intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là tìm hiểu Then Tày với tư cách một loại hình văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên, trong đó chú ý nhiều hơn đến văn bản nghệ thuật tác phẩm. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LỪU THỊ LINH THEN TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LỪU THỊ LINH THEN TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái nguyên, ngày 9 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Lừu Thị Linh i
  4. LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hằng Phương - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, các thầy cô khoa Sau đại học, các thầy cô trong BGH trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô Viện văn học, các thầy cô trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả Lừu Thị Linh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 7 NỘI DUNG .......................................................................................................... 8 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THEN TÀY ............................ 8 1.1. Tổng quan về tộc người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên .............................. 8 1.1.1. Dân số, nguồn gốc và địa bàn sinh tụ ........................................................ 8 1.1.3. Đời sống văn hóa, xã hội ......................................................................... 11 1.1.4. Khái quát về văn học dân gian Tày ......................................................... 16 1.2. Một số vấn đề lí luận về Then Tày ............................................................. 18 1.2.1. Nguồn gốc của Then ................................................................................ 18 1.2.2. Khái niệm Then ....................................................................................... 20 1.2.3. Phân loại Then ......................................................................................... 20 Chương 2: THEN TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN - HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG VÀ NỘI DUNG LỜI CA ........................................................... 23 2.1. Hình thức diễn xướng ................................................................................. 23 2.1.1. Môi trường diễn xướng............................................................................ 23 2.1.2. Nhân vật diễn xướng ............................................................................... 24 iii
  6. 2.1.3. Trang phục diễn xướng ............................................................................ 24 2.1.4. Cử chỉ, điệu bộ trong diễn xướng ............................................................ 25 2.1.5. Âm nhạc trong diễn xướng ...................................................................... 25 2.2. Nội dung lời ca ........................................................................................... 26 2.2.1. Then phản ánh cuộc sống lao động, chân thực bình dị của người Tày ....... 26 2.2.2. Then bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của người Tày .................................... 28 2.2.3. Then bày tỏ niềm tin linh thiêng với thế giới tâm linh ............................ 31 2.2.4. Then phản ánh xã hội của người Tày trong quá khứ ............................... 38 2.2.5. Then tích hợp giá trị văn hóa của người Tày .......................................... 41 2.2.6. Then và khả năng chữa bệnh bằng liệu pháp tinh thần ........................... 44 Chương 3: THEN TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT LỜI CA ......................................................................... 47 3.1. Ngôn từ, thể thơ .......................................................................................... 47 3.1.1. Ngôn từ .................................................................................................... 47 3.1.2. Thể thơ ..................................................................................................... 47 3.2. Các biện pháp tu từ ..................................................................................... 50 3.2.1. Liệt kê ...................................................................................................... 