải thực hiện hành vi chiếu vật là vì lợi ích của người nghe, người đọc, chứ không vì người nói. Vì khi nói ra một lời nào đó, người nói đã biết rõ vật mà mình muốn người nghe quy chiếu; họ đã biết rõ mình muốn nói gì. Có nghĩa là hành vi chiếu vật, giống như những hành vi nói năng khác, cũng nằm trong ý định của người nói và người nói cũng có niềm tin đối với người nghe. Người nghe chính là chỗ dựa để người nói xây dựng nên những niềm tin về khả năng nhận biết được sự vật được quy chiếu qua biểu thức chiếu vật người nói sử dụng. Tổng những niềm tin về khả năng nhận biết sự vật được quy chiếu là một bộ phận trong những bộ phận tạo nên hình ảnh tinh thần - người nghe mà người nói tạo ra trong giao tiếp [15; tr. 105]. Có một điều cần lưu ý rằng không phải bao giờ người nghe, người đọc cũng nhận biết ngay được vật quy chiếu thông qua biểu thức quy chiếu. Việc nhận biết ngay chiếu vật chỉ có thể xảy ra khi giao tiếp trực diện nhờ vào biểu thức chiếu vật cùng với những yếu tố đi kèm ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ. Nếu không có những điều kiện này thì người nghe, người tiếp nhận phải suy ý từ biểu thức chiếu vật để nhận biết sự vật được quy chiếu chính xác là sự vật nào. Song người nói nêu ra sự vật được quy chiếu không chỉ để cho đối ngôn của mình nhận biết mình đang nói đến sự vật nào mà là còn để nói cái gì đó về nó, cũng là để báo cho đối ngôn của mình biết rằng mình sẽ nói cái gì về nó. Điều đó có nghĩa là lập cho sự vật được quy chiếu một vị ngữ, đưa ra một “thuyết” nào đó về nó. Hành vi chiếu vật và hành vi lập vị ngữ bao giờ cũng đi đôi với nhau trong việc tạo nên lõi mệnh đề của các phát ngôn. Như vậy thao tác suy ý ở người nghe bao gồm suy ý để nhận biết ý định chiếu vật, mục đích chiếu vật và sự vật được quy chiếu của người nói qua biểu thức chiếu vật [15; tr.197]. Đóng vai trò nghĩa chiếu vật ngoài sự vật, còn có cả đặc tính, quan hệ, sự kiện, hoạt động. Đặc tính, quan hệ, sự kiện được chiếu vật khi người nói có ý định cho người nghe (người đọc) biết đặc tính, quan hệ, sự kiện nào đang được nói tới. Tất nhiên sự vật thường được chiếu vật hơn cả. Bởi vì chúng là nơi xuất phát các hoạt động, quá trình, cũng là nơi quy tụ các đặc điểm, tính chất, trạng
- thái; và còn vì không chiếu vật chúng thì sẽ không có căn cứ để lập vị ngữ. Đến đây sẽ có một câu hỏi đặt ra là khi nào thì sự vật, đặc tính, quan hệ, sự kiện đóng vai trò cái được chiếu vật, khi nào thì được dùng không ở chức năng chiếu vật (cũng còn được gọi là những trường hợp được dùng trong chức năng thuộc ngữ (attributive) [15; tr201]. Điều này có thể được phân biệt như sau: Sự vật (đặc điểm, quá trình, sự kiện) khi được dùng trong chức năng chiếu vật, chúng được quan niệm như những thực thể tự mình, có ranh giới và có những thuộc tính đặc thù. Sự vật khi được dùng trong chức năng thuộc ngữ thì cũng là được dùng theo lối hoán dụ. Lúc này sự tồn tại của chúng như những thực thể không còn quan yếu nữa, chúng được nêu ra chỉ đại diện cho những thuộc tính cần được nêu ra trong giao tiếp mà thôi. Trong chức năng chiếu vật, sự vật chính là sự vật. Trong chức năng thuộc ngữ, sự vật trở thành tín hiệu cho những thuộc tính quan yếu đối với một phát ngôn nào đó [15; tr.206]. Vậy hành vi chiếu vật được thực hiện trong điều kiện nào? Điều kiện tiên quyết để thực hiện hành vi chiếu vật là xác lập thế giới khả hữu - hệ quy chiếu. Sự vật phải tồn tại trong thế giới khả hữu mà người nói đã chọn làm hệ quy chiếu cho diễn ngôn của mình [15; tr. 206-212]. Muốn trở thành hệ quy chiếu thì thế giới khả hữu trong đó định vị sự vật được nói tới phải là thế giới đã biết đối với các đối ngôn, nhất là đối với đối ngôn nghe. Điều này có nghĩa là thế giới ấy đã được nhận thức, được chấp nhận làm cơ sở cho những điều đã nói tới trong diễn ngôn. Như vậy, để thực hiện sự chiếu vật và để nhận biết hiệu quả của sự chiếu vật, người nói và người nghe phải dựa vào những điều kiện nhất định, phải hành động chiếu vật và hành động của họ bị chi phối bởi những quy tắc nhất định nào đó. Những điều kiện và những quy tắc đó thuộc ngữ cảnh và thuộc ngữ năng giao tiếp (tức năng lực sử dụng ngôn ngữ để thực hiện hoạt động giao tiếp) của người nói và người nghe. 1.2.2.2. Các phương thức chiếu vật Phương thức chiếu vật là tổ chức các kiểu biểu thức chiếu vật nhờ chúng
- mà người nói thực hiện sự chiếu vật và người nghe suy ra nghĩa chiếu vật [15; tr.213]. Các sách ngữ dụng học thường giới thiệu ba phương thức chiếu vật sau đây: tên riêng; biểu thức miêu tả; chỉ xuất. Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Tên chung là tên của cả một loại sự vật và cho tất cả các cá thể sự vật kể cả tính chất, trạng thái, vận động trong cùng một loại. Bất cứ cá thể nào trong loại cũng được gọi bằng một tên chung (danh từ chung). Các loại danh từ chung đảm nhiệm vai trò tạo ra các biểu thức miêu tả khác nhau, ít nhiều có liên quan đến sự chiếu vật cá thể, sự chiếu vật một số và chiếu vật loại. Biểu thức cơ bản trong các biểu thức miêu tả là biểu thức xác định. Biểu thức này chủ yếu là các cụm danh từ. Ở tiếng Việt, sau danh từ chung chỉ dẫn chiếu vật của một biểu thức chiếu vật xác định thường có những yếu tố miêu tả khác nhằm “tách sự vật ra khỏi các sự vật đồng loại khác” trong thế giới khả hữu được chỉ dẫn bởi danh từ chung. Việc đưa yếu tố miêu tả nào vào biểu thức miêu tả không chỉ tùy thuộc vào ý định miêu tả của người nói, mà còn tùy thuộc vào khả năng dự đoán của người nói, vào hiểu biết của đối ngôn đã có về sự vật, vào mức độ, phương diện của sự vật, dự đoán là đối ngôn quan tâm, và còn tùy thuộc vào mục đích, chiến lược giao tiếp mà người nói theo đuổi. Một sự vật - nghĩa chiếu vật được xem là xác định (và biểu thức tương ứng với nó là biểu thức xác định) khi nó đã được định vị trong thế giới khả hữu - hệ quy chiếu và nó có tính duy nhất trong thế giới hệ quy chiếu đó. Tính duy nhất của sự vật xác định không đồng nhất với tính cá thể. Có khi một cá thể là duy nhất, cũng có khi một tập hợp cá thể là duy nhất. Tính đã biết và tính duy nhất của ý nghĩa xác định có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên tính duy nhất của sự vật phải được hiểu là duy nhất được nhận thức bởi các đối ngôn trong một cuộc giao tiếp nhất định. Cũng có trường hợp “duy nhất” được hiểu theo quan hệ toàn bộ và bộ phận. Có những bộ phận hợp thành một cách tất yếu một sự vật toàn bộ nào đó, chẳng hạn người thì nhất định phải có đầu, mình, chân, tay. Khi nhắc tới bộ phận bất khả li duy nhất của một sự vật - hệ chiếu vật nào đó, bộ phận đó thường cũng được chiếu vật bởi biểu thức miêu tả xác định. Còn khi biểu thức không xác định
- được dùng tức là người nói muốn nhấn mạnh đến tính chất không phải duy nhất của bộ phận đó đối với sự vật toàn bộ [15; tr.221-239]. Chỉ xuất (deictics hay indexicals) là thuật ngữ trong tiếng Việt dùng để dịch thuật, ngữ ngôn ngữ học quốc tế deictics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là chỉ trỏ. Trong giao tiếp, ta có thể dùng tay để chỉ vào sự vật mà mình muốn nói đến để đối ngôn có thể nhận biết chính xác. Việc dùng tay để chỉ vào sự vật được gọi là sự trực chỉ. Trực chỉ có rất nhiều hạn chế, không phải lúc nào cũng có thể chỉ trỏ được. Hơn nữa, tay không phải là yếu tố ngôn ngữ, cho nên trực chỉ không đảm nhiệm được chức năng chiếu vật của ngôn ngữ. Từ đó ta thấy rằng trong ngôn ngữ chỉ có phương thức chỉ xuất, chứ không