intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thể hiện một cách nhìn toàn diện và có hệ thống về nội dung và nghệ thuật trong thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh để thấy được vai trò và giá trị của nó trong nền văn học Việt Nam. Qua đó thấy được sức mạnh của tiếng cười trào phúng trong việc phản ánh hiện thực xã hội buổi giao thời ở miền Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Cẩm Ly THƠ CA HIỆN THỰC TRÀO PHÚNG NAM KÌ LỤC TỈNH CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA THƠ PHAN VĂN TRỊ, HUỲNH MẪN ĐẠT, HỌC LẠC VÀ NHIÊU TÂM) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Cẩm Ly THƠ CA HIỆN THỰC TRÀO PHÚNG NAM KÌ LỤC TỈNH CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA THƠ PHAN VĂN TRỊ, HUỲNH MẪN ĐẠT, HỌC LẠC VÀ NHIÊU TÂM) Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ một công trình nào khác. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn được sử dụng trung thực, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố trên các website. Tác giả luận văn Trần Thị Cẩm Ly
  4. LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các quý Thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học, các Thầy cô của thư viện trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cũng như thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS. TS Đoàn Thị Thu Vân - người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn và cảm thông, chia sẻ với chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người luôn động viên, khích lệ, hỗ trợ chúng tôi trên nhiều phương diện. Tác giả luận văn Trần Thị Cẩm Ly
  5. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................................... 9 1.1. Nam Kì Lục Tỉnh – vùng đất mới – giao điểm hội tụ của các luồng văn hóa Đông – Tây.............................................................................................. 9 1.1.1. Quá trình hình thành Nam Kì Lục Tỉnh ....................................................... 9 1.1.2. Con người Nam Kì Lục Tỉnh ...................................................................... 12 1.2. Bối cảnh lịch sử, xã hội Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ............................................................................................................ 20 1.2.1. Thời kì sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam ....................................... 20 1.2.2. Nền bảo hộ của Pháp ở Nam Kì và kháng chiến của nhân dân .................. 23 1.3. Văn học Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX .............................. 28 1.3.1. Văn học Hán Nôm ...................................................................................... 30 1.3.2. Văn học Quốc ngữ ...................................................................................... 34 1.4. Thơ trào phúng – tiếng nói cuối cùng của nền văn học trung đại ........................ 40 1.4.1. Khái niệm “trào phúng” ............................................................................. 40 1.4.2. Thơ trào phúng ........................................................................................... 41 1.4.3. Bức tranh văn học hiện thực trào phúng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.......................................................................................................... 43 1.5. Những nhà thơ hiện thực trào phúng đặc sắc đất Nam Kì ................................... 48 1.5.1. Phan Văn Trị (1830-1910) ......................................................................... 49 1.5.2. Huỳnh Mẫn Đạt (1807 – 1883)................................................................... 51 1.5.3. Học Lạc (1842-1915) .................................................................................. 53 1.5.4. Nhiêu Tâm (1840 – 1911)........................................................................... 55
  6. Chương 2. NỘI DUNG HIỆN THỰC TRÀO PHÚNG TRONG THƠ CA NAM KÌ LỤC TỈNH CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX ............................................................................................ 58 2.1. Tiếng cười châm biếm, đả kích ............................................................................ 58 2.1.1. Đả kích bọn thực dân Pháp ......................................................................... 59 2.1.2. Đả kích giai cấp thống trị và bọn quan lại làm tay sai cho giặc ................. 64 2.1.3. Đả kích những thói hư, tật xấu của xã hội .................................................. 82 2.2. Tiếng cười hài hước, hóm hỉnh ............................................................................ 93 2.2.1. Tiếng cười tự trào với cái nhìn lạc quan, đa chiều về cuộc sống .............. 94 2.2.2. Tiếng cười quên đi những bộn bề lo âu vất vả của cuộc sống hàng ngày ............................................................................................................ 99 Chương 3. NGHỆ THUẬT THƠ HIỆN THỰC TRÀO PHÚNG NAM KÌ LỤC TỈNH CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX............................ 104 3.1. Thể loại, thủ pháp nghệ thuật và các biện pháp tu từ ......................................... 104 3.1.1. Sự kết hợp giữa “yếu tố Nôm” và “Đường luật” trong thơ bát cú .......... 104 3.1.2. Hình thức ngụ ý, hình ảnh ẩn dụ, thủ pháp đối lập................................... 107 3.2. Ngôn ngữ quần chúng Nam Kì - nguồn của mọi nguồn .................................... 112 3.2.1. Ngôn ngữ giản dị nhưng điêu luyện, tài tình ............................................ 112 3.2.2. Ngôn ngữ thô ráp, góc cạnh, không trau chuốt......................................... 122 3.3. Giọng điệu trào phúng ........................................................................................ 127 3.3.1. Giọng châm biếm, đả kích ........................................................................ 127 3.3.2. Giọng bông đùa, hài hước......................................................................... 131 3.3.3. Sự kết hợp hài hòa giữa cái bi và cái hài .................................................. 134 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 139
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, đặc biệt là vùng Nam Kì Lục Tỉnh. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ta còn được tiếp nhận luồng gió mới từ phương Tây thổi vào do những ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thực dân trên vùng đất này. Chính vào thời điểm đất nước có nhiều biến động đó đã sản sinh ra những nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc hàng đầu của nền văn học. Thơ ca hiện thực trào phúng trở thành một sản phẩm tinh thần đặc sắc của giai đoạn mạt kì trung đại. Thơ trào phúng thông qua sự quan sát cảm nhận của các tác giả Nam Kì Lục Tỉnh đã phần nào phản ánh chân thật hiện thực cuộc sống đương thời, đặc biệt là hiện thực tâm trạng của tầng lớp trí thức. Các nhà nho trào phúng đã tìm được đề tài đắc địa đề bộc lộ cách nhìn, cách nghĩ mới về những vấn đề mang tính thời đại quốc gia. Thơ trào phúng đến đây đã vượt qua giai đoạn tìm tiếng cười khôi hài trong những chuyện vặt vãnh để đi vào những vấn đề có nội dung chính trị xã hội, có ý nghĩa phê phán, đấu tranh rộng hơn. Tiếng cười đã trở nên sắc bén, hiểm hóc và đa dạng, có hiệu quả phê phán cao hơn. Tiếng cười trào phúng thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã bổ sung sức mạnh cho văn thơ yêu nước cách mạng cũng như góp phần chuẩn bị nền móng vững chắc cho sự ra đời và phát triển của trào lưu văn xuôi hiện thực phê phán những năm 30, 40 của thế kỉ XX. Việc tìm hiểu thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh giai đoạn này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những nét đặc sắc của thơ ca Việt Nam giai đoạn chuyển tiếp từ trung đại sang hiện đại nói chung và đặc điểm của thơ ca hiện thực trào phúng nói riêng. Văn học hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận đặc biệt cả về ý nghĩa và lịch sử trong nền văn học Việt Nam. Cá tính văn học hiện thực trào phúng của miền Nam Kì Lục Tỉnh là điều không thể phủ nhận bởi sức hấp dẫn của nó. Vùng văn học này đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả, và đã để lại những vết son không phai mờ trong ký ức của nhiều người. Thế nhưng nó vẫn chưa được tìm hiểu một cách hợp lý và xứng đáng. Các công trình nghiên cứu về văn học giai đoạn này cũng như vùng văn hóa này còn rất hạn chế. Nảy sinh từ thất bại của
  8. 2 phong trào yêu nước chống Pháp, văn học hiện thực trào phúng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mang trong sự phát triển của nó một màu sắc riêng, có nội dung và nhịp điệu tương ứng với quá trình xâm lược quân sự, bảo hộ và khai thác thuộc địa của thực dân. Có thể nói giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX là một giai đoạn đặc thù, với những đặc trưng và phẩm chất khác với lịch sử trước nó và sau nó. Chính vì thế, nó làm nảy sinh và phát triển một đội ngữ các nhà thơ mang phong cách, suy nghĩ rất riêng. Do những đặc thù và phẩm chất đó nên việc nhận diện và khảo sát nó luôn là cần thiết. Từ đó thấy được vai trò cùng những đóng góp to lớn của các nhà thơ trào phúng miền Nam cho nền văn học cả nước, nhìn thấy rõ nét một bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tìm hiểu về thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh là tìm hiểu con đường hình thành và phát triển tạo nên phong cách riêng, độc đáo trong thơ ca của các nhà thơ đất Nam Kì. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có tính hệ thống về nội dung và nghệ thuật tiếng cười trào phúng trong vùng văn học này. Vì vậy, công trình này mong muốn đưa đến một cách nhìn nhận mới, góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm thơ ca và tài năng của các nhà thơ trào phúng nổi bật đất Nam Kì Lục Tỉnh giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm, giúp người đọc đến gần hơn với thơ ca hiện thực trào phúng của họ. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm)”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Có thể nói, số lượng bài viết về thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh có số lượng khá khiêm tốn. Có ý kiến cho rằng văn học miền Nam không có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Các nhà thơ của Nam Kì Lục Tỉnh giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX để lại một sự nghiệp cũng tương đối nhỏ, khó lòng để tìm hiểu một cách đầy đủ và rõ nét về con người và tư tưởng của họ. Tuy nhiên, văn học Nam Kì Lục Tỉnh bao gồm các tác giả vô danh và hữu danh cùng với các tác phẩm lớn nhỏ đã tạo thành một bộ phận văn học sôi nổi, có nhiều đóng góp to lớn. Theo sự
  9. 3 tìm tòi chưa đầy đủ của chúng tôi, tính cho đến thời điểm này đã có nhiều bài viết về văn học miền Nam nói chung và thơ ca hiện thực trào phúng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX nói riêng ở nhiều thể loại: giới thiệu sách, giới thiệu chân dung nhà thơ, thảo luận, nghiên cứu, khảo cứu, phê bình... Thơ ca hiện thực trào phúng của các nhà thơ vùng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX như Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm đã tạo ra một không khí mới cho nền văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, trở thành đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình nhưng còn tương đối ít, những tài liệu về các tác giả này để lại không nhiều. Theo tài liệu chúng tôi tìm được trên các trang báo điện tử, đã có những bài viết về cuộc đời và thơ ca của các nhà thơ hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, bàn luận ở nhiều khía cạnh khác nhau về những bài thơ đặc sắc của các nhà thơ trên. Các bài viết tuy chưa khái quát hết tất cả các phương diện nội dung và nghệ thuật trong thơ ca hiện thực trào phúng của các nhà thơ Nam Kì Lục Tỉnh kể trên nhưng lại là những gợi dẫn quý báu cho hoạt động tiếp nhận của người đọc và cả hoạt động nghiên cứu, phê bình…về các tác giả này. Chúng tôi xin điểm qua những bài viết, các công trình nghiên cứu có giá trị đã đánh giá, nhìn nhận về nhiều vấn đề trong thơ ca hiện thực trào phúng của các nhà thơ vùng đất Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Các tác giả, nhà phê bình đã dành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu về văn học Nam Kì Lục Tỉnh cũng như các nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc. Qua các bài viết, các công trình đó, có nhiều điều được phát hiện, được đánh giá nhận xét công phu. Cụ thể là:  Bộ “Văn học miền Nam” của tác giả Võ Phiến, gồm 7 tập của Võ Phiến, dù gây nên nhiều tranh cãi sôi nổi và dù mắc một số hạn chế nhất định, vẫn là một trong những thành tựu lớn nhất. Nó không những giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác trong tài năng của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng: văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975. Với ý nghĩa như thế, bộ “Văn học miền Nam” của Võ Phiến, đặc biệt tập đầu, “Tổng quan”, đã được đón nhận nồng nhiệt. Cuốn sách đã được tái bản nhiều lần.
  10. 4  Công trình nghiên cứu “Văn học Miền Nam Lục Tỉnh” gồm 3 tập của tác giả Nguyễn Văn Hầu. Được thực hiện đầy nỗ lực trong thời gian ông lâm bệnh nặng, bộ khảo cứu văn học này gồm ba quyển: Miền Nam và văn học dân gian địa phương; Văn học Hán Nôm thời khai mở và xây dựng đất mới; Văn học Hán Nôm thời kháng Pháp và thuộc Pháp. Đây là công trình không thể thiếu đối với giới nghiên cứu và người đọc muốn hiểu sâu về những nền tảng làm nên văn hoá, văn học Nam Kì Lục Tỉnh.  “Phan Văn Trị - Cuộc đời và tác phẩm”, Nguyễn Văn Thuần – Nguyễn Quảng Tuân, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu gồm hai phần chính: I. Phan Văn Trị nhà thơ yêu nước; và II. Thơ Phan Văn Trị. Phải nói rằng hai tác giả có cố gắng và nhiệt tình đi sâu vào đề tài nghiên cứu Phan Văn Trị dù vẫn còn nhiều sai sót cần đính chính, bổ sung.  “Những danh sĩ miền Nam”, Hồ Sĩ Hiệp – Hoài Anh, Nxb Tổng Hợp Tiền Giang 1990, viết về cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân văn hoá miền Nam từ lúc hình thành vùng đất Đàng Trong, thế kỷ 17 cho đến khi thực dân Pháp đặt ách thống trị. Những danh sĩ này, người thì mang lại ánh sáng văn hoá và giáo dục, người thì xây dựng những sáng tác văn học, công trình nghiên cứu lịch sử, địa dư, kinh tế, xã hội, người thì dùng ngọn bút để chiến đấu trực diện với bọn thực dân Pháp khi chúng đặt chân xâm lược đất Nam Kì.  “Văn học trào phúng Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến 1945”, Văn Tân, Nxb Khoa Học Xã Hội. Công trình gồm 9 chương, có giá trị rất lớn đối với những người nghiên cứu văn học, học tập và đông đảo bạn đọc ngày nay.  Các tác phẩm viết về miền Nam của tác giả Sơn Nam: “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”; “Nói về miền Nam, cá tính miền Nam và thuần phong mĩ tục Việt Nam”; “Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam”,.... Ông đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn nên được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học". Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền và xuất bản.
  11. 5 Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều điều chưa được làm rõ, thậm chí mới chỉ ở dưới dạng giới thiệu, tản mạn,… Đặc biệt là việc nghiên cứu về mặt nội dung và nghệ thuật của tiếng cười trào phúng trong thơ ca hiện thực trào phúng của các nhà thơ Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Tuy vậy các quan điểm, ý tưởng từ các bài viết đi trước lại là những gợi ý quý giá để chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến giải riêng với hy vọng góp một cách nhìn đầy đủ hơn, tiếp tục đi sâu hơn trong việc nghiên cứu thơ ca hiện thực trào phúng của các nhà thơ Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, góp phần khẳng định những đóng góp của dòng văn học hiện thực trào phúng và các nhà thơ trào phúng của Nam Kì Lục Tỉnh cho nền văn học miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ ca trào phúng mang giá trị hiện thực của các nhà thơ miền Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chú trọng đến thơ ca của bốn tác giả tiêu biểu là Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài “Thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm)”, luận văn khảo sát các công trình sưu tập, những bài viết về thơ ca hiện thực trào phúng của các tác giả có uy tín trong nước như:  Thơ văn trào phúng Việt Nam (Phần văn viết từ thế kỉ XIII – 1945), Vũ Ngọc Khanh, Nxb Văn Học (Hà Nội – 1974)  Phan Văn Trị - Cuộc đời và tác phẩm, Nguyễn Văn Thuần – Nguyễn Quảng Tuân, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh  Văn học trào phúng Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến 1945, Văn Tân, Nxb Khoa học Xã hội  Thơ ca trào phúng Việt Nam, Bùi Quang Huy, Nxb Đồng Nai (1996)
  12. 6 Đồng thời xem xét, nghiên cứu kĩ lưỡng các công trình “Văn học miền Nam” của tác giả Võ Phiến, “Văn học Miền Nam Lục Tỉnh” gồm 3 tập của tác giả Nguyễn Văn Hầu – nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, văn hóa và lịch sử Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu gắn với vùng đất Nam Kì, để thấy được hết bề dày lịch sử cùng sự phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam nói chung và văn học miền Nam nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm một số bài đánh giá và một số bài tiểu luận về thơ ca hiện thực trào phúng cùng những bài nghiên cứu về văn học Nam Kì Lục Tỉnh được đăng trên các báo, tạp chí của các tác giả trong và ngoài nước. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau:  Đưa đến cái nhìn khái quát về nền văn học hiện thực trào phúng của vùng Nam Kì Lục Tỉnh giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.  Làm rõ nội dung hiện thực trào phúng trong thơ ca Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.  Phân tích những nét đặc sắc của nghệ thuật hiện thực trào phúng thơ ca Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu và triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp thống kê - phân loại Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những đặc điểm của thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có chứng cứ cụ thể. Đồng thời nó còn giúp cho việc so sánh, đối chiếu các vấn đề dễ dàng và có sức thuyết phục cao hơn. 5.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu Nhằm phát hiện những nét độc đáo riêng biệt của thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX so với các giai đoạn khác cũng như sự độc đáo, riêng biệt của từng nhà thơ được khảo sát. Đặc biệt là nhìn ra được những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của thơ ca hiện thực trào phúng so với các dòng văn học khác.
  13. 7 5.3. Phương pháp hệ thống – cấu trúc Nghiên cứu về thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX nhất thiết phải đặt nó vào một hệ thống nhất định để có được một cái nhìn đầy đủ, rành mạch, cho thấy được quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam nói chung và của văn học miền Nam nói riêng. 5.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp Để làm rõ những nét độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật của thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và có cái nhìn khái quát về quá trình phát triển của thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh. Phân tích cụ thể đặc trưng của từng nhà thơ được khảo sát cũng như tổng hợp để tìm ra những nét chung của các nhà thơ hiện thực trào phúng được nhắc đến. Từ đó có cơ sở nêu những nét khái quát về thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 5.5. Phương pháp tiếp cận nguồn gốc lịch sử Mỗi giai đoạn lịch sử của xã hội đều ảnh hưởng sâu sắc đến văn học. Văn học là sự phản ánh chân thực đời sống xã hội. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cần chú ý đến bối cảnh lịch sử để có cái nhìn đa chiều, sâu sắc và chính xác hơn về giá trị của văn học trong giai đoạn này. 6. Đóng góp của luận văn Thông qua việc tìm hiểu đề tài “Thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm)”, chúng tôi mong muốn thể hiện một cách nhìn toàn diện và có hệ thống về nội dung và nghệ thuật trong thơ ca hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh để thấy được vai trò và giá trị của nó trong nền văn học Việt Nam. Qua đó thấy được sức mạnh của tiếng cười trào phúng trong việc phản ánh hiện thực xã hội buổi giao thời ở miền Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đồng thời, thông qua đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn cung cấp những thông tin có giá trị về thân thế, sự nghiệp cũng như những nét độc đáo trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ ca hiện thực trào phúng của những nhà thơ trào
  14. 8 phúng xuất sắc ở Nam Kì Lục Tỉnh giai đoạn này là Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm. Từ đó có được những gợi ý thích đáng, những kiến thức bổ ích giúp người đọc dễ dàng khám phá và đến gần, yêu mến hơn với thơ ca hiện thực trào phúng của những tác giả này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương này đưa đến cái nhìn khái quát về lịch sử và nền văn học Nam Kì Lục Tỉnh cũng như một số nét tiêu biểu về các nhà thơ trào phúng đất Nam Kì giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Chương 2: Nội dung hiện thực trào phúng trong thơ ca Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Chương này phân tích để làm rõ nội dung hiện thực trào phúng trong thơ ca Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Chương 3: Nghệ thuật thơ hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Chương này đi vào phân tích những nét đặc sắc của nghệ thuật hiện thực trào phúng thơ ca Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
  15. 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Nam Kì Lục Tỉnh – vùng đất mới – giao điểm hội tụ của các luồng văn hóa Đông – Tây 1.1.1. Quá trình hình thành Nam Kì Lục Tỉnh Vùng đất Nam Kì Lục Tỉnh (trước đây gọi là Đồng Nai - Gia Định) đã được khai phá từ rất lâu đời. Con người có mặt và bắt đầu khai phá vùng đất này đã xuất hiện cách nay khoảng 2500 đến 4000 năm. Theo kết quả khảo cổ học, hồi ấy phần lớn đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn chìm dưới nước. Đến thế kỉ thứ V trước Công nguyên, vùng đồng bằng này mới bắt đầu nổi lên, các vịnh biển được lấp đầy dần cùng với sự rút lui của nước biển, để lộ ra một vùng đất hoang vu nhưng đầy tiềm năng để phát triển về sau này. Nơi đây chỉ toàn là rừng rậm hoang vu, sình lầy, nước đọng còn nhiều thú dữ: cọp, beo, voi, heo rừng, cá sấu, rắn,… đất Nam Bộ lúc bấy giờ vẫn còn là một vùng đất hoang vu với những bụi rậm của khu rừng thấp... tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi… những cánh đồng bị bỏ hoang phế, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy dẫy, hàng trăm hàng ngàn con trâu rừng tụ họp thành từng bầy trong vùng này, tiếp đó là nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…. Cuộc sống hoàn toàn hoang dã. Suốt hơn 600 năm sống chung với lũ, những cư dân đầu tiên của vùng châu thổ này đã dũng mãnh và tài năng tạo dựng nên nền văn hóa Óc Eo mà lịch sử sau này không thôi ca ngợi là nền văn minh phát triển sớm nhất và rực rỡ nhất Đông Nam Á. Sau trận biển tiến xảy ra vào thế kỉ VI, toàn bộ vùng châu thổ chìm trong nước biển và bị lãng quên. Phải đến thế kỉ XIII, tộc người Khmer của nước Chân Lạp mới bắt đầu có mặt nơi đây và vực dậy tiềm năng của vùng đất này tạo nên sự thịnh đạt của đế chế Ăng – Co cổ và trải qua mấy trăm năm tồn tại của vương quốc Chân Lạp. Do điều kiện tự nhiên khó khăn, quá trình chinh phục vùng đất phía nam này của những lớp cư dân đến trước tiến triển rất chậm chạp. Đến thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Cuộc nội chiến bất phân thắng bại giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn kéo dài gần hai thế kỉ với những trận đánh ác liệt đã khiến cho dân chúng vào cảnh lầm than. Để phục vụ cho những nhu cầu của cuộc chiến tranh giành quyền lực ấy cũng như để
  16. 10 thỏa mãn lối sống xa hoa, trụy lạc của mình, các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn đã thi nhau vơ vét của cải, nhân lực của dân chúng, tạo nên cảnh đói rét khắp nơi trong nhân dân. Trước sự bóc lột, vơ vét của bọn phong kiến ở xứ Đàng Trong, nhân dân chỉ có hai con đường để lựa chọn: một là đứng lên chống lại, hai là rời bỏ quê hương xứ sở để đi tìm đất sống. Những người đó đã băng đèo lội suối, vượt mọi nguy nan để tìm đến vùng đất xa xôi và hoang vu ở lưu vực sông Đồng Nai – Cửu Long. Chiến tranh dai dẳng gieo tai họa cho nhân dân không kể xiết cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhân dân Đàng Trong sống ở vùng đất đai chật hẹp giữa dãy Trường Sơn và biển Đông, đồng ruộng ít lại kém màu mỡ, quanh năm nắng gió, thiên tai lũ lụt bủa vây, cộng thêm thiên tai, mất mùa, bệnh dịch,....cuộc sống không đủ no lại còn phải phục dịch chiến tranh kéo dài về tiền của cũng như con người vô cùng khốn khổ. Vì sinh kế, muốn lánh xa nơi chiến tuyến, lánh nạn đi phu, đi lính, nhân dân Đàng Trong tìm cách trèo đèo, vượt biển, lội suối, băng rừng đi vào đất Chân Lạp vùng Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay) và vùng Đồng Nai làm ăn, tìm nơi đất rộng, người thưa, đất hoang còn nhiều, khai phá những vùng đất màu mỡ. Tiếng lành đồn xa, những người làm ăn khá truyền tai nhau làm tăng thêm dân số cho vùng đất này. Lúc này, chúa Nguyễn đã chiếm đất Chiêm Thành. Như vậy, lớp người đầu tiên tiến vào vùng Đồng Nai – Cửu Long để kiếm sống và an thân trước hết là những người nông dân Trung, Bắc vì bị bóc lột và áp bức mà bần cùng lưu tán, đồng thời cũng để tránh cuộc phân tranh đẫm máu. Từ thế kỉ XVI, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc do sự can thiệp của Xiêm và dần bước vào thời kì suy vong, không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía Nam, vốn là địa phận của vương quốc Phù Nam và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Trong bối cảnh đó nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang lập làng sinh sống. Năm 1620, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả công nữ Ngọc Vạn cho quốc vương của Chân Lạp là Chey Chatta II làm hoàng hậu của vương triều Chân Lạp. Chính vì vậy, lưu dân Việt đã theo chân Ngọc Vạn công nữ vào Nam lập nghiệp càng ngày đông. Về phương diện ngoại giao, cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn với vua
  17. 11 Chey Chetta II là bước mở đầu cho mối liên hệ ngoại giao giữa hai dân tộc Việt - Khmer. Về phương diện xã hội nó cũng được xem như là một sự mở đầu cho công cuộc mở rộng lãnh thổ về phương Nam của dân tộc Việt. Đối với Chân Lạp, việc kết thân với chúa Nguyễn là để dựa vào lực lượng quân sự của người Việt lúc này đang rất mạnh nhằm làm giảm sức ép từ phía Xiêm. Năm 1623, chúa Nguyễn bấy giờ là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần mượn đất vua Chân Lạp để làm nơi thu thuế quan (ở Prei Nokor (tức Sài Gòn) và khu dinh điền Mô Xoài (tức Bà Rịa)), đánh dấu sự can thiệp đầu tiên của chúa Nguyễn vào nội trị của nước Chân Lạp. Khi Chân Lạp xảy ra sự kiện tranh giành ngôi báu, dòng chính thống xin chúa Nguyễn viện trợ. Chúa Nguyễn sai 3000 quân vào giúp đỡ bắt