Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm truyện ngắn Phong Điệp
lượt xem 5
download
Nội dung của luận văn tập trung khảo sát một số phương diện cụ thể nằm trong phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Phong Điệp, từ đó nhằm khẳng định giá trị của tác phẩm; cá tính sáng tạo độc đáo và đóng góp của nhà văn vào thành tựu chung của nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm truyện ngắn Phong Điệp
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ HẬU ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ HẬU ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh THÁI NGUYÊN - 2017
- i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng cho tôi từ những bước đi đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học nghệ thuật, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học, Khoa Văn - xã hội, các thầy giáo, cô giáo bộ môn, các phòng chức năng Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn nhà văn Phong Điệp đã tận tình giúp đỡ và cung cấp các tài liệu quý báu để giúp tác giả có luận cứ thực hiện và hoàn thiện đề tài. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Vũ Văn Hiếu, các đồng chí, đồng nghiệp, người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Hậu
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thái Nguyên tháng 5 - 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Hậu
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................ vi MỞ ĐẦU....... ................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 6 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 7 7. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 8 Chương 1. TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP TRONG DIỆN MẠO CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .............. 9 1.1. Khái lược về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại .................................... 9 1.1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại ........................................... 9 1.1.2. Truyện ngắn của các cây bút nữ Việt Nam đương đại .......................... 11 1.1.3. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu ............................................................. 14 1.2. Phong Điệp - cây bút nữ trẻ xông xáo trong đề tài đô thị Việt Nam đương đại .................................................................................................................... 16 1.2.1. Tiểu sử và hành trình sáng tác của Phong Điệp .................................... 16 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn ......... 19 1.3. Đề tài đô thị Việt Nam đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp .......... 26 1.3.1. Đề tài đô thị và cảm hứng đô thị .......................................................... 26 1.3.2. Cảm hứng đô thị trong truyện ngắn Phong Điệp .................................. 28 Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN CỦA ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP .............. 32
- iv 2.1. Xã hội đô thị Việt Nam đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp ......... 32 2.1.1. Môi trường sống hiện đại - mảnh đất hứa cho những khát vọng đổi đời ......................................................................................................................... 32 2.1.2. Không gian sống ngột ngạt, hỗn tạp, đầy hiểm hoạ .............................. 38 2.2. Xung đột nổi bật của đời sống đô thị đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp ......................................................................................................................... 43 2.2.1. Xung đột giữa giá trị vật chất với giá trị đạo đức trong đời sống đô thị ......................................................................................................................... 43 2.2.2. Xung đột giữa khát vọng, lý tưởng với hiện thực còn nhiều "mảng tối" của đời sống đô thị hôm nay ........................................................................... 48 2.3. Con người đô thị Việt Nam đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp ... 52 2.3.1. Con người giàu nghị lực, khao khát vươn lên để khẳng định và hoàn thiện mình ....................................................................................................... 52 2.3.2. Con người vỡ mộng, mất niềm tin ........................................................ 54 2.3.3. Con người tha hoá trước mặt trái của đời sống đô thị .......................... 57 2.3.4. Con người nhỏ bé, bất hạnh .................................................................. 61 2.3.5. Con người giàu tình yêu thương, đức hi sinh ....................................... 63 Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP ................................................................. 68 3.1. Cốt truyện, kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp ................ 68 3.1.1. Cốt truyện trong truyện ngắn Phong Điệp ............................................ 68 3.1.2. Kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp ............................... 74 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp ................ 81 3.2.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong những tình huống kịch tính trong truyện ngắn Phong Điệp .................................................................................. 81 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong truyện ngắn Phong Điệp .................................................................................. 82 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp .............................. 85
- v 3.3.1. Ngôn ngữ hiện thực thường giàu tính khẩu ngữ trong truyện ngắn Phong Điệp.................................................................................................................. 85 3.2.2. Ngôn ngữ mạng được vận dụng khéo léo trong truyện ngắn Phong Điệp ......................................................................................................................... 87 3.4. Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Phong Điệp ............................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
- vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nxb: Nhà xuất bản Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang đứng sau: Ví dụ [ 10, tr. 15] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo là 10, nhận định trích dẫn nằm ở trang 15 của tài liệu này.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong bộ phận văn học Việt Nam đương đại, chúng ta thấy xuất hiện hàng loạt những cây bút trẻ xuất sắc có nhiều cách tân nghệ thuật và những đóng góp không thể không ghi nhận vào thành tựu chung của nền văn học nước nhà. Bên cạnh những cây bút trẻ đã gây được nhiều tiếng vang trên văn đàn như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Uông Triều, Nguyễn Bình Phương, Đỗ Bích Thúy, Tống Ngọc Hân... thì không thể không nhắc tới Phong Điệp. Đây là cây bút nữ xông xáo vừa viết báo, vừa viết văn với hàng chục tập truyện ngắn, ba tiểu thuyết và đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhưng đến hôm nay, chúng tôi vẫn chưa thấy có bất cứ một công trình nghiên cứu đầy đủ nào về sáng tác của nhà văn nữ này mà mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về một số phương diện nội dung và nghệ thuật, một số bài báo đăng rải rác trên các tạp chí, các báo và đặc biệt trên báo mạng về sáng tác của Phong Điệp. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài ''Đặc điểm truyện ngắn Phong Điệp'' để thực hiện luận văn với hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khám phá, khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật, cũng như đóng góp của Phong Điệp vào thành tựu văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng, của nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung. 1.2. Vấn đề truyền thống và hiện đại trong sáng tác văn học hiện nay đã, đang và sẽ là vấn đề gây nhiều bình luận sôi nổi, thậm chí với những luồng ý kiến trái chiều. Phong Điệp cũng như một số nhà văn trẻ khác đã có những cách tân nghệ thuật đáng ghi nhận, nhưng cần phải đánh giá những cách tân nghệ thuật ấy như thế nào? Nó có vai trò gì trong việc trả lời câu hỏi: - Thế nào là truyền thống và thế nào là hiện đại trong sáng tác văn học hôm nay? Giữa sáng tác văn học và báo chí có những điểm giao thoa nào? Tính thời sự trong truyện ngắn của Phong Điệp phải chăng là minh chứng cho sự tác động đáng kể của báo chí tới sáng tác văn học? Thực hiện luận văn này, chúng tôi hi vọng góp một câu trả lời cho những câu hỏi kể trên.
- 2 1.3. Mặc dù sáng tác của Phong Điệp chưa được đưa vào giảng dạy trong trường trung học phổ thông, nhưng là một giáo viên dạy văn, khi thực hiện luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một tư liệu tham khảo bổ ích trong công tác dạy và học phần văn học hiện đại Việt Nam trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại, chúng ta thấy sự xuất hiện và tỏa sáng của các cây bút nữ, trong đó không thể không nhắc đến tên tuổi Phong Điệp và sáng tác của chị, đã đem đến một luồng sinh khí mới cho văn học Việt Nam đương đại. Sự đam mê, nghiêm túc với nghề cùng với sự trải nghiệm và thấu hiểu cuộc sống đã giúp Phong Điệp thành công. Sáng tác của chị nhận được sự quan tâm của dư luận và giới phê bình, khen có, chê có, điều đó khiến cho việc tìm hiểu và nghiên cứu văn chương Phong Điệp càng hấp dẫn đối với độc giả. Tuy nhiên, những bài viết đánh giá, nhận xét mới chỉ điểm qua hoặc nhắc tới để khẳng định giá trị của tác phẩm, đóng góp của nhà văn chứ chưa thật đi sâu và giải quyết triệt để những vấn đề cụ thể. Sau đây, người viết sẽ lần lượt tóm lược và đánh giá những ý kiến đáng chú ý về sáng tác của Phong Điệp: 2.1. Các ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính tổng hợp, khái quát chung về văn xuôi Phong Điệp Mới đây, đã có những công trình nghiên cứu có quy mô, chất lượng dưới dạng khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ về các đề tài trong văn xuôi Phong Điệp như: Khóa luận tốt nghiệp Những đặc sắc trong tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp của Tô Thị Thùy Linh, ĐHSPHN, 2012. Tác giả đã đề cập đến vấn đề tìm hiểu đặc trưng thế mạnh và phong cách Phong Điệp thông qua cuốn tiểu thuyết Blogger. Luận văn Tổ chức trần thuật trong văn xuôi Phong Điệp của Nguyễn Thị Hương, ĐHSPHN, 2013 đã làm sáng tỏ những sáng tạo về mặt tổ chức trần thuật trong sáng tác Phong Điệp, qua đó thể hiện những đổi mới về nghệ thuật tự sự của thế hệ nhà văn xuất hiện và trưởng thành trong thời kì Đổi mới. Luận văn Cảm hứng đô thị trong sáng tác Phong Điệp của Nguyễn Thị Linh, ĐHSPHN, 2012 lí giải sự chi phối của cảm hứng đô thị trong việc chọn lựa và xử lí những phương diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác Phong Điệp.