có phương thức trực chỉ. Chỉ xuất có nghĩa là dùng những phương tiện ngôn ngữ sẵn có để tách vật được quy chiếu khỏi các cá thể trong cùng loại. Đối với phương thức chỉ xuất, trực chỉ chỉ là phương tiện kèm ngôn ngữ trong giao tiếp mặt đối mặt. Chỉ xuất được thực hiện bằng con đường định vị: định vị xưng hô, định vị không gian và định vị thời gian. Định vị là chỉ rõ vị trí không gian, thời gian của sự vật, sự kiện, hiện tượng được nói tới. Định vị không gian và thời gian bao giờ cũng phải có tọa độ mốc, làm chuẩn. Đó chính là không gian, thời gian mà trong đó cuộc thoại đang diễn ra. Sự định vị lấy không gian, thời gian hội thoại làm mốc là định vị chủ quan. Ngoài ra có định vị theo nhận thức, định vị khách quan [14; tr.17-18]. Thực ra hai loại định vị này vẫn lấy định vị chủ quan làm cơ sở. Thêm vào đó còn có định vị trong ngôn bản. Bằng các phép thế đại từ, chúng ta có thể định vị sự vật, sự kiện theo ngôn bản. Loại định vị này có hai dạng: hồi chỉ và khứ chỉ. Dạng hồi chỉ là định vị theo sự vật, sự việc đã nói trong tiền ngôn bản. Dạng khứ chỉ là định vị theo những ngôn bản tiếp theo ngôn bản đang xem xét [14; tr.19]. 1.2.3. Ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn [11; tr.359-414] Như trên đã nói không phải lúc nào người nghe, người đọc cũng nhận ra ngay chiếu vật. Có lúc họ buộc phải dùng thao tác suy ý từ những biểu thức chiếu vật mới nhận biết được. Bởi vì một phát ngôn, ngoài cái ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ vào các yếu tố ngôn ngữ, còn có rất nhiều ý nghĩa khác mà chúng ta phải
- thực hiện các thao tác suy ý khi dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận… mới nắm bắt được chúng. Chúng ta gọi ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại là ý nghĩa tường minh (hiển ngôn). Còn các ý nghĩa nhờ vào suy ý mới nắm bắt được sẽ được gọi là ý nghĩa hàm ẩn [11; tr.359]. Có ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học, nếu xét ở góc độ bản chất của chúng. Bởi vì ý nghĩa của một phát ngôn gồm nội dung mệnh đề (nội dung miêu tả, nội dung sự vật) và các nội dung thuộc ngữ dụng học. Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với nội dung mệnh đề đó. Nó chỉ có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu thị nội dung mệnh đề. Ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các quy tắc ngữ dụng học như quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại…[11; tr. 362]. Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học còn được phân thành hai loại: tiền giả định (presuppostion - kí hiệu pp) và các hàm ngôn (implicitation – kí hiệu imp). Và như vậy, chúng ta cũng sẽ có các loại: tiền giả định nghĩa học và tiền giả định dụng học; hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn dụng học. Theo Đỗ Hữu Châu, hàm ngôn ngữ nghĩa có cơ sở là các lẽ thường. Cho nên có thể gọi hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn lập luận (hay còn gọi là hàm ngôn mệnh đề). Hàm ngôn ngữ dụng là những hàm ngôn có được do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (bao gồm quy tắc chỉ xuất, chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc hội thoại, mà quan trọng nhất là phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice6). Tiền giả định là những hiểu biết cần thiết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, là những hiểu biết chung giữa người nói và người nghe, dựa vào chúng người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; suy ra từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó. Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 305 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 124 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn