Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945
lượt xem 4
download
Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1 - Điều kiện hình thành con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945; Chương 2 - Các tầng lớp con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945; Chương 3 - Các hình thức thể hiện con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CAO THỊ NGUYỆT CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 - 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 02 21 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Minh
- Thái Nguyên – 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Cao Thị Nguyệt
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Vũ Thị Thanh Minh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Cao Thị Nguyệt
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 12 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 13 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 14 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 14 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 14 NỘI DUNG ..................................................................................................... 15 CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 ............................................................. 15 1.1. Điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội hình thành con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. ........................................................................... 15 1.2. Vài nét quan niệm về con người trong văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến 1945) ........................................................................................ 20 1.2.1. Khái niệm quan niệm về con người trong văn học ............................... 20 1.2.2. Con người trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 ..................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ.......... 34 VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 – 1945 ......................................................... 34 2.1. Một số tầng lớp dưới đáy xã hội .............................................................. 35 2.1.1. Người lao động nghèo lương thiện ....................................................... 35 2.2.1. Quan lại ................................................................................................. 72 2.2.2. Phụ nữ tân thời ...................................................................................... 75 2.2.3. Nhà văn, nhà báo ................................................................................... 78 CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 – 1945 ..................................................... 81 3.1. Phương thức lựa chọn, tiếp cận con người của phóng sự 1932 - 1945.... 81 3.1.1. Phương thức lựa chọn con người làm đối tượng phản ánh của phóng sự... 81 3.1.2. Phương thức tiếp cận và khai thác thông tin ở những con người cụ thể ... 83 3.2. Bút pháp tả chân khi phản ánh con người của phóng sự 1932 – 1945 .... 89
- iv 3.2.1. Bút pháp tả chân khi miêu tả con người. .............................................. 89 3.2.2. Bút pháp tả chân khi kể sự việc, tả cảnh ............................................... 94 3.3. Ngôn ngữ thể hiện con người trong phóng sự 1932 – 1945 .................... 96 3.3.1. Sử dụng khẩu ngữ và tiếng “lóng” đặc thù của từng tầng lớp con người ... 96 3.3.2. Ngôn ngữ châm biếm .......................................................................... 100 3.3.3. Hệ thống ngữ liệu dân gian và ngôn ngữ đậm chất “Âu hóa” ............ 102 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 114
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Qua con người trong văn học, ta có thể hiểu cuộc sống của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Là nhân vật chính trong văn học, nên qua con người trong văn học ta có thể hiểu một thời đại hay một giai đoạn văn học cụ thể. Tìm hiểu vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 có thể giúp nhận thức sâu sắc thêm về văn học và xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Phóng sự là một thể loại giữa văn học và báo chí, có nguồn gốc Tây phương, chính thức xuất hiện ở thế kỉ XIX. Là một thể loại khó viết nhưng phóng sự nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Sau Tôi kéo xe - đứa con tinh thần đầu tiên của Tam Lang là hàng loạt các thiên phóng sự - kết quả của những cuộc điều tra, lăn lộn với hiện thực của những cây bút tâm huyết như: Đĩa mứt gừng (1937), Lọng cụt cán (1939), Tập ảnh (1936), Người …ngợm (1940) của Tam Lang, Thanh niên trụy lạc (1938), Từ ái tình đến hôn nhân (1938), Ngoại ô (1941), Ngõ hẻm (1942) của Nguyễn Đình Lạp; Hà Nội ban đêm (1933) Hà Nội băm sáu phố phường (1943) của Thạch Lam; Làm no (1938), Tập án cái đình (1939), Lều chõng (1939), Việc làng (1940) của Ngô Tất Tố; Một chuyến đi (1938), Ngọn đèn dầu lạc (1941), Tàn đèn dầu lạc (1941) của Nguyễn Tuân; Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938) của Vũ Trọng Phụng, Hà Nội lầm than (1937), Làm dân (1938) của Trọng Lang… Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết, phóng sự mang đến cho người đọc những thông tin cụ thể, số liệu chính xác và thời sự về các vấn đề của cuộc sống, xoay quanh một tâm điểm là con người. Nhà nghiên cứu, phê bình Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Phóng sự là ký sự, là có lời thẩm bình, phóng sự ghi những điều mắt thấy tai nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích… Không có lối văn nào giúp
- 2 ích cho việc cải cách, cho nhà đương chức, nhà pháp luật và nhà xã hội học bằng các thiên phóng sự” [30; tr. 504,505]. Vì lẽ trên, nghiên cứu con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 chính là tìm hiểu những mảng hiện thực đời sống muôn màu của xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 - một giai đoạn lịch sử đầy biến động từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Phóng sự không chỉ phản ánh hiện thực mà với tư cách “là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí” [3; tr. 83], phóng sự còn có “cái chất chủ quan của chủ thể cầm bút…, ý thức xã hội - công dân chi phối mạnh mẽ đến từng sự kiện, từng vấn đề của đời sống” [45; tr. 5,6]. Tác phẩm phóng sự thể hiện được những quan điểm cá nhân, cách kiến giải hoặc những đề xuất giải pháp của tác giả trước một vấn đề nóng hổi đang diễn ra trong hiện thực xã hội. Vấn đề con người trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 đã được phản ánh sâu sắc từ nhiều góc độ trong phóng sự giai đoạn này. Các tầng lớp con người, từ tầng lớp trên như quan Ta, quan Tây, me Tây, cường hào, chức dịch làng xã đến những tầng lớp dưới như nông dân, phu xe, gái bán dâm, vợ lẽ nàng hầu, thầy lang, trộm cắp, cờ bạc bịp, thanh niên trụy lạc… đều được các nhà phóng sự điều tra và đưa lên trang giấy. Ở mỗi tầng lớp, các nhà văn không chỉ đơn thuần ghi lại những điều tai nghe mắt thấy mà còn tìm hiểu những góc khuất, những căn nguyên của hiện tượng, đưa ra quan điểm riêng, thậm chí có những kiến nghị, giải pháp cụ thể, có ý nghĩa lịch sử, xã hội nhất định. Một số tác phẩm văn học thuộc giai đoạn 1930 – 1945 được đưa vào chương trình sách giáo khoa phổ thông như Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Đọc thêm Nghệ thuật băm thịt gà (Trích “Việc làng” của Ngô Tất Tố). Do vậy, việc nghiên cứu “Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945” sẽ cung cấp những tư liệu hữu ích về xã hội – con người giai đoạn này cho giáo viên và học sinh trong việc tiếp cận các tác phẩm văn học.
- 3 Vì những lí do cấp thiết trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về con người trong văn học Vấn đề con người trong văn học được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Nxb Giáo dục, 2008) GS. TS Trần Nho Thìn đã đề cập đến sự thể hiện con người trong văn chương thời cổ. Tác giả đã chỉ ra con người trong văn học nhà nho gồm con người được thể hiện ở cấp độ nhân vật văn học (trong các truyện thơ, khúc ngâm) và con người không được thể hiện ở cấp độ nhân vật văn học (trong thơ vịnh sử). Chuyên luận Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2010), nhóm tác giả Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vượng, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân đã nghiên cứu con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. Các tác giả đã chỉ ra hoàn cảnh lịch sử, xã hội dẫn đến sự xuất hiện và đề cao con người cá nhân trong văn học, những biểu hiện của con người cá nhân trong những tác phẩm tiêu biểu của thời đại và ý nghĩa của bước tiến này trong dòng chảy phát triển của văn học. Con người trong văn học hiện đại được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Gần gũi với đề tài là bài viết Con người trong văn học Việt Nam hiện đại (1987) của GS Trần Đình Sử, các luận văn, luận án: Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn qua ba tác giả Nhất Linh – Khái Hưng – Hoàng Đạo (LATS, 1994, Lê Thị Dục Tú); Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 (bộ phận văn học cách mạng) (LATS, 1996, Phùng Ngọc Kiếm); Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới (LATS, 2012, Nguyễn Thị Kim Tiến). Các tác giả đã lí giải quan niệm về con người, biểu hiện của nó trong tư duy nghệ thuật và trong tác phẩm cụ thể. Tác giả Lê Thị Dục Tú nghiên cứu hình tượng con người trong tiểu thuyết từ góc nhìn bản
- 4 chất xã hội và loại hình văn học. Tác giả Phùng Ngọc Kiếm chỉ ra con người sử thi và con người cá nhân trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến lại triển khai theo hướng tìm hiểu con người cá nhân, thế giới nội tâm và vẻ đẹp thể chất của con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Các công trình trên đã nghiên cứu về con người trong văn học theo các giai đoạn lịch sử văn học hoặc theo thể loại, có những nhận định bao quát, sâu sắc về sự thể hiện con người trong văn học. Tuy vậy, con người trong thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932-1945 vẫn chưa được các nhà nghiên cứu đề cập đến một cách toàn diện và sâu sắc. Kế thừa và phát triển thành tựu của những người đi trước, chúng tôi triển khai vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 theo hướng chỉ ra môi trường sống và làm việc, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của từng tầng lớp con người cụ thể được phản ánh trong phóng sự giai đoạn này. 2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 Vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam 1932 – 1945 thực chất đã được các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu phê bình quan tâm từ khi thể loại phóng sự Việt Nam chính thức ra đời (1932), bởi con người là tâm điểm của văn học và thể loại phóng sự cũng không ngoại lệ. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 có thể chia thành ba thời kì: Thời kì 1932 – 1945; thời kì 1945 – 1985; thời kì sau 1986. a. Thời kì 1932 – 1945 Ở thời kì 1932 – 1945, con người trong phóng sự đã được một số nhà phê bình đề cập đến. Năm 1932, Tôi kéo xe ra đời như một phát súng lệnh khẳng định sự xuất hiện của thể loại phóng sự và vấn đề hiện thực đời sống, quyền sống, quyền làm người của tầng lớp phu kéo xe mà Tam Lang đặt ra trong thiên phóng sự này
