intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (Lê Đình Kỵ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là đánh giá những thành công và chưa thành công; ý nghĩa và đóng góp của công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du trong lịch sử trưởng thành, phát triển của ngành Kiều học. Nói rộng là chỉ ra khung tri thức mà tác giả Lê Đình Kỵ đã sử dụng, có những thế mạnh, ưu điểm và cả giới hạn gì trong việc đọc, diễn giải Truyện Kiều, kiệt tác văn chương của dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (Lê Đình Kỵ)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THỊ MAI VẤN ĐỀ VẬN DỤNG LÍ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC CỦA NGUYỄN DU (LÊ ĐÌNH KỴ) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THỊ MAI VẤN ĐỀ VẬN DỤNG LÍ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC CỦA NGUYỄN DU (LÊ ĐÌNH KỴ) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Nho Thìn THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thị Mai
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian theo học ở trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và dặc biệt trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh nghiệm quý báu từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Qua đây, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: GS.TS Trần Nho Thìn, người thầy đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Quí thầy cô trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên giảng dạy các chuyên đề cho lớp cao học Văn học Việt Nam K9D đã hết lòng truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu khi chúng tôi theo học. Đặc biệt, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thị Mai
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu .......................................................... 9 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ................................................... 10 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 11 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 11 7. Đóng góp của luận văn............................................................................ 11 Chương 1. VẤN ĐỀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TRUYỆN KIỀU ................................................................... 12 1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945: khái niệm chủ nghĩa tả chân .............................................................................................. 13 1.1.1. Hải Triều gắn chủ nghĩa tả chân xã hội với giá trị phản ánh, tố cáo hiện thực, giá trị nhân sinh ........................................................ 14 1.1.2. Đinh Gia Trinh và vấn đề chi tiết chân thực, phong phú của tiểu thuyết Pháp .............................................................................................. 17 1.1.3. Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa với lý luận và phương pháp nghiên cứu phương Tây .......................................................................... 19 1.2. Giai đoạn sau 1945 đến năm 1970 (trước khi Lê Đình Kỵ công bố cuốn sách).................................................................................................... 22 1.2.1. Hoài Thanh (1949) trong “Quyền sống của con người trong Truyện Kiều” tiếp tục vận dụng quan niệm phản ánh hiện thực nhưng chưa có ý thức về chủ nghĩa hiện thực.................................................... 22
  6. iv 1.2.2. Trương Tửu và Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (1956) vẫn chỉ vận dụng quan niệm về phản ánh các phương diện hiện thực nhất là đấu tranh giai cấp ................................................................................ 24 1.2.3. Các giáo trình lý luận văn học biên soạn theo lý luận Liên Xô về các phương pháp sáng tác: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được giới thiệu ở Việt Nam.................................................................................................. 25 1.2.4. Các bài viết thể nghiệm của Lê Đình Kỵ những năm 1960 về Truyện Kiều .............................................................................................. 29 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 32 Chương 2. NỘI DUNG CÔNG TRÌNH “TRUYỆN KIỀU VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC CỦA NGUYỄN DU” - ........................ 33 2.1. Giới thiệu về Lê Đình Kỵ..................................................................... 33 2.2. Chủ nghĩa hiện thực và vấn đề phản ánh hiện thực ............................. 35 2.3. Nội dung cuốn sách .............................................................................. 39 2.3.1. Cơ sở tư tưởng thẩm mĩ của Truyện Kiều..................................... 41 2.3.2. Vấn đề điển hình hóa trong Truyện Kiều ...................................... 52 2.4. Giá trị nổi bật của công trình ............................................................... 61 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 66 Chương 3. CÁC Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GIỚI NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TRÌNH TRUYỆN KIỀU VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC CỦA NGUYỄN DU CỦA LÊ ĐÌNH KỴ ..................... 67 3.1. Đánh giá vấn đề có hay không chủ nghĩa hiện thực trong văn trung đại Việt Nam ............................................................................................... 67 3.2. Đánh giá về công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ ........................................................................ 79 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện Kiều là kiệt tác văn chương của dân tộc, có sức sống lâu bền, sức lan tỏa rộng rãi. Do cấu trúc văn bản chứa đựng nhiều giá trị to lớn, nên từ lâu Truyện Kiều đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành: sử học, văn hóa học, xã hội học, khoa học văn chương… Tính riêng, trong nghiên cứu văn học, Truyện Kiều đã có một đời sống rất sinh động. Có thể nói, lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều là lịch sử của những cách đọc, các diễn giải văn bản. Lịch sử ấy vô cùng phong phú, đa dạng và cũng rất phức tạp do phải đi qua nhiều bộ lọc ý thức hệ và hệ hình tri thức. Không phải ngẫu nhiên, có nhà nghiên cứu, ví Truyện Kiều là phòng thí nghiệm của các lý thuyết; những lý thuyết mới một khi được du nhập vào Việt Nam nếu muốn chứng tỏ được “quyền lực” của nó trong thực tiễn thì trước hết nó phải được thử nghiệm ở việc đọc Kiều. Thành công của lý thuyết mới, bởi thế, là ở chỗ, nó phải đọc ra được ý nghĩa khả thể trong văn bản Truyện Kiều, mà các cách tiếp cận trước đó chưa chú ý đến hay chưa biết đến. Đến nay, Truyện Kiều vẫn không ngừng được đọc lại, được tái diễn giải từ những khung tri thức - lý thuyết mới. Bên cạnh hoạt động đọc lại, diễn giải lại Truyện Kiều từ điểm nhìn mới, nhu cầu vẽ lại bức tranh tiếp nhận Truyện Kiều trải dài mấy trăm năm với nhiều khúc quành lịch sử, vẫn luôn được đặt ra. Có rất nhiều khoảng trống trong lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều chưa được lấp đầy, hay làm sáng tỏ, chẳng hạn như việc tiếp nhận Truyện Kiều ở đô thị miền Nam trước 1975 gần đây đã được quan tâm dựng lại song hãy còn dừng ở những nét sơ lược…. Trong tình hình ấy, việc đúc rút từ các nghiên cứu Truyện Kiều trong quá khứ thành những khung mẫu đọc, chỉ ra những cách đọc riêng, điển hình cho mỗi giai đoạn/thời đại, những giới hạn của mỗi cách đọc… là thực sự cần thiết. Bất kỳ một nghiên cứu nghiêm túc, đích thực nào, cũng bắt đầu từ việc chỉ ra
  8. 2 một cách thực chứng không chỉ những thành công, mà quan trọng hơn, cần phải chỉ ra những giới hạn của các nghiên cứu trước đó. Luận văn này lựa chọn một thời điểm tiếp nhận, một trường hợp diễn giải Truyện Kiều, như một sự chuẩn bị/khởi đầu cho các thể nghiệm đọc có thể có về sau của cá nhân người viết. Luận văn không có tham vọng đem lại những khám phá mới Truyện Kiều từ một khung lý thuyết thời thượng nào đó, nghĩa là không vận dụng lý luận mới để đọc lại Kiều. Tác giả luận văn chỉ mong muốn góp một tiếng nói vào việc tổng kết một cách đọc tiêu biểu về Truyện Kiều thập niên 60 - 70 ở miền Bắc Việt Nam: Trường hợp Lê Đình Kỵ với công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (1970). Sở dĩ chọn Lê Đình Kỵ bởi vì ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của lối nghiên cứu văn học theo xã hội học mác xít, mà Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là công trình thành công nhất của Lê Đình Kỵ trong việc vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực để đọc Truyện Kiều. “Nghiên cứu Truyện Kiều trong mối tương quan với chủ nghĩa hiện thực tức cũng là nghiên cứu phương pháp sáng tác của tác phẩm cổ điển lớn nhất của nền văn học dân tộc” (Lê Đình Kỵ). Với Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Lê Đình Kỵ đã thực sự tạo được một dấu mốc đối với ngành Kiều học Việt Nam. Với tư cách là giáo viên THPT giảng dạy bộ môn Ngữ văn, nghiên cứu “Vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du”(Lê Đình Kỵ) sẽ giúp người viết luận văn này có cơ hội trải nghiệm cách đọc của các nhà nghiên cứu đi trước, từ đó hiểu sâu sắc thêm những chân giá trị của tác phẩm Truyện Kiều đã được thời gian khẳng định, để ứng dụng vào hoạt động dạy học, đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều ở bậc học mà tác giả luận văn đang gắn bó.
