intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tang thương ngẫu lục và Vũ Trung tùy bút – tính cách thể loại và hình tượng tác giả

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là khẳng định những đóng góp của Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút trong bối cảnh văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam thời Lê mạt Nguyễn sơ trên các bình diện thể loại văn học và hình tượng tác giả. Từ đó, trả cho Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút vị trí xứng đáng trong văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn học thời kì cuối Lê đầu Nguyễn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tang thương ngẫu lục và Vũ Trung tùy bút – tính cách thể loại và hình tượng tác giả

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ NHUNG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC VÀ VŨ TRUNG TÙY BÚT – TÍNH CÁCH THỂ LOẠI VÀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên – 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ NHUNG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC VÀ VŨ TRUNG TÙY BÚT – TÍNH CÁCH THỂ LOẠI VÀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thời Tân Thái Nguyên - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút - Tính cách thể loại và hình tượng tác giả” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thời Tân. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố trong bất cứ tài liệu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích được chính tác giả khảo sát từ tác phẩm. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả, cơ quan tổ chức khác được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí khoa học và đều có trích dẫn theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Nhung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các quý Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, tận tình dìu dắt, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Thời Tân, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, định hướng, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu, giúp tác giả giải quyết các vấn đề và những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp và học trò đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Trân trọng. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Nhung
  5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NXB Nhà xuất bản Nxb Trẻ Nhà xuất bản Trẻ Nxb Tân Dân Nhà xuất bản Tân Dân Nxb KHXH Nhà xuất bản Khoa học xã hội Nxb ĐHQG Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Nxb VHTT Nhà xuất bản Văn hóa thông tin T.P Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................iii MỤC LỤC ......................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài) .............................................. 1 2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu (Lịch sử vấn đề) .......................................... 3 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ............................................................. 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 7 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 8 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 9 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 9 4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 10 7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 10 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................... 11 1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 11 1.1.1. Thể loại văn học .................................................................................. 11 1.1.2. Hình tượng tác giả ............................................................................... 16 1.2. Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút trong bối cảnh văn xuôi thời kỳ “Lê mạt Nguyễn sơ” ...................................................................................... 19 1.2.1. Thời đại lịch sử “Lê mạt Nguyễn sơ” của hai tác phẩm ..................... 19 1.2.2. Thành tựu của văn xuôi tự sự thời cuối Lê đầu Nguyễn ..................... 31 1.2.3. Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút - hai tác phẩm văn xuôi tự sự đặc sắc. .......................................................................................................... 35