- 3 Đặc biệt, truyện ngắn của Phong Điệp được đánh giá cao cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài Đôi nét về Phong Điệp và tập truyện Phòng trọ nhận xét: “Đọc Phong Điệp, tôi luôn có cái cảm giác nhẹ nhàng thư thái như mình đang đi dạo trong những đêm trăng suông ở làng quê. Xung quanh là những cảnh sắc quen thuộc, những con người gần gũi, bình dị được bao phủ bởi một thứ ánh sáng lờ mờ như trong chiêm bao. Người ta không thể biết được cái nguồn sáng ấy tỏa ra từ đâu và kết thúc ở đâu trong mây nước, hay ở ruộng đồng cây cỏ. Chính cái vùng sáng mơ hồ này đã tạo cho Phong Điệp có được một thế giới riêng, chí ít cũng không lẫn lộn với ai” [22, tr. 257]. Các sáng tác của chị được các lớp nhà văn tài danh đi trước ưu ái, đón nhận nồng nhiệt. Nguyễn Quang Thiều đánh giá: “Phong Điệp hoàn toàn làm chủ ngòi bút của mình. Chị viết truyện ngắn giống như một ca phẫu thuật làm tim của các bác sĩ. Và theo tôi, chị đã thành công trong ca phẫu thuật đó” [22, tr. 256]. Trong bài viết Phong Điệp - một sức viết đáng nể, một cách viết đã đi vào độ thành thục, tác giả Nguyên An đánh giá: “Phong Điệp với các trang viết của mình, với sự có mặt trên diễn đàn sáng tác đương đại đã là một hiện tượng mà khi ta nghiên cứu, phân tích, bình luận thì không chỉ có ích cho Phong Điệp mà còn có ích cho rất nhiều người sáng tác khác, bất kể họ mới cầm bút hay đã in ấn một số tác phẩm rồi” [1]. Hoàng Thư Ngân trong bài Thời gian tối đa của một hiện thực tối thiểu đã đánh giá cao đời sống hiện thực trong truyện ngắn Phong Điệp: “Trong sự ồn ào của thi ca, của vô vàn truyện ngắn mà giới văn nghệ cứ tung hô tự sướng, các truyện ngắn của Phong Điệp đã từ những hiện thực tưởng như nhỏ nhặt, đã mang lại cho độc giả những cảm xúc chân thật, đầy tính nhân văn”[62]. 2.2. Các ý kiến nhận xét, đánh giá bốn tập truyện ngắn Kẻ dự phần, Biên bản bão, Ma mèo, Phòng trọ của Phong Điệp Xoay quanh bốn tập truyện ngắn: Kẻ dự phần, Biên bản bão, Ma mèo, Phòng trọ cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá, bình luận. Trong bài Kẻ dự phần hay sự nhạy cảm từ tấm lòng phụ nữ, Vương Quốc Hùng đã khẳng định về phong cách văn chương, niềm tin yêu vào con người, cuộc sống của Phong Điệp, ông nhận định: “Tập truyện ngắn Kẻ dự phần của nhà văn Phong Điệp được viết bằng giọng điệu
- 4 nhẹ nhàng, đầy nữ tính, cuốn hút bạn đọc từ những truyện đầu tiên… Những truyện trong tập truyện này với khung cảnh thành phố trải dài về nông thôn có nét quê mùa dân dã tưởng như rất khác biệt. Nhưng nổi bật trên nền bức tranh đó là tình người. Tình người ấm áp thấm đẫm trong mỗi trang viết của chị” [44]. Thụy Anh trong bài viết Phong Điệp - một phong cách sáng tác hiện đại đã nhận xét: “Trong Kẻ dự phần thường có kiểu bắt đầu bằng một giọng văn ngắn gọn, tiết tấu nhanh, khá lạnh và thờ ơ… Phong Điệp tỉ mẩn làm mới cách dùng những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, không dễ dãi trong ngôn từ” [8]. Bài Tư duy tự sự của Phong Điệp qua Kẻ dự phần của Trần Thiện Khanh đã chỉ ra nét đặc sắc về ngôn ngữ trong sáng tác của chị: “Truyện ngắn Phong Điệp đầy âm thanh, đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ âm thanh. Âm thanh xuất hiện dồn dập… các âm thanh nối nhau, va đập vào nhau, dội sang nhau, đối lập với nhau. Âm thanh trở thành một sự kiện, một kí hiệu đặc sắc” [48]. Hoàng Liên Sơn trong Từ người ngoài cuộc đến kẻ dự phần đánh giá cao bút lực của Phong Điệp: “Đọc hơn hai trăm trang "Kẻ dự phần" của tác giả Phong Điệp, tuổi đời thì thanh xuân đang độ mà tuổi nghề đã đến mức "thâm niên", thấy như tác giả đang làm một hành trình dài mà không mỏi mệt, từ góc nhìn của người ngoài cuộc dần dà tiến đến vị thế của kẻ dự phần” [68]. Biên bản bão tập hợp mười một truyện ngắn mới nhất của nhà văn Phong Điệp. Trong đó, có hai truyện ngắn Chuyến đêm, Mẹ và con và trần thế đạt giải truyện ngắn hay nhất về đề tài hậu chiến do Tạp chí Văn nghệ Quân đội bình chọn năm 2014 do quỹ Nhà văn Lê Lựu trao giải. Đây cũng là tập truyện ngắn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía độc giả và các nhà phê bình. Tiến sĩ Thụy Anh nhận xét: “Phong Điệp rất khéo léo sử dụng biến ảo của chi tiết, chỗ này dùng để đánh lạc hướng người đọc, gây hiệu quả bất ngờ cho các chi tiết sau, ở một chỗ khác lại là phương pháp kích thích trí tò mò và tưởng tượng của độc giả, từ đó dẫn dắt họ vào câu chuyện mình muốn kể. Vì thế, tác phẩm có được sức lôi cuốn, khiến đã đọc là khó dừng lại” [8]. Nhận định về lối viết của Phong Điệp trong tập truyện ngắn này, Nguyễn Hiệp viết: “Cách viết cũng êm đềm, thậm chí lạnh lùng nhưng ẩn chứa, sắc sảo, kiệm lời, thậm chí bỏ lửng tạo nhiều quãng lặng nhưng chi tiết cực kì đắt giá và được đẩy tới cùng. Truyện ngắn Phong Điệp không đưa ra chuẩn mực
- 5 nhân tính, một cách như là ngẫu nhiên, những mô tip lãng mạn được lồng ghép, chuyển đổi thành mô tip hiện thực và cứ như vậy, trang văn của Phong Điệp chống lại một cách mạnh mẽ, gay gắt với hiện thực nô dịch con người, nhất là của nữ giới, về mặt tinh thần và về cả mặt xã hội” [41]. Về phương diện nội dung, Lam Thu cho rằng, đây là những trang viết đầy suy tư ám ảnh về thân phận người trong cuộc mưu sinh: “Mỗi tác phẩm trong tập truyện chứa đựng những số phận khác nhau”. Đó là những con người nhẫn nhục, cam chịu hoàn cảnh mà không dám đứng lên phản kháng, là chân dung những thanh niên sống bế tắc, sống giữa cuộc đời nhiều lừa lọc, dối trá hay những thân phận lao động nhỏ nhoi, tù túng, vô định trong cuộc đời. Nguyễn Hiệp lại cho rằng 11 truyện ngắn trong tập là 11 cuộc tan vỡ êm đềm nhưng cay đắng, chứa đựng nhiều góc khuất bi kịch của tình yêu, của gia đình và của những thân phận: “Với tập truyện ngắn Biên bản bão, Phong Điệp một lần nữa tạo được những ám ảnh run rẩy, khát khao trong những góc khuất giá lạnh của thân phận con người. Mỗi thân phận ở đây đều là chính mình hoặc dự phần vào một cuộc tan vỡ êm đềm nhưng đau đớn khôn xiết” [41]. Anh cũng lý giải thêm về thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm: “Phong Điệp chỉ viết bằng những chi tiết đậm nét, bằng những đào xoáy tận cùng con người, không tô vẽ sặc sỡ, không đao to búa lớn, không ảo não xót thương những cái tình sâu thẳm ấy đã được truyền đến người đọc… Hạnh phúc là điều thiêng liêng trong mỗi con người, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nào, nó còn mang cả khát vọng truyền đời và tất nhiên nó còn hàm chứa thông điệp bình đẳng” [41]. Qua đây, anh cũng đưa ra ý kiến đánh giá về vị trí của nữ tác giả này trong dòng văn học đương đại: “Biên bản bão khẳng định về một lối viết hiện đại, một không khí ngôn ngữ riêng biệt, rất Phong Điệp” [41]. Như vậy, qua khái quát các công trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng, các tác giả đã có những nhận định, đánh giá khái quát và phát hiện ra một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Phong Điệp. Nhưng nhìn chung các bài viết này mới chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một phương diện nào đó trong truyện ngắn Phong Điệp. Đến nay, chúng tôi thấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát toàn diện và có hệ thống
- 6 về đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của nữ tác giả này để từ đó, rút ra những đặc điểm khái quát về nội dung tư tưởng, nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Phong Điệp. Đây là khoảng trắng để chúng tôi thực hiện đề tài này. Dù vậy, đây là những nhận định hết sức đáng quý, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề để tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện về truyện ngắn Phong Điệp. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát bốn tập truyện ngắn Ma mèo, Kẻ dự phần, Phòng trọ và Biên bản bão của Phong Điệp và chọn ra những tác phẩm thể hiện rõ nét nhất những đặc sắc ở cả hai phương diện hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng trong truyện ngắn của Phong Điệp. Từ đó khám phá, lý giải và đánh giá những giá trị đặc sắc trong truyện ngắn của Phong Điệp và khẳng định đóng góp của nhà văn này vào xu thế cách tân trong văn xuôi Việt Nam của các nhà văn trẻ hôm nay. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Phong Điệp, chúng tôi tập trung khảo sát một số phương diện cụ thể nằm trong phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Phong Điệp, từ đó nhằm khẳng định giá trị của tác phẩm; cá tính sáng tạo độc đáo và đóng góp của nhà văn vào thành tựu chung của nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Cũng từ đó, chúng tôi mong muốn góp phần lí giải xu thế vận động, sự đổi mới nghệ thuật tự sự của văn xuôi Việt Nam với sáng tác của các nhà văn trẻ hiện nay. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các phương diện cụ thể trong đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Phong Điệp như sau: Bức tranh đô thị, xung đột nổi bật trong đời sống đô thị Việt Nam đương đại, con người đô thị, quan niệm nghệ thuật về cuộc sống đô thị và con người của nhà văn Phong Điệp; cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ
- 7 nghệ thuật, sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Phong Điệp. Từ đó khẳng định dấu ấn riêng của cây bút nữ xuất sắc này, cũng như đóng góp của nhà văn vào văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại hôm nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo thể loại - Phương pháp thi pháp học - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: (Kết hợp đồng bộ các phương pháp xã hội học, văn hóa học). Chúng tôi còn sử dụng những thao tác nghiên cứu văn học như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. 5. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát bốn tập truyện ngắn sau đây của Phong Điệp: Ma mèo, Kẻ dự phần, Phòng trọ và Biên bản bão. Trong quá trình nghiên cứu truyện ngắn của Phong Điệp, chúng tôi mở rộng, so sánh bốn tập truyện trên với các truyện ngắn khác của chị và so sánh với một số truyện ngắn của các nhà văn trẻ khác như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Phấn, Y Ban, Quỳnh Trang... 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tư liệu tham khảo; phần nội dung của luận văn sẽ được cấu trúc với ba chương sau đây: Chương 1: Truyện ngắn Phong Điệp trong diện mạo chung của truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại Chương 2: Một số phương diện của đời sống đô thị Việt Nam đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Phong Điệp
- 8 7. Đóng góp mới của luận văn Đây là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên về truyện ngắn của Phong Điệp với mục đích nghiên cứu khảo sát phân tích đánh giá những đặc điểm về nghệ thuật tự sự và nội dung tư tưởng trong truyện ngắn của nhà văn này. Từ đó chúng tôi muốn góp phần khẳng định có một dòng chảy riêng của văn xuôi do các nhà văn nữ trẻ sáng tác trong bộ phận văn xuôi Việt Nam đương đại, cùng những thành tựu và hạn chế của nó.
- 9 Chương 1 TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP TRONG DIỆN MẠO CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Khái lược về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại 1.1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại Nói đến truyện ngắn đương đại tức là nói đến giai đoạn văn học từ 1986 đến nay. Đây là mốc đánh dấu sự phát triển, đổi mới truyện ngắn, thể hiện sức trẻ của ngòi bút, sự cách tân táo bạo và bất ngờ về các phương diện cả về nội dung và nghệ thuật. Công cuộc đổi mới đất nước (1986) đã ghi dấu mốc quan trọng không chỉ trong lịch sử đất nước mà cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của truyện ngắn. Truyện ngắn đã có sự thay đổi hợp với tình hình, với giai đoạn hiện đại. Nếu trước kia, văn học phục vụ kháng chiến và phản ánh cuộc đấu tranh vĩ đại, gian lao của dân tộc thì ngày nay, văn học đi sâu phản ánh cuộc sống của con người, chủ đề thế sự, đời tư được các nhà văn khai thác và thể hiện trong các tác phẩm của mình. Vì thế mà chủ đề, âm hưởng và giọng điệu có sự thay đổi. Chiến tranh đòi hỏi con người ý chí, sức mạnh lớn lao nên văn học thời kì này tập trung cổ vũ, động viên khích lệ tinh thần của con người. Các sáng tác văn học thời chiến thường hướng theo tư duy sử thi với không khí hào hùng và âm hưởng anh hùng ca. Đề tài xuyên suốt trong các sáng tác là vận mệnh dân tộc, cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và niềm tin thắng lợi. Tác giả không đi sâu vào từng số phận cá nhân với những cảnh đời, tâm sự riêng mà luôn đặt hạnh phúc con người với lợi ích dân tộc, thời đại. Nhân vật xuyên suốt trong các sáng tác văn học là những người anh hùng đấu tranh bảo vệ độc lập tổ quốc. Cảm hứng sáng tác là cuộc chiến đấu gian khổ mà hào hùng của dân tộc chứ không phải là những tâm tư, tình cảm, khao khát cá nhân bình dị, đời thường. Đây chính là những nét đặc trưng của văn học ba mươi năm chiến tranh. Chiến tranh đi qua, hoà bình lập lại. Cả dân tộc bước sang một thời đại mới. con người trở về với cuộc sống đời thường của mình. Văn học cũng có những bước chuyển mình để bắt kịp với xu thế của thời đại. Văn học giai đoạn từ 1986 đến nay
- 10 gần gũi với cuộc sống, là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Cuộc sống riêng tư với những tâm tư tình cảm và nguyện vọng cá nhân được các nhà văn đi sâu khai thác. Chủ đề thế sự, đời tư trở thành chủ đề xuyên suốt trong các sáng tác. Cuộc sống với những trạng thái khác nhau: cao cả - thấp hèn, ánh sáng - bóng tối, khát vọng - ham muốn được phơi bày, tạo nên một diện mạo mới cho văn học. Bắt đầu từ đây, có những tác phẩm mới ra đời và gây ấn tượng mạnh như Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh),… Các tác giả đã đi sâu vào khám phá con người thời hậu chiến với nỗi đau mất mát vả những bi kịch cuộc sống. Văn học vì thế gắn với con người và cuộc đời hơn. Tiếp theo là hàng loạt các tác phẩm tiêu biểu như Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), Hai người đàn bà xóm trại (Nguyễn Quang Thiều), Bến không chồng (Dương Hướng), Anh lính Tony D (Lê Minh Khuê), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ)… Sự thay đổi về lực lượng sáng tác cũng góp phần quan trọng trong việc thay đổi diện mạo văn học. Chính sự tiếp nối liên tục thế hệ các nhà văn đã tạo nên dòng chảy không ngừng của truyện ngắn. Giai đoạn này là sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ: Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài… đặc biệt là các cây bút nữ: Y Ban, Võ Thị Hảo, Dương Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu…. Đây là những tên tuổi đại diện cho nền văn học đương đại, thế hệ của những đam mê, đầy sức trẻ. Họ đã không ngần ngại đi vào từng ngõ ngách đời sống, khám phá từng tâm trạng, thể hiện những khao khát ẩn chứa bên trong con người. Họ say mê viết, ưu tư với những nhân vật của mình. Và chính họ đã góp phần tạo nên diện mạo riêng của nền văn học đương đại Việt Nam trong dòng chảy văn học dân tộc. Bên cạnh đó, các cuộc thi viết truyện ngắn liên tiếp, đặc biệt là các cuộc thi do Tạp chí văn nghệ quân đội tổ chức, đã trở thành niềm cổ vũ, động viên, khích lệ to lớn với những người cầm bút. Từ đây những tài năng được phát hiện như Y Ban, Tạ Duy Anh, Hoà Vang, Nguyễn Thị Thu Huệ… Năm 1989 - 1990, Y Ban đã giành giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội với tác phẩm Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Ngoài ra còn 17 tác phẩm đoạt giải trong số hàng ngàn tác phẩm dự
- 11 thi. Năm 1991 diễn ra hai cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn nghệ và Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Giải thưởng được trao cho Lại Văn Long với Kẻ sát nhân lương thiện, Nguyễn Quang Thân với Vũ điệu cái bô và Hoà Vang với Nhân sứ. Tạp chí văn nghệ quân đội vẫn tiếp tục phát huy truyền thống của mình trong việc tổ chức cuộc thi truyện ngắn 1992 - 1994. Cuộc thi này thu hút đông đảo lực lượng trên mọi miền tổ quốc tham gia và đã khẳng định được sức sống và niềm đam mê sáng tạo truyện ngắn của các cây bút trẻ. Đặc biệt, các cây bút nữ tham gia khá đông với chất lượng tốt đã tạo thành một luồng sinh khí mới trong dòng văn học đương đại như Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm…Giải nhất thuộc về Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên đường và Mùa đông ấm áp. Đó là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ văn học vẫn không ngừng phát triển và đổi mới. Tiếp đến là truyện ngắn trẻ 1996 - 1997. Ngày càng nhiều những cây bút trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề hăng hái, nhiệt tình tham gia. Với sức trẻ, tài năng và nỗ lực sáng tạo không ngừng, họ đã tạo được dấu ấn khá đậm nét trong lòng người đọc như Nguyễn Thị Châu Giang (Ở trọ), Nguyễn Thị Phước (Cau non), Dương Nữ Khánh Thương (Chiếc bình đựng kí ức)… Chỉ trong vòng 8 năm (1989 - 1997) đã có ba cuộc thi viết truyện ngắn với quy mô lớn được tổ chức, thu hút được đông đảo các lực lượng sáng tác tham gia. Điều đó thể hiện sức sống, sức hút mạnh mẽ của thể loại này. Truyện ngắn với những ưu thế riêng của mình ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chãi. Với dung lượng vừa đủ, truyện ngắn chỉ tập trung vào một biến cố, một mặt nào đó của đời sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. sự nắm bắt những cái tinh tuý nhất để điểm đúng huyệt của bạn đọc chính là nét đặc trưng và hấp dẫn riêng của truyện ngắn. 1.1.2. Truyện ngắn của các cây bút nữ Việt Nam đương đại Trong tiến trình văn học Việt Nam, ở những giai đoạn trước, sự có mặt của nữ giới cũng như dòng văn học nữ không chiếm ưu thế. Những năm 60 thế kỉ XX, một số cây bút đã khẳng định vị thế trên văn đàn nhưng chưa thành một lực lượng chủ yếu. Đặc biệt, ở bộ phận văn học miền Nam, đội ngũ nhà văn nữ bắt đầu gây ấn tượng về số lượng cũng như chất lượng. Sau 1975, nhất là sau 1986, trong dòng văn
- 12 học Việt Nam hiện đại nổi lên một mảng văn học nữ với một sức sống mới, diện mạo mới, đặc biệt là với thể loại truyện ngắn. Để có được vị trí sáng giá trong nền văn học Việt Nam, những cây bút nữ đã không ngừng cống hiến, sáng tạo lặng thầm, đóng góp những trang viết của mình trong suốt một hành trình dài. Tuy nhiên, một trong những yếu tố để góp phần hình thành nên dòng văn học nữ phải kể đến những đặc điểm nổi bật trong bối cảnh văn hóa - xã hội Việt Nam hôm nay. Có lẽ, đặc điểm văn hoá - xã hội đầu tiên và quan trọng nhất hình thành nên dòng văn học nữ Việt Nam đương đại đó là sự bình đẳng giới. Trước đây, đời sống xã hội luôn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ của văn hoá Khổng giáo, điều đó cũng ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn học. Trong văn học trung đại, người cầm bút phần lớn là đàn ông, dù lúc đó đã bắt đầu xuất hiện một vài tài danh nữ như Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… với tư tưởng "nổi loạn" và phản kháng lễ giáo phong kiến. Khi bước sang xã hội hiện đại, dân trí được nâng cao, phụ nữ bắt đầu được đi học, được tự do, bình đẳng. Dù quá trình ấy không thuận lợi, bằng phẳng mà quanh co, sóng gió song nó là bước tiến quan trọng trong việc khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội. Vào những năm đầu thế kỉ XX, từ ảnh hưởng của làn sóng Tân thư, người phụ nữ đã tìm được vị trí xứng đáng hơn trong gia đình và xã hội. Đó là tiền đề cho dòng văn học nữ phát triền. Phương Lựu cho rằng: “Dần dần đã có thể nói đến dòng văn học của những cây bút nữ” [55]. Bên cạnh các nhà thơ nữ vốn có truyền thống lâu đời, các nhà văn nữ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, “đây là một hiện tượng tốt đẹp, đánh dấu một phương diện phát triển của văn học thế kỉ này trên đất nước ta” [55]. Cùng với yếu tố trên thì sự vận động nội tại của văn học cũng là điều kiện thuận lợi để các cây bút truyện ngắn nữ phát triển. Từ năm 1986, đời sống xã hội có những bước chuyển quan trọng, bởi vậy các nhà văn tiên phong cũng phải tự đổi mới mình, sự đổi mới đầu tiên là ở phương diện cảm hứng chủ đạo, từ cảm hứng lịch sử - dân tộc, văn xuôi đã chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư, các nhà văn đi sâu vào phản ánh mọi mặt, mọi chiều kích đa dạng, phức tạp của đời sống hằng ngày, của đời sống cá nhân mỗi con người. Con người trong văn học không còn là con người sử thi, con người cộng đồng, đơn trị mà là con người đời thường, lưỡng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn