Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên
lượt xem 9
download
Đề tài tìm hiểu ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên hướng tới mục đích là để chỉ ra được những nét đặc sắc của ngôn ngữ trong thơ Ma Trường Nguyên, đồng thời cho thấy được phần nào những đặc điểm phong cách nghệ thuật trong thơ ông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO THÁI SƠN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO THÁI SƠN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 60.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tạ Văn Thông THÁI NGUYÊN - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào khác. Tác giả Đào Thái Sơn Xác nhận Xác nhận của khoa chuyên môn của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Tạ Văn Thông i
- LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Văn Thông, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn nhà thơ Ma Trường Nguyên đã cung cấp những tư liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Đào Thái Sơn ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC .........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... vi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 8 1.1. Các khái niệm chung .................................................................................... 8 1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ....................... 8 1.1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ ............................................... 11 1.1.3. Các khái niệm về nghĩa, trường từ vựng, thể, vần, nhịp , dòng, khổ, đoạn, tiêu đề và biểu tượng................................................................................ 19 1.2. Nhà thơ Ma Trường Nguyên – cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác. ............................................................................................................. 33 1.2.1. Tiểu sử ..................................................................................................... 33 iii
- 1.2.2. Quá trình hoạt động văn học ................................................................... 34 1.2.3. Thơ Ma Trường Nguyên.......................................................................... 36 1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 38 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN XÉT VỀ MẶT HÌNH THỨC............................................................................................................ 39 2.1. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong thơ Ma Trường Nguyên .................. 39 2.1.1. Đặc điểm về thể thơ ................................................................................. 39 2.1.2. Đặc điểm về vần thơ ................................................................................ 48 2.1.3. Đặc điểm về nhịp thơ............................................................................... 59 2.2. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ............................................................... 63 2.2.1. Đặc điểm về tiêu đề ................................................................................. 63 2.2.2. Đặc điểm về dòng thơ .............................................................................. 64 2.2.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ ................................................................ 66 2.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 68 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN XÉT VỀ MẶT TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA .................................................................................... 70 3.1. Một số trường từ vựng - ngữ nghĩa nổi bật ................................................ 70 3.1.1. Quê hương và cảnh sắc thiên nhiên ........................................................... 70 3.1.2. Con người và những mối quan hệ xã hội ................................................... 76 3.1.3. Những vật dụng trong đời sống hàng ngày ............................................. 78 3.1.4. Chiến tranh và không khí chiến đấu trong những ngày gian khổ. ............ 81 3.2. Một số biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp ............................................... 84 iv
- 3.2.1. Khái quát về các biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp trong thơ Ma Trường Nguyên............................................................................................. 84 3.2.2. Biểu tượng “hoa” ..................................................................................... 85 3.2.3. Biểu tượng “núi”...................................................................................... 89 3.2.4. Biểu tượng “dòng sông” .......................................................................... 92 3.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 95 KẾT LUẬN............................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 100 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lần xuất hiện các thể thơ .............................................................. 39 Bảng 2.2. Bảng phân loại thể thơ 7 chữ, 8 chữ ................................................. 46 Bảng 2.3. Vần trong các thể thơ ........................................................................ 48 Bảng 2.4. Các loại vần xét theo vị trí gieo vần và mức độ hoà âm ................... 49 Bảng 2.5. Các loại vần trong thơ Ma Trường Nguyên xét theo thanh điệu........................................................................................................... 56 Bảng 2.6. Bảng thống kê một số loại nhịp thường gặp trong thơ Ma Trường Nguyên ........................................................................................... 59 Bảng 2.7. Số lượng chữ trong tiêu đề thơ.......................................................... 63 Bảng 2.8. Số lượng dòng trong thơ ..................................................................... 64 Bảng 2.9. Số lượng khổ thơ .................................................................................. 66 Bảng 3.1. Số lần xuất hiện của các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu thị cảnh vật quê hương ............................................................................................ 70 Bảng 3.2. Số lần xuất hiện các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện thiên nhiên ........................................................................................................ 73 Bảng 3.3. Con người và những mối quan hệ xã hội ............................................... 76 Bảng 3.4. Số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ đồ vật trong thơ ............................. 79 Bảng 3.5. Số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ chiến tranh trong thơ ...................... 81 Bảng 3.6. Các biểu tượng thường gặp trong thơ ..................................................... 84 Bảng 3.7. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘hoa“ trong thơ Ma Trường Nguyên.................................................................................................. 86 Bảng 3.8. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘núi“ trong thơ ............ 89 Bảng 3.9. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘dòng sông“ ................ 92 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ nói riêng là một trong những hướng nghiên cứu được chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại. Trong những năm gần đây, thơ đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn ngôn ngữ học để chỉ ra các quy luật, ngôn từ trong tác phẩm. Có thể khẳng định: Việc tìm hiểu ngôn ngữ thơ dưới góc nhìn ngôn ngữ học giúp người đọc nhận ra phong cách nghệ thuật và ý đồ của tác giả trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của tác phẩm qua hình thức ngôn từ. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên là một trong những đề tài nằm trong hướng đi cần thiết đó. 1.2. Ma Trường Nguyên là một nhà thơ người dân tộc thiểu số (Tày), sinh ra và lớn lên ở “thủ đô gió ngàn”- mảnh đất “địa linh nhân kiệt” trong cuộc kháng chiến 9 năm trường kì anh dũng của dân tộc ta. Chính quê hương ATK (Định Hóa, Thái Nguyên) với cảnh sắc nên thơ, trữ tình và những người dân chân chất, mộc mạc, đằm thắm nhưng dũng cảm, kiên cường đã thổi vào tâm hồn ông chất men say và cái nhìn sắc sảo trước hiện thực của văn chương. Để rồi như các nhà văn đồng nghiệp cùng thời với ông nhận xét, thì “Ma Trường Nguyên, cần mẫn viết như một chú ong thợ”. Ông đã cho ra đời 16 tập thơ, trường ca, kí và tiểu thuyết, trong đó có nhiều tác phẩm viết về đề tài miền núi. Đã có nhiều bài viết về tác giả Ma Trường Nguyên và các tác phẩm của ông trên các báo Văn nghệ, tạp chí Văn học và một số bài viết trong sách, báo chí Trung ương, địa phương..., song hầu hết mới đi vào một vài khía cạnh chung về phương diện nội dung và chủ đề tư tưởng. Đặc điểm ngôn ngữ thơ của Ma Trường Nguyên hầu như vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đó chính là những lí do để đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên" được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này. 1
- 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Ngôn ngữ từ xưa đến nay là chất liệu không thể thiếu của văn chương, là một trong những yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sự sáng tạo tác phẩm văn chương nói chung. Bùi Minh Toán cho rằng: “Dường như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn chương như là hai lĩnh vực trong nền văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ vừa là một thành tố của văn hoá, vừa là một phương tiện (chất liệu) của văn hoá (bao gồm văn chương) nhưng chưa được quan tâm đúng mức”[33; tr 56]. Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua mặt ngôn ngữ của các tác phẩm, không chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương. Nhận thức được ý nghĩa của việc chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ ca, cho đến nay nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm tìm hiểu vấn đề này khi nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ nói chung và của thơ tiếng Việt nói riêng. Có thể kể đến một số công trình sau: - Mai Ngọc Chừ (1990), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. - Hữu Đạt (1993), Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Viện HLKH Nga, Viện ngôn ngữ học, Mockva. 243 tr (bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga). - Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. - Roman Jakobson (2008), Thi học và Ngữ học (Trần Duy Châu biên khảo), Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội. - Bùi Mình Toán (2012, Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. ... 2
- Các tác phẩm này khi viết về ngôn ngữ trong sự tương tác với văn chương dường như đều đã đưa ra những ý kiến về việc ngôn ngữ thể loại thơ phải phục tùng nguyên tắc cấu tạo tác phẩm trữ tình. Nó phải giúp cho việc bộc lộ cảm xúc trực tiếp được dễ tiếp nhận hơn. Ngoài ra, các tác giả còn chú ý đến sự giao thoa giữa các thể loại. Và, không chỉ làm rõ quan điểm của mình bằng những câu thơ, bài thơ cụ thể, các tác giả còn đưa ra nhiều sơ đồ giúp người đọc có được cái nhìn khái quát. Tiêu biểu như công trình Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh đã vận dụng lí thuyết về thi pháp học của Jakobson để nghiên cứu đặc trưng của ngôn ngữ thơ trong mối quan hệ với ngôn ngữ văn xuôi và đưa ra lối phân tích thơ căn cứ vào hai thao tác cơ bản trong hoạt động ngôn ngữ là lựa chọn và kết hợp. Theo ông, nguyên lí của văn xuôi là “nhằm vào việc miêu tả bức tranh hiện thực, văn xuôi làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp” [2; tr 51] còn trong thơ, “tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại được dùng để xây dựng các thông báo” [2; tr 52]. Vì thế, với văn xuôi “lặp lại là điều tối kị”trong khi đó “chính cái điều văn xuôi rất kị ấy lại là thủ pháp làm việc của thơ” [2; tr 52]. Lịch sử nghiên cứu văn học, xét về một phương diện cũng chính là lịch sử của nghiên cứu ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của quá trình vận động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn. Sự thay đổi văn học cũng đi liền với sự thay đổi của ngôn ngữ văn học, và qua đó phản ánh sự biến đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hóa tinh thần và các giá trị của quan niệm thẩm mĩ. 2.2. Ma Trường Nguyên là một nghệ sĩ đa tài. Ông không chỉ làm thơ, viết văn mà còn viết tiểu luận, phê bình. Ông bắt đầu bằng sáng tác thơ, rồi sau viết văn xuôi. Tác giả tâm sự rất hồn nhiên: “Cái gì mà thơ không nói được thì tôi nói trong tiểu thuyết; và ngược lại, cái gì không nói được trong tiểu thuyết tôi nói trong thơ”. 3
- Qua lời tự bạch trong cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (Nxb Hội nhà văn, 1997), Ma Trường Nguyên viết: “ Tôi sống thật như tôi. Tôi tự nhủ không phải viết như thế nào? mà sống thế nào để viết”[19; tr 74]. Sống thật để viết thật. Viết từ cái tâm hồn không có chút giả dối. Chỗ mạnh và cái hay của tác phẩm Ma Trường Nguyên phần lớn là ở chỗ đó. Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về Ma Trường Nguyên với những tâm sự chân thật. Trung Trung Đỉnh cho đó là “Người đốt lửa bằng trái tim” với “dáng vẻ chân tình đến thật thà và hiền lành”. Ngô Quang Miện sau khi đọc xong thơ Ma Trường Nguyên đã cảm nhận: “Bắt gặp cái mộc mạc, hồn nhiên của những con người sống giữa thiên nhiên. Những câu thơ không khắc họa, không xoáy sâu nhưng để lại cái gì đó như một hương cây cỏ nguyên sơ, giữa một bầu không khí ban mai trong trẻo”. Phạm Tiến Duật cho đó là “tâm hồn nhiều say đắm”. Hồ Thủy Giang gọi đó là “một trái tim thức cùng năm tháng” và “hiền lành một cách bẩm sinh”. Nguyễn Đức Thiện cho rằng Ma Trường Nguyên “nói năng chất phác, thật thà của người Tày gốc”, và “chất rừng núi, chất dân tộc đã được thể hiện sâu sắc không chỉ ở tả cảnh, tả người mà nó còn đậm đà trong tình cảm”…. Có thể nói, những lời nhận xét về Ma Trường Nguyên và các tác phẩm của ông đã giúp ta hình dung được phần nào phong cách và quan niệm về văn chương của ông, Đó đều là những cảm nhận gần với những gì độc giả bắt gặp trong con người và thơ Ma Trường Nguyên. Thực hiện đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên”, tác giả luận văn hi vọng sẽ có những đóng góp mới, bù đắp vào những khoảng thiếu hụt trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các tác phẩm của Ma Trường Nguyên rất đa dạng về thể loại và đề tài, Đó là các thể loại như thơ, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình…Có thể tìm hiểu về 4
- sự nghiệp văn chương của ông dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên luận văn này chỉ tập trung tìm hiểu về ngôn ngữ (chất liệu văn chương) trong thơ của ông. Tư liệu khảo sát gồm 5 tập thơ, trong đó bao gồm 182 bài thơ viết bằng tiếng Việt. Cụ thể đó là 5 tập thơ: Trái tim không ngủ (thơ), Hội Văn nghệ Bắc Thái, 1988; Câu hát vắt qua vai (thơ) Hội Văn nghệ Thái Nguyên, 2005; Cây nêu (thơ), NXB Hội nhà văn, 2006; Bắc cầu vồng thăm nhau (thơ) NXB Hội nhà văn, 2007; Mở núi (thơ và trường ca), NXB Hội nhà văn, 2011. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm thơ của Ma Trường Nguyên, nhưng chỉ tập trung nghiên cứu các tác phẩm thơ được viết bằng tiếng Việt của ông. Luận văn chủ yếu tập trung vào các đặc điểm hình thức (thể, vần, nhịp, cách tổ chức bài thơ…) và các đặc điểm về ngữ nghĩa (một số trường từ vựng, ngữ nghĩa và một số biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp). 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên hướng tới mục đích là để chỉ ra được những nét đặc sắc của ngôn ngữ trong thơ Ma Trường Nguyên, đồng thời cho thấy được phần nào những đặc điểm phong cách nghệ thuật trong thơ ông. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài. Tìm hiểu về nhà thơ Ma Trường Nguyên và sự nghiệp của ông. 5
- - Tập hợp tư liệu, thực hiện khảo sát, thống kê và phân loại các tác phẩm trong thơ Ma Trường Nguyên. - Miêu tả những đặc điểm về mặt hình thức và từ vựng - ngữ nghĩa trong các tác phẩm thơ Ma Trường Nguyên. - Chỉ ra phong cách, những nét văn hóa, cái nhìn của tác giả trước hiện thực được đề cập trong thơ của ông, được thể hiện qua chất liệu ngôn ngữ. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê – phân loại: Được sử dụng để thu thập và phân loại, tìm ra các quy luật xuất hiện của các câu thơ, bài thơ chứa đựng hiện tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu trong ngôn ngữ nghệ thuật - Phương pháp miêu tả : Được sử dụng để miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Ma Trường Nguyên. 6. Đóng góp của luận văn 6.1.Về lí luận Các kết quả luận văn có thể đóng góp thêm tư liệu và cách nhìn nhận trong việc tìm hiểu về thơ và ngôn ngữ thơ, đặc biệt là trong nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ. 6.2.Về thực tiễn Góp phần vào việc tìm hiểu ngôn ngữ trong thơ nói chung và ngôn ngữ trong thơ Ma Trường Nguyên nói riêng, cũng như tạo nên cách tiếp cận ngôn ngữ trong thơ đối với các phương pháp giảng dạy và học tập, nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ trong thơ tốt hơn. Vì vậy, kết quả luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi cần đọc – hiểu tác phẩm văn chương nói chung và thơ Ma Trường Nguyên nói riêng. 6
- 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn Chương 2: Đặc điểm về hình thức trong thơ Ma Trường Nguyên Chương 3: Đặc điểm về ngữ nghĩa trong thơ Ma Trường Nguyên. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm chung 1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn bản và khoa học”[16; tr 125]. Theo cuốn Lí luận văn học ( Phương Lựu chủ biên), Ngôn ngữ nghệ thuật là: “...một hệ thống các phương thức, quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói “ngôn ngữ ba lê”, “ngôn ngữ chèo”, “ngôn ngữ điện ảnh”. Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó”[24; tr 185]. Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là ngôn ngữ văn học, chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ toàn dân đã được nghệ thuật hóa. Ngôn ngữ ấy đã được chọn lọc, gọt rũa, trau chuốt... và đặc biệt ngôn ngữ ấy phải đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ, xúc cảm được nhận biết thông qua những rung động tình cảm. Điều này khác hẳn với những cảm xúc khoa học – những rung động thông qua suy lý và chứng minh. Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Và ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc được tác giả vận dụng tổ chức trong tác phẩm để tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mỹ 8
- 1.1.1.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo “chất liệu” ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình, xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lẫn được. Cho đến nay, giới nghiên cứu lý luận văn học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chỉ biết rằng phong cách chỉ dùng cho những nhà văn từng trải cách viết đã định hình, đã khẳng định trên văn đàn. Theo quan niệm của Hegel: “... phong cách bao hàm tính chất độc đáo và cả tính võ đoán mang ý nghĩa cảm hứng chủ quan của nghệ sĩ. Khái niệm phong cách là phương tiện biểu hiện, hay có khi là quy luật nghệ thuật của một loại hình nghệ thuật nào đó như phong cách thơ, phong cách nhạc kịch”[18; tr 37]. Nhà ngôn ngữ học Đào Thản cho rằng: "Những nét biến hóa riêng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm mục đich diễn đạt nội dung. Nó bao gồm các yếu tố được luôn luôn tái hiện và hình thành bền vững trong ngôn ngữ” [32; tr 60]. Trong văn chương Việt Nam cổ không có những khái niệm hay thuật ngữ về lý luận văn học một cách rõ ràng về phong cách. Tuy nhiên, sách bàn về thơ, “sách nói chuyện làm thơ”, dưới tên gọi “thi thoại”, đã được Nguyễn Dữ đề cập từ thế kỷ XVI qua Kim Hoa thi thoại kí, một trong những truyện hư cấu trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Cuộc nói chuyện thơ giả tưởng giữa ba nhà thơ đương thời Ngô Chi Lan, Phù Thúc Hoành, Thái Thuận, mang dáng dấp bàn về “phong cách các nhà thơ”, tưởng như thật hoang đường những khá thực tế trong lịch sử văn học: “...Thơ của ông Chuyết Am kỳ lạ mà tiêu tao; thơ ông Vu Liêu mạnh mẽ khích động; thơ ông Tùng Xuyên như chàng trai xông trận, có vẻ sấn sổ; thơ ông Cúc Pha như một cô gái chơi xuân, có vẻ mềm yếu”[7;tr 219]. Từ một số quan 9
- niệm ta có thể hiểu: Phong cách là tính độc đáo thống nhất đa dạng của sự sáng tạo nghệ thuật đã đến độ chín muồi của người nghệ sĩ. Phong cách gắn liền sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Những nhà văn, nhà thơ có phong cách ngôn ngữ là những người biết sử dụng ngôn ngữ toàn dân, của dân tộc để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất giọng riêng không hề nhầm lẫn mà được mọi ngưòi thừa nhận. Chất giọng riêng ấy trưóc hết thể hiện ngôn ngữ, sự sáng tạo ngôn ngữ. Sự sáng tạo ngôn ngữ này chính là sự đóng góp của nhà văn làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc. Bởi vậy, khi khảo sát phong cách ngôn ngữ nhà văn, nhà thơ chính là khảo sát chất giọng riêng của nhà văn, nhà thơ, tìm ra qui luật riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ và sự đóng góp của nhà văn, nhà thơ ấy trên phương diện ngôn ngữ. Cần hiểu phong cách ngôn ngữ chính là sự đi “chệch” một cách nghệ thuật so với toàn thể nói một cách khác nhà văn, nhà thơ có phong cách là người biết chọn một đường đi, một lối cảm nhận, một cách diễn đạt ở trình độ nghệ thuật cao. Sự đi chệch ấy trong phong cách học gọi là sự lệch chuẩn ngôn ngữ nhằm taọ ra một đặc trưng không giống ai, không thể nhầm lẫn với bất cứ ai ở những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi. Bên cạnh thành tựu nghiên cứu phong cách của Lí luận văn học, không thể không đề cập những bước tiến của Phong cách học - một khoa học chuyên ngành của Ngôn ngữ học. Đặt nhiệm vụ nghiên cứu mọi phong cách chức năng của lời nói, Phong cách học không thể né tránh ngôn ngữ văn chương. Và trong các thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, tính cá thể là điều được nhấn mạnh. Đó là cơ sở để nói đến khái niệm phong cách ngôn ngữ của tác giả trong tác phẩm văn học. Nó không hề mâu thuẫn với quan điểm của các nhà lí luận khi họ xem phong cách là biểu hiện của sự độc đáo, cá biệt của một nhà văn. Như vậy, bên cạnh khái niệm phong cách nghệ thuật, còn tồn tại khái niệm phong cách ngôn ngữ của tác giả. Xét trong tương quan, phong cách ngôn ngữ là sự biểu hiện rõ nét, sinh động của phong cách nghệ thuật. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 666 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 302 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 244 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 169 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 204 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 153 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 121 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn