Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng
lượt xem 8
download
Luận văn đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống về thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật trong văn xuôi của nhà văn Võ Quảng; Từ đó khẳng định rõ nét hơn những đặc sắc trong những tác phẩm dành cho thiếu nhi của ông, khẳng định những đóng góp Võ Quảng dành cho nền văn học nước nhà. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÔ THỊ THANH NGA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI VÕ QUẢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÔ THỊ THANH NGA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI VÕ QUẢNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn nghiên cứu khoa học: T.S MAI THỊ NHUNG THÁI NGUYÊN - 2016
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài: “Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Mai Thị Nhung. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Lô Thị Thanh Nga i
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các nhà Khoa học, đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng tôi xin chân trọng cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Lô Thị Thanh Nga ii
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 7. Đóng góp mới của luận văn:............................................................................ 8 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 10 Chương 1. NHÀ VĂN VÕ QUẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................ 10 1.1. Vài nét về tác giả Võ Quảng....................................................................... 10 1.1.1. Con người và sự nghiệp sáng tác thơ, văn............................................... 10 1.1.2. Nhà văn Võ Quảng trong quá trình phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam.................................................................................................. 13 1.2. Những vấn đề lý luận.................................................................................. 17 1.2.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật ................................................................. 17 1.2.2. Khái niệm thế giới nhân vật .................................................................... 19 1.2.3. Khái niệm không gian nghệ thuật............................................................ 22 1.2.4. Khái niệm thời gian nghệ thuật ............................................................... 25 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29 Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI VÕ QUẢNG ............ 30 iii
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.1. Đặc điểm thế giới nhân vật ......................................................................... 30 2.1.1. Nhân vật hồn nhiên, giàu nghĩa tình, nhân hậu ....................................... 30 2.1.2. Nhân vật gắn bó thiết tha với quê hương đất nước, với cách mạng ........ 38 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 46 2.2.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động ...................... 46 2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật ....................................................... 56 2.2.3. Đặt nhân vật vào những sự kiện .............................................................. 59 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 60 Chương 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI VÕ QUẢNG ...................................................... 66 3.1. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng...................................... 66 3.1.1. Không gian thiên nhiên ........................................................................... 66 3.1.2. Không gian xã hội.................................................................................... 72 3.2. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng........................................... 80 3.2.1. Thời gian sự kiện ..................................................................................... 81 3.2.2 Thời gian sinh hoạt ................................................................................... 85 3.2.3. Thời gian tâm lý....................................................................................... 89 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 94 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 100 iv
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thiếu nhi chính là những mầm xanh của đất nước. Vì vậy, đây là đối tượng cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ. Văn ho ̣c viế t về thiế u nhi, hay viế t cho thiế u nhi là một mảng văn học quan tro ̣ng giúp cho các em có sự hình thành và phát triển nhân cách và các nhà văn đã hế t sức chú ý đến đối tượng này. Văn học thiếu nhi đươ ̣c đánh giá là mô ̣t bộ phận văn học quan trọng, tuy nhiên các nhà văn cũng rấ t khó khăn khi viết để chạm được đến trái tim các em khiến các em thích thú và ghi nhớ. Bằng tình cảm yêu thương và với nhu cầu sống lại một tuổi thơ hồn nhiên trong sáng mà ai cũng từng trải qua, sáng tác viết cho thiếu nhi đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào của nhiều tác giả. Có những tác phẩm viết cho thiếu nhi được các em nhỏ yêu thích như: Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, Cha và con của nhà văn Hồ Phương, Cái tết của mèo con của nhà văn Nguyễn Thi,…Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần, Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen của Lý Lan, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh,…Xác định nguồn cảm hứng và đề tài thiếu nhi chính là tiền đề để các nhà văn phát triển các sáng tác viết về thiếu nhi của mình. 1.2. Cùng viết về đề tài thiếu nhi nhưng mỗi nhà văn lại có những cách thể hiện khác nhau với màu sắc, truyền tải thông điệp khác nhau mang đậm phong cách riêng. Có thể nhắc tới Nguyên Hồng với lối văn truyền cảm, thiết tha, yêu thương cảm thông với số phận con người qua những tác phẩm: Giọt máu, Mợ Du, Những giọt sữa, Con chó vàng...; Ma Văn Kháng với những trang viết có khám phá mới về tâm lí trẻ em như: Ông Pồn và chú hổ con, Khu vườn tuổi thơ, Kiểm - chú bé - con người, Ông nội cổ giả và quê mùa, Bà ngồi ở góc nhà...; Tô Hoài thể hiện phong cách đặc sắc qua lối viết giàu tính tạo hình đem lại nhiều bài học bổ ích cho các em như truyện Dế mèn phiêu lưu kí. Bên cạnh 1
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn đó, không thể không nhắc đến một trong những tên tuổi đã dành trọn vẹn sự nghiệp văn chương của mình cho thiếu nhi là nhà văn Võ Quảng. Gần 50 năm viết cho thiếu nhi ở cả hai thể loại thơ và văn, ông đều rất thành công, đều thể hiện được tình yêu thương sâu sắc với các em thiếu nhi. Ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc” [15]. Có thể thấy những trang viết của Võ Quảng luôn tươi mới , sống động. Ông được biết đến với những tuyển tập viết cho thiếu nhi đặc sắc như: Nắng sớm (thơ, 1965), Anh Đom đóm (thơ, 1970), Quê nội (truyện, 1973), Tảng sáng (truyện, 1978),…, trong bài “Nhà văn, nhà thơ trọn đời dành cho văn học thiếu nhi - Võ Quảng” đã đúc kết rằng: “Một quyển sách gọi là hay, gọi là tốt cho thiếu nhi phải đồng thời với thiếu nhi, người lớn cũng thấy tốt, thấy hay” [15]. 1.3. Với tình yêu quê hương, yêu con người và bằng vốn sống, sự hiểu biết của mình, nhà văn Võ Quảng đã tập trung tâm huyết viết để hướng tới các em thiếu nhi qua những vần thơ ngộ nghĩnh hay những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên lý thú. Lâu nay đã có nhiều người nghiên cứu thơ văn Võ Quảng, nên luận văn khai thác mảng văn xuôi Võ Quảng với những tập truyện được nhiều người yêu thích: Quê nội, Tảng sáng và Truyện đồng thoại, để thêm phần làm rõ hơn về sáng tác của tác giả. Nhìn từ góc độ thi pháp học, chúng tôi chọn đề tài luận văn: “Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng”. Mong rằng đề tài có thể góp thêm tiếng nói khẳng định những thành công của tác giả về văn xuôi viết cho thiếu nhi. Bên cạnh đó luận văn có thể là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và học tập thơ văn Võ Quảng nói riêng, văn học Việt Nam nói chung trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề 2
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Với thời gian dài cầm bút dành nguồn cảm hứng sáng tác cho thiếu nhi, nhà văn Võ Quảng được nhiều độc giả yêu mến, bạn bè đồng nghiệp cùng giới phê bình nghiên cứu quan tâm. Từ lòng yêu mến, kính trọng nhà văn, những tác phẩm đã khơi nguồn hứng thú sáng tạo cho nhiều nhà nghiên cứu thể hiện qua những bài phê bình, các công trình khoa học. Trong cuốn Bàn về văn học thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng, ở phần II: Tác phẩm về Võ Quảng đã có rất nhiều nhận định của các nhà nghiên cứu, phê bình dành cho tác giả và tác phẩm, có thể nhắc đến như: Với Đoàn Giỏi trong “Tác phẩm và con người Võ Quảng” khi tiếp xúc với truyện của Võ Quảng thời gian tuổi thơ như được sống lại: “Đọc truyện anh Võ Quảng viết cho các em, tôi có cảm tưởng như mình trẻ lại - lùi về những ngày thơ ấu - với tất cả rung động bồn chồn… ở mọi niềm vui cũng như nỗi buồn của số phận từng nhân vật từ người lớn cho đến trẻ thơ”.[33, tr.112] Nhà văn Vũ Tú Nam thể hiện sự ấn tượng với Võ Quảng qua bài viết “Tài năng miêu tả của Võ Quảng”: “Tấm lòng Võ Quảng nặng tình nghĩa với cái “Quê nội” ấy, với con sông quê hương ấy, đã giúp anh miêu tả thiên nhiên và con người không phải chỉ bằng chữ nghĩa, mà bằng cả trái tim, bằng kỉ niệm bồi hồi và nỗi nhớ.”; “Văn miêu tả của anh gọn, động, rất gần với thơ’’ [33, tr.121]. Đúng là tài năng miêu tả của Võ Quảng đã chạm tới trái tim người đọc, khiến những trang văn của ông chạm vào bao kỷ niệm tuổi thơ của mỗi người. Giáo sư Phong Lê có bài viết “Vào thế giới thu nhỏ trong Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng”, ông nhận ra “Một giọng điệu trầm buồn, và đôi khi như có gì hiu hắt nữa, cứ bám riết, và hằn in lên nửa cuộc đời của số không ít nhân vật trong truyện, nơi phía bên kia bóng tối chế độ cũ, mà bản lề là Cách mạng tháng Tám 1945. Và từ đó mà toả rộng ra và loang dần ra một niềm vui, 3
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn một bâng khuâng, và đôi khi như rạo rực của một cuộc đổi đời đã diễn ra từ mùa thu nâm ấy”[33, tr.169]. Trên các báo tạp chí, các nhà nghiên cứu phê bình cũng đã đăng một số bài viết đáng chú ý: Thanh Quế trong bài “Nhà văn Võ Quảng - Ông già nhân hậu viết cho thiếu nhi” đã nhận định rất thấm thía về cả tác phẩm thơ và văn Võ Quảng: “Thơ Võ Quảng mang đế n cho các em những rung cảm tinh tế , nhe ̣ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang số ng. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rấ t độc đáo, rấ t riêng biê ̣t trong sinh hoạt hàng ngày, từ đó làm nảy sinh lòng tin yêu cuộc sống cho lứa tuổ i thơ.” “Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viế t cho nhiề u lứa tuổ i. Với lứa tuổ i nhi đồ ng, ông viế t truyện đồ ng thoại như "Cái mai”,"Bài học tố t”, "Những chiế c áo ấ m”. Nhưng có lẽ phầ n phong phú nhất cũng là tâm huyết nhấ t là những truyện ông viết cho lứa tuổ i thiế u niên. Có lẽ lứa tuổ i sắ p bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muố n trang bi ̣ cho các em hành trang đầ y đủ hơn, muố n tâm sự với các em nhiều hơn.”[37]. Thu Hà theo báo điện tử Đà Nẵng trong bài “Nhà văn Võ Quảng: Trọn đời dành cho văn học thiếu nhi” cũng có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Võ Quảng là “Quê nội” qua nhân vật Cục và Cù Lao: “Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ 4