  7. v Chương 2: TÍNH CÁCH THỂ LOẠI CỦA TANG THƯƠNG NGẪU LỤC VÀ VŨ TRUNG TÙY BÚT................................................................................... 46 2.1.Vấn đề đặc điểm và phân loại thể loại văn học trung đại ....................... 46 2.1.1. Tiến trình thể loại văn học trung đại ................................................... 46 2.1.2. Tính chất thể loại văn học trung đại .................................................... 47 2.1.3. Các quan điểm phân loại thể loại văn học trung đại ........................... 50 2.1.4. Đặc điểm của một số thể loại trong văn học trung đại ........................ 52 2.1.4.3. Ranh giới truyện và kí trung đại ...................................................... 59 2.2. Sự hỗn dung thể loại trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút. 61 2.2.1. Vấn đề thể loại của Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút ......... 61 2.2.2. Những thể loại trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút ...... 64 2.3. Thử xác định thể loại các thiên trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút .................................................................................................................. 77 2.3.1. Thử xác định thể loại các thiên trong Tang thương ngẫu lục ............. 78 2.3.2. Thử xác định thể loại các thiên trong Vũ trung tùy bút ...................... 81 2.3.3. Thống kê, quy loại thể loại tác phẩm trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút .................................................................................................. 86 Chương 3: HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC VÀ VŨ TRUNG TÙY BÚT ............................................................................ 98 3.1. Kẻ sĩ cao nhã .......................................................................................... 98 3.1.1. Ý thức " phận sự " của bản thân .......................................................... 98 3.1.2. Nét cao nhã của trí thức đất kinh kì ................................................... 100 3.2. Nhà văn hóa uyên bác ........................................................................... 101 3.2.1. Tri thức về văn hiến và học thuật ....................................................... 102 3.2.2. Tri thức về duyên cách, địa lý ............................................................ 104 3.2.3. Tri thức về phong tục đời sống .......................................................... 109 3.3. Nhà chép sử nghiêm cẩn ....................................................................... 111 3.3.1. Ghi chép những sự kiện xảy ra ở đời “Lê mạt Nguyễn sơ” ............... 112 3.3.2. Ghi chép về hiện thực sinh hoạt đời sống xã hội............................... 115
  8. vi 3.3.3. Ghi chép về những nhân vật phi thường trong lịch sử ....................... 118 3.4. Bậc hàn nho ưu thời mẫn thế ................................................................ 126 3.4.1. Sự băn khoăn, trăn trở trước thời cuộc............................................... 127 3.4.2. Nỗi buồn trước cuộc bể dâu ............................................................... 131 3.4.3. Lời tố cáo, phê phán xã hội suy đồi ................................................... 133 3.4.4. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc ................................................... 135 3.4.5. Niềm trân trọng với những giá trị truyền thống ................................. 137 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141 TÀI LIỆUTHAM KHẢO ............................................................................. 143
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Xác định thể loại các thiên trong Tang thương ngẫu lục.................... 70 Bảng 2.2. Xác định thể loại các thiên trong Vũ trung tùy bút ............................ 82 Bảng 2.3. Bảng thống kê - quy loại các thiên trong Tang thương ngẫu lục ....... 86 Bảng 2.4. Bảng thống kê - quy loại các thiên trong Vũ trung tùy bút ................ 91
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài) Văn học trung đại Việt Nam với những thành tựu đáng kể, từ thơ ca đến văn xuôi đã tô điểm cho vườn hoa văn học dân tộc. Trong suốt quá trình đó, giai đoạn văn học từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX được xem là thời kỳ phát triển phồn thịnh nhất. Có lẽ bởi văn học giai đoạn này nảy mầm trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động đã tạo một mảnh đất màu mỡ để văn học ghi lại một cách chân xác hiện thực lịch sử từ đó cất lên tiếng nói bênh vực, đề cao quyền sống của những con người khổ đau. Để rồi, cùng với thơ ca, văn xuôi thế kỷ XVIII - XIX đã hoàn thành sứ mệnh nghệ thuật của mình là chuẩn bị hành trang cho văn học hiện đại hội nhập với văn học thế giới. Nhưng từ lâu, khi nhắc đến văn học giai đoạn này, người ta thường chú trọng đến thể loại trữ tình hơn là tự sự. Hoặc nếu có thì các nhà nghiên cứu cũng chưa quan tâm thật đầy đủ đến