  9. 3 2. Lịch sử vấn đề Công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du được khởi thảo từ năm 1965, công bố đầu thập niên 70, đây là giai đoạn phản ánh luận Lênin/mỹ học Mác - Lê nin đã được giới thiệu ở Việt Nam tương đối rộng rãi. Ngoài các ý kiến bàn về văn học nghệ thuật Mác, Ăng ghen, Lê nin, còn có ý kiến của Mao Trạch Đông, Gorki…. Bộ Nguyên lý mĩ học Mác - Lê nin (2 tập, Hoàng Xuân Nhị dịch) của Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô cũng đã được xuất bản đầu những năm 60. Đặc biệt, năm 1962 bộ Nguyên lí lí luận văn học (2 tập) của L.I.Timofeev do Lê Đình Kỵ, Cao Xuân Hạo, Bùi Khánh Thế, Nguyễn Hải Hà, Minh Hải, Nhữ Thành dịch, cũng đã chính thức hiện diện trong đời sống học thuật miền Bắc…. Tính đến năm 1970, về mặt lý luận, nhiều vấn đề của phản ánh luận Lenin, của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được giới nghiên cứu văn học Việt Nam tiếp nhận, chuyển ngữ và bước đầu quan tâm vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn lịch sử văn học dân tộc, trong đó có đóng góp của dịch giả, nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ. Ngay sau khi Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du xuất hiện, vấn đề vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực vào nghiên cứu Truyện Kiều của Lê Đình Kỵ đã được một số nhà nghiên cứu lưu ý tuy nhiên tính đến trước những năm 2000 phần lớn các đánh giá về công trình của Lê Đình Kỵ còn sơ lược và một số nhận định chưa thỏa đảng. Trong một bài đọc sách năm 1971, Cao Huy Đỉnh ghi nhận Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du “có những phát hiện mới về Truyện Kiều có khả năng thuyết phục bạn đọc thực sự” [8], Lê Đình Kỵ vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn lịch sử thẩm mỹ Việt Nam nhuần nhị, công trình này “là một cống hiến đáng kể vào lịch sử nghiên cứu Nguyễn Du, Truyện Kiều và văn học cổ điển Việt Nam” [8, tr.138]. Bên cạnh đó, Cao Huy Đỉnh cũng cho rằng, Lê Đình Kỵ còn lúng túng trong việc xác định phương pháp sáng tác cơ bản của Nguyễn Du và Truyện Kiều: “tác giả
  10. 4 xuất phát từ những tiêu chuẩn của phương pháp hiện thực chủ nghĩa ở trong văn học phương Tây, ở trong văn học Nga thế kỉ XIX để tìm hiểu Truyện Kiều…”, chưa “chỉ ra được cuộc sống Việt Nam thực sự đã thấm vào Truyện Kiều ở chỗ nào với cái dạng vốn có của nó,” Cao Huy Đỉnh nhấn mạnh “chừng nào mà không chỉ ra được những nguyên mẫu của Truyện Kiều ở trong xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII hay ở trong chính thời đại và môi trường sống của Nguyễn Du, thì chừng ấy khó lòng mà nói đến một chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du” ([8, tr.138]. Rõ ràng, chủ nghĩa hiện thực trong văn học là một vấn đề được quan tâm cả ở bình diện lý luận và thực tiễn. Có lẽ ở thời điểm công bố công trình của Lê Đình Kỵ, cách hiểu về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa đạt được một nhận thức chung, chưa có tiếng nói đồng thuận trong giới, nhưng đã có những chỉ dấu cho thấy nó đã được quan tâm luận giải từ nhiều phía. Chủ nghĩa hiện thực không chỉ là câu chuyện của những nhà lý luận văn học, những nhà nghiên cứu văn học sử thời cận hiện đại, mà còn là vấn đề của những nghiên cứu về văn học dân gian, văn học cổ điển. Nói cách khác, đó là một vấn đề trung tâm của các nghiên cứu văn học. Đúng như một nhà nghiên cứu thập niên 70 khẳng định: “vấn đề đặt ra cho chúng ta hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn học là xem xét trước thời kỳ chủ nghĩa hiện thực phê phán những năm 30, trong văn học Việt Nam đã có chủ nghĩa hiện thực hay chưa, nếu có thì nó xuất hiện từ bao giờ và chủ nghĩa hiện thực đó hình thành trong những điều kiện lịch sử nào, đặc tính và nội dung của nó ra sao…” [4, tr.101]. “Ít có phạm trù lý thuyết nào lại được bàn cãi nhiều như phạm trù chủ nghĩa hiện thực” [1]. Sau Cao Huy Đỉnh, Đỗ Đức Dục trong bài “Suy nghĩ về vấn đề sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam” thừa nhận có một “chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du”, song ông cũng nhận định rằng, công trình của Lê Đình Kỵ chưa nêu được “quá trình hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam” [4, tr.101].
  11. 5 “Chung quanh vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lịch sử văn học Việt Nam” [2], Nguyễn Đình Chú nhìn thấy sự phát triển về tư tưởng học thuật của Lê Đình Kỵ từ bài viết đầu tiên tìm hiểu phương pháp sáng tác Truyện Kiều năm 1963 đến năm 1970: Lê Đình Kỵ vượt qua giai đoạn bước đầu tìm hiểu, ra mắt bạn đọc công trình quy mô hơn Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Cũng như Nguyễn Đình Chú, Trần Đình Sử trong “Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du” khẳng định: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là một công trình sâu sắc và công phu [54]. Sau khi khảo sát bước đầu lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, Trần Nho Thìn trong một bài viết khẳng định xu hướng tất yếu của việc cần thiết phải “nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại từ góc độ văn hóa” [60] như một sự bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu trước kia, một mặt khách quan ghi nhận việc vận dụng khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” (phương pháp sáng tác) trong thập kỉ 60, 70 để phân tích Truyện Kiều là “một nỗ lực mới nhằm khoa học hóa công việc nghiên cứu” nhưng mặt khác, tác giả tiểu luận cũng thẳng thắn chỉ ra rằng,”việc đưa những tiêu chí của chủ nghĩa hiên thực - một trào lưu văn học phương Tây ở giữa thế kỉ XIX vốn có những đặc trưng loại hình rất khác so với văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX để mô tả Truyện Kiều là một việc khá mạo hiểm và thực tế đã bộc lộ những bất cập”. “Hướng đi này mặc nhận rằng Nguyễn Du, một tác gia văn học trung đại, cũng hướng về “chủ nghĩa hiện thực” như một tác gia hiện thực chủ nghĩa bất kì. Từ đây những điểm có sự trùng khít thì kết luận về sự hiện diện của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Du, còn những nơi nào không có sự trùng khít thì giải thích là có sự ràng buộc níu kéo của mĩ học truyền thống. Cách tiếp cận này thực chất đã biến Truyện Kiều từ một chỉnh thể nghệ thuật thành một thực thể đầy mâu thuẫn, thiếu thống nhất, nơi chứa đựng những phương pháp sáng tác khác nhau). Nói chung, bài viết của
  12. 6 Trần Nho Thìn, chưa đi sâu đánh giá chi tiết công trình của Lê Đình Kỵ mà chỉ tập trung xem xét tổng quan về lịch sử của sự ứng dụng các hệ thống lý luận khác nhau vào nghiên cứu Truyện Kiều, trong đó việc vận dụng việc lý luận chủ nghĩa hiện thực chỉ là một đường hướng. Điểm mấu chốt trong bài viết này của Trần Nho Thìn là chỉ những những bất cập có thể có và cần rút kinh nghiệm đối với các cách tiếp cận trước kia; theo tác giả, nghiên cứu Truyện Kiều cần tính tới đặc trưng văn hóa thời đại Nguyễn Du, cần thận trọng để tránh những cách giải thích có tính suy diễn, gán ghép, hiện đại hóa tác phẩm: “lỗi không phải do phương pháp nghiên cứu được sử dụng mà là do người nghiên cứu, do ý thức về tính lịch sử cụ thể của đối tượng chưa đầy đủ” [60, tr.49]. Cũng như Trần Nho Thìn, Phạm Quang Long khi bàn “Về sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam”, đã nhận xét: “Có thể nói công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là một cái mốc quan trọng của giới nghiên cứu về Nguyễn Du nói chung, Truyện Kiều nói riêng. Với công trình này nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp cho giới nghiên cứu văn học Việt Nam trung cận đại trong cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ góc nhìn tư duy văn học của thời đại, từ cá tính sáng tạo của nhà văn và hệ thống thi pháp thể loại. Từ việc giải mã cơ sở tư tưởng thẩm mĩ của tác giả Truyện Kiều nhà nghiên cứu đã lý giải các thao tác điển hình hoá nhân vật của Nguyễn Du dưới ánh sáng của lý thuyết thể loại và phương pháp nghệ thuật. Có thể nói cho đến nay chưa có ai viết về điển hình hoá của Truyện Kiều thú vị như Lê Đình Kỵ, sau hơn 30 năm công trình của ông xuất hiện.... Những phần viết về điển hình hoá, ngôn ngữ nhân vật của Lê Đình Kỵ rất tinh tế, hấp dẫn nhưng đáng tiếc là do đã xác định theo hướng chứng minh có một chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều, dù đó là thứ chủ nghĩa hiện thực có điều kiện thì một khi hướng nghiên cứu đã chưa chính xác thì những chi tiết, những thao tác dù có sâu sắc đến đâu nó bị hạn chế tác dụng. Đó là điều đáng tiếc” [40].
  13. 7 Năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục cho in và phát hành Tuyển tập Lê Đình Kỵ. Trong “Lời giới thiệu” cho cuốn sách này, Huỳnh Như Phương cung cấp thêm chi tiết: nhan đề Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du do nhà xuất bản thêm vào ba chữ sau (“của Nguyễn Du”), dù vậy thì dụng ý nhấn mạnh mối quan hệ của kiệt tác này với những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực vẫn không thể ghi ngờ. Huỳnh Như Phương xem Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực là đỉnh cao của sự nghiệp học thuật của Lê Đình Kỵ, “ở đây không chỉ tư duy khái quát và khả năng kiến giải của một nhà lý luận mà còn cả sự cảm thụ tinh tế, năng lực phân tích sắc sảo của một ngòi bút phê bình... Thời Lê Đình Kỵ viết cuốn sách này, ở nước ta không phải không có xu hướng vận dụng những tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực phương Tây vào việc nghiên cứu những giá trị của văn học cổ điển Việt Nam và đã không tránh khỏi ít nhiều khiên cưỡng. Chính Lê Đình Kỵ cũng nhận thấy rằng chủ nghĩa hiện thực là cái áo quá chật so với cơ thể cường tráng của Truyện Kiều: trong một bản in ở Nhà xuất bản Cửu Long năm 1988, ông đã không ngần ngại đổi tên cuốn sách này là Truyện Kiều, đỉnh cao văn học. Thành ra, không thể phủ nhận là có một độ chênh nhất định giữa lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực và thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du. Âu đó cũng là nỗi ám ảnh của một thời” [48]. Nhưng đúng như Trần Đình Sử đã nhận xét một cách thỏa đáng, Lê Đình Kỵ đã "vượt lên cái khung ông tự đặt cho mình" [55, tr. 344]. Năm 2013 Trịnh Bá Đĩnh trong Lịch sử lí luận phê bình văn học Việt Nam đã có một số đánh giá sâu sắc và khách quan về Lê Đình Kỵ cũng như đóng góp của Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Theo tác giả này, Lê Đình Kỵ là một hiện tượng nổi bật trong đời sống lí luận phê bình văn học thập kỉ 60, các công trình của ông về chủ nghĩa hiện thực đều gây được chú ý, gây nên những cuộc bàn cãi sôi nổi: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là “đỉnh cao nhất” [9, tr.169] trong sự nghiệp học thuật của Lê Đình Kỵ, “là tác phẩm sáng giá nhất”, tiêu biểu cho cách mà Lê
  14. 8 Đình Kỵ vận dụng chủ nghĩa hiện thực để phê bình văn học [9, tr.171]. Để làm rõ hơn quan điểm của mình, Trịnh Bá Đĩnh nhấn mạnh: Lê Đình Kỵ xuất phát từ những nguyên lý có sẵn của lí luận về chủ nghĩa hiện thực để viết công trình của mình, tuy nhiên phải thấy rằng Lê Đình Kỵ không chọn con đường minh họa giản đơn các nguyên lý về chủ nghĩa của nước ngoài. Mặc dù chỉ dành năm trang viết về Lê Đình Kỵ và Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du trong công trình bàn thảo về tiến trình lịch sử lý luận phê bình Việt Nam từ khởi nguồn đến hiện đại, song những đánh giá của Trịnh Bá Đĩnh và đặc biệt là những nỗ lực giới thiệu tuyển tập của Huỳnh Như Phương trước đó có thể xem là một bước chuyển rõ rệt nhằm đánh giá lại, công bằng hơn về Lê Đình Kỵ và những đóng góp của ông đối với nền lý luận phê bình văn học Việt Nam. Công bằng, thì trước Huỳnh Như Phương (2006), và Trịnh Bá Đĩnh (2013), đã có một số tác giả, đã có những động thái đánh dấu một hướng đọc lại Lê Đình Kỵ. Có thể kể đến bài viết Đọc lại Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Nguyễn Lộc (in trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực, nxb. Hội Nhà văn, 1992); Một đời lao động tận tụy và sáng tạo (in trong Lê Đình Kỵ - Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục, 1998) của Nguyễn Văn Hạnh, Thi pháp Truyện Kiều (Nxb. Giáo dục, 2005) của Trần Đình Sử … Các bài viết, chuyên luận này đều tập trung khẳng định sự đóng góp xuất sắc của Lê Đình Kỵ cho ngành Kiều học, những thành công nổi trội của Lê Đình Kỵ khi vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực, chia sẻ với sự dè đặt của ông trước những vấn đề hóc búa trong nghiên cứu Truyện Kiều…. Nhìn lại quá trình tiếp nhận công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du chúng tôi rút ra mấy nhận xét sau. Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam là một trong những vấn đề trung tâm của các nghiên cứu, thảo luận thập niên 60, 70, 80. Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là công trình vận dụng lý
  15. 9 luận hiện thực chủ nghĩa để nghiên cứu một trường hợp đỉnh cao của văn học cổ điển. Hầu hết các ý kiến về công trình này đều ghi nhận cách đặt vấn đề mới mẻ của Lê Đình Kỵ. Phần lớn các ý kiến về Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du nếu không phải là bài điểm sách, đọc sách thì cũng chỉ là một nội dung nhỏ trong một tiểu luận/bài viết đặt những vấn đề bao trùm, khái quát, phức tạp hơn. Chưa có một cuốn sách riêng nào lấy Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du làm đối tượng nghiên cứu độc lập. Trước năm 2000, nhiều ý kiến đánh giá về Lê Đình Kỵ còn thiếu khách quan, có chỗ vẫn giữ định kiến đối với ông, những hiểu lầm về ông, kể từ cuộc thảo luận ồn ào mà chiều hướng chính là phê phán cuốn giáo trình Các phương pháp nghệ thuật trước đó của Lê Đình Kỵ (1962). Sau năm 2000, việc đánh giá Lê Đình Kỵ nói chung và Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du diễn ra theo chiều hướng khách quan, khoa học hơn. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu cơ bản của đề tài là vấn đề vận dụng lí luận chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. 3.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của luận văn là đánh giá những thành công và chưa thành công; ý nghĩa và đóng góp của công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du trong lịch sử trưởng thành, phát triển của ngành Kiều học. Nói rộng là chỉ ra khung tri thức mà tác giả Lê Đình Kỵ đã sử dụng, có những thế mạnh, ưu điểm và cả giới hạn gì trong việc đọc, diễn giải Truyện Kiều, kiệt tác văn chương của dân tộc.
  16. 10 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở xác định mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ cụ thể mà luận văn cần thực hiện trước hết là cung cấp cái nhìn tổng quan về cách tiếp cận vấn đề chủ nghĩa hiện thực của Truyện Kiều trước thập niên 70 và trong chừng mực nhất định là việc nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung từ hệ thống lý luận ấy. Quan trọng hơn nữa là phải trình bày được đầy đủ nội dung chính yếu của công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ để làm cơ sở cho việc đúc kết những bài học về việc vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu Truyện Kiều của tác giả; đồng thời với nhiệm vụ này là xem xét một cách khách quan các ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu về công trình này, phân tích lý giải những thành công, giới hạn, những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong các ý kiến đánh giá đó. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận văn khi triển khai sẽ phải sử dụng tổng hợp, phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Cụ thể: - Phương pháp xã hội học được sử dụng để xác định, đánh giá, lý giải các cách tiếp cận Truyện Kiều; việc tiếp nhận công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ trong đời sống học thuật trong và sau thập niên 70. - Phương pháp tiểu sử học được sử dụng để mô tả, giới thiệu về tác giả Lê Đình Kỵ, nhằm tạo ra một cơ sở để hiểu đúng hơn những đóng góp và hạn chế của tác giả Lê Đình Kỵ trong công trình mà luận văn lấy làm đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp văn hóa học được sử dụng phối hợp với phương pháp xã hội học để nhìn nhận các diễn giải Truyện Kiều như những hoạt động văn hóa gắn liền với những mẫu người văn hóa; như những sinh hoạt văn hóa xã hội chịu sự chi phối của ý thức hệ.
  17. 11 Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh để khảo sát mối liên hệ giữa nội dung bàn luận trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du với một số quan điểm liên quan của tác giả khác trong văn học sử dân tộc. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công trình của Lê Đình Kỵ - Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du xuất bản năm 1970 (Nhà xuất bản khoa học xã hội). 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận gồm 3 chương Chương 1. Vấn đề vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu văn học Việt Nam và Truyện Kiều Chương 2. Nội dung công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du - vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực. Chương 3. Các ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu về công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ. 7. Đóng góp của luận văn Luận văn có hai đóng góp nhỏ. Một là, đúc kết bài học hữu ích về việc vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu Truyện Kiều của Lê Đình Kỵ với công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Hai là, khẳng định công trình này của Lê Đình Kỵ là một điển hình của phương pháp đọc lại văn học cổ điển từ lý luận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, thứ lý luận vốn thịnh hành và có quyền lực diễn giải các hiện tượng văn học bất kể là hiện tại hay quá khứ lúc bấy giờ ở miền Bắc.
  18. 12 Chương 1 VẤN ĐỀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TRUYỆN KIỀU Trước khi bàn về vấn đề vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu văn học Việt Nam và Truyện Kiều hồi đầu thế kỉ XX, thiết tưởng cũng nên trình bày rõ về nội hàm của các thuật ngữ mà luận văn hướng đến thảo luận: Chủ nghĩa hiện thực và các khái niệm liên quan - Chủ nghĩa hiện thực phê phán, Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa…. “Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủ nghĩa hiện thực được dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật, hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ” [10, tr.54] với các nguyên tắc mỹ học như sau: mô tả cuộc sống bằng hình tượng và điển hình hóa; thừa nhận và tái hiện chân thực sự tác động qua lại giữ con người và môi trường sống, tính cách và hoàn cảnh; coi trọng những chi tiết cụ thể và độ chính xác của chúng trong việc mô tả con người và cuộc sống, chú ý khách quan hóa những điều được mô tả… “Ngoài chi tiết chân thực, chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” [45], Mác nhấn mạnh: “chỉ có thế giới được hiểu biết y như nó tồn tại mới là hiện thực”. Thuật ngữ, chủ nghĩa hiện thực phê phán, như tên gọi của nó, “nhấn mạnh khuynh hướng phê phán, tố cáo”, “tinh thần phê phán toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội, các hiện thực mâu thuẫn giữa chế độ tư sản với các chuẩn mực nhân tính đúng như nó có trong thực tế”. Còn khái niệm chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được dùng để chỉ phương pháp pháp sáng tác có các đặc điểm như: lấy “thế giới quan Mác-Lênin làm cơ sở triết học, nguyên lý tính đảng vô sản làm nguyên tắc chỉ đạo”, chủ trương “miêu tả hiện thực một cách chân thực lịch sử cụ thể trong quá trình phát triển biện chứng của nó”, coi việc đấu tranh nhằm khẳng định bằng nghệ thuật những cái mới, cái tích
  19. 13 cực trong cuộc sống là nhiệm vụ chủ yếu của sự phản ánh thực tại [10, tr.54]. Ở Việt Nam, càng về sau, lý luận về chủ nghĩa hiện thực được hiểu là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong khuôn khổ luận văn, dưới đây chúng tôi điểm lại đôi nét về việc vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực vào nghiên cứu văn học sử Việt Nam giai đoạn trước 1970. 1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945: khái niệm chủ nghĩa tả chân Từ trước năm 1945, lý luận chủ nghĩa hiện thực đã được vận dụng vào việc phân tích, đánh giá văn học Việt Nam, từ văn học dân gian, cổ-trung đại đến văn học hiện đại. Đầu thế kỉ XX, trong đời sống báo chí, sáng tác, phê bình văn học Việt Nam xuất hiện khái niệm “tả thực”, “tả chân” với ý nghĩa khu biệt với thứ văn chương ước lệ, khuôn sáo của văn học trung đại. Các tác giả đầu tiên đề cập đến khái niệm này và vận dụng nó trong phê bình, đánh giá là Thiếu Sơn, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học… Giới thiệu “Một lối văn mới: Sống chết mặc bay” [50], Phạm Quỳnh đã có nhận xét: Trong học giới, báo giới ta, chắc ai cũng đã biết tên ông Phạm Duy Tốn. Ông là một người rất nhiệt thành với văn chương quốc ngữ, và đã biệt lập ra một lối văn riêng lấy sự tả chân làm cốt. Mỗi bài văn của ông như một tấm ảnh phản chiếu cái chân tương như hệt. Ông tin rằng phàm văn chương đã tả được hết cái thực, là tự khắc có cái sức cảm động vô cùng, không cần phải nghị luận xa xôi. Văn chương ta xưa nay thường lấy sự mập mờ phảng phất làm hay, càng phiếu diễu bao nhiêu càng huyền diệu bấy nhiêu nên ít dụng lối tả thực, coi là tầm thường. Nay xét văn học họa học của Thái Tây, phần nhiều lại trọng lối tả thực hơn là lối phá bút. Quốc văn ta sau này tất chịu ảnh hưởng của văn Tây nhiều, lối tả thực rồi tất mỗi ngày một thịnh hành. Như bài văn ông Phạm Duy Tốn sau này cũng gọi là một bài tả thực
  20. 14 tuyệt khéo… Văn tả thực mà được như vậy cũng đã khéo thay. Bản báo đăng bài này mà có lời khen ông Phạm Duy Tốn đã có công với quốc văn”. Ở một bài viết khác, “Lối tả chân trong văn chương”, Phạm Quỳnh cũng có những nhận xét tương tự, ông nói: “Văn chương đời nay thường trọng lối tả thực hơn lối phá bút…” [51] Xuất phát từ quan niệm trọng lối tả thực như vậy, nên điều lệ của một cuộc thi sáng tác tiểu thuyết trên Nam phong tạp chí năm 1918 đã yêu cầu: “tiểu thuyết phải làm theo lối châu Âu…. Phải dùng phép tả thực, không được bịa đặt những chi tiết hoang đường, kỳ quái. Trọng nhất là tả được cái tâm lý người ta cùng cái tình trạng trong xã hội” [52]. Thiếu Sơn trong Phê bình cảo luận (1933), nhận thấy do ảnh hưởng của khoa học nên tiểu thuyết coi trọng việc tả thực: “gần đây khắp văn chương thế giới đâu đâu cũng có cái phong trào tả thực. Mà cái phong trào này là nguyên lai tự cái tri thức nhân loại nó đã tiến hóa theo khoa học tới một cái trình độ khác cao. Nhưng tả thực là thế nào? Tả thực là đem những sự mắt thấy tai nghe cho vào văn chương sách vở. Nhà cổ điển chỉ tả những hiện tượng đại đồng của tâm giới. Nhà lãng mạn chỉ tả những mối tình cảm mơ màng của thi nhân. Còn nhà văn học tả thực thì chẳng chịu bỏ sót một cái gì là không nói đến. Tâm giới cũng tả mà ngoại giới cũng tả…..Trong phái tả thực đã có người chịu khó trà trộn vào những hạng người lao động thợ thuyền, lẩn quẩn ở những nơi đầu đường xó chợ, cốt để tìm tòi học hỏi cho biết cái sinh hoạt của khắp các hạng người trong xã hội… Như ý tôi, thì tả thực là nên, nhưng phải tả hết cả sự thực, chớ nên nói cái này mà bỏ cái kia” [56, tr.59-60]. 1.1.1. Hải Triều gắn chủ nghĩa tả chân xã hội với giá trị phản ánh, tố cáo hiện thực, giá trị nhân sinh Nói về lý luận chủ nghĩa tả chân, không thể không nhắc đến Hải Triều, người có công đầu trong việc xây dựng nền lý luận phê bình văn học mác xít ở ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2