50 3.2.2. So sánh ..................................................................................................... 52 3.2.3. Điệp từ ngữ .............................................................................................. 53 3.2.4. Nhân hóa .................................................................................................. 55 3.3. Biểu tượng .................................................................................................. 56 3.3.1. Biểu tượng chim én .................................................................................. 56 3.3.2. Biểu tượng cây thanh táo ......................................................................... 57 3.3.3. Biểu tượng hoa......................................................................................... 58 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 64 PHỤ LỤC ............................................................................................................... iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống tạo nên sự đa dạng, phong phú trong văn hóa bởi mỗi dân tộc có những bản sắc riêng. Người Tày là dân tộc có số dân lớn nhất trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Văn hóa Tày có đóng góp đáng kể cho nền văn hóa Việt Nam, trong đó phải kể đến Then của người Tày. Nằm trong vùng Việt Bắc, Thái Nguyên là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Đến với Thái Nguyên l,à đến một miền quê thanh bình với đâu đây thoang thoảng hương chè, hương lúa, quê hương của tình đất, tình người. Thái Nguyên là cái nôi của cách mạng, với truyền thống yêu nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm trong các thời kỳ. Trong đó có di tích lịch sử ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc. Nơi đây là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Nùng, Dao, Sán Chay… Trong đó có người dân tộc Tày với những nét văn hóa đặc sắc và phong phú với những điệu hát sli, hát lượn, phong slư mượt mà, đằm thắm. Đặc biệt là những làn điệu Then đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của người Tày ở Định Hóa. Then Tày ở Định Hóa góp phần đáng kể vào nghệ thuật dân gian của người Tày trong cộng đồng người Tày ở Việt Nam nói chung và tạo nên bản sắc riêng biệt của người Tày ở Định Hóa nói riêng. Then Tày ở Định Hóa đã có các nhà nghiên cứu dân gian, nghệ nhân dân gian sưu tầm và tìm hiểu, song biên soạn thành công trình nghiên cứu cụ thể, đặc biệt là công trình nghiên cứu sâu về nội dung, nghệ thuật của lời ca Then thì hiện nay chưa có một công trình nào đề cập tới. Là người con dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Định Hóa anh hùng, với mong muốn góp phần gìn giữ, bảo lưu và phát huy nghệ thuật hát then của quê hương. Xuất phát từ thực tiễn và mong muốn trên, tôi lựa chọn “Then Tày ở Định Hóa Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề Công trình đầu tiên sưu tầm và nghiên cứu về Then là cuốn “Lời hát then” của Dương Kim Bội xuất bản năm 1975, cuốn sách chủ yếu là công trình sưu tầm về 1
  8. Then dưới dạng nguyên bản tiếng Tày. Tuy nhiên, trong lời giới thiệu của cuốn sách, tác giả đã đề cập đến nguồn gốc, nội dung một số lời Then ở Việt Bắc. Sau đó hai năm, năm 1977, trong bài nghiên cứu “Quá trình chuyển hóa của Then và yếu tố hiện thực trong Then”, tác giả Nông Quốc Thắng đã nghiên cứu quá trình phát triển của Then cùng với tín ngưỡng trong lời hát Then. Cuốn “Mấy vấn đề về Then Việt Bắc” in năm 1978 là công trình tập hợp những nghiên cứu về Then từ nhiều góc độ của một số nhà nghiên cứu trong Viện văn học. Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về các mặt của Then như nguồn gốc loại hình, nghệ thuật diễn xướng yếu tố tâm linh trong Then. Tuy nhiên, đó là những nghiên cứu có tính chất khai mở, và trên tư liệu chung của Then Tày ở Việt Bắc. Năm 1979, tác giả Vi Hồng có nghiên cứu về lĩnh vực gần gũi với Then là “Sli lượn dân ca trữ tình Tày Nùng”, trong đó có so sánh Then với Sli lượn. Song, nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến những đặc điểm chung về hình thức dân ca, trữ tình. Trong đó, Then Năm 1966, cuốn “Bộ Then Tứ bách” của Lục Văn Pảo đã giới thiệu, sưu tầm các làn điệu Then khá đa dạng và phong phú, trong lời giới thiệu, tác giả cũng nêu vài nét về nghệ thuật Then đặc sắc. Cùng quan điểm chung với Lục Văn Pảo, bài viết “Vài đặc điểm của Then nhìn từ góc độ văn bản Nôm Tày” của tác giả Cung Khắc Lược năm 1996 cũng có nghiên cứu sơ lược về nội dung, nghệ thuật trong Then. Năm 2000, tác giả Triều Ân xuất bản công trình nghiên cứu sưu tầm “Then Tày những khúc hát”. Cuốn sách này tập trung thể hiện những khúc hát Then Tày chủ yếu. Từ đó, góp phần cung cấp thêm tư liệu và tìm hiểu các loại Then Tày trong văn học dân gian. Năm 2000, cuốn “Then cấp sắc của người Tày qua khảo sát ở huyện Quảng Hòa - Cao Bằng” của tác giả Nguyễn Thị Yên đã đề cập đến nhiều vấn đề tín ngưỡng trong Then trên khảo sát thực tế. Công trình nghiên cứu “Nét chung và nét riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày Nùng” của tác giả Nông Thị Nhình xuất bản năm 2004, và “Then Tày 2
  9. Đăm” của Phạm Tuất là các công trình nghiên cứu có đóng góp không nhỏ vào tìm hiểu Then Tày. Ngoài ra, còn rất nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn về chủ đề này như: Luận văn “Nghệ thuật Then Tày” của Dương Thị Lâm và “Khảo sát nghi lễ Then “hát khoăn” của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn” của Nguyễn Thị Hoa đã góp phần vào nghiên cứu Then Tày ở vùng Việt Bắc. Tuy nhiên, hai luận văn này khảo sát trên địa bàn cụ thể. Khóa luận tốt nghiệp “Đạo Then trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng Lạng Sơn” của Nguyễn Thị Huệ và luận văn thạc sĩ “ Văn hóa tâm linh của người Tày qua lời hát Then” của Hà Anh Tuấn cũng cho thấy những tín ngưỡng của Then Tày gắn với tâm linh, qua đó ta thấy được phần nào khía cạnh nội dung mà Then Tày thể hiện. “Then Tày Đăm” của Phạm Tuất xuất bản năm 2006 là cuốn sách sưu tầm, tìm hiểu về Then ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là người Tày ở Yên Bái. Phần mở đầu của cuốn sách có đề cập tới nội dung của Then. Song nghiên cứu cụ thể về nội dung, nghệ thuật của Then Tày thì tác giả chưa làm đi sâu. Cũng trong năm 2006, Cuốn “Then Tày” của tác giả Nguyễn Thị Yên là công trình xem xét khá toàn diện về Then Tày như tổng quan về Then, các vấn đề nghiên cứu Then nhưng tác giả đi tìm hiểu chuyên sâu về Then cấp sắc. Năm 2016, cuốn Then Tày lễ kỳ yên của tác giả Hoàng Triều Ân - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã nghiên cứu về Văn hóa dân gianViệt Nam nói chúng và hát Then Tày nói riêng. Cuốn sách cũng thể hiện cụ thể một số lễ hội dân gian. Cùng năm 2016, 2 tập Các bài hát then nghi lễ cấp sắc tăng sắc của người Tày Bắc Kạn của các tác giả Ma Văn Vịnh, Nguyễn Văn Quyền - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu vào các bài hát then trong nghi lễ cấp sắc tăng sắc của người Tày ở Bắc Kạn. Luận văn thạc sĩ “Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên” năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh là công trình nghiên cứu về Then Tày ở phạm vi một xã của huyện Định Hóa. Song luận văn khai thác sâu vào các dạng thức Then Tày ở phạm vi hẹp, chưa bao quát được nội dung và nghệ thuật trong Then Tày ở Định Hóa. 3
  10. Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về then Tày như: “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” (1976) của nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ; “Hội Lồng tồng (dân tộc Tày ở Bắc Thái)” của tác giả Dương Kim Bội; “Hội Lồng tồng (tiếng Tày: Hội Lồng Tồng)” (1983) của tác giả Lục Văn Pảo; “Hội Lồng tồng” của tác giả Thu Linh; “Pụt Tày” (1992) của tác giả Lục Văn Pảo; “Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam” (1993) của nhóm tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam; “Phong tục tập quán của dân tộc Tày Việt Bắc” (1994) của nhóm tác giả Hoàng Quyết, Tuấn Dũng; “Ai lên Xứ Lạng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn; “Ngày xuân đi hội Lồng tồng” (1995) của tác giả Trần Hoàng; “Trẩy hội Lồng tồng” (1996) của tác giả Nguyễn Hải Hà; “Khảo sát tín ngưỡng Then, Tào, Mo của người Tày ở Việt Nam” (1999) của tác giả Hà Đình Thành; “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” (2000) của nhiều tác giả; “Lễ hội Lồng tồng của người Tày bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn” (2002) của tác giả Hoàng Văn Páo; Lễ Cấp sắc Nụt Nùng” (2004) của nhóm tác giả Nguyễn Thiên Tứ, Nguyễn Thị Yên; “Đặc trưng lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng Việt Bắc” (2005) của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh. Gần đây nhất, năm 2017, luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thu Trang với đề tài “Hệ thống biểu tượng trong Then Tày”, (tại Đại học Sư phạm Thái nguyên) đã đi sâu tìm hiểu về một số biểu tượng tiêu biểu, giàu ý nghĩa của loại hình văn hóa tín ngưỡng này trên hầu hết các tư liệu sưu tầm Then ở Việt Nam. Như vậy, những công trình nghiên trên đây phần lớn khá công phu tập trung sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu những khúc hát Then, những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Then nói chung, trên những vùng rộng lớn mà ít đi sâu vào địa danh cụ thể. Xét thấy, nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật Then Tày của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chưa được coi là một công trình nghiên cứu độc lập, chưa có luận văn của nào đề cập tới một cách hệ thống. Đây là lí do để chúng tôi mạnh dạn lựa chọn “Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là hát Then Tày ở Định Hóa Thái Nguyên. Cụ thể là những bài hát Then của người Tày ở một số vùng khác nhau trong huyện Định Hóa. 4
  11. Ngoài ra, để khẳng định thêm kết quả nghiên cứu và vì Then là loại hình văn hóa tín ngưỡng nên chúng tôi cũng quan tâm tìm hiểu môi trường văn hóa, đặc biệt là hình thức diễn xướng của Then. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi tư liệu nghiên cứu: + Chúng tôi tập trung nghiên cứu các bài hát then của nghệ nhân Lưu Xuân Lai trực tiếp sưu tầm, biên dịch;…… tư liệu tập hợp của những xã nào, của tác giả nào? Chủ yếu tập trung vào tác giả nào? + Một số bài hát Then do chính tác giả luận văn thu thập qua những chuyến đi điền dã, chưa được xuất bản. - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong điều kiện và khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chủ yếu đi sâu tìm hiểu một số giá trị về nội dung, nghệ thuật và hình thức diễn xướng của Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích - Mục đích của luận văn là tìm hiểu Then Tày với tư cách một loại hình văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên, trong đó chú ý nhiều hơn đến văn bản nghệ thuật tác phẩm. - Bước đầu đưa ra những định hướng về bảo tồn, phát huy giá trị của Then Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề về lí luận về Then Tày. - Điền dã, sưu tầm các tác phẩm thuộc các dạng thức của Then Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và tìm hiểu về đời sống văn hóa của dân tộc Tày ở nơi đây để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. - Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật lời ca và hình thức diễn xướng của Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp điền dã văn học dân gian; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 5
  12. 5.1. Phương pháp điền dã văn học dân gian Chúng tôi còn sử dụng phương pháp điền dã văn học để gặp gỡ với các nghệ nhân, những người am hiểu và yêu quý Then Tày ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Từ đó, nắm chắc và hiểu được được nội dung tư liệu sưu tầm liên quan đến những bài Then của người Tày. 5.2. Phương pháp thống kê Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê để khảo sát những bài hát Then của người Tày ở Định Hóa. Đồng thời, phương pháp thống kê giúp chúng tôi xử lý thông tin từ các tư liệu ngôn ngữ, văn hóa, văn học dân gian để chứng minh các luận điểm đã nêu ra. 5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích cụ thể nội dung và nghệ thuật các bài hát Then liên quan đến từng mục nội dung cụ thể trong luận văn. Trên cơ sở đó, luận văn tổng hợp vấn đề, từ khảo sát đến kết quả trả lời phỏng vấn của các nghệ nhân, để rút ra những đánh giá, nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. 5.4. Phương pháp so sánh Nhằm mục đích có kết quả nghiên cứu chuyên sâu về giá trị nội dung và nghệ thuật của Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên, luận văn sử dụng phương pháp so sánh để thấy được giá trị thực tế của Then Tày Định Hóa trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện đại và trong việc gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian của cộng đồng. 5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Then Tày gắn với đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Tày, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng Tày. Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - văn hóa - văn học dân gian để nghiên cứu và hiểu được Then - một khái niệm rộng bao hàm nhiều hình thức biểu đạt khác nhau trong đời sống tinh thần của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. 6. Đóng góp của luận văn - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu hệ thống và toàn diện về Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. 6
  13. - Làm sâu sắc và mở rộng hơn một số vấn đề về Then Tày mà những người nghiên cứu trước đó mới bước đầu tìm hiểu. - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bảo lưu Then Tày ở Định Hóa nói riêng và gìn giữ di sản văn hóa tinh thần của dân tộc nói chung. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dân tộc Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên và một số vấn đề lí luận về Then Tày. Chương 2: Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên - hình thức diễn xướng và nội dung lời ca Chương 3: Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên - một số đặc điểm nghệ thuật lời ca 7
  14. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THEN TÀY 1.1. Tổng quan về tộc người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên 1.1.1. Dân số, nguồn gốc và địa bàn sinh tụ Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên được biết đếm với di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hóa. Diện tích tự nhiên: 52057,4 8 ha (tính đến năm 2005), dân số toàn huyện có 89 510 người, mật độ dân số 171,24 người /km2. Về vị trí địa lý, Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn về phía bắc và phía đông; giáp tỉnh Tuyên Quang về phía tây; giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương về phía nam. Địa hình của huyện chia thành hai vùng rõ rệt. Phía Bắc là những dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ dốc lớn và nhiều hang động. Phía Nam là những dãy đồi núi thấp có nhiều rừng già, đất đai màu mỡ. [42]. Định Hóa nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc, có nhiều đường bộ đi các địa phương có thể lên biên giới phía Bắc, đi Tây Bắc, Đông Bắc tới trung du, xuống đồng bằng thuận lợi. Từ xa xưa về mặt quân sự Định Hóa luôn là địa bàn chiến lược quan trọng, tiến có thể đánh, lui có thể giữ. Để tồn tại và phát triển, nhân dân Định Hóa ngoài việc phải đấu tranh chế ngự thiên nhiên còn phải thường xuyên đấu tranh chống giặc ngoại xâm. [43]. Trong gần 10 thế kỷ (thế kỷ I đến thế kỷ X) dưới ách thống trị của phong kiến Trung Quốc nhân dân Định Hóa góp phần cùng nhân dân cả nước kiên cường, bền bỉ chống lại ách nô dịch và âm mưu đồng hóa của chúng. Gần 10 thế kỷ tiếp theo (thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII) các dân tộc Định Hóa lại cùng nhân dân cả nước đánh bại nhiều cuộc xâm lược của ngoại bang [43]. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, sau khi chiếm thành Thái Nguyên tháng 5/1884 và bình định các vùng lân cận, tháng 10/1886 Pháp đánh chiếm Định Hóa. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp nhân dân Định Hóa lại đoàn kết vùng lên chống Pháp. Sau khi Đảng ta ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách 8
  15. mạng ở Định Hóa phát triển mạnh mẽ. Cùng với nhân dân cả nước tháng 8/1945 nhân dân các dân tộc trong huyện nổi dậy giành chính quyền cách mạng. [43]. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc, do có vị trí chiến lược đặc biệt Định Hóa được chọn làm căn cứ địa nơi các cơ quan đầu não kháng chiến, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, và Nhà nước ở và làm việc. Tháng 5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh về ATK Định Hóa, người đặt đại bản doanh ở đồi Khau Tý xã Điềm Mặc. Xã Phú Đình là nơi Bác ở nhiều lần trong nhiều năm tháng, cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh có những quyết định quan trọng: Nà Lọm là nơi Bác chủ trì họp Hội đồng Chính phủ, làm lễ thụ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đồi Tỉn Keo dưới chân đèo De là nơi Bác chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi Nà Đình, Khuôn Tát là nơi Bác ở và làm việc nhiều thời kỳ, nơi các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… thường đến làm việc với Bác…Tại ATK Định Hóa, Tổng bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng chủ yếu làm việc trong các bản làng, các vạt rừng ở xã Điềm Mặc, xã Phú Đình…Nhiều cơ quan Trung ương đều ở và làm việc tại Định Hóa…[43]. Mảnh đất ATK Định Hóa trong những năm kháng chiến còn là nơi ra đời nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng, Hội đồng Chính phủ, Mặt trật Việt Minh, mặt trật Liên Việt…Trong những năm tháng ấy, nhân dân các dân tộc Định Hóa đã nhường nhà, giúp đỡ bảo vệ an toàn cho các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước. [43]. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trên 3.000 con em nhân dân các dân tộc Định Hóa đã lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc, hàng trăm người đã chiến đấu hy sinh anh dũng hoặc để lại một phần thân thể nơi chiến trường. Với nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Định Hóa và nhiều xã trong huyện được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. [43]. Đến với Định Hóa là đến với vùng đất của lịch sử. Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa trong thời kỳ chống Pháp nơi ở và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh, nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân, 9
  16. Nhà tù Chợ chu… đã được xếp hạng cấp Quốc gia, được phục hồi tôn tạo để hàng năm đón tiếp lớp lớp du khách hành hương về nguồn cội. [43]. Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu trung du miền núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,5oC với độ ẩm trung bình hàng năm dao động từ 70 - 80%. Lượng mưa hàng năm phân bố không đồng đều, trung bình 1718 - 1850 mm. Định Hóa chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Khí hậu của huyện Định Hóa mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè và lạnh, hanh, khô vào mùa đông [42]. Đất đai của huyện Định Hóa gồm 3 loại đất chính là đất feralit đỏ vàng, đất feralit hình thành trên đồi núi thấp màu đỏ hoặc vàng và đất thung lũng chủ yếu do tích tụ phù sa của sông, suối thích hợp cho việc trồng lúa. Đất này chủ yếu ở phía Nam nên phía Nam của huyện trở thành vựa lúa của toàn huyện. Về thủy văn. Định Hóa không có các con sông lớn mà là hệ thống kênh suối nhỏ nên không có giá trị về giao thông đường thủy, chủ yếu phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu nước cho gần 7200 ha đất canh tác của huyện [42]. Rừng là tài nguyên thiên nhiên quan trọng của huyện, chiếm 90% diện tích tự nhiên. Rừng ở Định Hóa có nhiều lâm sản quý như nghiến, lim, sến, nứa, trám, măng,… và nhiều loại thú rừng, thuốc nam quý hiếm. Đặc biệt là nơi có khả năng phát triển cây công nghiệp nhất là cây chè. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên trên, Định Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và là nơi thuận lợi để các dân tộc định cư lâu dài. Huyện Định Hóa gồm có 24 đơn vị hành chính cấp phường xã gồm 1 thị trấn và 23 xã : Thị trấn Chợ Chu, xã Bảo Cường, xã Bảo Linh, xã Bình Thành, xã Bình Yên, xã Bộc Nhiêu, xã Điềm Mặc, xã Định Biên, xã Đồng Thịnh, xã Kim Phượng, xã Kim Sơn, xã Lam Vỹ, xã Linh Thông, xã Phú Đình, xã Phú Tiến, xã Phúc Chu, xã Phượng Tiến, xã Quy Kỳ, xã Sơn Phú, xã Tân Dương, xã Tân Thịnh, xã Thanh Định, xã Trung Hội, và xã Trung Lương [42].. Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn huyện có tám dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày đông nhất chiếm gần 50% dân số. Mặc dù nhiều dân tộc với phong tục, tập quán khác nhau nhưng nhân dân các dân 10
  17. tộc trong huyện luôn đoàn kết vượt qua khó khăn xây dựng và bảo vệ quê hương. Hiện nay, trên địa bàn huyện có tám dân tộc anh em cùng sinh sống gồm Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Mường, Mông, Sán Dìu, Hoa, trong đó dân tộc Tày đông nhất chiếm gần 50% dân số và tập trung chủ yếu ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Quy Kỳ, Bộc Nhiêu, Định Biên, Phúc Chu. Mặc dù nhiều dân tộc với phong tục, tập quán khác nhau nhưng nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết vượt qua khó khăn xây dựng và bảo vệ quê hương [42]. Theo như nhận định trong tác phẩm “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh thì “Người Tày ở nước ta có nguồn gốc từ người Lão Man ở Trung Quốc, cụ thể người Nùng ở miền Nam Trung Quốc và người Tày ở Bắc Việt Nam”. Ngoài nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc, người Tày ở Định Hóa còn một bộ phận “Tày hóa”. Người Kinh trong lịch sử đã có quá trình di cư lên Định Hóa sinh sống cùng người Tày và dần dần họ trở thành người Tày. Một bộ phận người Tày hiện nay nếu xem xét gia phả thì hoàn toàn là người Việt. Người Tày ở Định Hóa có kinh nghiệm về thâm canh lúa nước, làm nương rẫy, trồng trọt và chăn nuôi phát triển.Với đặc điểm cư trú ở những vùng thấp, ven chân đồi nơi có nguồn nước nên người Tày ở đây có điều kiện thuận lợi để canh tác lúa nước. Ruộng của người Tày được khai phá từ đất bằng phẳng ven sông ở các vùng thung lũng có độ màu mỡ cao hoặc khai phá các thửa ruộng rìa đồi rừng. Tên các cánh đồng đó thường được bắt đầu bằng từ “nà” như Nà Chằm, Nà Luông, Nà Phai… Trong canh tác lúa nước người Tày biết dùng phân bón, chủ yếu là phân trâu để bón ruộng. Hệ thống thủy lợi tương đối phát triển bao gồm: hệ thống mương, phai [44]. Người Tày ở Định Hóa nói riêng và đồng bào Tày ngoài ra họ còn tiến hành các nghề thủ công khác nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của gia đình như kéo sợi, dệt vải, đan lát, làm mộc, rèn đúc cuốc, dao. Bên cạnh đó họ con chăn nuôi trâu, bò lấy sức kéo, chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình. 1.1.3. Đời sống văn hóa, xã hội  Quan hệ xã hội Người Tày ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên có tập quán cư trú thành làng, bản. Bản, làng là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, mỗi 11
  18. làng, bản có những quy định và thiết chế tự quản riêng. Mỗi bản, làng thường có từ 30 đến 60 nóc nhà và thường nằm trong các thung lũng, có sông, suối hay đồi núi bao quanh [43]. Mỗi bản có một phạm vi cư trú và giới hạn đất đai riêng và có đường phân giới thường là các đường mòn, khe núi, khe suối, đèo…được công nhân theo quy ước của dân làng các bản. Các làng bản đều tôn trọng danh giới của nhau dù là đường phân giới chỉ là các bên công nhận với nhau chứ không có giấy tờ, văn bản do ý thức về địa vực cư trú được truyền từ đời này sang đời khác trong tiềm thức của cư dân ở mỗi làng bản [43]. Dân cư trong các bản bao gồm nhiều họ, trong đó có một hoặc hai họ là của những người đến cư trú đầu tiên, những họ này thường có đông thành viên hơn những họ khác trong bản. Mỗi bản đều có những nghi lễ chung liên quan đến nghề nông, chăn nuôi, cúng lễ thổ thần, lễ xuống đồng..nhằm cầu mong cho người, cây trồng và vật nuôi phát triển, nàng bản no ấm, hạnh phúc. Trong mỗi làng bản của người Tày thì quan hệ huyết thống dân tộc là mật thiết nhất. Bên cạnh đó là quan hệ láng giềng, đồng tộc hay khác tộc cũng là yếu tố quan trọng để giúp nhau về cả vật chất và tinh thần. Các bản đều có miếu thờ thổ công, thổ công được coi là linh thần cai quản cung giới của làng bản và che chở cho dân làng. Trong lao động, cư dân ở Định Hóa, Thái Nguyên có tập quán đổi công cho nhau để cùng tương trợ lẫn nhau trong mùa vụ. Khi một nhà nào đó trong bản có lễ cưới hay tang ma thì những người trong bản hoặc những người ở bản lân cận đều đến hỏi thăm, chia vui, giúp đỡ, chia buồn. Đó được coi là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Tày, nó thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết làng bản và tinh thần tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau.  Quan hệ dòng họ Những người trong dòng họ thường sinh sống trong cùng một bản hoặc ở các bản lân cận nhau. Những người trong cùng dòng họ thường giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Khi một gia đình trong dòng họ có công to việc lớn như cưới hỏi, ma chay, lễ bái thì tất cả các thành viên trong dòng họ đều được mời và đến tham dự đông đủ. 12
  19. Về nguyên tắc hôn nhân, đồng bào người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên thực hiện nguyên tắc hôn nhân ngoại tộc, tức là những người cùng dòng họ không được phép kết hôn với nhau.  Quan hệ gia đình Gia đình người Tày theo chế độ phụ hệ, mang tính chất phụ quyền theo phong kiến Nho giáo. Xưa kia gia đình của người Tày bao gồm nhiều thế hệ nhưng ngày nay thì gia đình của người Tày chỉ thường có hai đến ba thế hệ cùng sinh sống. Con cái sinh ra mang họ cha, trường hợp con trai đi làm rể và thờ cúng hương hỏa nhà vợ thì con cái sinh ra sẽ lấy theo họ mẹ. Mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, có tài sản riêng, tiêu dùng riêng. Chủ gia đình là người cha, người chồng. Chủ gia đình làm chủ toàn bộ tài sản, có quyền quyết định mọi việc trong nhà, điều khiển mọi hoạt động sản xuất, tổ chức sinh hoạt của gia đình, có trách nhiệm cúng bái và là người thay mặ gia đình giải quyết các vấn đề liên quan tới bên ngoài. Khi giải quyết các công việc quan trọng, người chủ gia đình thường bàn bạc với vợ con, nhưng tiếng nói quyết định thuộc về người chủ gia đình. Trong gia đình có nhiều loại công việc khác nhau, và những công việc này được người chủ gia đình phân công cho từng thành viên trong gia đình thực hiện. Đàn ông chủ yếu đảm nhiệm các công việc nặng nhọc như cày bừa, phát nương, làm nhà, làm chuồng trại gia súc…Phụ nữ thì làm những công việc nhẹ nhàng hơn như cấy hái, làm cỏ, hái củi, nội trợ, dệt vải. Tính chất phụ hệ của người Tày không chỉ thể hiện qua vai trò của người cha, người chồng trong gia đình mà còn thể hiện rõ trong việc phân chia tài sản trong gia đình. Chỉ con trai mới có quyền thừa kế. Tài sản được phân chia gồm có ruộng, gia súc, rừng, lúa gạo, công cụ sản xuất. Trong mỗi gia đình, khi con cái ra ở riêng đều được bố mẹ chia cho một phần tài sản, con trai trưởng thường được phần nhiều hơn. Khi bố mẹ mất, con trai trưởng sẽ là người thờ cúng bố mẹ và lo dựng vợ gả chồng cho các em. Người phụ nữ trong gia đình cũng có một số quyền hạn nhất định, người vợ có quyền tham gia ý kiến trong các hoạt động của gia đình và trực tiếp nuôi dạy con cái. 13
  20. Một biểu hiện nữa của tính chất phụ quyền trong gia đình người Tày ở Định Hóa đó là quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhất là giữa con dâu, chị em dâu với bố chồng và anh chồng. Trong gia đình, vợ phải nghe lời chồng, em phải nghe lời anh chị, người dưới phải tôn trọng người bề trên. Người phụ nữ trong gia đình phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chặt chẽ như không được đi ngang qua phía trước bàn thờ, không ngồi vào chỗ tiếp khách của nam giới ở gian nhà ngoài, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú, bác, anh, em trai chồng. Bố chồng, anh chồng không bao giờ ngồi cùng mâm cơm, bàn tiệc với con dâu, em dâu. Con dâu, em dâu cũng không được phép đưa cho bố chồng những vận dụng mà mình đã sử dụng như chậu rửa mặt, lược chải đầu. Bố chồng, anh chồng cũng không được phép vào buồng của con dâu. Con dâu, em dâu cũng không được phép đi ngang qua mặt bố, anh chồng. Người Tày cũng có tập tục nhận con nuôi. Con nuôi được nhận dưới nhiều dạng, nhiều nguyên nhân, mục đích ví dụ như đỡ đầu ăn học, truyền dạy nghề thầy cúng, chữa khỏi bệnh. Họ nhận con nuôi nhưng không phải nuôi thực sự. Khi nhà bố mẹ nuôi có công việc hay gặp khó khăn con nuôi phải có trách nhiệm giúp đỡ như bố mẹ đẻ. Vào dịp lễ tết con nuôi phải đến thăm viếng và có lễ để tết bố mẹ nuôi. Khi bố mẹ nuôi qua đời, người con nuôi cũng phải để tang và có đồ hiến tế như đối với bố mẹ đẻ. Bố mẹ đẻ cũng phải có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ người con nuôi về mặt vật chất cũng như tinh thần. Ngoài ra người Tày còn có một dạng nhận con nuôi khác đó là nhận con nuôi thừa tự. Con nuôi thừa tự sẽ được đón về ăn ở tại nhà bố mẹ nuôi, và được coi như con đẻ. Con thừa tự phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và được hưởng mọi quyền lợi như người con đẻ trong gia đình. Lễ đón nhận con thừa tự được tổ chức rất thiêng liêng và trang trọng có cha mẹ hai bên, cô, dì, chú, bác họ hàng hai bên và anh chị em thân tộc chứng kiến. Sau buổi lễ, người con thừa tự sẽ được đổi họ của bố đẻ sang họ của bố nuôi. Kể từ sau lễ đón nhận, người con thừa tự được coi là con đẻ của bố mẹ nuôi, có trách nhiệm là người chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ nuôi, và cũng là người có quyền được thừa hưởng tài sản của bố mẹ nuôi một cách hợp pháp.  Tín ngưỡng dân gian Tín ngưỡng người Tày ở huyện Định Hóa rất đa dạng, họ không có một tôn giáo chính thống nào, họ chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian nói chung như: 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2