- 5 đã tìm được sự thấu hiểu, đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Trên tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy, số ra ngày 26/10/1935, nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã nhấn mạnh ý nghĩa của phóng sự Tôi kéo xe trong việc đánh thức thái độ trân trọng đối với tầng lớp “dưới đáy” của xã hội lúc bấy giờ:“Nếu trong bao nhiêu người xem thiên phóng sự này, mà có một người nhân đó, mà để ý đến cái thế giới u ám của người kéo xe, biết động lòng trắc ẩn vì người kéo xe, biết nới tay ra một tí trong lúc đi xe thì cái việc ông Tam Lang đã làm là việc có ích rồi” [32; tr. 83]. Cũng vì đã phản ánh hiện thực cuộc sống của những kiếp phu xe, mạnh dạn đưa ra những giải pháp để phu xe được làm Người chứ không phải làm ngựa mà Tôi kéo xe của Tam Lang được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (Nxb Tân Dân, năm 1942) đã khẳng định “Tôi kéo xe là một quyển phóng sự có giá trị” [30; tr. 562]. Không chỉ nhìn ra những vấn đề bức thiết về tầng lớp phu xe trong Tôi kéo xe, Vũ Ngọc Phan còn nhấn mạnh đến giá trị hiện thực của Đêm sông Hương trong việc phản ánh chân xác đời sống của những người hành nghề mãi dâm. Vấn đề con người trong các thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng được giới nghiên cứu phê bình đề cập đến trong nhiều bài báo, chuyên luận. Trong lời tựa cuốn Kĩ nghệ lấy Tây, nhà phê bình Phùng Tất Đắc đã khẳng định tác phẩm là một cuộc khảo cứu về một tầng lớp con người (me Tây) trong xã hội đương thời, nên “có thể vạch phương hướng cho văn nghệ… giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này” [37; tr. 132]. Tác giả Lê Thanh trên tờ Tin văn (in lại trên Hà Nội báo số 34 ra ngày thứ tư 26/08/1936) thì cho rằng trong Kĩ nghệ lấy Tây, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh “một tấn bi kịch...hiện đang diễn ra ở xứ ta, do sự gặp gỡ của hai làn sóng, của hai thế giới gây nên”[37; tr. 137]. Đó là bi kịch về sự xuất hiện của tầng lớp me Tây – kết quả của sự gặp gỡ của hai làn sóng Tây và Ta trong xã hội đương thời. Bằng cách khảo cứu chi tiết về cả nội dung và nghệ thuật các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận thấy mỗi tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chính là một thiên điều tra giá trị về một tầng lớp
- 6 người trong xã hội đương thời. Cơm thầy cơm cô được nhà nghiên cứu nhận xét là “tập hay nhất của Vũ Trọng Phụng. Ngòi bút tả chân của ông thật là tuyệt xảo khi ông tả những cảnh nghèo khổ”[30; tr. 577], còn Lục xì thì được đánh già “là một thiên nghị luận về nghề mại dâm” [30; tr. 580]. Cũng trong giai đoạn này, một số nhà phê bình như Thái Phỉ, Nhất Chi Mai lại phê phán Vũ Trọng Phụng khi ông viết về những me Tây, những phụ nữ làm nghề mãi dâm, những tay cờ bạc bịp, những kẻ ăn cắp, “làm tiền” trong xã hội đương thời, vì họ cho rằng Vũ Trọng Phụng đã “nhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc đen và một nguồn văn càng đen nữa”[37; tr. 139]. Vũ Trọng Phụng đã miêu tả các tầng lớp con người là nạn nhân của đồng tiền, hoặc là “làm tiền”, hoặc là “bán trôn nuôi miệng”, đến mức Nhất Chi Mai thấy rằng “Đọc xong, ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh toàn những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng”[37; tr. 139]. Đáp trả lời phê bình của Thái Phỉ, Nhất Chi Mai, Vũ Trọng Phụng đã có hai bài bút chiến để bày tỏ nhân sinh quan, quan niệm viết văn của mình. Họ Vũ đã không ngần ngại khẳng định quan điểm: “Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời” [4; tr. 919], coi mình không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà báo nên có trách nhiệm miêu tả hiện thực xã hội với các tầng lớp người, với những mặt trái để người đọc biết mà ghê tởm, mà tránh xa. Như vậy, khi nói về con người trong phóng sự 1932 – 1945, các nhà phê bình giai đoạn này chủ yếu đi sâu phân tích bút pháp tả chân, quan niệm nghệ thuật khi phản ánh hiện thực của nhà văn. Những góc khuất trong cuộc sống của các tầng lớp con người cụ thể chưa được phân tích sâu sắc. Bên cạnh Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, các phóng sự của Ngô Tất Tố, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam… cũng được giới phê bình quan tâm. Tuy nhiên, những vấn đề nhức nhối về hiện thực đời sống của những con người “dưới đáy” trong xã hội đương thời chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đánh giá một cách toàn diện.
- 7 Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 chính là một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam đương thời với đa dạng các tầng lớp được phản ánh chân thực, sâu sắc. Những tư tưởng tiến bộ nhằm cải tạo xã hôi, nâng cao giá trị và đời sống con người của các văn sĩ cũng được gửi gắm qua các thiên phóng sự. Tuy nhiên, những vấn đề đó chưa được các nhà phê bình giai đoạn 1932 – 1945 quan tâm đích đáng. b. Thời kì 1945 - 1985 Bước sang thời kì1945 – 1985, phóng sự vẫn là thể loại được giới nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên vấn đề con người trong phóng sự giai đoạn này chưa được nghiên cứu xứng tầm quan trọng của nó. Đáng chú ý là ý kiến của Tố Hữu về Vũ Trọng Phụng trong Hội nghị tranh luận văn nghệ tại Việt Bắc năm 1949 khi ông cho rằng “Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa thối nát của xã hội ấy”(xã hội 1932 - 1945)[16; tr. 157]. Nhà văn Nguyên Hồng (trong lời tựa cho tiểu thuyết Giông tố do nhà xuất bản Hà Nội tái bản năm 1956) đã khẳng định phóng sự Cạm bẫy người là tác phẩm mở đầu của khuynh hướng văn học hiện thực vì đã phơi bày thực trạng về một tầng lớp người (những tay cờ bạc bịp), phản ánh chân xác đời sống xã hội đương thời – một xã hội điên đảo trước sức mạnh của đồng tiền. Bằng cái nhìn xã hội học, Tố Hữu và Nguyên Hồng đã đề cao giá trị hiện thực của phóng sự Vũ Trọng Phụng, tuy chưa đi sâu vào phân tích những tầng lớp con người cụ thể. Những bài viết trong tập san Vũ Trọng Phụng với chúng ta (do Minh Đức xuất bản) cũng đánh giá cao chất hiện thực, giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Trong đó, Phan Khôi coi phóng sự Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người đều là những tác phẩm thông cảm và “tố khổ” cho hạng người cùng khổ ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Trác trong công trình Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập V (1930-1945) đã đánh giá cao công phu, tâm huyết của các nhà phóng sự trong việc phản ánh những bức tranh hiện thực về đời sống các tầng lớp con người trong xã hội đương thời: “Họ đã đi vào bóng tối của các thành phố lớn,
- 8 đến các nhà chứa, nhà lục xì, tiệm hút… Họ đã công phu theo dõi quá trình trụy lạc của bao nhiêu thanh niên, cuộc sống của những gái đĩ me tây, cảnh sát phạt, lựa bịp nhau của những người sống bằng nghề đỏ đen” [50; tr. 122]. Vấn đề hiện thực đời sống tầng lớp gái mãi dâm trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng một lần nữa bị nhiều nhà phê bình phê phán khi những người đứng đầu nhóm Nhân văn – Giai phẩm đề cao Vũ Trọng Phụng nhằm thực hiện mưu đồ chính trị. Với cái nhìn phiến diện, Hoàng Văn Hoan trong Một vài ý kiến về vấn đề tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam đã cho rằng trong Lục xì và ở các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng “đâu chỉ là loã lồ, dâm uế, mà còn là cả một ý thức thừa nhận thú tính, cổ lệ nhục dục”[36; tr. 282]. Những lời văn miêu tả, phân tích chân thực, khách quan về bi kịch cuộc đời và cả những “mánh khóe làm nghề” của những người phụ nữ “bán trôn nuôi miệng” – một tầng lớp hạ đẳng trong xã hội thành thị đương thời trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng bị Vũ Đức Phúc cho là “lối văn khiêu dâm”và nó “còn tệ hại hơn gấp mấy lần văn chương lãng mạn”[37; tr. 294]. Cũng trong thời gian này, một số tác giả, tác phẩm phóng sự tiền chiến cũng được ca ngợi ở miền Nam. Vấn đề con người trong phóng sự 1932 – 1945 được đề cập đến trong bài viết của nhà văn học sử Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III. Tác giả đã giới thiệu tóm tắt bốn phóng sự của Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì) và khẳng định giá trị của phóng sự Vũ Trọng Phụng trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội đương thời với những tầng lớp con người cụ thể, “moi móc những vết thương xã hội ấy ... và nói ra với một giọng mỉa mai chua chát, đôi khi đượm vẻ căm hờn [28; tr. 513-514]. Trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng nhìn thấy giá trị hiện thực sâu sắc trong ngòi bút tả chân của Vũ Trong Phụng khi lột trần những hiện tượng giả dối, xấu xa, tội lỗi ẩn giấu trong các tầng lớp người trong xã hội đương thời. Thanh Lãng nhận xét: “Vũ Trọng Phụng trong “Cạm bẫy người” (1933) cho chúng ta thấy
- 9 cái xã hội mà Phạm Quỳnh đã ca ngợi chỉ là một xã hội giả dối, tội lỗi, xấu xa... còn gì sống động và cũng sượng sùng cho bằng những thiên điều tra của Vũ Trọng Phụng trong “Cơm thầy cơm cô” hay “Lục xì”! Truyện như trốn tránh kết cấu, chỉ còn là một sự diễn hành”[17; tr. 722-744]. Phạm Thế Ngũ và Thanh Lãng đã nhìn những phóng sự của Vũ Trọng Phụng ở ý nghĩa xã hội, thấy được giá trị phản ánh hiện thực trong tác phẩm của nhà văn này, cũng có nghĩa đã quan tâm đến cuộc sống của những kiếp người được “ông vua phóng sự đất Bắc” điều tra và đưa lên trang giấy. Như vậy, ở thời kì 1945 – 1985, bút pháp tả chân, giá trị hiện thực của phóng sự 1932 – 1945 vẫn là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà phê bình. Các tầng lớp con người là nhân vật chính trong các thiên phóng sự tuy có được đề cập đến nhưng chủ yếu là những nhận xét khái quát, chưa cụ thể, đôi khi có tính chất phiến diện và chỉ tập trung vào một số tác phẩm của một vài tác giả tiêu biểu. c. Thời kì từ 1986 đến nay Sau 1986, các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến phóng sự của Vũ Trọng Phụng, nhấn mạnh ý nghĩa phản ánh hiện thực, khả năng phơi bày những ung nhọt xã hội, những quẩn quanh bế tắc của những kiếp người trong xã hội 1932 – 1945 trong phóng sự của nhà văn này. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến ý kiến của PGS Trần Hữu Tá trong cuốn Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Nxb Văn học, 1987): “Đằng sau những nhân vật “Cạm bẫy người”…, người đọc phần nào thấy được hình ảnh của xã hội thành thị trụy lạc hóa hồi những năm 30 và tình trạng bần cùng, bế tắc, lưu manh hóa của loại tiểu tư sản lớp dưới và dân nghèo thành thị lúc bấy giờ” [23; tr. 8]. PGS đã thực sự quan tâm đến những vấn đề về hiện thực đời sống con người được phản ánh trong phóng sự của cây bút thiên tài này. Đó là thực trạng một bộ phận tư sản lớp dưới và dân nghèo ở thành thị bị bần cùng, bế tắc và tha hóa nhân cách.
- 10 Những năm đầu thế kỉ XXI, trên văn đàn cũng có một số bài viết đề cập đến vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 như “Trọng Lang – cây bút phóng sự tiên phong” (2002) của Trần Thị Trâm; “Vũ Trọng Phụng bàn về phóng sự và tiểu thuyết tả chân” (2002) của Nguyễn Ngọc Thiện; “Thể loại phóng sự trong văn học thế kỉ XX” (2006) của Tôn Thảo Miên. Tuy nhiên, vấn đề con người chỉ chiếm một dung lượng nhỏ trong nội dung bài nghiên cứu và chỉ tập trung vào một vài tác giả tiêu biểu như Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng. Trong những năm gần đây, khi những tác phẩm phóng sự 1932 – 1945 được tuyển tập, giới thiệu, được các nhà nghiên cứu lão thành phân tích, bình giá thì đã có một số luân án tiến sĩ (LATS) và luận văn thạc sỹ (LVThS) nghiên cứu về phóng sự, trong đó có đề cập đến vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945. Trong LATS Phóng sự Việt Nam 1930 – 1945 (Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố) (2009), tác giả Phạm Thị My đã chỉ ra mục đích của phóng sự Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố là phanh phui những “ung nhọt” xã hội. Đó là những tệ nạn xã hội như mãi dâm, cờ bạc bịp, trộm cắp… Đó là tình trạng bần cùng hóa và tha hóa diễn ra trong một số tầng lớp con người trong xã hội đương thời. Luận văn Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 của Đỗ Chỉnh (1996) đã phân tích hiện thực đời sống nhân dân ở đô thị và thôn quê được phản ánh trong phóng sự 1932 – 1945 để khẳng định giá trị của thể loại văn học này. Tác giả Nguyễn Thị Loan trong luận văn Thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 (2001) đã nhận thấy ý nghĩa hiện thực của phóng sự giai đoạn này khi phơi bày cuộc sống đau thương của nhiều tầng lớp “dưới đáy” trong xã hội. Luận văn Đề tài nông thôn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930 – 1945 (2008) của Nguyễn Thị Bích Hòa thì đi sâu phân tích các vấn đề về cuộc sống con người ở nông thôn trong phóng sự 1932 – 1945. Luận văn Đặc trưng phóng sự Vũ Trọng Phụng (2012) của Trần Thị Huyền đã chỉ ra những nét tiêu biểu về nội
- 11 dung và nghệ thuật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Các tầng lớp con người ở đô thị như me Tây, gái mại dâm, cờ bạc bịp… cũng được tác giả phân tích để chi ra tính chân thực trong phóng sự của nhà văn họ Vũ này. Gần đây, công trình Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, đặc điểm và quá trình phát triển (2013) của Tiến sỹ Vũ Thị Thanh Minh đã nhận diện và nghiên cứu khá cụ thể về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của phóng sự 1932-1945. Qua công trình nghiên cứu, hiện thực đời sống xã hội, văn hóa ở đô thị và nông thôn được phản ánh trong các thiên phóng sự 1932 – 1945 được tìm hiểu sâu sắc. Bằng góc nhìn xã hội học, văn hóa học, tác giả đã chỉ ra thực trạng phân hóa giai tầng, những tệ nạn xã hội ở đô thị, cảnh bùn lầy nước đọng, cuộc sống khổ cực và phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa ở thôn quê. Đây là một định hướng quan trọng cho chúng tôi triển khai đề tài Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945. Trong mấy năm gần đây, vấn đề con người trong phóng sự 1932 – 1945 được đề cập đến ở một số bài báo. Tác giả Cát Đằng trong bài viết “Phu kéo xe và nỗi tủi nhục một thời” đăng trên trang http://www.baocantho.com.vn ngày 10/09/2014 đã phân tích nỗi khổ cực của phu kéo xe – một tầng lớp dân nghèo thành thị được thể hiện trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang. Năm 2015, tại buổi ra mắt cuốn sách Nguyễn Đình Lạp tuyển tập (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015), Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái góp thêm tiếng nói về con người trong phóng sự của Nguyễn Đình Lạp: “Ngòi bút Nguyễn Đình Lạp hướng đến cuộc sống của những người có thân phận hèn mọn, địa vị thấp kém, cảnh đời lầm than, bế tắc”.[44] Tiến sỹ Đỗ Hải Ninh trong buổi ra mắt sách cũng cho rằng: “Tác giả (Nguyễn Đình Lạp) không chỉ phản ánh hiện thực mà còn nghiền ngẫm những quan hệ nhân sinh, xã hội. Từ đó đưa ra thông điệp về khát vọng đổi thay những bất công phi lý, khuyên thanh niên sống có lý tưởng, lành mạnh” [44]. Các ý kiến đã đề cao giá trị hiện thực của văn chương Nguyễn Đình Lạp, trong đó có các tác phẩm phóng sự - những
- 12 thiên điều tra về lối sống trụy lạc của thanh niên đô thị hay đời sống bần cùng của dân nghèo ven đô. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, chúng tôi nhận thấy: Các nhà văn, nhà nghiên cứu, các học viên, nghiên cứu sinh mới quan tâm làm rõ đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, đóng góp của các cây bút phóng sự giai đoạn này vào nền văn học dân tộc, đặc biệt chú ý đến bút pháp tả chân, chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu vấn đề con người trong phóng sự 1932 – 1945. Vấn đề này mới được đề cập đến như một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu và bằng những nhận xét khái quát, ngắn gọn. Từng tầng lớp con người với những éo le, những góc khuất vẫn chưa được tìm hiểu chi tiết. Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi định hướng tìm hiểu vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 trong luận văn này. Chúng tôi khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu về các tầng lớp con người được phản ánh trong phóng sự, nhận diện về môi trường sống và làm việc, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ để thấy được bức tranh hiện thực về con người Việt Nam trong xã hội đương thời. Chúng tôi tìm hiểu cách tiếp cận, cách thể hiện, đánh giá con người của các tác giả phóng sự để thấy được nhân sinh quan, thế giới quan của nhà văn và làm rõ quá trình hình thành các nhân vật văn học mới trong giai đoạn văn học mới, làm rõ các hình thức thể hiện mới về con người của văn học nói chung, của thể loại phóng sự nói riêng. Đó là những vấn đề quan trọng, cần thiết, không chỉ để hiểu rõ hơn về một thể loại có nhiều đóng góp cho văn học giai đoạn này mà còn để hiểu về đời sống con người Việt Nam trước Cách mạng, từ đó có cái nhìn soi chiếu về con người trong cuộc sống hôm nay. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
- 13 Chúng tôi hướng đến đối tượng là Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, tập trung vào các tầng lớp con người được phản ánh trong phóng sự của ba tác giả tiêu biểu là Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát và nghiên cứu nhsững tầng lớp con người được phản ánh trong các thiên phóng sự giai đoạn 1932 – 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp), nghiên cứu môi trường sống, công việc, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ để thấy được bức tranh hiện thực về con người trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng. Nghiên cứu cách tiếp cận, cách thể hiện con người của các cây bút phóng sự để thấy được cái nhìn hiện thực, lối văn tả chân xuất sắc của các tác giả. Chỉ ra những đóng góp ý nghĩa của các nhà phóng sự 1932 – 1945 về vấn đề con người cho các nhà xã hôi học, nhà quản lý đương thời và hiện nay 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát toàn diện, thống kê đầy đủ và phân tích sâu sắc về những tầng lớp con người được thể hiện trong phóng sự của ba tác giả tiêu biểu: Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp. Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu cách tiếp cận, cách thể hiện con người của các cây bút phóng sự này. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học, văn hóa học, tâm lí học, sinh lí học, phương pháp so sánh, tổng hợp
- 14 5. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát một số phóng sự của ba tác giả tiêu biểu giai đoạn 1932 – 1945: Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp trong Tuyển tập Phóng sự Việt Nam 1932 – 1945 (NxbVăn học, 2000) của nhóm tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn. - Các phóng sự của Tam Lang: Tôi kéo xe, Đĩa mứt gừng, Lọng cụt cán, Tập ảnh. - Các phóng sự của Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục sì, Một huyện ăn Tết. - Các phóng sự của Nguyễn Đình Lạp: Thanh niên trụy lạc, Ngoại ô, Ngõ hẻm. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được tổ chức thành ba chương. Chương 1: Điều kiện hình thành con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Chương 2: Các tầng lớp con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945. Chương 3: Các hình thức thể hiện con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 7. Đóng góp của luận văn Luận văn góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò, vị trí của phóng sự 1932 – 1945 trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Luận văn tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề còn nhiều bỏ ngỏ, chưa được tìm hiểu toàn diện, hệ thống – vấn đề “Con người trong phóng sự Việt Nam 1932 – 1945” làm tư liệu cho các nhà nghiên cứu và những người yêu văn học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 676 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 127 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn