Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao
lượt xem 9
download
Trên cơ sở miêu tả, phân tích kiểu câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao về các phương diện: Cấu tạo hình thức, đích ở lời, chủ ngôn của hành động nói và chức năng trong hội thoại, v.v..., người viết muốn góp phần củng cố một số vấn đề lí thuyết về ngữ pháp học, lý thuyết về ngữ dụng học, đồng thời giúp người đọc thấy được sự đa dạng trong sử dụng của kiểu câu hỏi trong tác phẩm văn chương nói chung, trong văn Nam Cao nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHONESAVANH KEOPHOMMACHACK CÂU HỎI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHONESAVANH KEOPHOMMACHACK CÂU HỎI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 60 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tú Quyên THÁI NGUYÊN - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017 Tác giả Phonesavanh KEOPHOMMACHACK i
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................... ii DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 3 6. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ...... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu câu hỏi tiếng Việt ............................................................... 5 1.2. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 14 1.2.1. Khái quát về câu tiếng Việt .............................................................................. 14 1.2.2. Một số vấn đề lí thuyết về Ngữ dụng học ......................................................... 19 1.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 28 Chương 2. CÂU HỎI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN MẶT HÌNH THỨC ..................................................................... 30 2.1. Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp.................................................................................. 30 2.1.1. Nhận xét chung ................................................................................................. 30 2.1.2. Phân loại và miêu tả câu hỏi trong tác phẩm Nam Cao về cấu tạo ngữ pháp .. 33 2.2. Các dấu hiệu đặc thù đánh dấu kiểu câu hỏi....................................................... 50 2.2.1. Nhận xét chung ................................................................................................. 50 2.2.2. Miêu tả các kiểu câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao căn cứ vào các dấu hiệu đặc thù ................................................................................................................. 50 2.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 62 ii
- Chương 3. CÂU HỎI TRONG TÁC PHẨM NAM CAO NHÌN TỪ BÌNH DIỆN MẶT DỤNG HỌC ................................................................................................................... 64 3.1. Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao xét về hành động ở lời (đích ở lời) ......... 64 3.1.1. Nhận xét chung ................................................................................................. 64 3.1.2. Miêu tả câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao xét từ phương diện đích ở lời .. 65 3.2. Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ lí thuyết hội thoại ....................... 90 3.2.1. Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao được phân loại theo chủ ngôn ............. 90 3.2.2. Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao được phân loại theo chức năng trong cặp thoại ............................................................................................................ 92 3.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 95 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98 iii
- DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CN : Chủ ngữ ĐT : Động Từ N : Nòng cốt NC : Nam Cao Nxb GD : Nhà xuất bản giáo dục Nxb KHXH : Nhà xuất bản khoa học xã hội P : Mệnh đề TL : Tỉnh lược Tp : Thành phần Tr : Trang VN : Vị ngữ iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao ............................. 30 Bảng 2.2. Bảng tổng kết các kiểu câu hỏi được phân loại theo cấu tạo ngữ pháp......... 33 Bảng 2.3. Bảng tổng kết kiểu câu hỏi có cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần ..... 36 Bảng 2.3. Bảng tổng kết các tiểu loại câu hỏi có cấu tạo là câu đơn.............................. 37 Bảng 2.4. Bảng tổng kết câu hỏi có cấu tạo là câu phức trong tác phẩm của Nam Cao .................................................................................................. 42 Bảng 2.5. Bảng tổng kết các kiểu câu hỏi có cấu tạo là câu ghép trong tác phẩm của NC ..................................................................................................... 49 Bảng 2.6. Bảng tổng kết câu hỏi trong tác phẩm NC về cấu tạo ngữ pháp ............. 49 Bảng 2.7. Bảng tổng kết kiểu câu hỏi có đại từ nghi vấn kết hợp với dấu chấm hỏi..... 54 Bảng 2.8. Bảng tổng kết kiểu câu hỏi được nhận diện bằng TTTT và dấu chấm hỏi ........................................................................................... 58 Bảng 2.9. Bảng tổng kết câu hỏi được nhận diện bằng từ ngữ đặc thù và dấu chấm hỏi .................................................................................................. 58 Bảng 2.10. Bảng tổng kết các tiểu loại câu hỏi có cấu trúc đặc thù và dấu chấm hỏi ... 59 Bảng 2.11. Bảng tổng kết câu hỏi trong tác phẩm của NC dựa vào dấu hiệu đặc thù... 62 Bảng 3.1. Bảng tổng kết câu hỏi chính danh và không chính danh trong tác phẩm của Nam Cao ................................................................................. 65 Bảng 3.2. Bảng tổng kết câu hỏi chính danh trong tác phẩm của Nam Cao ........... 68 Bảng 3.3. Bảng tổng kết câu hỏi có đích ở lời gián tiếp thuộc nhóm xác tín .......... 74 Bảng 3.3. Bảng tổng kết kiểu câu hỏi thể hiện hành động nói gián tiếp thuộc nhóm điều khiển ...................................................................................... 80 Bảng 3.4. Bảng tổng kết câu hỏi có đích ở lời gián tiếp thuộc lớp biểu cảm .......... 89 Bảng 3.5. Bảng tổng kết câu hỏi không chính danh ................................................ 90 Bảng 3.6. Bảng tổng kết các kiểu câu hỏi từ góc nhìn của lí thuyết hội thoại ........ 94 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Theo ngữ pháp học truyền thống, câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) là một trong bốn kiểu câu được phân loại theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Câu hỏi là kiểu câu được dùng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương. 1.2. Dưới ánh sáng của ngữ dụng học, kiểu câu hỏi không chỉ được dùng với mục đích để hỏi (tức là kiểu hành vi ngôn ngữ trực tiếp) mà còn được dùng với nhiều mục đích khác, như để chào, chất vấn, yêu cầu, bộc lộ thái độ hay nhờ, v.v… (tức là những kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp). Điều này đã được nhiều nhà ngôn ngữ học khẳng định. Song, câu hỏi có thể được dùng để thể hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp nào? Có bao nhiêu hành vi ngôn ngữ gián tiếp có thể được thể hiện qua kiểu câu hỏi? Vai trò của câu hỏi như thế nào trong đời sống và trong văn chương?… Đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về những vấn đề này. 1.3. Nam Cao là một tác giả xuất sắc trong dòng văn học hiện thực nước nhà. Trên văn đàn Việt Nam thời kì 1930-1945, Nam Cao là người đến muộn. Trước ông, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng đã xây dựng trên nền của chủ nghĩa hiện thực sừng sững những tòa nhà đẹp. Nam Cao vẫn tiếp nối con đường của những người đi trước. Đóng góp quan trọng của Nam Cao khi miêu tả con người là những trang phân tích tâm lý sắc sảo. Ông đã dùng ngòi bút của mình khắc họa một thế giới nhân vật phong phú lạ thường: từ những con người suốt đời giữ hai chữ “lương thiện” một cách trọn vẹn, trong sáng như Lão Hạc đến những mẫu người dị dạng, dị hình như Lang Rận, Thị Nở, Trương Rự… Họ bị mất dần nhân cách và càng ngày như càng xa lạ với mọi người. Song, điều cần nói ở đây là các tác phẩm của Nam Cao nổi tiếng và thu hút người đọc không phải chỉ vì nội dung phản ánh hiện thực mà còn vì cái tài sử dụng ngôn ngữ, trong đó có cách sử dụng kiểu câu hỏi của nhà văn. Có thể nói, kiểu câu hỏi được Nam Cao sử dụng khá nhiều và khá đa dạng trong tác phẩm của mình. Chính kiểu câu này đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm cũng như tạo nên nét riêng cho phong cách văn của ông. 1
- 1.4. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về kiểu câu hỏi trong đời sống và trong một số tác phẩm văn chương, nhưng đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu kiểu câu này trong tác phẩm của Nam Cao một cách toàn diện. Với những lý do vừa nói ở trên, chọn đề tài “Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao” để nghiên cứu, chúng tôi muốn làm rõ thêm kiểu câu này về mặt lý luận cũng như thực tiễn sử dụng. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểu câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao. (Câu hỏi có người gọi là câu nghi vấn. Để tránh trùng lặp khi diễn đạt, khi cần thiết luận văn có thể dùng hai thuật ngữ này). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Có thể nghiên cứu kiểu câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao về nhiều phương diện, nhưng luận văn này giới hạn đối tượng khảo sát và phạm vi nội dung nghiên cứu như sau: - Về đối tượng khảo sát: Luận văn giới hạn nguồn ngữ liệu thống kê là cuốn Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội, 2016. - Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu câu hỏi được dùng trong tuyển tập Nam Cao về hai phương diện sau: + Câu hỏi xét về phương diện hình thức; + Câu hỏi xét về phương diện dụng học: đích ở lời, chủ ngôn và chức năng trong cặp thoại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở miêu tả, phân tích kiểu câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao về các phương diện: cấu tạo hình thức, đích ở lời, chủ ngôn của hành động nói và chức năng trong hội thoại, v.v…, người viết muốn góp phần củng cố một số vấn đề lí thuyết về ngữ pháp học, lý thuyết về ngữ dụng học, đồng thời giúp người đọc thấy được sự đa dạng trong sử dụng của kiểu câu hỏi trong tác phẩm văn chương nói chung, trong văn Nam Cao nói riêng. - Làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu, giảng dạy về câu hỏi nói chung, câu hỏi trong văn chương và trong văn Nam Cao nói riêng. 2
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thứ nhất: Tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài; - Thứ hai: Nghiên cứu và trình bày những vấn đề lý thuyết được dùng làm căn cứ lí luận cho đề tài; - Thứ ba: Khảo sát và phân loại đối tượng nghiên cứu (ở đây là kiểu câu hỏi trong tuyển tập Nam Cao); - Thứ tư: Miêu tả, phân tích tư liệu khảo sát theo các tiêu chí đã định trước; - Thứ năm: Tổng kết các kết quả nghiên cứu rút ra từ việc phân tích, miêu tả đối tượng nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn cần sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo sau đây: 4.1. Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp nghiên cứu này được dùng để thống kê và phân loại tư liệu, cụ thể là thống kê và phân loại kiểu câu hỏi được dùng trong tác phẩm của Nam Cao. 4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu này được dùng để phân tích nguồn ngữ liệu đã thống kê, sau đó sẽ khái quát kết quả đã nghiên cứu thành từng nhóm, từng tiểu loại theo các tiêu chí khác nhau. 4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp nghiên cứu này được dùng để so sánh, đối chiếu các tiểu loại câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao về tần số sử dụng. 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Đóng góp về mặt lí luận - Luận văn góp phần làm rõ thêm về cấu tạo hình thức và những dấu hiệu đánh dấu biểu thức ngôn ngữ được gọi là câu hỏi. - Góp phần khẳng định khả năng thể hiện các hành động ngôn ngữ và vai trò của kiểu câu này trong đời sống và trong văn chương. - Việc nghiên cứu câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao còn có ý nghĩa chỉ ra những nét độc đáo trong việc sử dụng ngôn từ của nhà văn này. 3
- 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo để giảng dạy, nghiên cứu văn Nam Cao nói riêng, các tác phẩm văn chương nói chung. Ngoài ra, luận văn còn có thể được dùng làm tư liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu kiểu câu hỏi trong tiếng Việt. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận - Chương 2: Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ phương diện hình thức - Chương 3: Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ phương diện dụng học 4
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương này trình bày hai nội dung chính: 1)Tổng quan tình hình nghiên cứu câu hỏi tiếng Việt và 2) Cơ sở lí luận. 1.1. Tình hình nghiên cứu câu hỏi tiếng Việt Như đã nói ở mục Lí do chọn đề tài, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về câu nói chung, câu hỏi nói riêng. Mỗi công trình ra đời đều đem lại những đóng góp nhất định. Ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, như: Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Hoàng Trọng Phiến, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thị Thìn, Lê Đông, Nguyễn Thị Lương, v.v… Trong đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau: (1) Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009 Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã viết về câu hỏi (câu nghi vấn, theo cách dung của tác giả) như sau: “Câu nghi vấn là câu vốn có chức năng hỏi, tức là người nói muốn người nghe cung cấp cho mình tin mà mình chưa biết, hoặc còn hoài nghi. Về mặt cấu tạo, câu nghi vấn sử dụng các phương tiện sau đây: - Các đại từ nghi vấn (các đại từ phiếm chỉ dùng vào chức năng hỏi); - Quan hệ từ hay (chỉ sự lựa chọn); - Các phó từ dùng vào chức năng hỏi; - Các ngữ thái từ (một số trong tình thái từ); - Ngữ điệu hỏi…”. [1, tr 118] Định nghĩa trên mới chỉ đúng với kiểu câu hỏi chính danh, tức câu hỏi có đích ở lời là “hỏi” chứ chưa bao quát những loại câu hỏi được dùng theo lối gián tiếp, tức câu hỏi được dùng với đích ở lời không phải để hỏi. Tuy không nói trong định nghĩa nhưng đây đó trong công trình này tác giả Diệp Quang Ban cũng có chỉ rõ khả năng biểu đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp của kiểu câu này: “Trong cách dùng gián tiếp, kiểu câu nghi vấn có khả năng diễn đạt được khá nhiều hành động nói khác ngoài hành động hỏi: nhận định, thuộc biểu hiện; yêu cầu, thuộc điều khiển; rủ rê, thuộc điều khiển; nhắc nhở, can ngăn, thuộc điều khiển; bộc lộ cảm xúc,…”. [1, tr 115]. 5
- (2) Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009 Tác giả Đỗ Hữu Châu nghiên cứu kiểu câu hỏi thông qua nghiên cứu hành vi ngôn ngữ. Ông cho rằng, biểu thức ngôn ngữ hỏi (tức câu hỏi) có thể thực hiện một số hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp: “1. Hiệu lực ở lời trực tiếp hỏi/ Hiệu lực ở lời gián tiếp: cầu khiến. - Mày có dọn dẹp sách vở cho gọn lại không? / Dọn dẹp ngay sách vở cho gọn. - Anh có hút thuốc lá không? / Cho tôi một điếu. 2. Hiệu lực ở lời trực tiếp: hỏi / Hiệu lực ở lời gián tiếp: khẳng định. - Mày không làm vỡ cái cốc thì ai làm? / Chính mày làm vỡ cái cốc.” [4, tr 148] (3) Cao Xuân Hạo, Ngữ pháp chức năng - Câu trong tiếng Việt, Quyển 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007. Tác giả Cao Xuân Hạo định nghĩa câu nghi vấn như sau: “Câu nghi vấn là câu có hoạt động trung ngôn yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình hoặc một phần sự tình được tiền giả định”. [15, tr 124] Mặc dù không nêu hết đích ngôn trung của kiểu câu này trong định nghĩa nhưng khi phân loại, tác giả Cao Xuân Hạo có chia câu nghi vấn thành 2 nhóm lớn, là câu nghi vấn chính danh và câu nghi vấn có giá trị ngôn trung khác, như: khẳng định, ngờ vực, thanh minh,… (4) Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Đinh Trọng Lạc có đưa ra khái niệm câu hỏi nhưng ông chủ yếu quan tâm đến kiểu câu hỏi tu từ. Ông cho rằng: “Câu hỏi tu từ là câu về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định. Câu hỏi tu từ có tác dụng tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn hoặc làm cho hình tượng văn học đẹp đẽ lên gấp bội”. [16, tr 215]. Quan niệm của tác giả Đinh Trọng Lạc về câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi tu từ khá nhất quán. Trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2000, một lần nữa ông lại đưa ra định nghĩa về câu hỏi tu từ: “Câu hỏi tu từ là biện pháp tu từ cú pháp trong ngữ cảnh nhất định. Câu về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc”. [16, tr 175]. 6
- Cũng trong công trình nghiên cứu này, tác giả Đinh Trọng Lạc đã nghiên cứu câu hỏi từ góc nhìn của phong cách học. Ông chỉ ra câu hỏi tu từ là biện pháp tu từ cú pháp.Tức là cách phối hợp sử dụng các kiểu câu để đạt được hiệu quả tu từ trong phạm vi thuộc bậc cao hơn (trong chỉnh thể trên câu, trong văn bản). Về mặt phân loại, tác giả Đinh Trọng lạc đã một lần nữa khái quát ý nghĩa của kiểu câu hỏi tu từ. Ông cho rằng, dạng tiêu biểu nhất của câu hỏi tu từ là dạng không đòi hỏi câu trả lời. “Nó thường có ý nghĩa khẳng định làm cho hình tượng văn học đẹp lên gấp bội”. [16, tr 175]. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, câu hỏi tu từ có các ý nghĩa sau: “- Câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định. Ví dụ: Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Tóc em đây là mây hay là suối? Đôi mắt em nhìn hay bếp lửa đêm đông? Thịt da em là sắt hay là đồng?" (Tố Hữu) - Câu hỏi tu từ có ý nghĩa bộc lộ thái độ, ví dụ: Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ? (Đặng Trần Côn) - Câu hỏi tu từ có ý nghĩa phủ định, ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)” [16, tr 309] Như vậy, dưới góc độ tu từ học, Đinh Trọng Lạc đã coi câu hỏi tu từ là một biện pháp tu từ cú pháp, tức là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ, không kể là trung hòa hay tu từ trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ. Hơn nữa, ông cũng chỉ mới trình bày một cách khái quát nhất về câu hỏi tu từ bằng những ví dụ minh họa chứ chưa có sự phân tích, giảng giải một cách rõ ràng, chi tiết từng kiểu dạng câu hỏi. 7
- (5) Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000. Hai tác giả này đã nói về câu hỏi tu từ (một kiểu loại câu hỏi) như sau: “Câu hỏi tu từ là kiểu câu giàu màu sắc phong cách, thường gặp trong khẩu ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật”. [18, tr 229]. Dưới góc độ phong cách học nghiên cứu các dạng chuyển thái của câu hỏi trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, tác giả Nguyễn Thái Hòa cho rằng sự chuyển đổi này khá phức tạp. Có một số dạng chuyển thái của câu hỏi mà tác giả đã chỉ ra sau đây: - Câu hỏi - khẳng định: Là kiểu câu hỏi tu từ cú pháp. Kiểu câu hỏi này chỉ nhằm để khẳng định một ý kiến nào đó chứ không phải để nghe người đối thoại thông tin điều mình muốn biết. - Câu hỏi - cảm thán: Là những câu hỏi không phải để hỏi mà để bộc lộ một tâm tư, nỗi lòng hoặc là ngạc nhiên hay chán nản, mỉa mai,... Chẳng hạn, thông thường trong khẩu ngữ, khi thất vọng, người ta thường thốt lên “Làm thế nào bây giờ?”. Trong chữ viết, đặt ba dấu chấm hỏi (???) dùng để biểu thị sự ngạc nhiên quá mức. Cũng có khi người ta vừa đặt dấu chấm hỏi, vừa đặt dấu chấm than sau một câu là để biểu thị sự hoài nghi đồng thời biểu thị sự cảm thán. Đó là những cách biểu thị tình thái. - Câu hỏi - phủ định: Kiểu câu hỏi này có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm phủ định một nội dung nào đó. Ví dụ: Này ông chủ tịch ngụ cư hãy liệu hồn! Mở tai ra mà nghe đây: Ông định hống hách với ai? (Ngụ cư thì không được hống hách với ai - Nguyễn Thái Hòa chú thích). [Nguyễn Khắc Trường, dẫn theo18, tr 229]. Khác với Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa không xếp câu hỏi tu từ vào nhóm biện pháp tu từ cú pháp. Ông cũng không xếp nó vào một loại riêng mà tìm hiểu nó trong mối tương quan với qui tắc sử dụng lời nói và hiệu quả trong giao tiếp. Đặc biệt, ông không phân loại câu hỏi tu từ theo ý nghĩa mà theo từng dạng chuyển đổi tình thái trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. 8
- (6) Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và hệ SP 12+2, Tiếng Việt tập 2, Nxb Giáo dục, 1999 Các tác giả cuốn sách này cho rằng: “Câu hỏi tu từ là biện pháp tu từ cú pháp trong đó người ta dùng hình thức câu hỏi không phải để hỏi (nghĩa là đòi hỏi câu trả lời) mà cái chính là để tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn có nội dung là khẳng định hoặc phủ định hoặc sai khiến một cách có cảm xúc”. [17, tr 236]. Ngoài việc đưa ra định nghĩa về câu hỏi tu từ, các tác giả còn phân loại câu hỏi theo mục đích nói và chỉ ra vai trò của kiểu câu này trong một số kiểu văn bản. Về phân loại câu hỏi theo mục đích nói, cuốn sách này nêu ra có ba loại câu hỏi (các tác giả gọi là câu nghi vấn): - Câu nghi vấn - khẳng định: Đây là câu có hình thức là câu hỏi nhưng thực chất là khẳng định một điều gì đó. Các tác giả đã dẫn một loạt ví dụ về các kiểu câu nghi vấn [17, tr 238-239] dưới đây: Ví dụ: Tôi mà lại không biết việc đó à? (Tôi biết việc đó). - Câu nghi vấn - phủ định: Đây là câu có hình thức là câu hỏi nhưng thực chất đây là câu dùng để phủ định một điều gì đó. Ví dụ: “Tiền tao có phải là vỏ hến mà quẳng cho mày vay bây giờ? Dễ tao hám lãi của mày lắm đấy.” (Tao không đồng ý cho mày vay tiền). (Ngô Tất Tố) - Câu nghi vấn - sai khiến: Đây là kiểu cấu có hình thức nghi vấn nhưng thực chất đây là câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả hay sai khiến. Ví dụ: Ghê gớm, muỗi! Bác Pha có cho tôi mượn cái quạt không? (Nguyễn Công Hoan). Về vai trò của câu hỏi tu từ: Theo cuốn sách này, câu hỏi tu từ có vai trò rất lớn, tùy từng thể loại văn bản. + Trong thơ, câu hỏi tu từ phát huy đầy đủ nhất giá trị tu từ của mình, như: góp phần diễn tả tâm trạng băn khoăn, thể hiện một lời than tiếc, một nỗi nhớ thương,... + Trong ngôn ngữ chính luận, câu hỏi tu từ có tác dụng biểu cảm - cảm xúc khá đa dạng, như khích lệ, động viên, bày tỏ quan điểm... Chẳng hạn, trong tác phẩm Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã nêu ra một loạt câu hỏi để khích lệ quân sĩ hay bày tỏ quan điểm của mình. 9
- Ví dụ: “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?”. “Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tùy tướng của ông lại là người thế nào? Xích Tu Tư tùy tướng của ông lại là người thế nào?... Cốt Đãi Ngọt Lang là lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quị quân Nam Chiến trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trường người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt”. [Trần Quốc Tuấn, báo mạng]. - Trong ngôn ngữ diễn giảng, câu hỏi tu từ làm cho câu văn sinh động, lí luận đỡ khô khan, người nghe tập trung chú ý vào vấn đề định giải quyết và hiểu biết thêm nhiều khía cạnh của vấn đề. Ví dụ: “Nhưng nói kinh tế quyết định văn hóa của một dân tộc có phải là nói văn hóa đẻ ra trong điều kiện kinh tế nhất định, phải chết theo những điều kiện kinh tế đó không? Cố nhiên không. Đành rằng phong trào văn hóa nào cũng chỉ có thời thịnh của nó”. [Trường Chinh - Dẫn theo 17, tr 114] Như vậy, dễ dàng nhận thấy ý kiến của các tác giả trong cuốn sách này có nhiều điểm tương đồng với ý kiến của Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Phong cách học tiếng Việt đã nói ở trên về mặt phân loại. Tức là các tác giả đều cho rằng câu hỏi tu từ là kiểu câu có khả năng làm chuyển đổi ý nghĩa của cấu trúc cú pháp. Sự chuyển đổi ý nghĩa này chỉ có được trong những hoàn cảnh nhất định. (7) Nguyễn Thị Lương, Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, 2009 Trong công trình này, Tác giả Nguyễn Thị Lương đã nghiên cứu câu hỏi theo tiêu chí: câu hỏi với các hành động ngôn ngữ gián tiếp. Theo tác giả, “Các hành động ngôn ngữ gián tiếp được thể hiện qua hình thức của câu hỏi có thể chia thành hai loại dựa trên cơ sở nhận diện chúng, là: Hành động nói gián tiếp nhận diện qua ngữ cảnh và hành động nói gián tiếp nhận diện qua cấu trúc đặc thù của câu hỏi. - Hành động nói gián tiếp nhận diện qua ngữ cảnh: Tác giả Nguyễn Thị Lương đã liệt kê một số kiểu câu hỏi gián tiếp được nhận diện qua ngữ cảnh, kiểu như: 10
- + Hỏi - ra lệnh (câu có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm mục đích ra lệnh); + Hỏi - đề nghị (câu có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm mục đích đề nghị); + Hỏi - khuyên (câu có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm mục đích khuyên); + Hỏi - mời (câu có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm mục đích mời); + Hỏi - nhắc nhở (câu có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm mục đích nhắc nhở); + Hỏi - từ chối (câu có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm mục đích từ chối); + Hỏi - chê trách (câu có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm mục đích chê trách); + Hỏi - khẳng định (câu có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm đích khẳng định). - Hành động nói gián tiếp được nhận diện qua cấu trúc đặc thù của câu hỏi Theo tác giả, có một số kiểu cấu trúc hỏi được dùng theo lối gián tiếp dễ nhận biết, chẳng hạn: + Cấu trúc hỏi - dọa / hỏi - cảnh cáo Mô hình của kiểu câu này là: … muốn + động từ / cụm động từ + à / hả / phỏng/ không? Ví dụ: Mày muốn ăn đòn à / hả /không? + Cấu trúc hỏi - phủ định / phản bác Mô hình của kiểu câu hỏi gián tiếp này là: Chẳng lẽ / lẽ nào A (mà) lại B sao / ư / à? Hoặc Dễ thường C - V đấy chắc? A gì mà A / A đâu mà A? Thế mà A à?... . Cấu trúc Chẳng lẽ / lẽ nào A (mà) lại B sao / ư / à? Ví dụ: Chẳng lẽ tôi (mà) lại làm cái việc đó à? (Tôi không làm việc đó). . Cấu trúc Dễ thường C - V đấy chắc? Ví dụ: Dễ thường tôi cho anh cái xe đó chắc? (Tôi không cho anh chiếc xe). . Cấu trúc A gì mà A / A đâu mà A? Ví dụ: (Minh) học đâu mà học? / (Minh) học gì mà học? (Minh không học). . Cấu trúc Thế mà A à? Ví dụ: (Cái áo này) thế mà đẹp à? (Cái áo này không đẹp). + Cấu trúc hỏi - ra lệnh / dọa / ép Mô hình: Có A không thì bảo? Ví dụ: (Con) có học không thì bảo? + Cấu trúc hỏi - thách thức, bất cần 11
- Mô hình: A thì đã sao? Ví dụ: Không vào đại học thì đã sao?” [20, tr 210] Dễ dàng nhận thấy, tác giả Nguyễn Thị Lương đã miêu tả khả kỹ kiểu câu hỏi trong tiếng Việt. Điều cần nói ở đây là tác giả đã chỉ ra kiểu câu hỏi không đơn thuần chỉ dùng để “hỏi” (câu hỏi chính danh, tức hành động hỏi được dùng theo lối trực tiếp) như một số tác giả khác mà nó còn được dùng với nhiều mục đích (hành động hỏi được dùng theo lối gián tiếp) như đã dẫn ở trên. (8) Nguyễn Kim Thản, Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 Trong công trình này, tác giả Nguyễn Kin Thản đã quan niệm: “Câu hỏi có mục đích thông báo cho người nghe, người đọc điều hoài nghi ở người nói, người viết, và nói chung, đòi hỏi người đối thoại trả lời”. [31, tr 136]. Tác giả này cũng nêu ra những trường hợp trong thực tế người nói sử dụng các câu hỏi nhưng không hoàn toàn vì mục đích yêu cầu một câu trả lời từ người nghe, mà còn vận dụng vào các mục đích khác như: "1. Dùng câu hỏi - khẳng định để phủ định Loại câu này tạo bằng cách thêm vào chỗ thích hợp của câu khẳng định một trong những đại từ để hỏi: (có)... đâu, (làm) gì, bao giờ, (thế) nào, sao,... Ví dụ: - Tớ đâu thích làm việc đó? (Tớ không mượn sách của cậu). - Tôi thích gì mấy cái chuyện tầm phào đó?/ Nào tôi có thích mấy cái chuyện tầm phào đó? (Tôi không thích mấy cái chuyện tầm phào đó). - Sao tôi làm được việc đó? (Tôi không làm được việc đó). 2. Dùng câu hỏi - phủ định để khẳng định Loại câu hỏi - phủ định này thường được dùng để bác bỏ lời người đối thoại. Ví dụ: A- (Tớ không bao giờ hút thuốc) B- Cậu không bao giờ hút thuốc? (Hôm qua tớ thấy cậu hút đấy thôi. Tức cậu có hút thuốc). 3. Dùng câu hỏi để bày tỏ cảm xúc Loại câu này cấu tạo bằng cách đặt câu kể, thay bộ phận câu kể vào giữa nhóm từ sao mà...thế, sao mà...vậy, hoặc thêm vào sau câu kể một trong những từ, như: sao, biết bao, biết mấy, làm sao... 12
- Ví dụ: - Sao mà tôi khổ thế không biết? / Tôi sao mà khổ vậy? - Nó bỏ học thật sao? - Cậu đừng nghe nó thì có tốt biết mấy / biết bao (không)? - Nó không nghe tôi thì biết làm sao? Ngoài các công trình tiêu biểu dẫn trên, còn có thể kể đến một số bài in trên Tạp chí ngôn ngữ, luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ và một số khóa luận tốt nghiệp Đại học, như: - Lê Xuân Anh, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi chính danh, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội, 2002. - Lê Đông, Câu hỏi và câu trả lời của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ số phụ, 1985. - Lê Đông, Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1994. - Lê Đông, Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS khoa học Ngữ Văn, 1996. - Nguyễn Thị Lương, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1996. - Nguyễn Đăng Sửu, Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ, 1998. - Nguyễn Đăng Sửu, Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, HN 2002. - Tạ Văn Thông, Cách tổ chức câu hỏi trong tiếng Kơho, Những vấn đề ngôn ngữ phương Đông, Viện Ngôn ngữ học, 1985. - Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1994. - v.v... Các công trình nghiên cứu tiêu biểu dẫn trên phần nào cho thấy câu hỏi trong tiếng Việt đã được khá nhiều người quan tâm. Song, trọng tâm nghiên cứu kiểu câu này còn phụ thuộc góc nhìn của từng người. Có những tác giả hầu như mới chỉ nhìn nhận nó chủ yếu từ góc độ tu từ học (Đinh Trọng lạc, Nguyễn thái Hòa, Bùi Minh Toán). Có tác giả tuy đã phân tích kiểu câu này từ góc độ của lí thuyết hành vi ngôn 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn