intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

36
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ những đặc sắc về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Từ đó, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ BÍCH HUỆ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CAO DUY SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ BÍCH HUỆ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CAO DUY SƠN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Dương Thị Bích Huệ i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Cao Thị Hảo - người thầy rất nghiêm túc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho em nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn nhà văn Cao Duy Sơn, Ban Giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp cao học K24 - Văn học Việt Nam, các cán bộ Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này. Thái Nguyên tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Thị Bích Huệ ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 6 7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 7 NỘI DUNG ............................................................................................................. 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA CAO DUY SƠN ........................................... 8 1.1. Những vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................. 8 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật..................................................................... 8 1.1.2. Những thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật ................................... 10 1.2. Hành trình sáng tạo của Cao Duy Sơn............................................................ 14 1.2.1. Vài nét về cuộc đời và con người ................................................................ 14 1.2.2. Quan niệm sáng tác ...................................................................................... 17 1.2.3. Những vấn đề cơ bản trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn ................................. 21 Chương 2: NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI, NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CAO DUY SƠN ....... 37 2.1. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................................ 37 2.1.1. Ngôn ngữ miêu tả đi sâu vào trạng thái cảm xúc của con người ................ 37 2.1.2. Ngôn ngữ miêu tả dùng nhiều ví von so sánh ............................................. 42 2.2. Ngôn ngữ đối thoại ......................................................................................... 50 2.2.1. Lời đối thoại ngắn gọn sinh động ................................................................ 51 iii
  6. 2.2.2. Lời đối thoại dùng nhiều khẩu ngữ và đại từ nhân xưng riêng ................... 55 2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ........................................................................... 61 2.3.1. Độc thoại nội tâm để diễn tả tâm lý nhân vật .............................................. 61 2.3.2. Độc thoại nội tâm để bộc lộ tính cách nhân vật .......................................... 68 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 72 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ NGỮ, CÂU VĂN TRONG TIỂU THUYẾT CAO DUY SƠN.................................................................................. 73 3.1. Sử dụng từ ngữ mang chất liệu dân gian dân tộc Tày .................................... 73 3.1.1. Nhóm thành ngữ, tục ngữ thể hiện tâm tư tình cảm, phẩm chất tính cách con người miền núi...................................................................................... 74 3.1.2. Nhóm thành ngữ, tục ngữ nói về lối sống, về những kinh nghiệm sống của người miền núi ...................................................................................... 76 3.2. Sử dụng câu văn dài, giàu hình ảnh so sánh ................................................... 80 3.3. Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ ............................................................................ 86 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 93 KẾT LUẬN........................