được vua là Nặc Ông Chân đem về giam ở Quảng Bình sau thả về nước, bắt phải cống triều thường niên và ra điều kiện phải bênh vực người Việt sang làm ăn sinh sống. Từ đó, uy thế của chúa Nguyễn tăng lên. Là người có tầm nhìn xa trông rộng, chúa Nguyễn đã chú ý để mắt đến vùng đất này với mong muốn tăng cường khả năng của mình trong hoàn cảnh chiến tranh với Đàng Ngoài đang diễn ra. Vì thế, chúa Nguyễn sai người từ Quảng Bình đến Bình Thuận vào khai thác vùng đất mới này. Trong lịch sử khai thác đất Đồng Nai, phần đóng góp của người Hoa ở đây rất quan trọng. Năm 1697, một nhóm quan binh ở Quảng Tây sau thời gian chiến đấu chống lại chế độ của nhà Mãn Thanh không có kết quả đã cùng gia đình gồm 9000 người nhất quyết không thần phục nhà Thanh chạy sang Quảng Nam xin phục tùng chúa Nguyễn. Hiền Vương thấy lực lượng to lớn ấy ở trong nội bộ đất của mình không lợi, cũng vừa lúc đang có ý định khai thác vùng đất Chân Lạp nên đã nói với vua Chân Lạp cho lực lượng Hoa kiều ấy theo thuyền vào sống nhờ trên vùng đất phía nam. Chúa Nguyễn khôn khéo ngoại giao đã làm một việc mà nhằm vào hai điều lợi: vừa tránh nạn nuôi ong tay áo, vừa triển khai công việc khai thác đất mới một cách dễ dàng. Đất lành chim đậu, những con người di dân từ miền Bắc và Trung cùng với các thành phần khác đến vùng đồng bằng sông Cửu Long, gặp được vùng đất mới, phì nhiêu cộng với khí hậu thuận hòa, địa hình thuận lợi, bằng phẳng, hệ thống sông rạch chằng chịt, nên định cư ngày càng đông. Chính sự cần cù, nhẫn nại và óc sáng tạo
  18. 12 không ngừng của những bậc tiền nhân đã biến vùng đất hoang vu, đầy sình lầy thành vùng màu mỡ, trù phú. Cộng đồng nơi đây đã tổ chức cuộc sống trong tinh thần tương thân tương ái, tạo nên những vùng cư trú ổn định, phát triển vững bền. Cuộc sống cộng đồng xã hội bắt đầu thành hình và ngày càng phát triển rực rỡ, là nơi quy tụ của rất nhiều dân tộc. Như vậy, lịch sử hình thành và phát triển Nam Kì Lục Tỉnh là lịch sử của gần 400 năm gian khổ khẩn hoang lập làng của những nhóm lưu dân từ Đàng Trong cũng như miền Bắc vượt đèo lội suối xuôi vào Nam, của những nhóm lưu dân Trung Hoa bài Mãn, phục Minh và sự cộng cư của các thổ dân bản địa đã sinh sống từ lâu đời. Sự hình thành và phát triển ấy tóm lại được tác động bởi ba yếu tố chính trị: sự tan rã của chính quyền Cao Miên, nhu cầu của một cuộc nội chiến của hai dòng họ ở nước ta, và sự đô hộ của Pháp. Nam Kì Lục Tỉnh là vùng đất mới trải dài từ miền nam Phan Thiết đến mũi Cà Mau, mang nhiều sắc thái đặc thù mà từ văn hóa đến tâm tình lẫn tâm tính có nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở Đàng Ngoài. 1.1.2. Con người Nam Kì Lục Tỉnh Gần 300 năm nay, Nam Kì luôn là vùng đất có sức hút mạnh mẽ đối với dân cư của cả nước. Con người đến với vùng đất này đã tôn tạo cho mình những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử...Trong quá trình khai phá vùng đất mới, họ đã thích nghi với điều kiện của cuộc sống, đồng thời với nó, họ cải biên, sửa đổi, làm cho thiên nhiên quy phục mình. Từ đó, hình thành nên những đặc điểm riêng, những nét tính cách rất riêng của con người vùng đất Nam Kì Lục Tỉnh. Con người nơi đây mang những đặc trưng không thể hòa lẫn với những vùng khác của tổ quốc. a. Các thành phần dân cư Từ thế kỉ XVII, trên vùng đất Nam Kì cũng như vùng châu thổ sông Cửu Long bắt đầu xuất hiện những lớp cư dân mới. Lớp người tiên phong tiến vào vùng Nam Kì Lục Tỉnh để kiếm sống và an phận thủ thường đó là những người nông dân và thợ thủ công nghèo khó lâm vào bước đường cùng của miền Trung vì bị bóc lột và áp bức nặng nề mà phải rời bỏ quê hương làng mạc, đồng thời cũng là để tránh cuộc phân tranh đẫm máu giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn. Số người này chiếm số lượng đông đảo nhất và cũng là lực lượng di cư chủ yếu trong thời kì đầu hình thành xứ sở. Tiến
  19. 13 trình nhập cư của người Việt từ ngoài Bắc và Trung vào đất Đồng Nai – Gia Định diễn ra liên tục với mức độ ngày càng gay gắt của cuộc nội chiến phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn cũng như của mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân. Tiến trình nhập cư này có lúc ồ ạt, có lúc lẻ tẻ. Từ cuối thế kỉ XVII trở về sau, họ Nguyễn xây dựng và cũng cố chính quyền, lần luợt xác lập quyền cai trị của mình lên vùng đất mới. Lúc này, các chúa Nguyễn chủ trương chiêu mộ lưu dân vào Nam khai hoang. Lực lượng di cư được bổ sung thêm bằng những thành phần khác. Đó là những người có tiền của, có quyền thế nên đã chiêu mộ dân nghèo ở miền Trung đi vào Nam khẩn hoang vỡ đất theo lời kêu gọi của chính quyền. Thứ nữa là những lính tráng cùng với những tội đồ bị triều đình bắt buộc phải vào vùng đất lúc bấy giờ vẫn còn hoang dã với rừng rậm, đầm lầy, thú dữ, rắn rết, chứa đầy hiểm nguy để vừa bảo vệ biên cương, giữ gìn an ninh, vửa mở ruộng, lập vườn chung quanh điểm quân sự, phát triển kinh tế. Trong lớp người di cư đến vùng đất Nam Kì cuối thế kỉ XVII còn có một lực lượng đông đảo người Hoa từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) mà phần đông là quan quân nhà Minh không chịu khuất phục triều đình Mãn Thanh nên đã kéo đến Việt Nam xin chúa Nguyễn cho tị nạn và làm ăn sinh sống. Nhóm người Hoa này chia làm hai nhóm nhỏ: nhóm do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đầu có khoảng 3000 người đến Mỹ Tho và Biên Hòa; nhóm do Mạc Cửu thống lĩnh có khoảng 200 người đến Hà Tiên. Từ thế kỉ XVII trở về sau lần lượt nhiều người dân nghèo thuộc các tỉnh ven bờ biển đông nam Trung Quốc cũng đã dắt díu nhau nhập cư vào đồng bằng sông Cửu Long làm ăn sinh sống ngày càng đông hơn. Giữa thế kỉ XVIII có thêm một số lượng lớn người Chăm vốn là những người tản cư lên Chân Lạp cuối thế kỉ XVII để tránh chiến tranh thì nay lại chuyển về định cư ở vùng núi Bà Đen. Ngoài ba thành phần người Việt, người Hoa và người Chăm là thành phần dân cư chính vừa kể trên, trong lớp dân cư mới xuất hiện ở đất Nam Kì trong các thế kỉ XVII, XVIII còn có một số người đến từ các quốc gia khác nhau như Anh, Pháp, Ma Cao, Giava, Ấn Độ,...Họ sống lẫn lộn vào nhau, nhưng về y phục, khí cụ thì người nước nào theo tục nước ấy.
  20. 14 Mỗi dân tộc đều có một sắc thái văn hóa riêng của mình, cống hiến phong phú cho văn hóa chung của khu vực. Có thể nói, Nam Kì là vùng đất có văn hóa phong phú nhất cả nước. Chẳng hạn, người Khơ Me cư trú đông đảo trong các phum, sóc trên những giồng đất cao ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,...làm ruộng rẫy, theo Phật giao tiểu thừa với những hình thức ca múa độc đáo. Người Chăm ở Châu Đốc phần đông sống bằng buôn bán nhỏ, theo đạo Hồi với các phong tục rất riêng. Người Hoa làm nghề buôn bán, thủ công nghiệp, làm vườn gắn với việc gìn giữ trong cộng đồng của mình những điệu hát Tiều, Quảng, múa lân,... và những tập tục thờ quan Đế, ông Bổn,... Sự hỗn hợp dân cư thuộc nhiều dân tộc, từ nhiều địa phương đến, với nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác biệt, nhiều trình độ phát triển kinh tế xã hội như vậy nhưng lại không hề là yếu tố cản trở sự đoàn kết gắn bó của cộng đồng cùng sinh sống trên vùng Nam Kì. Như vậy cho đến cuối thế kỉ XVIII, lớp cư dân mới mà chủ yếu là người Việt tại miền Bắc và miền Trung đã di cư và đặt chân đến nhiều nơi trên vùng đất Nam Kì. Địa điểm định cư và khai khẩn phân bố chưa đồng đều do điều kiện thiên nhiên khác nhau ở các vùng. Sang thế kỉ XIX, dân số đã tăng lên rất nhiều do sinh đẻ tự nhiên và lưu dân các miền khác tiếp tục nhập cư khai khẩn theo sự vận động của triều Nguyễn. Vì vậy, những vùng đất trước đây hoang vắng thì nay lần lượt có người khai phá. Các trung tâm định cư được hình thành ven sông Đồng Nai, vùng sông Tiền, sông Hậu nối liền thành một dải rộng lớn, liên tiếp hình thành nên một vùng đất với nhiều thành phần dân cư. Đây là điều đáng chú ý của Nam Kì so với các vùng đất còn lại của đất nước. b. Tính cách đặc trưng của con người  Can trường, gan góc, ngang tàng Vùng đất mới còn hoang sơ, là nơi rừng thiêng nước độc, hùm beo, rắn rết đầy rẫy, nó vừa khơi dậy tiềm năng khai thác dồi dào vừa là một thách thức nghiệt ngã đối với những con người phải dấn thân. Như đã trình bày ở phần trên, những lưu dân Việt khi vào đất Nam Kì vốn là những người nông dân, thợ thủ công, những kẻ trốn lính, tù tội do cuộc sống nghèo khổ, bức bách phải rời bỏ quê hương làng mạc dù muốn hay không muốn. Tuy nhiên, họ cũng là những con người có đầu óc phiêu lưu mạo hiểm,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2