intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Cao Bằng - Đất văn chương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Khảo sát, nghiên cứu một cách toàn diện (bao gồm các thể loại chính: Thơ, văn xuôi, nghiên cứu - phê bình) văn học Cao Bằng thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay) và một số cây bút tiêu biểu của Cao Bằng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Cao Bằng - Đất văn chương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH CAO BẰNG - ĐẤT VĂN CHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên, 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH CAO BẰNG - ĐẤT VĂN CHƢƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung Thái Nguyên, 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, cảm ơn nhà thơ, nhà văn Hoàng Triều Ân, nữ nhà văn Đoàn Ngọc Minh đã tận tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Bích Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Việt Trung. Các kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Bích Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 9 3.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 9 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 10 6. Ý nghĩa và dự kiến đóng góp..................................................................... 11 7. Bố cục luận văn ......................................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 12 Chƣơng 1 CAO BẰNG - VÙNG ĐẤT BIÊN CƢƠNG GIÀU TRUYỀN THỐNG ............................................................................................................. 12 LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VĂN CHƢƠNG .............................................. 12 1.1. Cao Bằng - mảnh đất vùng cao biên giới hùng vĩ và đa dạng ................ 12 1.2. Cao Bằng - mảnh đất có truyền thống lịch sử hào hùng ........................ 16 1.3. Cao Bằng - mảnh đất giầu truyền thống văn chƣơng ............................. 20 Chƣơng 2 VĂN HỌC CAO BẰNG - DIỆN MẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM ............... 26 2.1. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, nối tiếp nhau liên tục phát triển 27 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975............................................. 27 2.1.2 Giai đọan từ năm 1975 đến năm 2000.............................................. 28 2.1.3. Giai đoạn 15 năm đầu thế kỷ XXI ................................................... 29 2.2. Văn học Cao Bằng phát triển một cách toàn tƣơng đối diện và phong phú ................................................................................................................. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
  6. 2.2.1. Cao Bằng - mảnh đất giàu truyền thống thơ ca ............................... 31 2.2.2. Văn xuôi Cao Bằng.......................................................................... 40 2.2.3. Nghiên cứu sƣu tầm và phê bình văn học ....................................... 50 2.3. Văn học Cao Bằng - những thành tựu và những thách thức trong thời kỳ mới ................................................................................................................. 54 Chƣơng 3 MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU...................................................... 60 3.1. Nhà thơ Dao - Bàn Tài Đoàn ngƣời đặt nền móng cho văn học Cao Bằng thời kỳ hiện đại .............................................................................................. 60 3.2. Y Phƣơng - nhà thơ Tày xuất sắc của Cao Bằng.................................... 69 3.3. Cao Duy Sơn - ngƣời đƣa văn xuôi DTTS lên một tầm cao mới ........... 80 3.4. Hoàng Triều Ân - Nhà văn hóa, nhà “Tày học” của quê hƣơng Cao Bằng ..91 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 104 PHỤ LỤC I ...................................................................................................... 