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 96 PHỤ LỤC.................................................................................................................. iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học dân tộc thiểu số là bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam. Nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số sẽ cho thấy sự phong phú, đa sắc màu của bức tranh văn học Việt Nam, nhất là ở thời kì hiện đại. Nhiều nhà văn tiêu biểu của văn học dân tộc thiểu số có đóng góp cho văn học dân tộc như: Vi Hồng, Nông Viết Toại, Mã A Lềnh, Y Điêng… Họ đều dành hết tâm huyết của mình cho những tác phẩm viết về dân tộc và miền núi. Tiếp nối truyền thống đó, một nhà văn rất thành công về đề tài này - một người xứng đáng được bạn đọc vinh danh “thương hiệu” nhà văn chuyên viết về dân tộc miền núi đó là nhà văn Cao Duy Sơn. 1.2. Cao Duy Sơn không chỉ nổi tiếng với những tập truyện ngắn mà ông còn được bạn đọc biết đến với một số tiểu thuyết gây tiếng vang lớn và có sức ám ảnh độc giả. Những sáng tác của Cao Duy Sơn tập trung vào khai thác hiện thực và con người miền núi. Cuộc sống và con người dân tộc Tày ở vùng đất Cao Bằng quê ông như một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống, con người ở các vùng dân tộc thiểu số. Qua đó nhà văn đã phản ánh thân phận con người, phản ánh được những vấn đề mang tính thời sự nhức nhối của đất nước và dân tộc thời kì đổi mới. Mỗi tác phẩm của Cao Duy Sơn chính là một sự tìm tòi, khám phá, phát hiện mới, độc đáo về đời sống và con người nơi đây, giúp người đọc tiếp cận một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống này. 1.3. Nếu như hiện thực cuộc sống và con người là đối tượng phản ánh của văn học thì: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - nó là chất liệu của văn học” [28]. Ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là yếu tố vật chất duy nhất trong tác phẩm văn học. Nhưng trong thực tiễn văn học thế giới cũng như ở Việt Nam, có thể nhận thấy ngôn ngữ không chỉ là chất liệu nghệ thuật mà ngôn ngữ còn là sự phát ngôn thể hiện nhãn quan, tư tưởng của nhà văn. Thông qua 1
  8. ngôn ngữ, người đọc sẽ khám phá, chiêm nghiệm đươc nhiều vấn đề. Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ là phương thức tồn tại và biểu hiện nội dung mà nó còn thể hiện trực tiếp, rõ nét phong cách và tài năng của mỗi nhà văn. Ngôn ngữ là biểu hiện của văn hóa, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn chính là chúng ta đang tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung và văn học dân tộc Tày nói riêng. Đặc biệt tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà văn trong việc sáng tạo ngôn ngữ ở thể loại tiểu thuyết. 2. Lịch sử vấn đề Sáng tác của Cao Duy Sơn đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện, nhất là về tiểu thuyết. Trong bài Văn học các dân tộc thiểu số trong đại gia đình dân tộc Việt - Riêng và chung trong đa dạng và thống nhất, Giáo sư Phong Lê nhận định: “Cao Duy Sơn viết về vùng quê Cao Bằng của anh. Dấu ấn con người và vùng đất Cao Bằng thấy rất rõ; nhưng trong cấu trúc nhiều tầng nhiều lớp của cốt truyện và trong thế giới nhân vật rất đa hệ, gồm nhiều loại người - đặc biệt là một lớp quan chức tha hóa cấp cao, tôi thấy cứ như là một sự hiện hữu, sự thu nhỏ của đất nước trong một giai đoạn mới, vừa có mặt lạc quan trong phát triển, vừa tiềm ẩn rất nhiều âu lo và hiểm họa trong thế đạo, nhân tâm. Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn là tiểu thuyết của cái thời hôm nay, thời chúng ta đang sống” [26]. Tuy nhiên, không chỉ có cốt truyện và nhân vật, một phương diện nghệ thuật khác tiêu biểu tạo nên phong cách Cao Duy Sơn được thể hiện rõ nét trong tiểu thuyết, đó chính là ngôn ngữ nghệ thuật. Về ngôn ngữ nghệ thuật, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm và chỉ ra những đóng góp nhất định. Chúng ta có thể kể đến các bài viết của Lâm Tiến, Đào Thuỷ Nguyên, Đỗ Đức, Cao Thị Hảo, Lê Thị Bích Hồng, … Trong bài viết Ngôn ngữ trong văn xuôi dân tộc thiểu số, Lâm Tiến đánh giá:“Cao Duy Sơn biết điểm vào những trang viết những chi tiết, những câu chữ, những từ tiêu biểu gần gũi gắn bó với người Tày mà tiếng Việt không biểu hiện được” [64]. Nhà nghiên cứu đã chỉ ra một đặc trưng cơ bản trong ngôn ngữ nghệ 2
  9. thuật của Cao Duy Sơn. Đó là nhà văn đã sử dụng “những câu chữ, những từ tiêu biểu gần gũi gắn bó với người Tày”. Và đây có lẽ cũng là nét riêng làm nên phong cách Cao Duy Sơn. Tác giả Đào Thủy Nguyên trong bài Cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn cũng cho rằng một trong những dấu hiệu của bản sắc văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn chính là ngôn ngữ nghệ thuật. Khi đọc tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối, tác giả Đỗ Đức nhận định: “Văn trong tập này của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy ấy. Nó không cầu kì thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của vùng mình” [6]. Điều mà nhà nghiên cứu ấn tượng chính là thứ ngôn ngữ của “vùng mình” chỉ riêng có của Cao Duy Sơn. Phải chăng đó là thứ ngôn ngữ mà nhà nghiên cứu Cao Thị Hảo đã từng đề cập đến khi nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn? “Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện khá độc đáo, mang màu sắc riêng và đậm chất Tày, thể hiện qua việc sử dụng lối ví von, so sánh liên tưởng gần gũi với cách tư duy của người dân miền núi, nhiều thành ngữ, tục ngữ, lối nói phuối pác, phuối rọi của văn học dân gian Tày” [11]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nét cơ bản nhất trong ngôn ngữ nghệ thuật Cao Duy Sơn, tuy nhiên những nhận định này vẫn mang tính chất chung hoặc ứng với nghiên cứu về ngôn ngữ truyện ngắn. Những nghiên cứu cụ thể về ngôn ngữ tiểu thuyết của Cao Duy Sơn chưa được đề cập đến. Tuy những bài viết trên chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể về ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Cao Duy Sơn, nhưng với chúng tôi đó đều là những gợi mở rất quý báu và hữu ích, là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn. Ngoài các bài viết trên cũng có một số luận văn nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Cao Duy Sơn, chúng ta có thể kể đến các luận văn của Đặng Thuý An, La Thuý Vân, Huỳnh Thị Mỹ Phụng, Cao Thành Dũng... 3
  10. Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn của tác giả Đặng Thùy An (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã đề cập đến ngôn ngữ nhân vật đặc thù kiểu tư duy người miền núi thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Nhưng luận văn này chỉ dừng lại nghiên cứu ở hai tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời. Năm 2011, La Thúy Vân tác giả của luận văn thạc sĩ Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đề cập đến nghệ thuật ngôn từ nhưng chỉ chú ý tới việc sử dụng từ ngữ, câu văn, vận dụng lối so sánh, liên tưởng, cách nói ước lượng, giàu hình ảnh của Cao Duy Sơn trong những sáng tác của nhà văn nói chung mà chưa đi sâu vào thể loại tiểu thuyết. Năm 2013, trong luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Cao Duy Sơn, tác giả Huỳnh Thị Mỹ Phụng nhận định: “Cao Duy Sơn có ý thức sâu sắc trong việc tìm tòi và sáng tạo ngôn ngữ. Ngôn ngữ của ông là sự kết tinh tài năng, tâm huyết của một tấm lòng say mê nghệ thuật, là sự thăng hoa của tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. Vì thế những trang tiểu thuyết viết về miền núi của Cao Duy Sơn lấp lánh vẻ đẹp của ngôn từ” [41, tr. 16]. Trong luận văn, tác giả cũng tìm hiểu ngôn ngữ tiểu thuyết Cao Duy Sơn ở khía cạnh ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại nghiên cứu ở ba tiểu thuyết Người lang thang, Đàn trời và Chòm ba nhà. Năm 2016, Cao Thành Dũng với luận văn Tiểu thuyết “Đàn trời”của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hoá cũng có đề cập tới ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn. Như vậy, vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện, hệ thống. Trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các tác giả trên, chúng tôi cố gắng đưa ra một cách nhìn bao quát, hệ thống để tìm hiểu cụ thể giá trị các tiểu thuyết viết về đề tài miền núi của Cao Duy Sơn từ phương diện ngôn ngữ nghệ thuật. Qua 4
  11. đó khẳng định tài năng phong cách nghệ thuật và vị trí của Cao Duy Sơn trong văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu toàn bộ 5 cuốn tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, cụ thể gồm các tiểu thuyết sau: - Tiểu thuyết Người lang thang - NXB Hội nhà văn (giải thưởng Giải A của Hội đồng văn học Dân tộc miền núi Hội nhà văn Việt Nam, 1993) - Tiểu thuyết Đàn trời - NXB Văn hóa Dân tộc (giải thưởng Giải A của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2007) - Tiểu thuyết Chòm ba nhà - NXB Lao Động, 2009 - Tiểu thuyết Cực lạc - NXB Hà Nội , 1994 - Tiểu thuyết Hoa mận đỏ - NXB Văn hóa Dân tộc, 1999 Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm khác cũng của người dân tộc thiểu số để so sánh, đối chiếu. Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học làm cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ những đặc sắc về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Từ đó, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi tập trung hoàn thành những nhiệm vụ sau đây: 5
  12. Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật và hành trình sáng tạo của Cao Duy Sơn. Đi sâu tìm hiểu các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Cao Duy Sơn. Phân tích và chỉ ra những đặc điểm về từ ngữ, câu văn trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây được xác định là phương pháp chủ đạo của đề tài. Trên cơ sở phân tích các tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, chúng tôi sẽ tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn. 5.2. Phương pháp khảo sát - thống kê: chúng tôi dùng phương pháp này để chỉ ra những yếu tố lặp lại và được nhấn mạnh trong ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để khu biệt những đặc điểm của tiểu thuyết Cao Duy Sơn với các nhà văn dân tộc thiểu số khác 5.4. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết của Cao Duy Sơn 5.5. Phương pháp nghiên cứu, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: luận văn sử dụng phương pháp này để đi sâu phân tích nét riêng trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn 5.6. Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn đạt đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trong toàn bộ 5 cuốn tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần 6
  13. làm sáng tỏ những nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật. Luận văn còn khẳng định những đóng góp của Cao Duy Sơn về mặt ngôn ngữ nghệ thuật trong thể loại tiểu thuyết nói riêng và trong văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung. Đồng thời bổ sung tài liệu tham khảo về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại vốn chưa được nghiên cứu sâu, rộng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật và hành trình sáng tạo của Cao Duy Sơn Chương 2: Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Cao Duy Sơn Chương 3: Đặc điểm về từ ngữ, câu văn trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn 7
  14. NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA CAO DUY SƠN 1.1. Những vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và tư duy chủ yếu của con người trong xã hội, tồn tại ở hai dạng nói và viết, dùng để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, bộc lộ cảm xúc của con người. Có nhiều cách hiểu về ngôn ngữ. Người ta có thể sử dụng từ ngôn ngữ để chỉ một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn đạt, thông báo một nội dung nào đó. Ví dụ: ngôn ngữ điện ảnh là toàn bộ những phương tiện nghệ thuật được các nhà làm phim sử dụng để phản ánh hiện thực; ngôn ngữ hội họa là toàn bộ những đường nét, màu sắc, hình khối mà họa sĩ sử dụng để phản ánh thế giới; ngôn ngữ của loài ong là toàn bộ những "vũ điệu" mà loài ong sử dụng để báo cho nhau về nơi chốn có hoa và lượng hoa... Và với con người, ngôn ngữ có thể hiểu là hệ thống kí hiệu bao gồm “hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [20, tr. 6]. Ví dụ: tiếng Nga, tiếng Việt là hai ngôn ngữ có những hệ thống ngữ âm và quy tắc kết hợp từ khác nhau. Ngôn ngữ còn được hiểu gồm hai yếu tố tạo thành. Ngôn là lời nói do các cá nhân trong xã hội nói ra mà ta nghe được. Lời nói được tạo ra bởi các âm, các thanh và chứa đựng nội dung thông tin, có thể gồm một hoặc nhiều câu nói. Ở các xã hội đã phát triển, đã có chữ viết, lời nói có thể được ghi lại dưới dạng lời viết. Ngữ là phần trừu tượng tồn tại trong trí óc của một cộng đồng xã hội thường là một tộc người. Ðấy là một kho tàng được thực tế nói năng của những người cùng một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại. Bên cạnh đó, người ta còn dùng khái niệm “ngôn ngữ” để chỉ đặc điểm khái quát trong việc sử dụng ngôn ngữ của một tác giả, một tầng lớp hay một lứa tuổi hoặc một phong cách ngôn ngữ cụ thể. Ví dụ: ngôn ngữ Nguyễn Du, ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ báo chí... 8
  15. Loài người đã tiến hành giao tiếp bằng nhiều loại công cụ. Nhưng những công cụ này dù có những ưu điểm mà ngôn ngữ không có nhưng lại có nhiều hạn chế và không thể quan trọng bằng ngôn ngữ. Cử chỉ, nét mặt, dáng điệu là những phương tiện giao tiếp quan trọng. Nhưng so với ngôn ngữ, chúng thật nghèo nàn và hạn chế. Các ngành nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, khiêu vũ... đều là những công cụ giao tiếp rất quan trọng của con người. Chúng có những khả năng to lớn và kì diệu nhưng vẫn bị hạn chế nhiều mặt so với ngôn ngữ. Chúng không thể truyền đạt khái niệm và tư tưởng mà chỉ khơi gợi trên cơ sở những hình ảnh thính giác hay thị giác gây ra được ở người xem. Những tư tưởng, tình cảm này thường thiếu tính chính xác, rõ ràng. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và tư duy định hình nhờ ngôn ngữ, chỉ cần suy nghĩ về bất cứ cái gì là lập tức phải dùng đến ngôn ngữ. Các nhà khoa học cũng suy nghĩ bằng cái gọi là ngôn ngữ bên trong gồm các từ các câu. Einstein đã từng nói “Không có nhà bác học nào chỉ suy nghĩ bằng công thức” (dẫn theo Ðái Xuân Ninh). Ngôn ngữ mới chỉ là chất liệu vật chất của tác phẩm văn học chứ chưa phải là hình thức của chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn. Từ ngôn ngữ đến ngôn ngữ nghệ thuật là cả quá trình lao động sáng tạo của nhà văn. Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học các tác giả cho rằng ngôn ngữ nghệ thuật là: “một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật” [35, tr. 186]. Nhóm tác giả của cuốn sách còn đồng nhất ngôn ngữ của sáng tác văn học với cấp độ ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác như ngôn ngữ ba lê, ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ điện ảnh. Chúng ta cũng cần chú ý phân biệt khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật có điểm gần gũi với khái niệm lời văn nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật với tất cả tính thẩm mĩ của nó là chất liệu tạo nên tác phẩm văn học. Không có ngôn ngữ nghệ thuật thì không thể có tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học ngôn ngữ giúp nhà văn cụ thể hóa chủ đề, tư tưởng, cốt truyện, tính cách nhân vật. Nguyễn Tuân đã nhận định về mối quan hệ giữa ngôn từ và nghề văn như sau: “Nghề văn 9
  16. là nghề của chữ, chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh” [31]. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng đều được thể hiện bằng lời văn: có lời tác giả, lời nhân vật, lời trực tiếp, lời gián tiếp... Lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Như vậy, có thể nói ngôn ngữ nghệ thuật hay ngôn ngữ văn học là “Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học”. Nó là kết quả của quá trình sáng tạo nghệ thuật không ngừng của người cầm bút trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân đã được nghệ thuật hóa. Ngôn ngữ được chọn lọc, gọt rũa, trau chuốt để không chỉ chứa đựng thông tin đơn thuần mà quan trọng hơn thể hiện một cách chính xác những quan điểm, đánh giá, những tư tưởng tình cảm hay chính là những thông điệp mà nhà văn hoặc nhân vật gửi gắm. Đặc biệt ngôn ngữ đó phải đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ, những rung động tình cảm sâu sắc. Ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng cả thế giới mà nhà văn sáng tạo: đề tài, chủ đề, kết cấu, cốt truyện, cảnh vật và con người,.... Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhưng khi được các nhà văn, nhà thơ sử dụng thì ở mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn. Sự khác nhau về ngôn ngữ của mỗi tác giả thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết. Chính những biện pháp xử lí ngôn ngữ đã tạo ra giọng điệu riêng, phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.Vì vậy, có thể nói ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên phong cách của mỗi nhà văn, nhà thơ hay chính là phong cách tác giả. 1.1.2. Những thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả cho rằng: “Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật” [39, tr. 9]. Vì vậy, các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhận thấy, đặc điểm về từ 10
  17. ngữ, câu văn cũng là một phương diện quan trọng tạo nên những đặc trưng riêng của ngôn ngữ nghệ thuật. * Ngôn ngữ trần thuật hay còn được gọi là ngôn ngữ người kể chuyện hoặc ngôn ngữ của tác giả. Kiểu ngôn ngữ này thường là lời miêu tả một cách gián tiếp của nhà văn. Chức năng của loại ngôn ngữ này là trình bày toàn bộ thế giới hình tượng, kể cả các yếu tố nội dung, hình thức của lời nhân vật. Tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khách quan, sự việc, con người, cảnh vật, đồ vật. Tái hiện và phân tích, lý giải lời nói ý thức cho người khác: “giúp cho các sự vật, hiện tượng như ngoại hình, tình trạng, môi trường, phong cảnh, sự kiện...vốn không biết nói, được nói lên trong tác phẩm” [35, tr. 330]. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Mỗi thể loại văn học có cách thức tổ chức và đặc trưng ngôn ngữ riêng, nếu kịch chủ yếu dùng ngôn ngữ đối thoại, thơ trữ tình chủ yếu sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc thì ngôn ngữ cơ bản của văn xuôi là ngôn ngữ trần thuật. Phương Lựu tác giả của cuốn Lý luận Văn học nêu rõ: “Trần thuật là hình thức trình bày bằng lời văn, các chi tiết, sự kiện, tình tiết có quan hệ biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thể hiện của hình tượng văn học truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trần thuật là cách sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương tiện khác nhau của hình tượng với các tác phẩm khác nhau của văn bản” [27, tr. 307]. Đề cập đến vai trò của ngôn ngữ trần thuật, nhóm tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định rõ: “Ngôn ngữ trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả” [39, tr. 213]. Khi tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ta thấy phần lớn truyện ngắn của ông được trần thuật theo hướng khách quan hóa, người trần thuật hòa mình với nhân vật, trao lời trần thuật cho nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật đã giúp nhà văn tạo ra những tình huống khách quan trong truyện ngắn. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nhìn 11
  18. thẳng vào vấn đề đời sống sau 1975. Ông đã tạo ra tình huống truyện độc đáo đó là tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá phát hiện về cuộc sống và nghệ thuật của Phùng. Ở tình huống truyện này, Nguyễn Minh Châu đã để chủ thể dùng ngôn ngữ trần thuật phản ánh đời sống, đưa ra những vấn đề đầy nghịch lí: nghịch lí giữa cái đẹp của nghệ thuật với sự trần trụi, bi đát của cuộc sống hiện tại; nghịch lí tồn tại ngay trong bản thân nhân vật vợ chồng người hàng chài. Qua ngôn ngữ trần thuật của nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sự tỉnh táo khi đề cập đến những vấn đề bức thiết như nạn bạo hành, mù chữ: “Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” [72, tr. 119]. Có thể thấy ngôn ngữ trần thuật giúp nhà văn phản ánh đời sống một cách khách quan nhất. Trong truyện ngắn Khách ở quê ra, ngôn ngữ trần thuật khách quan giúp nhà văn diễn tả những khó khăn vất vả của những con người bước đầu đi làm kinh tế mới: “Định ngắm kỹ và lâu nhất hai bàn tay của lão. Chẳng còn là hình thù một cái bàn tay con người nữa! Hai bàn tay lão đầy những chỗ nổi u nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một tòa rễ cây vừa mới đào dưới đất lên. Và Định như đang nhìn thấy một thứ đất đến kỳ cục: cứ lổng chổng đầy những đá. Viên bé chỉ là một hòn đá kỳ lưng, hòn to cũng ngang cái đầu” [72, tr. 544]. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 mang tính khách quan giúp nhà văn phát hiện, phân tích, lí giải sự việc, con người một cách sinh động, cụ thể và cũng là yếu tố quan trọng thể hiện phong cách nhà văn. * Ngôn ngữ đối thoại: Trong văn xuôi tự sự một trong những phương diện để bộc lộ thái độ tính cách nhân vật là ngôn ngữ đối thoại: “Ngôn ngữ đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời của người khác” [2, tr. 128]. Ngôn ngữ đối thoại biểu hiện sự giao 12
  19. tiếp qua lại thường là giữa hai phía trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía bên này sang phía bên kia - giữa những người tham gia giao tiếp, mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là phản xạ lại phát ngôn có trước ấy. Đặc trưng của ngôn ngữ đối thoại là sự luân phiên của các phát ngôn ngắn, của những người phát ngôn khác nhau. Đối thoại trong văn bản tự sự là hình thức quan trọng để thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật. Trong đó: “Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai người hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện bằng cách gạch đầu dòng ở lời trao đáp và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng) [45, tr. 178]. Theo Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, thì đối thoại còn là: “Một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật [1, tr . 264]. Đối thoại còn được giải thích là: “một trong những dạng thức của lời nói trong đó có sự hiện diện của người nói và người nghe và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề của cuộc hội thoại [73, tr. 93 - 94]. Như vậy, đối thoại là một trong những thành phần cơ bản quan trọng tạo nên lời nhân vật và lời văn nghệ thuật của tác phẩm văn học. * Ngôn ngữ độc thoại nội tâm: Nội tâm là toàn bộ đời sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác; những phản ứng tâm lý của nhân vật trước hoàn cảnh, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc từng trải qua. Tất cả được thể hiện bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, những ý nghĩ thầm kín, lời nhủ thầm của nhân vật. Hay nói như nhóm tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Độc thoại nội tâm là: “Lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hành động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [8, tr. 95]. Có tác giả khác lại cho rằng: “Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn 13
  20. khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm” [45, tr. 178]. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của nỗi niềm trắc ẩn thường nảy sinh trong những tình huống cụ thể đó là khi nhân vật ở trong một tâm trạng đau khổ tuyệt vọng, bế tắc không còn lối thoát hoặc trước những biến cố, những sự kiện bất ngờ khiến nhân vật phải suy nghĩ. Cũng có trường hợp độc thoại nội tâm xuất hiện khi nhân vật bị những “chấn động” tinh thần từ bên ngoài hoặc có trường hợp nhân vật tự giãi bày lòng mình như một sự giải tỏa tâm lý. Ngoài ra cách dùng từ, đặt câu cũng là biểu hiện của sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên sự vật, sự việc, con người. Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ, có cẩu tạo ngữ pháp và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, giúp biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Biết cách sử dụng từ ngữ, câu văn để diễn tả sự vật, hiện tượng, con người cũng là một đặc điểm tạo nên nét riêng ở mỗi nhà văn. Nhìn chung thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Đây là những yếu tố rất quan trọng của ngôn ngữ nghệ thuật. Nó bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lí giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và có tính sáng tạo của tác giả. Đồng thời đây cũng là những biểu hiện quan trọng thể hiện phong cách sáng tác của nhà văn. Ở những chương sau, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích các thành phần của ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn trên các bình diện về ngôn ngữ và cách dùng từ, đặt câu để thấy những đặc sắc về ngôn ngữ của nhà văn. 1.2. Hành trình sáng tạo của Cao Duy Sơn 1.2.1. Vài nét về cuộc đời và con người * Cuộc đời Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn. Ông sinh năm 1956 tại quê mẹ, thị trấn cổ Cô Sầu thuộc huyện Trùng Khánh, phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Chữ Cao trong bút danh được lấy từ tên Cao Bằng để tỏ lòng tri ân vùng đất đã 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2