các tác phẩm truyện, kí thế kỷ XVIII - XIX, ngoại trừ Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Tiếp thu những thành tựu đi trước, kết hợp với sự sáng tạo của những tài năng cá nhân tác giả, các tác phẩm truyện, kí giai đoạn này đã đem đến cho văn học trung đại một bức tranh cuối mùa thật đậm nét và đa sắc màu. Nó là sự kế thừa của văn hóa, tín ngưỡng dân gian dân tộc và phần nào cho thấy được sự tưởng tượng phong phú cùng sức ám dụ nghệ thuật của tác phẩm văn học trong việc phản ánh hiện thực. Điều này đem lại sự hấp dẫn, lôi cuốn và góp phần tạo nên thành tựu của văn xuôi thế kỷ XVIII - XIX. Trong đó kí trung đại chắc hẳn sẽ kém phần đa dạng và thiếu sự hoàn thiện nếu không kể tới Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ và Tang thương ngẫu lục mà ông viết cùng Nguyễn Án. Xét ở văn học trung đại nói chung và văn xuôi tự sự thời kì cuối Lê đầu Nguyễn nói riêng, không có các tác phẩm văn học nào mà tác giả của nó lại gần giống nhau về hoàn cảnh sống; đồng điệu với nhau về nếp suy nghĩ để cùng thể hiện tình cảm, thái độ đối với xã hội đương thời bằng thể văn tuỳ bút, ngẫu lục
  11. 2 như trường hợp của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Đằng sau cá tính tự do, phóng túng của ngòi bút đưa xúc cảm chảy trôi theo các sự việc của thế sự để ghi lại điều tai nghe mắt thấy, Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tuỳ bút đã lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời bộc lộ tâm tư qua những lời bình luận trữ tình hay qua cách miêu tả nhiều khi hết sức thi vị, đậm chất văn chương, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả yêu văn học trung đại. Như Dương Quảng Hàm đã khẳng định: “Tang thương ngẫu lục cùng với Vũ trung tùy bút đều là những tài liệu quý về lịch sử, địa lý, điển lễ, phong tục, lễ nghi ở cuối đời Lê” [8, tr. 239,330]. Song cho đến nay, việc nghiên cứu hai tác phẩm còn ít và dường như chưa có một công trình nào tìm hiểu một cách tỉ mỉ, toàn diện, mang tính hệ thống. Nó chỉ được đề cập một cách khái lược khi người ta bàn về những tác phẩm, những hiện tượng văn học cùng thời. Vì thế, việc nghiên cứu hai tác phẩm sẽ đem đến cái nhìn đầy đủ hơn về vị trí của truyện, kí Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX, đồng thời có cách nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về văn xuôi giai đoạn này trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc. Điều này còn góp phần nâng cao nhận thức về loại hình văn xuôi tự sự trung đại trên các bình diện như: hình thức thể loại và nội dung tư tưởng. Những kết quả của việc tìm hiểu hai tác phẩm này cũng sẽ giúp ích cho việc giảng dạy văn học trung đại theo đặc trưng loại hình ở trường phổ thông, như khi dạy về văn bản Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng Kinh Ký Sự) của Lê Hữu Trác (Văn 11, Tập 1) hay nhiều tác giả khác trong văn học hiện đại như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Hoàng Phủ Ngọc Tường… Hiện nay, văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong 90 thiên trong Vũ trung tuỳ bút được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (Văn 9, Tập 1). Vì vậy, việc nghiên cứu tác phẩm này còn là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với người dạy và người học ở trong nhà trường.
  12. 3 Bằng niềm kính trọng và sự ngưỡng mộ của hậu thế, nghiên cứu về Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút còn là cách để người viết được bày tỏ lòng tri ân đối với bậc tiền nhân đồng hương, đồng họ - Phạm Đình Hổ. Với những lý do trên đây khuyến khích chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút - Tính cách thể loại và hình tượng tác giả” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. 2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu (Lịch sử vấn đề) Hai thế kỉ đã trôi qua kể từ ngày Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút ra đời đã có nhiều công trình nghiên cứu qua các thời đại. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đều nằm ở dạng khái quát hoặc điểm qua một bình diện nào đó của tác phẩm. Dù chưa được sự quan tâm đúng mức vị trí của nó trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam, nhưng Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút cũng đã có một số nhà nghiên cứu chú ý tới. Trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi xin điểm lại một số công trình, tài liệu có liên quan, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tính cách thể loại và hình tượng tác giả trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tuỳ bút. Về những công trình nghiên cứu có luận bàn đến tác phẩm Tang thương ngẫu lục: Nguyễn Phương Chi trong công trình Từ điển văn học (Nxb KHXH Hà Nội, 1984) đã nhận định: “Tang thương ngẫu lục tuy chưa thể xếp ngang hàng với Vũ trung tùy bút, song cũng là một tập truyện ký có giá trị văn học và sử học đáng kể” [3, tr.332]. Trần Đình Sử trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Nxb ĐHQG, Hà Nội) khi phân loại thể loại văn học trung đại cho rằng: “Tang thương ngẫu lục không thấy xếp vào đâu cả. Theo chúng tôi chính là tạp ký” [25, tr.273]. Tức là đồng ý với quan điểm cho rằng Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ghi lại những điều tai nghe mắt thấy, tuỳ bút hay ngẫu lục đều là thể loại tự do, phát huy năng lực quan sát, hiểu biết, do đó mà thể hiện cá tính nhà văn rất rõ. Khi giới thiệu tác phẩm Tang thương ngẫu lục Trương Chính viết: “Tang
  13. 4 thương ngẫu lục là tình cờ ghi chép chuyện bãi bể nương dâu, tức là chuyện đời, những chuyện tai nghe mắt thấy, chứ không phải bịa đặt ra. Cho nên sách có tính chất ký sự hơn tiểu thuyết” [11, tr.7]. Đây là những công trình, bài viết có bàn trực tiếp về tác phẩm nhưng chưa có công trình, bài viết nào bàn riêng về hình thức thể loại và nội dung tư tưởng của Tang thương ngẫu lục. Về những công trình nghiên cứu có luận bàn đến tác phẩm Vũ trung tùy bút: Trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi rất quan tâm đến hiện tượng “thể kí sự bằng văn xuôi đã bắt đầu xuất hiện và đã có những tìm tòi riêng về kí sự, tuỳ bút trong nền văn học dân tộc giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX”. Ông đã có những điểm nhìn cụ thể, tập trung vào Vũ trung tuỳ bút, ông coi trọng giá trị của nó ở chỗ “người đương thời ghi chép chuyện đương thời”, “phản ánh xã hội phong kiến suy đồi qua những biến đổi về phong tục” [2, tr.5]. Trong Lịch sử văn học Việt Nam - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, các tác giả khi nói đến sự suy tàn của xã hội phong kiến cuối Lê đầu Nguyễn, đã dẫn Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ [35, tr. 319]. Điều này có nghĩa rằng, Vũ trung tuỳ bút là tác phẩm kí mang đậm chất hiện thực. Còn tại chương 11 trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học (tập 2 - Tác phẩm và thể loại văn học), Trần Đình Sử đã tìm hiểu về thể kí văn học. Ông khẳng định, cùng với Thượng kinh kí sự, thì Vũ trung tuỳ bút là một trong những “thành tựu đột xuất” của kí Việt Nam đời Lê, Nguyễn. Sở dĩ như vậy là vì nó có sự phá cách, sáng tạo trong hình thức [27]. Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Phạm Hùng điểm qua Vũ trung tuỳ bút - một tác phẩm đánh dấu sự phát triển của văn xuôi tự sự vào giai đoạn cuối XVIII - đầu XIX [13, tr.144]. Lâm Giang trong Giới thiệu văn bản ( Vũ trung tuỳ bút, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội 2001, Nguyễn Hữu Tiến dịch và chú thích) cho rằng Vũ trung tuỳ bút là tập bút kí [11, tr.6]. Hiện còn có một số công trình nghiên cứu cùng luận bàn đến hình thức thể
  14. 5 loại và nội dung tư tưởng của cả hai tác phẩm: Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (1968) khi tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi tự sự thời trung đại đã lưu tâm đến Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục và đánh giá: “Sách Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tuỳ bút là những tác phẩm đặc biệt thời Lê mạt, Nguyễn sơ”; “các tác phẩm văn học thời ấy phần nhiều ghi lại những điều tác giả đã nghe thấy, trông thấy và là tài liệu quý về hiện thực xã hội, nhân vật, phong tục tập quán thời đã qua bằng thể văn tuỳ bút, ngẫu lục” [8, tr.142-143]. Như vậy, công trình này chỉ mang tính khảo sát, điểm qua. Công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc đã khẳng định sức mạnh của thể kí trong văn học Việt Nam. Tác giả đặc biệt đánh giá sự gia tăng những ghi chép “chuyện ngày thường, chuyện sinh hoạt”. Ông cho rằng đó “là sự đem đến cho văn học những chi tiết hiện thực nhất” trong các sáng tác ở giai đoạn này. Trên cơ sở đó ông kết luận một cách xác đáng : “ Vũ trung tuỳ bút và Tang thương ngẫu lục ghi được nhiều nét về hiện thực đen tối xã hội nước ta những năm cuối thế kỷ XVIII” và tác phẩm này thuộc “loại văn kí sự”, có nhiều bài kí về sinh hoạt và phong tục” [15, tr.26]. Trong Từ điển bách khoa toàn thư (bản điện tử) có nhận xét: “Cuốn Tang thương ngẫu lục viết chung với Phạm Đình Hổ là một tập ký sự như Vũ trung tùy bút, kể chuyện đời, mắt thấy tai nghe nhưng hoang đường, gạt phần mê tín dị đoan tác phẩm cho biết nhiều chuyện về các nhân vật tiếng tăm trong nước: Vua chúa, đại thần các vị trạng nguyên, tiến sĩ, toàn những chuyện lý thú, giai thoại về việc riêng tư, không ghi hành trạng”. Đặc biệt, công trình Văn học trung đại Việt Nam (Tập 2) và Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Đăng Na đã có những đánh giá, nhận xét sâu sắc về hai tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút và Tang thương ngẫu lục mở ra lối kí đa dạng về bút pháp được viết với các thể tài khác nhau. Các thiên trong tác phẩm phần lớn mang tính chất truyện và những thiên thuộc thể kí không nhiều, song chúng cũng khá tiêu biểu cho thể kí. Đặc biệt tác giả đã đi sâu đánh
  15. 6 giá ngòi bút của Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút: “Nhiều thiên, Phạm Đình Hổ viết theo lối khảo cứu. Tác giả có sở trường về kí khảo cứu. Ông khảo từ hoa cỏ đến phong tục, từ chữ viết đến văn thể, thể thơ, từ điềm kì dị đến phép thi cử, khảo từ nhân vật đến quỷ thần, tang lễ, cưới xin, đất đai phong vật, nhân tình thế thái…” [19, tr.73]. Điều đáng ghi nhận ở Phạm Đình Hổ là : “khảo cứu chỉ là cái cớ để nói về hiện tại và nói về hiện tại mới là chủ yếu…”. Nét độc đáo của tác phẩm đã được ông “giải mã” và phát hiện ra nét riêng trong phong cách kí của Phạm Đình Hổ: “Đọc tác phẩm của Phạm Đình Hổ ta thấy có chiều sâu của người uyên thâm Hán học, có chất lịch thiệp của người trải đời, có cái ngạo nghễ, hóm hỉnh của bậc hàn nho thanh bạch, có cái tinh tế của trí thức kinh kì biết thưởng thức ăn chơi”. Đi sâu vào nội dung tác phẩm, Nguyễn Đăng Na đã cảm nhận được Vũ trung tuỳ bút “phảng phất đó đây một phong vị buồn của con người luôn trăn trở với đời” [19, tr. 73]. Có thể nói, Nguyễn Đăng Na là nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp nhất trong hành trình khai thác, khẳng định giá trị to lớn của kí trung đại nói chung cũng như Vũ trung tuỳ bút và Tang thương ngẫu lục nói riêng. Trong các ý kiến bàn về thể tài của hai tác phẩm trên, chúng ta không thể không nhắc đến ý kiến của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hoà, Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học (tập 2- Tác phẩm và thể loại văn học) đã đặc biệt thấy được “ tính chất văn học đậm đà hơn của thể kí được thể hiện ở các tác phẩm như Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án và Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác”[27, tr.357]. Ngoài ra, rải rác trên các Tạp chí văn học, Nghiên cứu văn học, Tạp chí Hán Nôm, cũng đã đề cập đến những vấn đề trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tuỳ bút. Có thể liệt kê ra đây một số công trình tiêu biểu như: Thử phác hoạ tiến trình văn học trung đại Việt Nam ( theo quan điểm của một số tác gia trung đại) – Trần Nho Thìn trên Tạp chí văn học số 5, 2003; Thi tự của Phạm Đình Hổ - Trần Thị Kim Anh trên Tạp chí Hán Nôm, số 2, 2006“Chiêu Hổ và
  16. 7 Phạm Đình Hổ” của Tảo Trang - Nghiên cứu văn học số 3-1962… Cũng cần nhắc đến các bài giới thiệu, các công trình dịch thuật của các tác giả như Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Ngô Văn Triện, Trương Chính, Giá Sơn Kiều Oánh Mậu, chính họ đã giúp cho người đọc được tiếp cận gần hơn với hai tác phẩm. Qua tập hợp, thống kê, tìm hiểu các công trình nói trên, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đã phản ánh những vấn đề trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, khẳng định vai trò của tác phẩm trong nền văn học trung đại. Nhưng nhìn chung, những tác giả nghiên cứu mới chỉ sử dụng Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tuỳ bút như một dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề trung tâm nào đó; hoặc chỉ dừng lại ở những đánh giá mang tầm khái quát trên phương diện về giá trị nội dung và thể loại với cảm hứng ngợi ca mà chưa có cái nhìn hệ thống về thể loại và nội dung của hai tác phẩm. Vì những nguyên nhân khách quan và năng lực chủ quan, chúng tôi chưa thể tiếp cận được hết các công trình, bài viết nghiên cứu về hai tác phẩm trong văn học đã được công bố. Thiết nghĩ, nghiên cứu khoa học là một công việc kéo dài, người nghiên cứu luôn kế thừa những người đi trước và góp thêm cái nhìn khác để bức tranh văn học được nhìn một cách đầy đủ hơn. Bởi thế trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin chân thành tri ân những phát hiện của những tác giả đi trước đã tạo tiền đề cảm hứng cho đề tài. Những kiến thức quý báu đó sẽ giúp chúng tôi có những định hướng đúng đắn, vững chắc về mặt phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và đây là những tư liệu tham khảo, gợi ý đáng quý giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn khi thực hiện đề tài: “Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút - Tính cách thể loại và hình tượng tác giả”. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung khảo sát 2 cuốn sách: Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ viết cùng Nguyễn Án.
  17. 8 Tang thương ngẫu lục là tác phẩm chữ Hán, có nhiều dịch giả khác nhau, chúng tôi chọn sách do Trúc Khê - Ngô Văn Triện soạn dịch toàn văn lần đầu tiên 1960 với 89 đề mục (Nxb VHTT Hà Nội 2000). Đó là văn bản được nhiều người biết đến và được đa số các nhà nghiên cứu có uy tín sử dụng. Sách Vũ trung tùy bút chúng tôi chọn sách do Nguyễn Hữu Tiến dịch và chú thích, Lâm Giang giới thiệu (NXB Văn Học, Hà Nội 2001) với 90 thiên. Đây là bản dịch được các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều bởi tính chính xác, độ tin cậy cao. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Có thể nói, văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đem đến một mùa bội thu cho khu vườn văn học trung đại cuối mùa. Nhưng như trên đã nói, tác phẩm truyện, kí giai đoạn này nói chung và Tang thương ngẫu lục cùng Vũ trung tuỳ bút nói riêng chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ. 3.2.1. Vì vậy, qua khoá luận này, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút trong bối cảnh văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam thời Lê mạt Nguyễn sơ trên các bình diện thể loại văn học và hình tượng tác giả. Từ đó, trả cho Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút vị trí xứng đáng trong văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn học thời kì cuối Lê đầu Nguyễn. 3.2.2. Đề tài còn giới thiệu cho người đọc về tác giả Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Đây là tiền đề cho việc phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm để có thể cảm thụ và giảng dạy tốt tác phẩm truyện, kí trong nhà trường phổ thông. 3.2.3. Bên cạnh đó, thông qua việc khảo sát, người viết muốn học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao hiểu biết để giảng dạy tốt hơn về văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung trong chương trình THPT. Việc tự mình nghiên cứu một đề tài như thế này, còn rèn luyện cho người viết khả năng làm việc khoa học, tính tỉ mỉ, cẩn thận, để có thể hoàn thành tốt hơn những công việc hôm nay và cả trong tương lai.
  18. 9 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, trước hết người viết phải đọc kĩ văn bản, các tài liệu, tư liệu có liên quan đến công việc nghiên cứu. Tìm hiểu các tri thức lịch sử văn hóa xã hội, điểm qua các thành tựu văn xuôi trong cuối Lê đầu Nguyễn. Xem xét hai tác phẩm này ra đời trong bối cảnh văn hóa đó thì kế thừa phát triển được gì từ “hạ tầng văn xuôi Hán văn” đương thời. Tiếp theo, người viết tiến hành khảo sát các thiên trong hai sách này phù hợp với thể loại nào - thống kê quy loại rồi tổng hợp, đánh giá, phân tích về hình tượng tác giả để đi đến mục đích cuối cùng là làm rõ vấn đề: “Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút - Tính cách thể loại và hình tượng tác giả”. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng kết hợp những phương pháp sau: 4.2.1. Phương pháp thi pháp học loại hình: vận dụng thi pháp về nội dung truyện, kí và nghệ thuật truyện, kí trong loại hình tự sự để làm sáng tỏ tính cách thể loại tác phẩm và hình tượng tác giả. 4.2.2. Phương pháp thống kê, khảo sát: nhận biết thể loại của tác phẩm, những biểu hiện tập trung và loại trừ để có cái nhìn chính xác, khoa học về vấn đề. 4.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: làm rõ những đặc trưng trong từng tác phẩm và trong cả giai đoạn. 4.2.4. Phương pháp tâm lí, lịch sử - xã hội: từ tâm lí sáng tác, tâm lí tiếp nhận, lí giải nguyên nhân thời đại . 4.2.5. Phương pháp tiểu sử: tìm hiểu về tiểu sử và thời đại của hai tác giả để phân tích hình tượng. 5. Phạm vi nghiên cứu Từ những gợi ý, những thành tựu của giới nghiên cứu đã có. Khóa luận Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút - Tính cách thể loại và hình tượng tác giả sẽ mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn đối với tác phẩm. Như nhan đề của đề tài đã thể hiện, ở luận văn này, chúng tôi hướng đến
  19. 10 tìm hiểu, khảo sát, thống kê quy loại tính cách thể loại của hai tác phẩm. Đồng thời, chúng tôi cũng hướng đến nghiên cứu tư tưởng, thái độ, nhân cách của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án - những con người luôn trăn trở với đời. Về giá trị nghệ thuật của Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tuỳ bút, cũng được đề cập đến, nhưng chỉ là thứ yếu. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương như sau: Ở chương 1: Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút trong bối cảnh văn xuôi cuối Lê đầu Nguyễn Ở chương 2: Tìm hiểu tính cách thể loại của Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút Ở chương 3: Phân tích hình tượng tác giả trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút Trong đó, chương 2 và chương 3 là trọng tâm của luận văn 7. Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu và phát huy thành tựu nghiên cứu trước đó, Luận văn đã thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình và nhận thấy có những đóng góp sau: Luận văn là một trong những công trình đầu tiên khảo sát, thống kê, quy loại có hệ thống về hình thức thể loại trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút, góp phần xác định vị trí và những đóng góp của hai tác phẩm trong văn xuôi trung đại Việt Nam Thông qua triển khai đề tài luận văn, chúng tôi hi vọng bạn đọc thấy được vẻ đẹp của hình tượng tác giả trong Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục để có cái nhìn thấu đáo hơn khi đánh giá về nội dung tác phẩm và khẳng định được tài năng, nhân cách Phạm Đình Hổ cùng Nguyễn Án. Đồng thời luận văn cũng giúp bạn đọc hiểu thêm về thể loại truyện, kí trung đại nói riêng và văn xuôi trung đại Việt Nam nói chung, giúp ích cho công việc giảng dạy, cũng như nghiên cứu sau này.
  20. 11 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Thể loại văn học 1.1.1.1. Khái niệm thể loại Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn giữa các yếu tố hợp thành trong đó thể loại là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm. Ứng với một loại nội dung là một loại hình thức, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Thể loại là một trong những phạm trù cơ bản nhất của sáng tác và tiếp nhận văn học. Không một văn bản văn học nào lại không thuộc về một loại dưới dạng một thể nhất định nào đó. Nhà văn khi đứng trước một hiện tượng của đời sống, muốn chiếm lĩnh nó, tất yếu phải lựa chọn một phương thức thể hiện phù hợp. Đến lượt người tiếp nhận cũng vậy, phải theo đường dẫn của thể loại để khám phá, lí giải tác phẩm. Như vậy thể loại là sản phẩm của quá trình kiếm tìm hình thức phản ánh hiện thực, nó do thực tại cuộc sống trực tiếp “đặt hàng” với nhà văn. Khái niệm thể loại chỉ dạng thức một chỉnh thể của tác phẩm văn học. Đấy là các dạng thức ngôn ngữ được tổ chức thành các hình thức nghệ thuật riêng biệt, thể hiện cách cảm nhận và thái độ, tình cảm của con người về các hiện tượng của đời sống. Nói đến thể loại là nói đến nguyên tắc tổ chức tác phẩm, phương thức thể hiện thực tại và loại hình giao tiếp thẩm mỹ. Với tư cách là một phương thức thể hiện thực tại, mỗi thể loại là kết quả của một phương thức chiếm lĩnh thực tại khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mỹ khác nhau, mang những khả năng khác nhau trong việc biểu hiện thực tại. Các thể loại trữ tình phù hợp với kiểu nhận thức đối tượng bằng xúc cảm suy nghĩ, chiêm nghiệm. Các thể loại tự sự tìm được ưu thế phản ánh từ nhu cầu nhận thức các đối tượng diễn biến sinh động trong những hoàn cảnh không gian và thời gian nhất định. Các thể loại kịch đặc biệt phù hợp với hình thức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2