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, là một vùng non nƣớc hùng vĩ và là nơi chứa đựng đầy các chiến tích, kỳ tích lịch sử chống giặc giữ nƣớc; nơi chứa đựng những truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc của các tộc ngƣời dân tộc thiểu số (DTTS) vùng biên viễn của đất nƣớc. Phải chăng vì thế mà mảnh đất Cao Bằng từ xƣa tới nay đã sinh ra biết bao võ tƣớng anh hùng, và cũng đã sản sinh ra bao thế hệ nhà thơ, nhà văn ngƣời DTTS nổi tiếng của địa phƣơng, khu vực cũng nhƣ của cả nƣớc. Đứng trên phƣơng diện sáng tác văn chƣơng - trong các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, các tỉnh có nhiều đồng bào ngƣời DTTS nói chung thì Cao Bằng là tỉnh có số lƣợng nhà văn, nhà thơ DTTS nhiều nhất và cũng là mảnh đất sinh ra nhiều cây bút DTTS tiêu biểu, xuất sắc nhất. Từ thế kỷ thứ XVII, Cao Bằng đã xuất hiện các nhà thơ Tày nhƣ: Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Văn với các trƣờng ca viết bằng chữ Nôm Tày (nhƣ Tam nguyên luận, và Lƣợn tứ quý). Đến thế kỷ thứ XIX, văn chƣơng Cao Bằng lại đƣợc ghi nhận với sự xuất hiện của nhà thơ Tày nổi tiếng Hoàng Đức Hậu - ngƣời đã sáng tác bằng cả ba thứ ngôn ngữ Tày, Hán và Quốc ngữ với hơn 120 bài thơ đã thu hút đƣợc khá nhiều nhà nghiên cứu phê bình sƣu tầm và tìm hiểu. Sang thế kỷ thứ XX, Cao Bằng vẫn tiếp tục khẳng định đây là một địa phƣơng có truyền thống văn chƣơng khi đã sinh ra các nhà văn, nhà thơ mở đầu cho bộ phận văn học các DTTS hiện đại của cả nƣớc nhƣ Bàn Tài Đoàn, Vi Hồng… và một loạt các cây bút thơ, văn xuôi thuộc các thế hệ sau nhƣ: Hoàng Triều Ân, Bế Thành Long, Hà Ngọc Thắng, Y Phương, Triệu Lam Châu, Nguyễn Hữu Tiến, Cao Duy Sơn, Trần Hùng, Đoàn Ngọc Minh, Đoàn Lư, Triệu Thị Mai, Bế Phương Mai...; cùng các cây bút nghiên cứu, sƣu tầm và phê bình văn học DTTS nhƣ: Triều Ân, Hoàng Quảng Uyên, Thu Bình… Các thế hệ nhà văn, nhà thơ DTTS Cao Bằng cũng chính là những tác giả có nhiều đóng 1
  8. góp cho sự phát triển của văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại. Trong đó có những cây bút DTTS tiêu biểu, xuất sắc, có nhiều thành tựu và đã đạt nhiều giải thƣởng cao về Văn học nghệ thuật của quốc gia, quốc tế nhƣ: Nhà văn Vi Hồng,nhà thơ Bàn Tài Đoàn, nhà thơ Y Phương, nhà văn Cao Duy Sơn, nhà nghiên cứu, phê bình Triều Ân… Chính vì thế, có thể nói rằng: Cao Bằng chính là mảnh đất có truyền thống văn chương, mảnh đất sản sinh ra nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ DTTS xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học các DTTS nói riêng và cho nền văn học dân tộc Việt nói chung. Vì vậy, nghiên cứu về văn học Cao bằng cũng chính là nghiên cứu về văn học của một địa phương miền núi tiêu biểu, có nhiều thành tựu đã đƣợc ghi nhận và khẳng định; là nghiên cứu một vùng văn chương mang đậm bản sắc văn hóa các DTTS vùng biên viễn của Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trƣơng giảng dạy văn học địa phƣơng cho học sinh các trƣờng Trung học phổ thông và Trung học cơ sở. Nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho việc giảng dạy văn học địa phƣơng ở Cao Bằng đƣợc hệ thống sâu sắc và đầy đủ hơn. Bản thân tôi là một ngƣời con của mảnh đất Cao Bằng, với tình cảm yêu quý và tự hào về mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, văn học, giàu truyền thống lịch sử của tỉnh mình - tôi đã lựa chọn đề tài này để thể hiện tình yêu của mình đối với quê hƣơng; đồng thời mong muốn đóng góp một tiếng nói để khẳng định vẻ đẹp văn về văn hóa, văn học của địa phƣơng mình, khẳng định sự đóng góp đáng trân trọng của các thế hệ nhà văn, nhà thơ của Cao Bằng đối với đời sống văn học các DTTS nói riêng và đối với văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Có thể khẳng định rằng: Văn học Cao Bằng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong thời kỳ hiện đại, thế nhƣng việc nghiên cứu văn học ở vùng đất này còn 2
  9. khá khiêm tốn. Cho tới nay, theo khảo sát của chúng tôi thì vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống và thấu đáo về văn học Cao Bằng (cả về văn học dân gian cũng nhƣ văn học viết thời kỳ hiện đại). Tuy nhiên trong rất nhiều các công trình nghiên cứu chung về văn học các DTTS Việt Nam nói chung thì văn học Cao Bằng với các cây bút tiêu biểu của mình đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu nhắc tới. Chúng tôi xin đƣợc điểm qua về tình hình nghiên cứu về văn học Cao Bằng cụ thể nhƣ sau: Đầu tiên có thể kể đến tên một số công trình nghiên cứu có sự giới thiệu một cách khái quát về những thành tựu và hạn chế của văn học DTTS trong đó có nhắc tới các nhà văn, nhà thơ của Cao Bằng nhƣ các cuốn: Đƣờng ta đi (1972), Chặng đƣờng thơ mới (1985), Tuyển tập Văn học Dân tộc và miền núi (1998), và Mấy suy nghĩ về văn học các DTTS ở Việt Bắc (1976) của tác giả Nông Quốc Chấn (trong tác phẩm của mình, ông đã nhắc đến Hoàng Đức Hậu - nhà thơ của Cao Bằng nhƣ một nhà tƣ tƣởng tiến bộ: “Trong lúc rất nhiều người vẫn nghĩ là mọi cảnh vật ở trên mặt đất này đều do ông trời định ra, thì nhà thơ Hoàng Đức Hậu đã dám nói trái lại “Chúa Vũ đào thác nước” quả là một nhà tư tưởng tiến bộ, tư tưởng quý trọng con người, rất đáng khâm phục” [18, tr.72]); 40 năm văn hóa nghệ thuật các DTTS Việt Nam 1945 - 1985 (1985) do Phong Lê chủ biên; Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc (1999) của Hoàng Văn An,... Đặc biệt, trong khoảng 20 năm trở lại đây đã xuất hiện khá nhiều những công trình với định hƣớng nghiên cứu về văn hóa,văn học các DTTS của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học thuộc khu vực miền núi phía Bắc, nhất là của Đại học Thái Nguyên - một Đại học trọng điểm quốc gia đặt tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Trƣớc tiên phải kể đến nhà giáo, nhà nghiên cứu phê bình DTTS Lâm Tiến với các công trình nghiên cứu: Văn học các DTTS Việt Nam hiện đại ( năm 1995); Văn học các dân tộc thiểu số (năm 1997); Về một mảng văn học dân tộc (1999); Văn học và miền núi - Phê bình tiểu luận (năm 2002) và 3
  10. Tiếp cận văn học DTTS(năm 2011)… Trong các công trình của mình, tác giả Lâm Tiến đã phác họa lên cả một diện mạo văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại với các nhà thơ, nhà văn qua các giai đoạn lịch sử, trong đó các tác giả ngƣời Cao Bằng đƣợc nhắc đến với những cái tên nhƣ: Hoàng Đức Hậu, Bàn Tài Đoàn, Triều Ân, Vi Hồng, Y Phương, Cao Duy Sơn, Hoàng Quảng Uyên…Tác giả đã khẳng định:. “nhờ có nó (Văn học DTTS) mà có những cái con người ta không thể tìm thấy trong văn học Kinh lại tìm thấy trong văn học các DTTS. Không ai có thể khắc họa tâm hồn, tính cách của dân tộc Tày như thơ Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Y phương, Dương Thuấn và tiểu thuyết của Vi Hồng, Cao Duy Sơn.Cũng không ai có thể làm thay Y Phương làm cái cầu bắc nhịp, giao thoa văn học giữa các dân tộc” [71, Tr.240,241]. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu phê bình Lâm Tiến cũng đã chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ hạn chế của bộ phận Văn học DTTS trong thời kỳ này là: “Khác với văn học dân tộc Kinh, các tác giả trẻ tuổi của văn học các DTTS ngày càng ít đi. Y Phương, Dương Thuấn, Cao Duy Sơn được coi là lớp nhà văn buổi giao thời của dân tộc Tày còn được tắm mình một cách tự nhiên trong nguồn mạch văn hóa trong lành của dân tộc, lại có điều kiện tiếp xúc với văn học Kinh và văn học thế giới hiện đại, nên đã kết hợp được trong con người họ sự nhuần nhụy giữa truyền thống và hiện đại” [71, tr.242]. Đặc biệt là tác giả Trần Thị Việt Trung - Một trong những chuyên gia nghiên cứu về văn học DTTS Việt Nam hiện đại - trong khoảng 10 năm gần đây đã cho ra đời khá nhiều cuốn sách nghiên cứu, phê bình về mảng văn học DTTS (với vai trò viết độc lập, Chủ biên hoặc Đồng chủ biên) và công bố trên 20 bài nghiên cứu về văn học DTTS trên các Tạp chí Trung ƣơng và Tạp chí của các Trƣờng Đại học, trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu về văn học DTTS nhƣ: Bản sắc dân tộc trong thơ các DTTS Việt Nam hiện đại (Chủ biên, năm 2010), Văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm (Đồng chủ biên, năm 2011), Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học 4
  11. DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại (Chủ biên, năm 2013), và mới đây là cuốn Văn học DTTS Việt Nam - Truyền thống và Hiện đại (Đồng chủ biên, năm 2014)... Trong các công trình nghiên cứu về Văn học DTTS xuất bản trên - có nhiều lần, nhiều đoạn hoặc là cả một chƣơng tác giả đã giành viết những lời nhận xét, đánh giá, phân tích và khẳng định về những nét đặc sắc, những đóng góp quan trọng của các cây bút văn xuôi, thơ, nghiên cứu phê bình ngƣời Cao Bằng. Tác giả đã nhắc đến Triều Ân - là một “Nhà văn dân tộc Tày đã tận tụy cả đời với công việc nghiên cứu, sưu tầm VHDG Tày, phong phú và giàu có” [77, tr.898]; nhà thơ Bàn Tài Đoàn: “hầu như tất cả thơ ông cùng hồn thơ ông nhập cùng những bài dân ca, những bài hát giao duyên quen thuộc của dân tộc mình. Họ thấy được tình yêu, mơ ước, khát vọng và lời tâm tình của cộng đồng vốn đầy sức sống và tràn trề ân nghĩa với cuộc đời, với Đảng, với Bác Hồ” [77, tr.823]. Tác giả Trần Thị Việt Trung cũng đã giới thiệu và khẳng định: “nhà văn Hoàng Quảng Uyên - trên vùng đất địa đầu của Tổ quốc cũng là một nhà văn vừa sáng tác, vừa hăng hái viết phê bình văn học”, và “Khoan hãy nói đến giá trị khoa họccủa những cuốn sách này, chỉ riêng thái độ dũng cảm của nhà văn trong việc đặt lại vấn đề hiểu, giảng về thơ Bác như thế nào cho chính xác trong nhà trường các cấp - với các giáo sư, các nhà khoa học hiện nay cũng đủ khiến người khác phải nể phục nhà văn của non nước Cao Bằng rồi” [77, tr.896]… Tiếp theo là tác giả Đào Thủy Nguyên với cuốn sách: Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn DTTS Việt Nam (Chủ biên, năm 2014). Trong cuốn sách này, tác giả đã dành hai mục của chƣơng 4 để nói về 02 nhà văn Cao Bằng: nhà văn Vi Hồng (với tựa đề: Nhà văn Vi Hồng - Bản sắc văn hóa dân tộc trong cảm hứng nhân văn truyền thống) [71, tr. 252] và nhà văn Cao Duy Sơn (với tựa đề: Nhà văn Cao Duy Sơn - đến với hiện đại từ cội ngồn văn hóa truyền thống) [71, tr.273] cùng một số bài nghiên cứu về Văn học DTTS đăng trên các Tạp chí, trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia, quốc tế khác đều có 5
  12. nhắc đến một số tác giả tiêu biểu của Cao Bằng nhƣ: Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi các DTTS Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập (Tạp chí Nghiên cứu văn học tháng 3/2013); Bản sắc văn hóa dân tộc qua hình ảnh thiên nhiên trong văn xuôi các DTTS (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 220, tháng 5/2013)... Tác giả Cao Thị Hảo cũng là ngƣời đã giành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu văn học DTTS. Ngoài cuốn sách: Văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm (Đồng chủ biên với Trần Thị Việt Trung, năm 2011), tác giả Cao Thị Hảo còn có một số bài nghiên cứu về văn học DTTS trong đó có điểm đến các tác giả Cao Bằng đƣợc đăng tải trên các Tạp chí Trung ƣơng và của Đại học Thái Nguyên. Bên cạnh đó còn có một số tác giả khác cũng rất quan tâm với mảng đề tài nghiên cứu về Văn học DTTS nhƣ tác giả: Nguyễn Đức Hạnh (Đồng chủ biên với tác giả Trần Thị Việt Trung cuốn “Văn học Dân tộc thiểu số Việt Nam - Truyền thống và hiện đại” - trong đó có các phần nghiên cứu về các tác giả ngƣời Cao Bằng nhƣ: “Nguyên mẫu Hồ Chí Minh và hƣ cấu nghệ thuật trong 2 tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng của nhà văn Hoàng Quảng Uyên và Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn dƣới góc nhìn văn hóa”, hoặc tác giả Lê Thị Bích Hồng và Cao Thành Dũng với Bản sắc văn hóa Tày trong tản văn Y Phƣơng… Bên cạnh các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã kể trên còn có nhiều bài nghiên cứu lẻ đƣợc đăng trên các Tạp chí: Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam... của các tác giả nhƣ: Nguyễn Long, Nguyễn Thế Thành, Bùi Thị Thu Trà, Nguyễn Thị Hải Anh…, cùng những bài viết, những đề tài luận án, luận văn của các học viên Cao học và nghiên cứu sinh của Đại học Thái Nguyên đã góp phần khẳng định giá trị và vai trò của văn học các DTTS nói chung, của các nhà văn Cao Bằng nói riêng trong thời kỳ hiện đại. 6
  13. Là một trong những địa phƣơng có nhiều tên tuổi các cây bút ngƣời DTTS thành công trong cả nƣớc, văn học Cao Bằng đã thu hút đƣợc khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, đặc biệt là việc nghiên cứu về những cây bút nổi tiếng của mảnh đất vùng cao biên giới này. Ví dụ nhƣ: Về nhà thơ dân tộc Dao Bàn Tài Đoàn đã có khá nhiều bài viết nhƣ: Văn học ngƣời Dao - Ngƣời Dao với văn học (Triệu Kim Văn), Bản sắc văn hóa Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn (ThS. Bàn Quỳnh Giao), Bàn Tài Đoàn - Nhà thơ đầu tiên của Ngƣời Dao (Mai Hoàng - đăng báo An ninh thủ đô ngày 12/4/2014)…cùng hàng chục bài viết về ông của nhiều nhà nghiên cứu trong Hội thảo về nhà thơ Bàn Tài Đoàn (năm 2004) tại Cao Bằng… Nhà thơ Y Phương - nhà thơ Tày tiêu biểu và xuất sắc với các tập thơ, tản văn của mình đã khiến các nhà nghiên cứu phê bình tốn không ít giấy mực để nghiên cứu và bình luận. Tiêu biểu nhƣ trong Hội thảo về Thơ Việt Nam hiện đại với chủ đề Hội thảo: Văn học dân tộc miền núi và thiểu số - Từ “đèn dầu leo lét”, đến xu hƣớng “lạ hóa” nhiều nhà nghiên cứu đã nhắc đến thơ Y Phƣơng nhƣ một điểm sáng về sức sáng tạo và sự “lạ hóa” độc đáo về cả nội dung, tƣ tƣởng và hình thức ngôn từ. Bên cạnh đó là hàng chục luận văn Thạc sỹ ngành Ngữ văn nghiên cứu về các tác giả Cao Bằng nhƣ: Bảo Thu với Thế giới nghệ thuật thơ Y Phƣơng; Nguyễn Thị Thu Huyền với Bản sắc Tày trong thơ Y Phƣơng và Dƣơng Thuấn; Sùng Thị Hương với Đặc sắc tản văn Y Phƣơng… Ngoài ra, trong những công trình nghiên cứu tổng hợp của các nhà nghiên cứu nhƣ Triều Ân, Nông Quốc Chấn, Lâm Tiến, Trần Thị Việt Trung, Vi Hồng, Hoàng An… đều có những bài viết, những chƣơng nghiên cứu riêng về Y Phương,… Đối với nhà văn Vi Hồng - mặc dù nhà văn xây dựng sự nghiệp chủ yếu tại Thái Nguyên nhƣng nói về văn học Cao Bằng không thể không nói tới tác giả đƣợc sinh ra tại mảnh đất này. Có rất nhiều những bài viết, công trình 7
  14. nghiên cứu về nhà văn Vi Hồng, ví dụ nhƣ: Đề tài cấp Bộ của Phạm Mạnh Hùng - Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Nhà văn Vi Hồng (2006), và các Luận văn thạc sĩ của: Hoàng Văn Huyên với đề tài Tính Dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng, Lê Thị Bằng Giang với đề tài Hình tƣợng nhân vật phụ nữ miền núi trong sáng tác của Vi Hồng và Tô Hoài, Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng hay Thiều Thị Phương Nga với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết của Vi Hồng… Tất cả những nghiên cứu trên đã chứng tỏ vị trí quan trọng cùng với những đóng góp đáng đƣợc khẳng định và trân trọng của cây bút tiểu thuyết nổi tiếng của đất Cao Bằng thời kỳ hiện đại này. Bên cạnh đó còn rất nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu phê bình về các tác giả khác của Cao bằng nhƣ: Cao Duy Sơn, Triều Ân, Đoàn Lư… Chẳng hạn nhƣ các bài: “Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa” ;Cội Nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn của Đào Thủy Nguyên, cùng nhiều luận văn Thạc sĩ của học viên Cao học, đặc biệt là học viên cao học của Đại học Thái Nguyên, ví dụ nhƣ: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn của Lý Thị Thu Phương, Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa của Cao Thành Dũng; Yếu tố tự sự dân gian trong tiểu thuyết của Triều Ân của Trần Thị Hồng Nhung; Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân của Hoàng Thị Vi… Tóm lại qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: Trong các công trình nghiên cứu chung về văn chƣơng các DTTS Việt Nam thì văn học Cao Bằng cùng các cây bút tiêu biểu của tỉnh biên giới này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phê bình nhắc tới, thậm chí đã có nhiều tác giả nổi tiếng của Cao Bằng cũng đã đƣợc chú ý, nghiên cứu một cách khá công phu. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, khái quát và toàn diện về văn học Cao Bằng - một mảnh đất giàu truyền thống văn chƣơng và có nhiều đóng góp to lớn cho đời sống văn học các DTTS Việt Nam thời kỳ 8
  15. hiện đại. Chính vì vậy, nghiên cứu về văn học Cao Bằng một cách hệ thống và toàn diện sẽ làm sáng tỏ những nét đặc trƣng riêng của vùng đất giàu truyền thống văn học này, cũng nhƣ đánh giá, khẳng định đƣợc những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế (về đội ngũ tác giả, về số lƣợng, chất lƣợng tác phẩm...) của văn học Cao Bằng đã đạt đƣợc trong suốt hơn nửa thể kỷ qua (Từ 1945 đến nay). 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Khảo sát, nghiên cứu một cách toàn diện (bao gồm các thể loại chính: Thơ, văn xuôi, nghiên cứu - phê bình) văn học Cao Bằng thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay) và một số cây bút tiêu biểu của Cao Bằng. Để qua đó thấy đƣợc diện mạo và đặc điểm cơ bản của văn học địa phƣơng này; đồng thời khẳng định: Cao Bằng là mảnh đất có truyền thống văn chƣơng, có nhiều đóng góp quan trọng đến sự phát triển của văn học các DTTS Việt Nam nói riêng, của nền văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại nói chung. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra đƣợc những đặc điểm nổi bật về địa lý, lịch sử, về bản sắc văn hóa tộc ngƣời và truyền thống văn học của Cao Bằng để khẳng định: đây là vùng đất có nhiều yếu tố thuận lợi cho văn học phát triển một cách mạnh mẽ, phong phú trong thời kỳ hiện đại. - Chỉ ra những đặc điểm nổi bật về đội ngũ sáng tác và các thành tựu đã đạt đƣợc của văn học Cao Bằng thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay). - Nghiên cứu một số gƣơng mặt nhà văn tiêu biểu của Cao Bằng để khẳng định: Đây là mảnh đất đã sản sinh ra nhiều cây bút DTTS xuất sắc và có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự vận động và phát triển của văn học các DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại. 9
  16. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: - Nghiên cứu khái quát về văn học Cao Bằng từ 1945 đến nay - ở các thể loại: thơ, văn xuôi, nghiên cứu - sƣu tầm và phê bình văn học. - Nghiên cứu chân dung cụ thể của một số tác giả tiêu biểu có nhiều thành tựu của Cao Bằng (Bàn Tài Đoàn, Y Phương, Cao Duy Sơn, Triều Ân...). - Ngoài ra sẽ khảo sát thêm một số tác phẩm văn học của các tác giả thuộc các địa phƣơng khác trong khu vực miền núi (để so sánh, đối chiếu, chỉ ra các nét riêng biệt của văn học Cao Bằng, của các tác giả ngƣời Cao Bằng 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Cao Bằng là một vùng đất có truyền thống văn chƣơng, tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu của một Luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chỉ xin phép nghiên cứu văn học Cao Bằng trong thời kỳ hiện đại (tính từ năm 1945 đến nay). Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn là: văn học Cao Bằng thời kỳ hiện đại, cụ thể là: + Nghiên cứu, tìm hiểu khái quát về văn học Cao Bằng thời kỳ hiện đại ở các phƣơng diện: đội ngũ sáng tác, diện mạo và đặc điểm. + Giới thiệu nghiên cứu cụ thể một số nhà văn tiêu biểu của Cao Bằng nhƣ: Bàn Tài Đoàn, Triều Ân, Y Phƣơng, Cao Duy Sơn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại; - Phương pháp nghiên cứu tác gia, tác phẩm văn học; - Phương pháp so sánh đối chiếu; - Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn học với văn hóa học, lịch sử, phong tục học, dân tộc học...). 10
  17. 6. Ý nghĩa và dự kiến đóng góp - Khắc họa một cách khái quát về diện mạo, đặc điểm của văn học Cao Bằng - một vùng đất giàu truyền thống văn chƣơng và có nhiều đóng góp cho đời sống văn học các DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại. Qua đó khẳng định: những thành tựu cũng nhƣ một số hạn chế (về đội ngũ tác giả, về số lƣợng, chất lƣợng tác phẩm...) của văn học Cao Bằng đã đạt đƣợc trong suốt 70 năm hoạt động của mình. Đặc biệt, bƣớc đầu khắc họa chân dung của một số nhà văn DTTS tiêu biểu của Cao Bằng, từ đó chỉ ra những nét đặc trƣng riêng trong các sáng tác của họ và những thành tựu mà họ đã đạt đƣợc. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy văn học Cao Bằng cho học sinh các trƣờng Phổ thông và Trung học ở Cao Bằng, và là tài liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm đến văn học Cao Bằng nói chung, đến các cây bút tiêu biểu của văn học Cao Bằng nói riêng trong cả nƣớc. 7. Bố cục luận văn Bố cục Luận văn gồm có: Phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận. Trong phần Nội dung gồm có ba chƣơng: Chƣơng 1: Cao Bằng - vùng đất biên cƣơng giàu truyền thống lịch sử, truyền thống văn chƣơng Chƣơng 2: Văn học Cao Bằng - diện mạo và đặc điểm Chƣơng 3: Một số tác giả tiêu biểu 3.1. Nhà thơ Dao - Bàn Tài Đoàn người đặt nền móng cho văn học Cao Bằng thời kỳ hiện đại 3.2. Y Phương - nhà thơ Tày xuất sắc của Cao Bằng 3.3. Cao Duy Sơn - người đưa văn xuôi dân tộc thiểu số lên một tầm cao mới 3.4. Hoàng Triều Ân - Nhà văn hóa, nhà “Tày học” của quê hương Cao Bằng Phần cuối cùng là Tài liệu tham khảo. 11
  18. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CAO BẰNG - VÙNG ĐẤT BIÊN CƢƠNG GIÀU TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VĂN CHƢƠNG 1.1. Cao Bằng - mảnh đất vùng cao biên giới hùng vĩ và đa dạng Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và cả nƣớc, nhƣng Cao Bằng lại có ba cửa khẩu là: Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà . Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km², chiếm 2,12% diện tích cả nƣớc, là địa bàn miền núi cao hùng vĩ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đƣờng biên giới giáp với Trung Quốc dài 311 km - là tỉnh vùng cao biên giới có đƣờng biên giới dài nhất trong các 7 tỉnh có đƣờng biên giới giáp ranh với Trung Quốc; phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn.. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh giao lƣu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, nhất là Trung Quốc, nhƣng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ về chiến tranh cũng nhƣ các tranh chấp quốc tế, bởi vậy nên mảnh đất và con ngƣời nơi đây luôn phải gồng mình lên để gìn giữ yên bình vùng biên cƣơng của Tổ quốc trong hàng nghìn năm lịch sử. Nơi đây là một vùng đất vô cùng phong phú và giầu có về danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. Là vùng núi cao có địa hình phân cắt mạnh tạo nên những mảng địa hình vô cùng phong phú với vùng núi đá vôi ở phía bắc và đông bắc chiếm 32%, tiểu vùng núi đất ở phía tây và tây nam chiếm 18%, tiểu vùng núi đất thuộc thƣợng nguồn sông Hiến chiếm 38%; tiểu vùng bồn địa thị xã Cao Bằng và huyện Hoà An dọc sông Bằng chiếm 12% diện tích tự nhiên của tỉnh. Cao Bằng là vùng đất có nhiều núi cao, sông hồ, thác ghềnh và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng. 12
  19. Non nước Cao Bằng nhƣ một bức tranh thủy mặc khổng lồ mà thiên nhiên đã ƣu ái, bạn tặng cho mảnh đất này với bao núi, sông, hồ, thác nhƣ: thác Bản Giốc, động Ngƣờm Ngao, hồ Thang Hen, hồ Khuổi Lái, hang Pác Bó… những hang động còn nguyên vẻ hoang sơ và đƣợc đánh giá là những hang động, thác nƣớc đẹp vào bậc nhất ở Đông Nam Á; đây còn là xứ sở của những cọn nƣớc, của các suối nguồn trong vắt và những cô gái áo chàm duyên dáng khéo tay, hay lam hay làm và hát Sli, hát Lƣợn rất ngọt ngào làm say đắm lòng ngƣời. Nơi đây còn là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử cách mạng đặc biệt. Bác Hồ đã chọn mảnh đất này làm nơi đầu tiên Ngƣời đặt chân khi trở về Tổ Quốc sau 30 năm bôn ba hải ngoại, tìm đƣờng cứu nƣớc. Tại nơi đây, Bác Hồ đã mở nhiều lớp huấn luyện về chính trị, quân sự, dịch và viết nhiều tài liệu cách mạng quan trọng. Bác đã chủ trì hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 8 tại lán Khuổi Nậm - Pác Bó từ ngày 10-5 đến 19-5-194; quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, lập các căn cứ địa cách mạng. Pác Bó - nơi Bác ở có phong cảnh hùng vĩ, hữu tình. Trong hang Cốc Pó có một nhũ đá đƣợc Bác Hồ đặt tên là Các Mác, bên ngoài hang có dòng suối đẹp, Ngƣời đặt tên là suối Lê Nin. Ngày nay Pác Bó đã trở thành di tích lịch sử thiêng liêng, là niềm tự hào của mỗi ngƣời Việt Nam và là địa chỉ du lịch lịch sử, thiên nhiên đặc sắc của tỉnh Cao Bằng. Bên cạnh đó là khu di tích lịch sử rừng Trần Hƣng Đạo thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình là một khu rừng đến nay vẫn giữ đƣợc vẻ nguyên sơ, với những vách đá trải dài, và uốn lƣợn dƣới chân là dòng suối Tam Kim trong vắt. Giữa núi rừng lộng gió, nơi đây ngày 22-12-1944 đã chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, gồm 34 chiến sĩ là con em của đồng bào các DTTS, do đồng chí Võ Nguyên Giáp lãnh đạo, chỉ huy. 13
  20. Cao Bằng còn có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp khác nhƣ: Đền Xuân Lĩnh, thành Nà Lữ ,Chùa Viên Minh, đồn Pai Khắt, mộ Kim Đồng, đền Kỳ Sâm, Pháo Đài , Phja Đén... Tƣợng đài Bác Hồ ở giữa trung tâm thị xã Cao Bằng là một công trình điêu khắc mỹ thuật mang tính nghệ thuật cao, vừa là niềm tự hào vừa là sự biết ơn sâu sắc của nhân dân các DTTS Cao Bằng đối với Bác Hồ kính yêu. Gần đây nhất Cao Bằng đã xây dựng Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc trên diện tích 2ha ngay tại Thác Bản Giốc. Ngôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cƣơng phía Bắc với kiến trúc chùa Việt truyền thống có ý nghĩ hết sức quan trọng đối với đời sống tâm linh của đồng bào các DTTS vùng biên viễn của Tổ quốc... Non nước Cao Bằng đã ghi đậm những dấu ấn lịch sử của thời kỳ cách mạng vô cùng gian khổ nhƣng cũng lắm vẻ vang, anh hùng. Mỗi địa danh, mỗi khu rừng, mỗi thôn xóm dƣờng nhƣ đều gắn liền với những chặng đƣờng phát triển lịch sử của cách mạng Việt Nam và cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nƣớc vĩ đại. Về đặc điểm khí hậu - Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa vùng lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Bên cạnh đó còn có tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản nhƣ: hạt dẻ, hồng không hạt, đậu tƣơng, thuốc lá, chè đắng… mà nhiều nơi khác không có điều kiện trồng trọt và phát triển. Cao Bằng có nhiều DTTS sinh sống với các truyền thống văn hoá, lễ hội đa dạng, độc đáo. Những điều kiện này sẽ là nền tảng cho văn hóa, văn học nghệ thuật Cao Bằng ngày càng phát triển một cách bền vững trên cơ sở truyền thống và hiện đại. Các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng bao gồm: Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Mông và Hoa… (trong đó dân tộc Tày chiếm 41,0% dân số; 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2