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.”[14]. Nhà phê bình Nguyên An trong bài “Nhà văn Võ Quảng - Người bạn lớn của tuổi thơ” có một vài cảm nhận khi được tiếp xúc với tác phẩm văn thơ của Võ Quảng về thời kì đó: “Giữa những năm 1980 ấy cuộc sống thật khó khăn, có nhà, có nơi gần như mòn mỏi và bế tắc bởi sinh kế mỗi ngày và hướng đi cho mai sau, thế mà đọc văn thơ Võ Quảng ta đã quên đi thực tại khó khăn đó. Quên đi, và thấy tin mến, mà tự nhóm lên trong mình một nguồn sống.” [1]. Trong quyển“Nguyễn Tuân bàn về nghệ thuật” của Nguyễn Đăng Mạnh, tác giả đã nhận định truyện thiếu nhi của Võ Quảng: “Riêng về phần tôi, ngoài truyện Tảng sáng tôi lại thích truyện Quê nội và cuốn Những chiếc áo ấm nó chỉ có 4 truyện ngắn nhưng có một truyện. Những câu chuyện mà tôi cho là quý, quý vì nó có vấn đề. Nhưng đây là vui, vui vì nó đúng, nó tốt, nó lành mạnh và tươi đẹp, đẹp như thơ, mặc dù nó chỉ là một cái truyện ngắn văn xuôi. Càng chứng tỏ rằng không phải có vần và dài dài trường ca thì mới là thơ” [31, tr.674]. Tác giả Bùi Văn Tiếng với “Đôi điều về đồng thoại Võ Quảng” đã nói rằng: “Sẽ là thiệt thòi biết mấy cho văn chương nước nhà, trước hết cho trẻ em Việt Nam nếu như ngày ấy Võ Quảng của chúng ta vẫn tiếp tục tham gia chính sự tham dự chính trường mà không trở thành một người chuyên sáng tác văn học và nhất là chuyên sáng tác văn học cho thiếu nhi. Và cũng sẽ thiệt thòi biết mấy cho văn chương nước nhà, trước hết cho trẻ em Việt Nam nếu như trong những gì Võ Quảng viết cho thiếu nhi mà không có những đồng thoại thấm đẫm chất dân gian như Bài học tốt, Sự tích những cái vằn, Mắt Giếc đỏ hoe, Cười, Thêm sức chiến đấu” [43]. 5
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Như vậy, các nhà nghiên cứu phê bình đều thống nhất với quan điểm về những sáng tác của nhà văn Võ Quảng, những sáng tác ấy đã phần nào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ với những bài học cuộc sống tốt đẹp để hướng tới một tương lai tin yêu vào cuộc sống của các em. Đồng thời khi đến với những sáng tác của Võ Quảng, người đọc như được sống lại với những kỉ niệm nằm trong kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bên cạnh những nghiên cứu, nhận xét của các nhà phê bình thì cũng có nhiều luận văn nghiên cứu về con người và tác phẩm của nhà văn Võ Quảng: Năm 2009, tác giả Ma Thị Như Hoa trong luận văn “Đặc sắc nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng” đã nghiên cứu những nét đặc sắc nghệ thuật trong thơ Võ Quảng. Từ những nét đặc sắc đó luận văn chỉ ra những điểm sâu sắc về nội dung thơ, qua đó đánh giá những bài học giáo dục mà thơ Võ Quảng đã mang lại cho trẻ thơ. Năm 2009, tác giả Huỳnh Thị Ngọc Hân trong luận văn “Tìm hiểu sáng tác cho thiếu nhi của Võ Quảng”, tìm hiểu sáng tác thơ văn của Võ Quảng để thâý rõ nhà văn Võ Quảng rất quan tâm đến văn học thiếu nhi cũng như vấn đề giáo dục các em. Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung trong luận văn “Thế giới tuổi thơ trong sáng tác của Võ Quảng” tập trung phát hiện những đặc điểm nổi bật của thế giới tuổi thơ trong sáng tác của Võ Quảng, trong đó có dành một mục nhỏ đề cập tới Không - thời gian xuất hiện thế giới nhân vật tuổi thơ. Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Phượng trong luận văn “Thơ Võ Quảng trong chương trình tiểu học” nghiên cứu những đóng góp quan trọng trong những tác phẩm thơ của Võ Quảng được dạy ở trong chương trình tiểu học, trong đó tác giả đã dành một mục nhỏ đề cập đến Thời gian và không gian nghệ thuật gắn bó với tuổi thơ. 6
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Năm 2011, tác giả Phạm Thị Minh Phúc trong luận văn “Thế giới trẻ thơ trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng” đã nêu lên một số đặc điểm và nghệ thuật thể hiện thế giới trẻ thơ trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Võ Quảng. Có thể thấy rất nhiều công trình nghiên cứu, rất nhiều nhận định của các nhà phê bình văn học dành cho tác giả và tác phẩm Võ Quảng. Nhìn chung đó là những phát hiện sâu sắc thú vị khiến cho những ai tiếp cận tác phẩm càng thêm hiểu, thêm yêu những sáng tác và con người của tác giả. Qua những nhận định đó có thể thấy, tài năng của tác giả và những giá trị của tác phẩm đã được khẳng định. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Võ Quảng, nhưng chưa có công trình nào lấy thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng làm đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng” để tìm hiểu sâu hơn về sáng tác của ông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề thi pháp trong văn xuôi của Võ Quảng mà chủ yếu tập trung vào thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Thế giới nghệ thuật có nhiều vấn đề, luận văn chỉ tập trung vào thế giới nhân vật và không gian, thời gian nghệ thuật. Sáng tác của Võ Quảng gồm nhiều thể loại, nhiều tác phẩm, luận văn chỉ tập trung vào văn xuôi với những tác phẩm tiêu biểu: Quê nội, Tảng sáng và truyện đồng thoại. 4. Mục đích nghiên cứu 7
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Luận văn đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống về thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật trong văn xuôi của nhà văn Võ Quảng; Từ đó khẳng định rõ nét hơn những đặc sắc trong những tác phẩm dành cho thiếu nhi của ông, khẳng định những đóng góp Võ Quảng dành cho nền văn học nước nhà. Đề tài lựa chọn một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong văn xuôi Võ Quảng để thấy rõ hiệu quả của thi pháp học đối với việc tiếp cận văn bản tác phẩm văn học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tác giả, những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng qua các phương diện nghệ thuật: thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật. - So sánh với một số tác giả tiêu biểu để làm nổi bật vấn đề. 6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, khảo sát: Đọc tuyển tập văn xuôi của tác giả, khảo sát nội dung, chất liệu để sắp xếp phân loại chúng vào từng nhóm hiện tượng cần nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa vào kết quả khảo sát thống kê, chúng tôi tiến hành đi vào sâu phân tích để thấy rõ đặc điểm trong văn xuôi Võ Quảng. - Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh đối chiếu để thấy được những cái mới, cái độc đáo trong sáng tác Võ Quảng. - Phương pháp hệ thống: Triển khai vấn đề trong tính hệ thống, lô gic. 7. Đóng góp mới của luận văn: 8
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Luận văn tiếp tục nghiên cứu về sáng tác của Võ Quảng, đi sâu nghiên cứu các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi, khẳng định đống góp của Võ Quảng với văn học thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Luận văn cung cấp một tài liệu tham khảo thiết thực đối với việc nghiên cứu văn xuôi Võ Quảng và việc giảng dạy, học tập văn học thiếu nhi trong nhà trường. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Nhà văn Võ Quảng và những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài Chương 2: Thế giới nhân vật trong văn xuôi Võ Quảng Chương 3: Không gian, thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng 9
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHÀ VĂN VÕ QUẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Vài nét về tác giả Võ Quảng 1.1.1. Con người và sự nghiệp sáng tác thơ, văn Nhà văn Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1920. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Vùng đất xứ Quảng có thiên nhiên khá khắc nghiệt nhưng cũng đa dạng phong phú về tự nhiên và vùng đất ấy chính là nơi nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên, lòng yêu thương con người sâu nặng của nhà vănVõ Quảng. Quê Đại Hòa của nhà văn có dòng sông Thu Bồn hiền hòa hàng năm bồi đắp phù sa thành bờ bãi, và người dân trồng mía, bắp kín mít dọc bờ sông. Dòng sông ấy cũng chính là nơi tuổi thơ ông trôi qua với bao trải nghiệm non nớt trong sáng cùng bạn bè đồng trang lứa. Bên cạnh đó còn có những bãi dâu bạt ngàn với nghề tằm tơ của quê hương đã đem đến cho ông những kinh nghiệm như một người nuôi tơ tằm thực thụ. Dòng sông quê hương ấy còn là nơi giao lưu buôn bán, giao thông bến thuyền tấp nập giữa miền núi và đồng bằng điều đó tạo sự tiếp cận giao lưu văn hóa giữa các vùng. Vùng quê ấy cũng sản sinh ra những câu hát hò khoan, hò đạp nước, hò bài chòi, hò giã gạo,… hay những món ăn mang đậm chất xứ Quảng. Một vùng quê với sự phong phú đa dạng của thiên nhiên cây cỏ và tài sản văn hóa đậm chất xứ Quảng đã gieo vào lòng nhà văn một tình yêu sâu sắc đối với quê hương từ tuổi ấu thơ. Nhà văn Võ Quảng sinh ra trong gia đình nông dân, cha ông là một nhà nho, cha ông hay ngâm vịnh, ngâm thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, thơ Ly Tao của Khuất Nguyên là những nhà thơ lớn của Trung Quốc. Võ Quảng đã được kế 10
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn thừa lòng say mê yêu thích văn thơ từ cha, là nền tảng cho sự nghiệp văn chương của ông. Năm 16 tuổi ông vào học ở trường Quốc học Huế. Ở đây ông được tiếp xúc với những sách báo tiến bộ và trong ông cũng như một số học sinh trường Quốc học đã được thổi một luồng tư tưởng mới - tư tưởng cách mạng. Năm 1935, ông tham gia hoạt động cách mạng và năm 1936 tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế và hoạt động ở Huế; tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt do những hoạt động cách mạng chống lại chính quyền thực dân và giam ở nhà lao Thừa Phủ. Có thể thấy rằng thời gian ở Huế đối với ông là thời gian của sự tiếp cận đổi mới trong tư tưởng một lòng hướng tới cách mạng. Sau đó ông bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. Trong thời gian này ông đã đọc sách triết học, văn học và càng đọc niềm say mê văn học trong ông càng lớn dần. Thời gian này ông cũng có làm thơ tuy nhiên các bài thơ đó chưa được đánh giá cao, nhưng nó là tiền đề cho sự nghiệp sáng tác của ông sau này. Nhà văn Võ Quảng giữ nhiều chức vụ sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 - 1954, ông được cử làm phó Chánh án tòa án quân sự miền Nam Việt Nam, sau đó là Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân liên khu V. Trong suốt những năm đó, Võ Quảng đã thể hiện được năng lực của mình trên lĩnh vực hành chính và pháp luật, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi tuy nhiên do công việc bận rộn của chính quyền đoàn thể cách mạng nên ông cũng chưa thể chuyên tâm tập trung cho sáng tác văn học. 11
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Sau 1954, Võ Quảng tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Được sự động viên từ bạn bè khi biết ông từng viết thơ và say mê văn học nên Võ Quảng đã hướng đến con đường viết văn. Từ đây ông đã chuyển từ công việc chính trị sang tập trung hoạt động văn học, sáng tác những tác phẩm về đề tài thiếu nhi ở cả thơ và văn xuôi. Đây chính là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của ông. Từ khi đó Võ Quảng chỉ chuyên tâm vào sáng tác thơ văn với nguồn cảm hứng viết về thiếu nhi. Nhà văn Võ Quảng đã bỏ nhiều tâm huyết góp phần xây dựng nền văn học thiếu nhi dưới chế độ mới. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng vào năm 1957, có nhiều tài năng đã được phát hiện và có sự gặp gỡ hợp tác của các nhà văn, các chuyên gia đều có chung niềm đam mê đối với đề tài văn học thiếu nhi. Sáng tác của nhà văn Võ Quảng có đóng góp cho nền giáo dục nước nhà khi một số sáng tác được xuất hiện trong văn học nhà trường. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam, ở đây nhà văn đã không chỉ dừng lại ở việc viết văn mà đã vươn tới nghệ thuật tạo hình cho trẻ em. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu. Là một nhà văn tâm huyết với nghề của mình theo đuổi, trong tác phẩm của mình, ông luôn chú trọng tới việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm trẻ thơ, hướng các em tới những giá trị làm người tốt đẹp nhất để các em có thể trở thành một công dân tốt cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Võ Quảng đã trở thành một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, ông dành cả sự nghiệp văn chương của mình chủ yếu về đề tài thiếu nhi, viết cho thiếu nhi. 12
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959. Năm 2007, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Nhà văn qua đời ngày 15 tháng 06 năm 2007 tại Hà Nội. 1.1.2. Nhà văn Võ Quảng trong quá trình phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam Văn học thiếu nhi Việt Nam được hình thành và phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là trong bối cảnh miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống hòa bình, đồng thời tiếp sức cho miền Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất nước nhà. Trong hoàn cảnh lịch sử đó văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển qua nhiều thể loại truyện, thơ, kí, kịch, tranh,… nhân vật chính là thiếu nhi nên các sáng tác đều mang tính giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho các em. Về đội ngũ sáng tác không chỉ có những người lớn, những cây viết có tên tuổi mà tác giả viết cho thiếu nhi được phát triển ở nhiều lứa tuổi từ các em nhỏ cho đến các nhà văn chuyên nghiệp. Trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, lực lượng viết cho các em thiếu nhi mới chỉ có một số nhà văn chuyên nghiệp và sách cho thiếu nhi cũng chưa nhiều, có thể kể đến một số tên tuổi như: Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng,…Từ sau 1954, ở miền Bắc đội ngũ viết cho thiếu nhi đã có sự phát triển và nhà văn Võ Quảng cũng đứng trong hàng ngũ này cùng với những tên tuổi như: Đoàn Giỏi, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Lê Minh, Hà Ân,… Với một lực lượng sáng tác đông đảo như vậy, văn học viết cho thiếu nhi đã thực sự được chú ý, phát triển và trở thành một dòng văn học chuyên biệt. Văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển vào khoảng năm 1960 với đủ đề tài và thể loại. Khi đó nhà văn Võ Quảng cũng có những tác phẩm nổi tiếng 13
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn như Cái thăng và Thấy cái hoa nở. Sau 1970, khi đã trải qua nhiều lần điều chỉnh uốn nắn các tiêu chí viết văn sao cho phù hợp với thực tiễn, văn học thiếu nhi đã dần ổn định hơn với nhiều tác phẩm được xuất bản đã khẳng định được bước phát triển của nền văn học thiếu nhi, có thể kể đến: Tập Măng tre và truyện Quê nội của Võ Quảng, Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ, Trận chung kết của Khánh Hòa, Những tia nắng đầu tiên của Lê Phương Liên,… Các tác phẩm văn học thiếu nhi khi đó thường đề cập đến truyền thống yêu nước đánh đuổi giặc ngoại xâm trong những hoàn cảnh sự kiện lịch sử gay go ác liệt, các nhân vật thiếu nhi được đề cập tới rất hồn nhiên trong sáng cũng sôi nổi tham gia vào nhiều hoạt động trong từng bối cảnh của xã hội, các em thích phiêu lưu, thích khám phá đều được các tác giả thể hiện một cách sinh động, hấp dẫn cuốn hút các thế hệ độc giả, đặc biệt là các em thiếu nhi. Hướng tới con đường phát triển nền văn học thiếu nhi, văn học thiếu nhi những năm 1975 - 1985 đã cố gắng tìm tòi sáng tạo, tuy nhiên vẫn chưa thoát khỏi cách tiếp cận cũ, nhà văn Võ Quảng đã tiếp nối mạch cảm xúc của tác phẩm Quê nội và cho ra đời tác phẩm Tảng sáng. Cũng với hướng tiếp cận đó có thể kể tới: Hoa cỏ đắng của Nguyễn Thị Như, Ngôi nhà trống của Quang Huy,… Có thể thấy được trẻ em khi sống trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, hòa vào nhiệm vụ chung của đất nước dân tộc, bên cạnh cuộc sống của lứa tuổi thiếu nhi thì các em cũng như trưởng thành hơn khi cùng tham gia vào các công việc chung phục vụ cho đất nước. Ở truyện Tảng sáng của nhà văn Võ Quảng ta có thể thấy được sự vui vẻ lạc quan, mưu trí dũng cảm của các em trong các sự kiện xảy ra từ cuộc sống hàng ngày. Đến nay, trên chặng đường đổi mới của văn học nói chung và của văn học thiếu nhi nói riêng cũng có nhiều sự thay đổi trong cách viết, đổi mới về đề tài, các sáng tác cho thiếu nhi có nhiều sự tiếp cận mới về cuộc sống của 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn