Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội trong tiếng Tày
lượt xem 5
download
Qua việc tìm hiểu hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội trong tiếng Tày, luận văn nhằm miêu tả một nhóm từ ngữ chỉ những sự vật hiện tượng đặc sắc trong văn hóa truyền thống Tày, đồng thời hướng tới một cuốn từ điển văn hóa Tày trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội trong tiếng Tày
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ THỦY CÁC TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG TẬP TỤC VÀ LỄ HỘI TRONG TIẾNG TÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ THỦY CÁC TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG TẬP TỤC VÀ LỄ HỘI TRONG TIẾNG TÀY Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 60.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG THÁI NGUYÊN - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nông Thị Thủy i
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy Tạ Văn Thông, người đã hướng dẫn viết luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, khoa Sau đại học, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên Cao học Ngôn ngữ K23 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và viết luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả Nông Thị Thủy ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 5. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 4 6. Bố cục .............................................................................................................. 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ....... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 5 1.1.1. Những nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa ...................................... 5 1.1.2. Những nghiên cứu về dân tộc Tày và tiếng Tày ở Việt Nam.................... 9 1.1.3. Những nghiên cứu về tập tục và lễ hội của người Tày............................ 11 1.2. Cơ sở lí thuyết ........................................................................................... 12 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................ 12 1.2.2. Cơ sở văn hóa học ................................................................................... 26 1.2.3. Một số nét về người Tày, văn hóa Tày và tiếng Tày ............................... 37 1.2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 42 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA CÁC TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG TẬP TỤC VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI TÀY ..................................... 44 2.1. Khái quát về các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội của người Tày ..................... 44 2.2. Các đơn vị có hình thức là từ...................................................................... 46 2.3. Các đơn vị có hình thức là ngữ ................................................................... 51 2.3.1. Danh ngữ ................................................................................................. 51 iii
- 2.3.2. Động ngữ ................................................................................................. 53 2.3.3. Tính ngữ................................................................................................... 55 2.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 56 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG TẬP TỤC VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI TÀY ..................................... 57 3.1. Các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội của người Tày và sự phản ánh văn hóa truyền thống ....................................................................................................... 57 3.2. Sự phân loại và một số đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc trường tập tục của người Tày............................................................................. 61 3.2.1. Khái quát về các từ ngữ thuộc trường tập tục ......................................... 61 3.2.2. Sự phân loại các từ ngữ thuộc trường tập tục .......................................... 62 3.3. Sự phân loại và một số đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc trường lễ hội của người Tày .............................................................................. 75 3.3.1. Khái quát về các từ ngữ thuộc trường lễ hội ........................................... 75 3.3.2. Sự phân loại các từ ngữ thuộc trường lễ hội ........................................... 77 3.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 80 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 84 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội xét theo hình thức .......................... 45 Bảng 2.2: Các từ chỉ tập tục và lễ hội xét theo hình thức.................................. 50 Bảng 2.3: Các ngữ chỉ tập tục và lễ hội xét theo hình thức............................... 55 Bảng 3.1: Các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội xét theo ngữ nghĩa ......................... 60 Bảng 3.2: Các từ ngữ thuộc trường tập tục xét theo ngữ nghĩa ........................ 71 Bảng 3.3: Các từ ngữ thuộc trường lễ hội xét theo ngữ nghĩa .......................... 78 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, sự tìm hiểu những từ ngữ trong các trường nghĩa - những từ ngữ được liên kết với nhau nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa chung, là một công việc rất có ý nghĩa, cần sự quan tâm đặc biệt. Có thể nói đây là công việc đầu tiên khi người nghiên cứu và người học tiếng, khi tiếp xúc với một ngôn ngữ. Trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam, 53 dân tộc thiểu số có vốn văn hóa truyền thống rất phong phú, đa dạng. Lễ hội và tập tục là những nét làm nên cái riêng biệt, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Những đặc trưng văn hóa này được ghi nhận trong các từ ngữ thuộc thuộc trường tập tục và lễ hội. 1.2. Người Tày có số dân lớn nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1.626.392 người - tính đến ngày 1/4/2009), đứng thứ hai sau dân tộc Kinh. Văn hóa của người Tày đã góp phần đáng kể tạo nên sự đa dạng, phong phú trong vườn hoa nhiều hương sắc của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Trong vốn văn hóa có bản sắc rất riêng này, không thể không kể đến ngôn ngữ, một yếu tố cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện quan trọng để lưu giữ và truyền bá các hình thái văn hóa tinh thần quan trọng nhất của dân tộc Tày. Đặc biệt, tiếng Tày đã được dùng để lưu giữ và truyền lại những hình thái văn hóa tinh thần, trong đó có lễ hội (lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện; hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên…); tập tục (những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác). Các hình thái văn hóa này (lễ hội, tập 1
- tục) rất gần nhau, thậm chí có những điểm giao nhau. Nghiên cứu các từ ngữ phản ánh các hình thái trên qua ngôn ngữ, trước hết là để hiểu rõ hơn về những giá trị của những nét văn hóa Tày nói chung, qua đó hiểu biết thêm về vẻ đẹp của tiếng Tày, góp phần tôn vinh vốn văn hóa vô giá trong đó có ngôn ngữ của dân tộc này. 1.3. Bản thân tác giả là người con của dân tộc Tày, sinh ra và được nuôi dưỡng trong cái nôi văn hóa Tày, hiện đang sống và làm việc tại trường THPT Bản Ngà, xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, khu vực có nhiều dân tộc thiểu số đang sinh sống như dân tộc Dao, Mông, Sán Chay, Lô Lô, Tày, Nùng,... Xuất phát từ những lo lắng trước tình trạng nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của nhiều dân tộc thiểu số (trong đó có dân tộc Tày) hiện đang bị mai một, pha tạp, tác giả có nguyện vọng góp một phần sức lực trong việc tìm hiểu nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hóa của dân tộc mình, qua việc tìm hiểu các từ ngữ phản ánh tập tục, lễ hội của người Tày. Chính vì những lí do trên, đề tài “Các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội trong tiếng Tày” được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc tìm hiểu hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội trong tiếng Tày, luận văn nhằm miêu tả một nhóm từ ngữ chỉ những sự vật hiện tượng đặc sắc trong văn hóa truyền thống Tày, đồng thời hướng tới một cuốn từ điển văn hóa Tày trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về ngôn ngữ học, văn hóa có liên quan đến tập tục và lễ hội - Thu thập tư liệu từ ngữ về tập tục và lễ hội qua sách vở, điền dã - Khảo sát, thống kê - phân loại và miêu tả các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội trong tiếng Tày. 2
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội của người Tày, ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; xã Huy Giáp, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Tư liệu nghiên cứu: được thu thập qua lời nói hàng ngày của người Tày, bằng cách phỏng vấn qua các cuộc điền dã. Một số văn bản khác: sách cúng, tác phẩm văn chương… cũng được sử dụng làm tư liệu nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hình thức và ngữ nghĩa của những từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội của người Tày. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã Phương pháp này được sử dụng để thu thập các ngữ liệu phong phú và đáng tin cậy bằng cách nghe, ghi trực tiếp các cứ liệu từ vựng trong sinh hoạt hàng ngày của người Tày; chụp ảnh, phỏng vấn để khai thác vốn từ ngữ và cách hiểu (gồm cả sự liên tưởng) đối với các tập tục và lễ hội. 4.2. Phương pháp thống kê - phân loại Phương pháp này được sử dụng khi khảo sát, để tìm ra quy luật xuất hiện của các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội trong tiếng Tày, theo những mục đích miêu tả, phân tích và đánh giá khác nhau. 4.3. Phương pháp miêu tả Được sử dụng với các thủ pháp phân tích và tổng hợp, nhằm chỉ ra những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm định danh sự vật và một số nét văn hóa (được thể hiện một phần qua ngôn ngữ) của người Tày. Ngoài ra, tác giả luận văn sẽ tham khảo cách nhìn nhận của Văn hóa học, đặc biệt là phong tục tập quán, quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của người Tày, khi giải thích các nét văn hóa của người Tày được phản ánh qua các từ ngữ về tập tục và lễ hội trong tiếng Tày. 3
- 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Ý nghĩa khoa học - Tác giả hi vọng luận văn này sẽ góp thêm tư liệu cho nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa nói chung. - Ngoài ra, luận văn có thể còn góp một số kinh nghiệm nhìn nhận một số đặc điểm trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số từ góc nhìn văn hóa. - Luận văn cũng bổ sung cách nhìn nhận trong nghiên cứu các tập tục, lễ hội của người Tày. Đặc biệt, luận văn có thể cung cấp những tư liệu cho việc khái quát hóa những đặc trưng tập tục, lễ hội của người Tày. 5.2. Ý nghĩa thực tế - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo về cấu trúc chung cho việc biên soạn một công trình tra cứu mang tính bách khoa về văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam, là động lực thúc đẩy việc biên soạn loại công trình này trong tương lai. - Luận văn có thể dùng để tham khảo trong giáo dục, là một cơ sở giúp cho bạn đọc, thuộc những dân tộc khác nhau tìm hiểu về vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam, cũng như một dân tộc cụ thể - người Tày. Từ đó, độc giả thấy được khái quát sự thống nhất trong đa dạng, nét đặc sắc trong bức tranh muôn màu văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam. - Luận văn có thể giúp cho việc nâng cao sự trân trọng, ý thức gìn giữ và phát triển, đối với văn hóa cổ truyền của người Tày. 6. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Chương 2: Đặc điểm hình thức của các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội của người Tày. Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội của người Tày. 4
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã có các công trình nghiên cứu, các giáo trình về trường từ vựng, ngữ nghĩa ở nhiều mức độ khác nhau: Có thể kể đến một số công trình sau: - Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo Dục, H. - Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. - Mai Ngọc Chừ (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. - Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. - Nguyễn Thiện Giáp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. Trong nghiên cứu các trường từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, không thể không kể đến các công trình có thể xem là tiêu biểu của các tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp. - Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999) gồm 312 trang, được chia năm phần riêng có liên kết chặt chẽ với nhau theo trục “từ vựng - ngữ nghĩa”. Phần Mở đầu, Phần thứ nhất và Phần thứ hai nghiên cứu các đơn vị từ vựng như những chỉnh thể hình thức (phần I) và ý nghĩa (phần II) - cũng là sự nghiên cứu các đơn vị tách biệt của từ vựng; Phần thứ ba và thứ tư nghiên cứu toàn bộ từ vựng như hệ thống của những đơn vị tách biệt trên; Và Phần thứ năm có tính chất là phần ứng dụng và thử nghiệm. Trong cuốn giáo trình đồ sộ này, Đỗ Hữu Châu đã dành ra cả chương IX thuộc Phần thứ ba - hệ thống từ vựng hệ thống ý nghĩa để nói về các trường nghĩa. Trong chương IX tác giả đã nêu khái niệm “trường nghĩa” và cách phân 5
- loại các trường nghĩa căn cứ vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ học mà F.de Saussure đã chỉ ra là quan hệ hình tuyến (quan hệ ngang) và quan hệ trực tuyến (quan hệ dọc), theo đó chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến). Trong trường nghĩa dọc có hai trường nghĩa nhỏ là trường biểu vật và trường biểu niệm. Phối hợp trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc, ta có trường nghĩa liên tưởng. - Cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp - chủ biên, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2010) cũng dành sự chú ý cho trường từ vựng - ngữ nghĩa. Cụ thể: Trong Chương bốn: Từ vựng, Mục B: Ý nghĩa của từ và ngữ, VII - Trường nghĩa (trang 108 - 112), tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã trình bày một số cách hiểu về trường nghĩa như sau: Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Mục đích cơ bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu: a, Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là L.Weisgerber và J.Trier. Hai ông chịu ảnh hưởng nhiều của học thuyết về “hình thái bên trong của ngôn ngữ” của H.Humbold mà theo quan niệm của tác giả này, là cái phản ánh “tinh thần” của một dân tộc nào đó. Đây là một quan điểm có những hạn chế nhất định khi nhìn nhận mối quan hệ giữa trường khái niệm và trường từ vựng, tức là bình diện nội dung và bình diện biểu hiện. b, Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học.Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa. 6
- Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ có thể được phân biệt thành những kiểu khác nhau: - Trường từ vựng - ngữ pháp - Trường cấu tạo từ - Trường từ vựng - cú pháp Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là cái được gọi là “nhóm từ vựng - ngữ nghĩa”. Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa có thể rất khác nhau. Chẳng hạn, có thể dựa vào sự tồn tại của các từ biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung hòa. Bên cạnh những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa với các từ khái quát như trên, người ta còn tập hợp các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa trên cơ sở một khái niệm chung có mặt ở trong mỗi một từ của nhóm này. Có người còn xếp cả từ loại và các tiểu loại của một từ loại vào những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, bởi cho rằng các từ thuộc một từ loại hoặc một tiểu loại cũng có cùng ý nghĩa khái quát chung. Những loạt đồng nghĩa, trái nghĩa thực chất cũng là một kiểu đặc biệt của các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa. Đặc biệt, một số tác giả cũng coi là trường nghĩa cả những kết cấu ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa. Giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa thường có một yếu tố ngữ nghĩa chung, tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa. Toàn bộ các nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất.... Ngoài ra phải kể đến một số công trình tiêu biểu như: - Năm 1973, Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa. - Năm 1975, Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường và việc nghiên cứu từ vựng. Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa. Trường từ vựng ngữ nghĩa được chia 7
- làm bốn loại, căn cứ vào các loại ý nghĩa của từ bao gồm: trường nghĩa biểu vật; trường nghĩa biểu niệm; trường nghĩa tuyến tính; trường nghĩa liên tưởng. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt. Đặc biệt, trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu tác phẩm văn học. Ví dụ một số công trình tiêu biểu như: - Năm 1988, Nguyễn Đức Tồn có luận án PTS Trường từ vựng bộ phận cơ thể người. - Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh có luận án PTS Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật. - Năm 1999, Đinh Thị Oanh bảo vệ luận văn Thạc sĩ Cấu trức ngữ nghĩa của vị từ thuộc trường “thực vật”. - Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt. ở chương thứ 8 đã chỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của trường gọi thực vật. - Năm 2007, Đỗ Thị Kim Liên có bài báo Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt (Đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống; số 6 (140) - 2007). - Năm 2007, Phan Thị Thúy Hằng bảo vệ luận văn Thạc sĩ Trường từ vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt. - Năm 2008, Lê Thị Thanh Nga bảo vệ luận văn Thạc sĩ Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi. - Năm 2009, Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến có bài báo Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 (165) - 2009). - Năm 2010, Trần Thị Mai có bài báo Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2 (171+172) - 2010) 8
- ... Như vậy, có thể thấy trường từ vựng, ngữ nghĩa là những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học rất chú ý tìm hiểu. Lý thuyết trường được vận dụng vào nghiên cứu với vai trò là cơ sở để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau: chỉ ra các đặc trưng văn hóa và mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy; đặc điểm từ vựng của ngôn ngữ; ngôn ngữ thơ... Những phương diện này cũng được chú ý trong tiếng Việt. 1.1.2. Những nghiên cứu về dân tộc Tày và tiếng Tày ở Việt Nam 1.1.2.1. Những nghiên cứu về dân tộc Tày Nguồn gốc, các đặc điểm văn hoá của dân tộc Tày đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà dân tộc học. Có thể kể đến một số công trình đã được hoàn thành có liên quan đến dân tộc Tày như sau: - Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H. - Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, H. - Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa, H. - Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình của các dân tộc Tày, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. - Nguyễn Chí Huyên (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H. - Hoàng Tuấn Nam, Bế Thanh Tuyền (2001), Việc dựng vợ gả chồng của người Tày Cao Bằng, Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Cao Bằng. … Văn nghệ dân gian Tày cũng là một lĩnh vực hấp dẫn đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể kể đến các tác phẩm: 9
- - Nông Minh Châu, Vi Quốc Bảo(1963), Dân ca đám cưới Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, H. - Triều Ân (1994), Ca dao Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. - Triều Ân (1994), Truyện thơ Nôm Tày, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. - Hoàng Ngọc La (chủ biên) (2000), Văn hóa dân gian Tày, Sở văn hóa Thông tin Thái Nguyên, TN. - Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Tày, NXB Văn hóa dân tộc, H. - Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, H. ……. Các công trình trên cho thấy các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến lịch sử phát triển của dân tộc Tày cùng với vốn văn hóa tinh thần phong phú của họ. Có thể xem các tác phẩm như vậy đã góp phần quan trọng trong việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa quý báu ở một tộc người, để cho người đời nay và mai sau được biết và trân trọng. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về tiếng Tày Tiếng Tày thuộc nhóm Tày - Thái trung tâm, dòng Tày - Thái, họ Tai - Ka đai, là ngôn ngữ của một dân tộc có số dân đông nhất sau dân tộc Kinh, là phương tiện giao tiếp ngôn ngữ của các đồng bào ở miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang... Tiếng Tày đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt của các trí thức Tày. Có thể kể đến một số công trình về tiếng Tày đã được hoàn thành như sau: - Nguyễn Hàm Dương (1970), Chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng, Ngôn ngữ, số 1. - Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí (1971), Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb Khoa học xã hội, H. 10
- - Nguyễn Minh Thuyết, Lương Bèn, Nguyễn Văn Chiến (1971), Góp ý về việc cải tiến chữ Tày - Nùng, Ngôn ngữ, số 2, H. - Đoàn Thiện Thuật (1972), Hệ thống ngữ âm tiếng Tày - Nùng, Tìm hiều ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam - T1, Viện Ngôn ngữ học, H. - Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (1984), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Khoa học xã hội, H. - Cung Văn Lược (1992), Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Việt Nôm, Luận án PTS Khoa học ngữ văn, H. - Lương Bèn (1993), Tình hình phát triển của chữ Tày - Nùng, Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. - Hoàng Văn Ma (1993), Vấn đề tiếng và chữ Tày - Nùng, Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. - Nguyễn Thị Lương (1994), Tiếng Tày ở Na Hang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, H. - Hoàng Văn Ma, Mông Ký Slay, Hoàng Văn Sán (2000), Sách học tiếng Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, H. - Hoàng Văn Ma (2002), Loại từ trong tiếng Tày - Nùng, Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam - Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb Khoa học xã hội, H. - Lương Bèn (chủ biên) (2007), Slon phuối Tày (dùng cho cán bộ công tác tại vùng dân tộc), TN.... 1.1.3. Những nghiên cứu về tập tục và lễ hội của người Tày Dân tộc Tày đứng thứ hai về số dân sau dân tộc Kinh, với một nền văn hóa phong phú nên có rất nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về tập tục, lễ hội, và tâm linh dân tộc này, ngoài những người thuộc dân tộc Tày, có cả những nhà nghiên cứu thuộc các dân tộc khác muốn tìm hiểu và nghiên cứu về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc này. 11
- Sau đây là một số công trình: - Nguyễn Thị Hiền, Người diễn xướng then: nghệ thuật hát dân ca và thay shaman, Tạp chí Văn học số 5/2000, tr.74-83. - Đoàn Thị Tuyến (1999), Đạo then trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp khoa Sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. - Hà Đình Thành, then của người Tày, Nùng với tín ngưỡng tôn giáo dân gian, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5/2000, tr.35-39 - Hà Đình Thành, Tình hình sưu tầm, nghiên cứu tín ngưỡng then, mo, tào, pụt của người Tày, người Nùng Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2004, tr.36-44. - Nguyễn Thị Yên, Khảo sát đối tượng thờ cúng trong then, Thông báo Văn hóa Dân gian, 2001, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 1013-1030. - Nguyễn Thị Yên (2003), Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng, Nxb Văn hóa Thông tin. - Nguyễn Thị Yên, Saman giáo trong then của Người Tày, Tạp chí Nguồn sáng, số 1/2004, tr. 3-14.... Những bài viết theo hướng này đã cho một bức tranh rõ nét về khía canh tín ngưỡng của loại hình văn nghệ dân gian được sử dụng trong các hoạt động tập tục, lễ hội và tâm linh. Và tín ngưỡng lại sử dụng văn nghệ làm phương tiện. Sự nghiên cứu đã tập trung vào những khía cạnh văn hóa: mối quan hệ giữa tào, mo, pụt, đặc điểm làm nghề của thầy then, vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, cách diễn xướng trong then, sự phức hợp của ca - múa - nhạc - mĩ thuật trong then... 1.2. Cơ sở lí thuyết 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học 1.2.1.1. Từ, ngữ và những khái niệm có liên quan - Từ và các phương thức cấu tạo từ Từ là gì? Hay nói cách khác: Cần định nghĩa như thế nào đối với từ, cái đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ vẫn được quan niệm là dùng 12
- để gọi tên các sự vật hiện tượng của đời sống, mang trong mình nó các thuộc tính tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ?... Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, đã có nhiều những câu trả lời không như nhau. Theo các nhà ngôn ngữ học, từ được coi là đơn vị cơ bản, trung tâm trong hệ thống ngôn ngữ. Nó là cơ sở để con người tiến hành hoạt động nhận thức và tạo ra mọi sản phẩm ngôn ngữ (cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản) phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Vì thế, khi nghiên cứu bất kì một ngôn ngữ nào người ta cũng đều lấy từ làm đơn vị xuất phát, khởi đầu cho việc tìm hiểu hệ thống ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau khi bàn đến khái niệm “từ”. Lí giải nguyên nhân của tình trạng phức tạp và sự tồn tại đa quan điểm về đơn vị từ, các nhà nghiên cứu cho rằng là do bản thân các từ rất khác nhau về nhiều mặt (về hình thức nhận diện, về chức năng và đặc điểm ý nghĩa…) giữa các ngôn ngữ không cùng loại hình, thậm chí cùng trong một ngôn ngữ. Những phức tạp trong việc nhận diện từ cũng như định nghĩa nó đã khiến cho một số nhà nghiên cứu còn khéo léo né tránh khái niệm từ như S. Bally, G. Glison… Thậm chí, ngay từ khi tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói, F. de Sausure, cha đẻ của trường phái cấu trúc luận đã đã khẳng định “…từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này rất khó định nghĩa”. Hay trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mĩ lại cực đoan, coi nhẹ khái niệm từ và cho rằng đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là hình vị chứ không phải từ. Theo họ, từ là đơn vị thuộc cấp độ ngữ pháp. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [17, tr.141]. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 685 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 380 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 677 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 154 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 209 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 174 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 131 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 163 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn