intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, văn hóa và văn học Việt Nam: Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài từ góc nhìn văn hóa

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:114

67
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm chỉ ra những giá trị về văn hóa được thể hiện trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài. Từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật và đóng góp của Tô Hoài đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, cũng như việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, văn hóa và văn học Việt Nam: Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài từ góc nhìn văn hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ­­­­­­­­­­­­­­­­­­ LÊ THỊ THU CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI TỪ  GÓC NHÌN VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Diệu Linh
  2. Thái Nguyên, tháng 5 ­ 2018
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi  xin  cam  đoan  đây  là  công  trình  nghiên  cứu  của  riêng  tôi  dưới  sự  hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Diệu Linh. Nội  dung  đề  tài  nghiên  cứu  của  luận  văn  chưa  được  ai  công  bố  trong  bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên,  tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn     Lê Thị Thu
  4. 4 MỤC LỤC
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.  Nghiên cứu văn học từ  góc nhìn văn hóa là hướng nghiên cứu  ngày càng  được sử dụng phổ  biến. Danh nhân người Pháp E.douard Herriot đã nói: “Văn hóa   là những gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả”. Mỗi một dân tộc, một đất  nước, một vùng đất trên thế  giới đều có cho riêng mình những bản sắc văn hóa   không thể  pha lẫn. Văn học nằm trong văn hóa, là một trong những yếu tố  quan   trọng nhất góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Mối quan hệ văn hóa ­   văn học là mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể  tách rời.  Nghiên cứu văn học  từ  góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả  năng khai thác sâu giá trị  nội tại của tác   phẩm, có cái nhìn bao quát, sâu sắc toàn diện đời sống văn hóa của cả  cộng đồng  dân tộc. ̉ 1.2. Tô Hoài không chi là nhà văn l ớn của nền văn học hiện đại Việt Nam mà  ̀ ̀ ̣ ́ ơn. Trên hành trình sáng t ông con la môt nha văn hoa l ̀ ́ ạo hơn 60 năm không ngừng   nghỉ, Tô Hoài đã trải qua những mốc lịch sử và văn học đặc biệt: trước và sau Cách   mạng tháng Tám; trong chiến tranh và trong hoà bình; trước và sau thời kỳ đổi mới   văn học. Sáng tác của Tô Hoài đa dạng về  đề  tài và thể  loại: từ  đề  tài miền xuôi   đến đề  tài miền núi, từ  truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản  phim, tiểu luận...Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng đê lai nh ̉ ̣ ững dấu ấn riêng rõ nét   thể hiện bản lĩnh va tai năng c ̀ ̀ ủa người cầm bút.    Đề  tài Hà Nội trong văn Tô Hoài là mảng sáng tác độc đáo, có những thành  công và tạo được dấu  ấn riêng, đậm nét trong lòng độc giả.  Cùng với Nguyễn  Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng...Tô Hoài đã để lại nhiều trang văn xuất sắc, vì câu chữ  của ông không những thể  hiện được văn hóa, phong tục mà còn thể  hiện được  “hồn vía” của người Hà Nội. Tô Hoài là người Hà Nội, mảnh đất và con người nơi  đây đã tạo cảm  hứng và định  hướng nghệ  thuật cho nhà văn từ  những ngày đầu  cầm bút. 
  6. 1.3. Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, tác  phẩm Chuyện cũ Hà Nội không  đơn thuần là một tập ký sự mà còn được đánh giá như là“một tư liệu văn hoá dân   tộc, một chứng từ  thời đại và là tác phẩm văn học có giá trị  cao về  ba mặt nghệ   thuật, sử liệu và nhân đạo” [62]. Tác phẩm được coi “là một Vũ trung tùy bút thời   hiện đại” [54]. Với tư  cách một chứng nhân, Tô Hoài đã ghi lại “muôn mặt đời   thường” của Hà Nội thời thuộc Tây, một giai đoạn quá khứ tuy không quá xa nhưng  cũng khiến người đọc phải ngỡ  ngàng, lạ  lẫm. Tuy nhiên, Phong Lê đã từng phải  ngậm ngùi khi cho rằng Chuyện cũ Hà Nội là “tác phẩm rất quý giá về tư liệu và   vui hóm trong cách kể...nhưng lại ít có bài bàn và bình” [20, tr. 18].  1.4. Tác phẩm của Tô Hoài đa đ ̃ ược  đưa vào  giảng dạy và học tập trong nhà  trường phổ  thông nhiều năm nay. Vì vậy việc tìm hiểu Chuyện cũ Hà Nội ­ một  tác phẩm độc đáo của Tô Hoài sẽ góp phần giúp cho các thế hệ độc giả có cái nhìn   toàn diện về sáng tác của nhà văn, có thêm nguồn tư liệu phục vụ cho công tác học   tập và giảng dạy. Từ  những lí do nói trên, chúng tôi đã chọn đề  tài Chuyện cũ Hà Nội của Tô   Hoài từ góc nhìn văn hóa. Đây chính là hành trình trở về với văn học, văn hóa truyền  thống khi mà vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa đang đặt ra bức thiết như hiện nay.  2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về Tô Hoài và đề tài Hà Nội trong văn Tô   Hoài Tô Hoài là một nhà văn lớn trong nền văn học dân tộc, do đó đã có nhiều công  trình nghiên cứu về ông. Với một số lượng tác phẩm lớn, thời gian sáng tác lâu dài,   nhiều mảng đề  tài, nhiều nội dung đặc sắc cùng với những nét nghệ  thuật độc   đáo...có thể thấy rằng việc nghiên cứu về Tô Hoài là vấn đề khoa học mà ở đó mỗi   người có thể  khám phá và tìm thấy những đặc sắc riêng. Đó cũng là lý do mà từ  trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài ở nhiều góc độ,   nội dung khác nhau.
  7. Hà Minh Đức trong bài giới thiệu khái quát về  các nhà văn Việt Nam đã dành  những lời nhận xét trân trọng, xác đáng, nhà văn Tô Hoài là “ cây bút sung sức, giàu   sáng tạo” và đặc biệt nhấn mạnh giá trị văn hóa qua những trang văn Tô Hoài “Ông  viết về  đất nước, quê hương,  con người qua những bức tranh chân thực và lắng   đọng với thời gian để làm nổi lên những giá trị vật chất và tinh thần bền vững” [7,  tr 9]. Phong Lê là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều tâm đắc với Tô Hoài.  Trong bài Tô Hoài, sáu mươi năm viết khi tổng kết toàn bộ hành trình sáng tác bền  bỉ, liên tục của nhà văn, Phong Lê cho rằng: “ Đề tài Hà Nội cũ và mới vốn là mạch   sống quen thuộc  ở  Tô Hoài” [20, tr18]. “Một Hà Nội ­ quê hương trong ba chiều   thời gian,  quả  đã làm nên vóc dáng một Tô Hoài,  có giống và có khác với Thạch   Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng ­ cái “bộ  tứ” làm nên khuôn hình và chất   lượng “Người Hà Nội ­ văn Hà Nội” [20, tr37]. Trong một bài viết khác mang tên  Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài, Phong Lê cũng khẳng định: Tô Hoài là nhà văn   “Lực lưỡng và liên tục đến già”. Đặc biệt phong cách Tô Hoài “không lẫn với ai.   Một Tô Hoài hết mình. Hóm hỉnh và thông minh. Nhẹ  nhõm mà có sức nặng. Cứ   như đùa mà thật nghiêm chỉnh. Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm ” [20, tr  179]. Trong bài Tô Hoài, người sinh ra để viết, Nguyễn Đăng Điệp đã cho rằng “Tô   Hoài mang phẩm chất của một cây bút chuyên nghiệp”, “là một pho từ  điển bách   khoa về  đời sống” [49]. Nhà nghiên cứu cũng rất tinh tế  khi cho rằng cảm hứng  chính trong những trang văn của Tô Hoài chính là lấy từ “ hai vùng đất: con người,  phong thổ ngoại ô Hà Nội và vùng đất Tây Bắc”. Trong đó riêng về đề tài Hà Nội,  Tô Hoài là “một cây bút cự  phách”. Những trang văn xuất sắc của Tô Hoài không  những thể hiện được văn hóa, phong tục mà còn thể hiện được “ hồn vía của người   Hà Nội” [49].  Cũng nhận xét về đề tài Hà Nội trong văn Tô Hoài, Trần Hữu Tá viết: “ Có thể  coi ông là nhà văn của Hà Nội” [31, tr. 150]. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng chỉ ra  nét riêng độc đáo của Tô Hoài khi viết về mảnh đất đã được quá nhiều người “ cày 
  8. xới” và “canh tác” thành công này: “Nguyễn Huy Tưởng viết rất gợi cảm về rừng   bàng Yên Thái, bến trúc Nghi Tàm…Nguyễn Tuân lại có những trang đặc sắc tả khu   trung tâm thành phố…Tô Hoài có riêng một vùng ngoại thành cần lao nhưng thơ   mộng gắn bó với ông từ thuở lọt lòng” [31, tr. 158]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã dành khá nhiều bài viết về các sáng tác của   Tô Hoài. Trong bài Cuộc phiêu lưu giữa trần ai cát bụi, tác giả  đã cho rằng đời  văn hơn 60 năm của Tô Hoài là quá trình lao động nghệ  thuật sung sức, bền bỉ và   nghiêm túc: “Đó là một sự kéo dài đường hoàng chứ không phải lê lết , tẻ nhạt”. Và  “đời văn của Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong   mình cả cuộc sống bất tận” [29, tr. 180]. Trong một bài viết khác mang tên Tô Hoài   với muôn mặt nghề văn, Vương Trí Nhàn đã dẫn lời nhà thơ Tế Hanh khi so sánh   “Có những người như Picasso sinh ra để vẽ, ở một mức độ nào đó cũng có thể nói   Tô Hoài sinh ra để  viết” [20, tr. 582]. Điều đó càng khẳng định mối lương duyên  bền chặt giữa Tô Hoài và văn chương. Nhà thơ  Trần Đăng Khoa, người bạn thân thiết của Tô Hoài cũng đã nhận xét:   “Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Toàn   thư mà không Viện sĩ nào, không học giả nào có thể sánh được. Tôi đã có dịp tò mò   hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến   thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu” [52]. Tác giả  Hoài Anh trong bài viết Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và   phong phú cho rằng “Đề tài Hà Nội luôn luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của Tô   Hoài: Vỡ  tỉnh, Người ven thành, Chuyện cũ Hà Nội, Quê nhà…”. Tác giả  cũng  chỉ ra đặc trưng riêng của văn phong Tô Hoài đó là lối viết “ hóm hỉnh, sắc sảo, giàu   chất tạo hình và chất thơ, nhất là trong những đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh sắc”  [1, tr. 175]. Như vây, co thê noi đa co rât nhiêu nh ̣ ́ ̉ ́ ̃ ́ ́ ̀ ững bai viêt, công trinh nghiên c ̀ ́ ̀ ứu vê sang ̀ ́   ́ ̉ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̣ ̀ ́ ̀ ̀ ̃ ̉ ̣   tac cua Tô Hoai va đê tai Ha Nôi trong văn Tô Hoai. Điêu đo phân nao đa khăng đinh ̀
  9. tai năng văn ch ̀ ương va nh ̀ ưng công hiên to l ̃ ́ ́ ơn cua Tô Hoai v ́ ̉ ̀ ới văn hoa, văn hoc ́ ̣   nươc nha. ́ ̀ 2.2. Những công trình nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài là một tác phẩm hấp dẫn, có giá trị cả về mặt   lịch sử, văn hoá lẫn giá trị  nghệ thuật văn chương. Mặc dù có rất nhiều công trình   nghiên cứu về tác giả  Tô Hoài nói chung, nhưng riêng hai tập Chuyện cũ Hà Nội  của ông lại ít được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kể tên một số công  trình sau: Nguyễn Thị  Chiến trong bài  Nét văn hóa Thăng Long xưa trong  Chuyện cũ  Hà Nội của Tô Hoài đã cho rằng: “Tác phẩm là một tập ký sự  độc đáo, hấp dẫn   người đọc bởi một lối kể  chân thực, một cách nhìn thấu đáo hồn hậu, thấm đẫm   tình yêu sâu lắng,  xót xa mà vẫn tràn trề  hy vọng về  mảnh đất Thăng Long xưa”  [46]. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra nội dung chính của tác phẩm là  “dựng lên diện   mạo Hà Nội từ  hai phương diện:  Văn hoá vật chất  với cảnh sống cực khổ  của   người dân nô lệ  mất nước và  văn hoá tinh thần  với vẻ  đẹp của phong tục tập   quán, lễ hội, văn học dân gian và sức mạnh tinh thần bền vững” [46]. Tuy nhiên bài  viết chưa tái hiện đầy đủ  bức tranh văn hóa Hà Nội mà tác giả   dừng lại bàn về  một số nét văn hóa như lễ hội, tết… Vương Trí Nhàn nhận xét: “Từ  các làng xóm chung quanh nội thành, người đi   viết văn, viết báo xưa nay  không phải ít,  nếu kể  ra các vùng quê mới cắt từ  Bắc   Ninh, Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông để nhập vào Hà Nội, thì số tác giả của Thủ đô   thật là nhiều. Song có lẽ chỉ có Tô Hoài là mang được cái chất riêng của vùng đất   mà mình đã từ đó trưởng thành. Và giữ được cái chất đó, trong suốt cuộc đời cầm   bút” [29, tr. 180]. Tác giả  bài viết  Tô Hoài ­ người Hà Nội  khẳng định: “Nói đến Tô Hoài   người ta cũng không thể không nói đến những tác phẩm văn chương mang đậm dấu   ấn Hà Nội của ông. Hà Nội trong những trang viết của Tô Hoài hiện lên rất bình dị, 
  10. mộc mạc mà gần gũi nhưng không vì thế  mà mất đi nét hào hoa, lãng tử và dí dỏm   vốn có của một nhà văn gốc người Hà Nội” [59]. Cũng đồng tình với các quan điểm trên, nhưng đứng trên cương vị  của một   người đọc để thấu cảm tác phẩm, tác giả Đặng Tiến trong bài   Đọc Chuyện cũ Hà  Nội lại khá tinh tế  khi nhận ra rằng: “ Chuyện cũ Hà Nội là niềm hoài cựu miên   man về  một thành phố,  đồng thời là khối trầm tư  ray rứt một đời người về  thân   phận làm người” [62]. Tác giả cũng nhấn mạnh giá trị văn hóa của tác phẩm khi cho  rằng “Tô Hoài đã mở rộng đề tài Hà Nội sang địa hạt văn hoá dân tộc trên cả  hai   chiều lịch sử và thời sự”. Cuối cùng Đặng Tiến đánh giá “Chuyện cũ Hà Nội, ký   sự  địa phương,  là một tư  liệu văn hoá dân tộc,  một chứng từ  thời đại và là tác   phẩm văn học có giá trị cao về ba mặt nghệ thuật, sử liệu và nhân đạo” [62]. Tác giả  Quế Lam trong bài biết  Nhà văn Tô Hoài với Chuyện cũ Hà Nội  đã  đánh giá: “Chuyện cũ Hà Nội được nhận xét là một tập ký sự về lịch sử…một tập   điều tra xã hội học của thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương ” [54].  Ở đó, nhà  văn Tô Hoài đã vẽ  nên một Hà Nội đang trong quá trình đô thị  hóa với những thay   đổi “nửa Tây nửa Ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê” [54]. Đồng thời người  viết cũng điểm qua đôi nét về nghệ thuật: “ngòi bút sắc sảo và sự hiểu biết phong   phú”, “năng lực quan sát và kỹ  thuật phân tích sâu rõ” [54]. Mỗi mẩu chuyện tuy  ngắn nhưng đều đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc, vui có, buồn có và cả  sự thương cảm.  Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ, hai tác giả Lê Thị  Như Nguyệt và Phạm Kim Thoa lại nghiên cứu  Đặc điểm cú pháp trong Chuyện  cũ Hà Nội của Tô Hoài. Tác giả rút ra đặc điểm chủ yếu cua câu văn Tô Hoài là s ̉ ử  dụng nhiều kiểu câu “như  câu đơn hai thành phần, câu đặc biệt  (câu đặc biệt  ­  danh từ, câu đặc biệt ­ vị từ), câu dưới bậc (câu ẩn chủ, câu khuyết chủ, câu dưới   bậc có tính vị ngữ lâm thời), câu phức, câu ghép, trong đó nhà văn chủ yếu sử dụng   câu đơn, câu đặc biệt và câu dưới bậc” [57], tạo ra sự mộc mạc, dung dị, dễ hiểu   vốn là phong cách đặc trưng của văn Tô Hoài.
  11. Ngoài ra, Chuyện cũ Hà Nội cũng là đề  tài của một số luận văn trong những  năm  gần  đây.   Tác   giả   Ngô  Chiến   Thắng  (Đại   học   Vinh,   2009)   trong   luận  văn   Ngoại ô Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám qua Chuyện cũ Hà Nội  của Tô   Hoài đã khám phá bức tranh chung về ngoại ô Hà Nội trước Cách mạng, thế  giới  nhân vật với những cảnh ngộ  khác nhau, màu sắc văn hóa Hà Nội thể  hiện qua  những phong tục, tập quán...Bên cạnh đó, tác giả  còn khám phá những nét đặc sắc  nghệ  thuật riêng cua Tô Hoai trong tác ph ̉ ̀ ẩm như: khả năng quan sát, miêu tả  tinh   tế, sắc sảo; khả năng phân tích thế  giới và con người qua sự hiểu biết chân thành   và nhân hậu; ngôn ngữ  sống động, giọng điệu phong phú ...Qua đó, tác giả  Ngô  Chiến Thắng đánh giá: “Chuyện cũ Hà Nội là một tập truyện có giá trị về xã hội   học, giàu kiến thức về  lịch sử  Hà Nội nhưng hơn tất cả  đó là một tác phẩm văn   chương đặc sắc, gây ấn tượng” [36, tr. 60]. Trong   một   luận   văn   thạc   sĩ   khác,   tác   giả   Đỗ   Thị   Hồng   Vân   (Đại   học   Sư phạm ­ Đại học Thái Nguyên, 2013) lại khám phá góc độ  Cảm quan hiện thực   trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài một cách tỉ mỉ sâu sắc. Tác giả luận văn đã  cho người đọc thấy được cảm quan hiện thực của Tô Hoài thông qua cảm quan về  xã hội, con người và phong tục. Qua quá trình tìm hiểu tác phẩm, người viết đã đưa  ra những kết luận khá xác đáng: “Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài là một tác phẩm   hấp dẫn, có giá trị  cả  về  mặt lịch sử, văn hoá lẫn giá trị  nghệ  thuật văn chương.   Xuất phát từ quan niệm viết văn độc đáo, từ tình yêu thiết tha dành cho Hà Nội, Tô   Hoài đã viết nên những trang văn với cảm quan hiện thực sâu sắc , tiếp nối những   trang văn về  cảm hứng Hà Nội. Đó là cảm nhận riêng của Tô Hoài về  thủ  đô ,  trong đó chứa đựng những quan niệm và cách cắt nghĩa riêng về  không gian nghệ   thuật này của người nghệ sĩ” [45, tr. 78]. Năm 2013, Nguyễn Thị  Út Hà (Đại học Sư  phạm ­ Đại học Thái Nguyên)   dưới sự hướng dẫn của GS. Phong Lê đã tiến hành nghiên cứu thành công luận văn   thạc sĩ với đề tài Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài. Tác giả đã chỉ ra bối cảnh  xã hội trong những năm 1941 ­ 1945, giá trị  và đặc trưng của  Chuyện cũ Hà Nội 
  12. thông qua bức tranh đô thị hóa, người và cảnh, nếp sống và phong tục, ẩm thực, thú   chơi, đô thị, ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội cùng với những đặc sắc nghệ  thuật  và phong cách Tô Hoài.  Như vậy, có thể thấy rằng, Chuyện cũ Hà Nội là một tác phẩm xứng đáng để  nghiên cứu và đã bước đầu được quan tâm, khảo sát, tìm tòi. Chúng tôi coi đây là   những gợi ý quan trong trong quá trình nghiên c ̣ ứu đề tài của mình. Tuy nhiên, chưa  có một công trình khoa học nào nghiên cứu về   Chuyện cũ Hà Nội một cách công  phu và toàn diện từ góc nhìn văn hóa. Vì lẽ đó, trên cơ sở kế thừa và phát huy những   kết quả mà nhưng ng ̃ ười đi trước đã đạt được, chúng tôi  mở rộng, khơi sâu và làm   rõ những giá trị văn hóa trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài. 3. Đối tượng, muc đich ̣ ́  và pham vi nghiên c ̣ ưu. ́ 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu những dấn ấn văn hóa vật chất và văn hóa  tinh thần trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài.  3.2. Mục đich nghiên c ́ ứu Luận văn nhằm chỉ  ra những giá trị  về  văn hóa được thể  hiện trong tác phẩm  Chuyện cũ Hà Nội  của Tô Hoài. Từ  đó góp phần khẳng định phong cách nghệ  thuật và đóng góp của Tô Hoài đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, cũng như  việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam .  Luận văn cũng góp phần cung cấp cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nhà văn   Tô Hoài phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác gia này trong nhà trường.  3.3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hai tập   Chuyện cũ Hà Nội  (1998), Nhà  xuất bản Hà Nội va co s ̀ ́ ự so sanh, đôi chiêu v ́ ́ ́ ới môt sô tac phâm cung đê tai cua cac ̣ ́ ́ ̉ ̀ ̀ ̀ ̉ ́  ̀ ́ ư: Thach Lam, Nguyên Tuân, Vu Băng… nha văn khac nh ̣ ̃ ̃ ̀
  13. 4. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tìm hiểu hoàn cảnh văn hóa ­ lịch sử ­ xã  ̣ ảnh hưởng đến nhà văn và tác phẩm. hôi  ­ Phương phap nghiên c ́ ưu thi phap hoc. ́ ́ ̣ ­ Phương phap nghiên c ́ ưu hinh th ́ ̀ ưc. ́ ́ ̀ ử dung cac thu phap: so sanh, đôi chiêu, thông kê, phân ­ Ngoai ra, chung tôi con s ̀ ̣ ́ ̉ ́ ́ ́ ́ ́   ̣ loai, phân tich… ́ 5.  Đóng góp của luận văn ­ Luận văn chỉ ra những giá trị văn hóa kết tinh và thể hiện trong tác phẩm từ đó   góp phần nào đó giáo dục ý thức tự hào, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong   bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa hiện nay. ­ Thông qua những kết quả  nghiên cứu, luận văn cũng góp phần cung cấp cái  nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nhà văn Tô Hoài. ­  Luận văn cũng co thê là tài li ́ ̉ ệu phục vụ  cho việc  nghiên cứu và giảng dạy  nhà văn Tô Hoài trong nhà trường.  6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở  đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển  khai thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Những giá trị văn hóa trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài Chương 3. Nghệ  thuật thể  hiện văn hóa Hà Nội trong  Chuyện cũ Hà Nội  của Tô Hoài NỘI DUNG
  14. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tiêp cân văn hoc t ́ ̣ ̣ ư goc nhin văn hoa ̀ ́ ̀ ́      1.1.1. Mối quan hệ  văn hóa ­ văn học  Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau.   Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về  Văn hoá.  Trên thế  giới hiện  nay có khoảng hơn 400 định nghĩa về  Văn hoá. Theo từng góc độ tiếp cận, có định  nghĩa xuất phát từ  bình diện lịch sử, chính trị, xã hội; có định nghĩa xuất phát từ  những đặc trưng, chức năng, cấu trúc…Tuỳ theo mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi nhà   khoa học lại có một cách định nghĩa khác nhau. Điều này đã tạo nên sự  phong phú   cho khái niệm Văn hoá.   Về nguồn gốc thuật ngữ  Văn hoá, theo các nhà ngôn ngữ  học phương Tây,  Văn hoá (culture) ­ với tư cách là một danh từ độc lập ­ chỉ bắt đầu được sử  dụng   vào cuối thế kỉ XVII.  Ở phương Đông, từ  Văn hoá được sử dụng rất sớm. Theo tư  liệu ghi chép của Trung Hoa cổ đại, từ  “Văn” có nghĩa gốc là vẻ  đẹp do màu sắc   tạo ra. Từ nghĩa gốc này, “Văn” có nghĩa là hình thức đẹp trong lễ, nhạc, trong cách  cai trị, trong ngôn ngữ cũng như trong cách cư xử…“Hoá” có nghĩa là làm thay đổi,  làm cho trở nên tốt đẹp, hoàn thiện.   Trong phạm vi đề  tài, chúng tôi chỉ  xin đưa ra một số  định nghĩa tiêu biểu,  đáng chú ý về  Văn hoá. Trước hết, theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì “Văn hoá là   mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với   cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo   cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.  Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ   này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn   riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các   tộc người khác” [25, tr. 20].  Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm lại đưa ra một định nghĩa khác về văn hóa   dựa trên cái nhìn cấu trúc hệ thống và loại hình: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ   các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt  
  15. động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự  nhiên và xã   hội” [37, tr. 10].   Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về Văn hóa như sau: “Văn hóa nên   được   đề   cập   đến   như   là   một   tập   hợp   của   những   đặc   trưng   về tâm   hồn, vật   chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó   chứa đựng, ngoài văn học và nghệ  thuật, cả  cách sống, phương thức chung sống,   hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [63].    Từ những định nghĩa về  Văn hoá trên đây, ta có thể hiểu một cách khái quát  như sau: Con người trong quá trình sống đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh  thần.  Văn hoá  chính là tổng thể  những giá trị  vật chất và tinh thần  ấy. Văn hóa  được sáng tạo ra nhằm phục vụ con người trong quá trình ứng xử  với môi trường  tự nhiên và xã hội, được con người lưu giữ và truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ  khác. Đồng thời, văn hóa là hoạt động mang tính biểu tượng và mang những giá trị  được kết tinh thành những bản sắc riêng, đặc thù riêng để phân biệt dân tộc này với   dân tộc khác. Văn hoá gắn liền với cuộc sống con người, với sự phát triển và hoàn  thiện của con người, xã hội.   Bên cạnh khái niệm văn hóa thì văn học là một loại hình sáng tác  tái hiện  những vấn đề  của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn  học được thông qua sự hư  cấu, cách thể  hiện nội dung các đề  tài được biểu hiện   qua ngôn ngữ. Văn học  hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ  gọi chung mọi hành vi   ngôn ngữ nói ­ viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Theo cách hiểu này thì các tác phẩm  chính trị, triết học, tôn giáo…cũng có thể  được gọi chung là Văn học. Theo nghĩa  hẹp mà ngày nay chúng ta thường dùng thì khái niệm  Văn học  bao gồm các tác  phẩm ngôn từ  phản ánh những vấn đề  đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ  thuật.   Trong cuốn  Từ  điển thuật ngữ  văn học, các tác giả  đã  đưa ra một định  nghĩa khá đầy đủ  về  văn học như  sau:“Văn học là loại hình nghệ  thuật sáng tạo   bằng ngôn từ...Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức   và sáng tạo của con người (…).Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức  
  16. trung tâm. Văn học nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp,  toàn vẹn, sống   động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp  của nó trên phương   diện thẩm mĩ. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lý khách   quan mà còn bộc lộ  tư tưởng và tình cảm,  ước mơ  và  khát vọng của mình đối với   con người và cuộc sống. Do đó, nội dung của văn  học là sự thống nhất biện chứng   giữa phương diện chủ quan và phương diện khách quan” [11, tr. 401­ 402].    Như  vậy, văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù và có vị  trí quan  trọng trong nền văn hoá của một dân tộc. Cũng như  màu sắc đối với hội hoạ, âm   thanh đối với âm nhạc, ngôn ngữ  là yếu tố  thứ  nhất của văn học. Tuy nhiên, thứ  ngôn ngữ được đưa vào sử dụng trong văn học không phải ngôn ngữ bình thường ta   vẫn dùng hằng ngày mà phải là “ngôn ngữ nghệ thuật”. Theo M. Gorki, ngôn ngữ  nhân dân là tiếng nói “nguyên liệu”,  còn ngôn ngữ  văn học là tiếng nói đã được   những “người thợ  tinh xảo nhào luyện”. Mỗi nhà văn lớn đều là những nhà ngôn  ngữ trác tuyệt. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò  quan trọng. Ngôn ngữ cũng là phương tiện để nhà văn xây dựng nên các hình tượng  nghệ  thuật. Thông qua các hình tượng nghệ  thuật của mình, nhà văn thể  hiện lập   trường, quan điểm, suy nghĩ của mình trước hiện thực cuộc sống.   Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa là mối quan hệ hữu cơ  giữa cái riêng  và cái chung, giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Văn học là một bộ phận của văn hoá.   Văn học, cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán... là   những thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể  bao trùm lên tất cả là văn hoá. Vì vậy,  cũng như các thành tố kia, văn học luôn chịu sự chi phối từ môi trường văn hóa của   một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc. Mặt khác, nói tới  văn hoá của một dân tộc ta thường nghĩ tới văn học, bởi văn học có một vị trí không  thể  thiếu trong mỗi nền văn hoá. Văn học là sự  “tự ý thức” của văn hóa. Văn học  không những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự ảnh hưởng và chi phối trực tiếp   của văn hóa, mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa.  Văn học chịu  ảnh hưởng trực tiếp từ  môi trường văn hóa của một thời đại và   truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc. Mặt khác, nhà văn ­ chủ thể sáng tác  
  17. phải là con đẻ  của một cộng đồng, thuộc về  một cộng đồng nhất định, muốn hay  không nha văn đo cũng đã ti ̀ ́ ếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình. Có thể  khẳng định, không thể  có nền văn học nằm ngoài tổng thể  văn hoá   nhân loại.  Nếu văn hoá trong quá trình hình thành và phát triển đã trải qua những  chặng đường tìm kiếm, lựa chọn, đấu tranh và sáng tạo để  hình thành nên những  giá trị  trong xã hội thì văn học chính là nơi lưu giữ  những thành quả  giá trị  xã hội   đó.  Ở  một khía cạnh nào đó, có thể  nói văn học là  “tấm gương phản chiếu” văn  hoá bằng nghệ  thuật ngôn từ.  Văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ  nghệ  thuật.     Một điều dễ  nhận thấy là cả  văn hoá và văn học đều lấy con người làm  trung tâm. Con người chính là chủ thể sáng tạo và đồng thời cũng là cái đích hướng  tới của văn hoá và văn học. Do đó, văn hoá và văn học đều có những tác động chi   phối lẫn nhau. Sự  tác động chi phối thể  hiện trước nhất  ở việc, văn học làm nên  diện mạo cho văn hóa. Mặt khác, văn hoá lại chính là  “chất liệu” của văn học, là  “chìa khoá” mở ra “cánh cửa” nghệ thuật trong tác phẩm văn học.   Trong mỗi tác phẩm văn học, bao giờ  ta cũng tìm thấy những hình  ảnh của   một nền văn hoá qua sự tiếp nhận và phản ánh của chủ thể sáng tạo văn học. Đó có  thể là hình ảnh của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước qua kho tàng tục ngữ, ca  dao Việt Nam; đó là những vẻ  đẹp văn hoá Việt của   Vang bóng một thời  trong  những trang tuỳ bút tài hoa của Nguyễn Tuân; hay bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số  vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc trong truyện ngắn của Tô Hoài, Cao Duy Sơn, Ma Văn  Kháng…Tác phẩm văn học mang bóng dáng của văn hoá là hệ quả tất yếu bởi bản   thân người nghệ sy sáng t ̃ ạo văn học cũng là một sản phẩm văn hoá; cách suy nghĩ,  quan điểm, lối viết của họ  bị  chi phối bởi một nền văn  hoá nhất định. Đồng thời,  văn hoá cũng chi phối cách đánh giá, thưởng thức của người đọc trong quá trình tiếp  nhận, bởi đối tượng người đọc này đã được rèn luyện về thị hiếu thẩm mĩ trong một  môi trường văn hoá nhất định. Do vậy, nếu muốn tìm hiểu bức tranh văn hoá của một   thời đại, người ta có thể căn cứ vào những dữ liệu có trong các tác phẩm văn học. Nói   cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa học 
  18. nghiên   cứu   văn   hoá.          Nếu như văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học thì ngược   lại, văn học cũng có những tác động nhất định đến đời sống văn hoá. Trước hết,   văn học là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá nhân loại. Có những giá trị  văn hoá từ  lâu, nay đã không còn nữa nhưng người ta có thể biết đến nó trong các tác phẩm văn   học. Văn học dân gian chính là nơi lưu giữ văn hoá dân gian truyền thống, những  tập tục, những tín ngưỡng, phong tục, lễ  hội…từ  ngàn xưa, nay chỉ  còn đọng lại   bóng dáng trong những tác phẩm văn học. Văn học góp phần khẳng  định, định  hướng những giá trị  văn hoá nhân loại. Các nhà văn đích thực đồng thời cũng là  những nhà văn hoá. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ khẳng định những giá trị  văn hoá  của dân tộc, bảo lưu và góp phần tuyên truyền đến mọi người những nét đẹp văn   hoá. Đồng thời họ  đấu tranh, phê phán những biểu hiện phi văn hoá, góp phần   “thanh lọc” tạo nên một nền văn hoá lành mạnh, tốt đẹp. Thậm chí, các nhà văn  thông qua các tác phẩm văn học của mình còn đi tiên phong, định hướng cho sự phát  triển một lí tưởng thẩm mỹ, một lối sống văn hoá mới mẻ. Tác phẩm văn học tác  động vào tình cảm của con người, qua đó điều chỉnh cách sống, cách suy nghĩ, cách   ứng xử trong văn hoá. Như vậy, văn học và văn hoá gắn bó với nhau trong mối quan hệ hữu cơ mật   thiết không thể tách rời. Nhà văn sáng tác tác phẩm văn học là một hoạt động văn   hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là người hưởng thụ  văn hoá. 1.1.2. Nghiên cưu văn hoc d ́ ̣ ươi goc nhin văn hoa trong văn hoc Viêt Nam hiên đai ́ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̣   Trong lịch sử  nghiên cứu văn học, có rất nhiều con đường, nhiều phương  thức khác nhau để  tiếp cận một tác phẩm văn học như: xã hội học, thi pháp học,  nghệ  thuật học…Trong đó, phương thức tiếp cận văn học từ  góc nhìn văn hóa đã   ngày một khẳng định được thế mạnh cũng như tính ưu việt của mình, nhất là trong   bối cảnh giao lưu văn hóa mạnh mẽ như hiện nay.
  19.    Tiếp cận văn học từ  góc nhìn văn hoá chính là việc đặt tác phẩm văn học   trong không gian văn hoá đã tác động đến tác phẩm văn học ấy, từ đó mà hiểu đúng,   sâu sắc nội dung phản ánh của tác phẩm văn học. Phương pháp tiếp cận này dùng   văn hóa là hệ quy chiếu để cảm nhận văn học. Đồng thời, văn học cũng được xem  như là một hiện tượng của văn hóa, sản phẩm của văn hóa chứ không đơn thuần là   sản phẩm của đạo đức, chính trị…Phương pháp này “ưu tiên cho việc phục nguyên   không gian văn hoá trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của   các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm   về con người, cũng như sự chi phối của các phương diện khác nhau trong đời sống   sinh hoạt xã hội sống động hiện thực…từng tồn tại trong một không gian văn hoá   xác định” [39].   Hướng tiếp cận văn học từ  góc nhìn văn hóa phải được tiến hành theo  những nguyên tắc cụ thể:  1/ Phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội hoặc trong   sự ảnh hưởng qua lại của văn học đối với các hiện tượng văn hóa khác. 2/ Xem văn học là bộ phận của văn hóa thì văn bản văn học cũng là một sản   phẩm văn hóa, vì thế cần giải mã nó trong ngữ cảnh văn hóa.  3/ Văn học là một trong những loại hình nghệ  thuật có khả  năng bao quát,   chạm tới cả  mạch ngầm sâu thẳm của đời sống văn hóa cũng như  chiều sâu tư  tưởng của người nghệ sỹ. Vì vậy cần chú ý đến sự  tác động của văn hóa đến với   thế giới quan, tâm hồn người nghệ sỹ.    Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá là hướng tiếp cận ngày càng  được chú trọng và mở  rộng phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Có hướng   nghiên cứu nhằm nhận diện và miêu tả các biểu hiện văn hóa có trong các tác phẩm  văn học; cũng có hướng nghiên cứu thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm   ra nền tảng văn hoá lịch sử của chúng; lại có hướng nghiên cứu trên phương diện   ngôn ngữ  của các văn bản nghệ thuật, đi tìm hiểu nghĩa và cơ  chế  kiến tạo nghĩa  của nội dung ­ hình thức của các tác phẩm văn học từ bối cảnh văn hóa ­ xã hội…  
  20.  Phương pháp tiếp cận văn hoá học từ lâu đã được giới nghiên cứu vận dụng   hoặc là tự giác, hoặc là tự phát trong một số công trình nghiên cứu văn học. Những  năm đầu thế kỉ XX ở nước ta, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã được   nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Từ  việc đưa ra những quan   điểm về  mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyết phương Tây áp dụng vào thực   tiễn Việt Nam đến việc thực nghiệm trên một số  tác phẩm của các tác gia tiêu   biểu, giới nghiên cứu đã tạo nên một bức tranh nghiên cứu văn hóa ­ văn học dưới   sự soi rọi của ánh sáng văn hóa. Năm 1985, trong công trình Tìm hiểu phong cách  Nguyễn Du trong Truyện Kiều, nhà văn hóa học Phan Ngọc đã sớm nhận ra và  vận dụng những yếu tố văn hóa xã hội để  tìm ra những đặc trưng của phong cách   Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Năm 1994, trong cuốn sách Văn hóa Việt Nam và  cách tiếp cận mới, Phan Ngọc cũng đã đưa ra những quan điểm về  văn hóa, cách   tiếp cận văn hóa trong văn học, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu khác nhau cho các   học giả sau này. Và khi một số công trình của M.Bakhtin được dịch và giới thiệu ở  Việt Nam thì hướng đi này càng được thuyết phục.  Đến năm 1995, Trần  Đình  Hượu với công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại nghiên cứu văn  học Việt Nam từ  Nho giáo đã chỉ  ra được đặc điểm của giai đoạn văn học kể  từ  đầu Lê đến cuối Nguyễn, mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học Việt Nam trung   đại và đưa ra những hình mẫu nhà nho (hành đạo,  ẩn dật, tài tử) như  là một  giả  thuyết làm việc. Điều này, về  sau, được Trần Ngọc Vương cụ thể  hóa bằng một   cái nhìn loại hình học trong  Nhà nho tài tử  và văn học Việt Nam   (1995). Nhà  nghiên cứu Đỗ  Lai Thúy trong  Hồ  Xuân Hương hoài niệm phồn thực  đã thấy  được và lý giải những biểu tượng đa nghĩa, lấp lửng trong thơ  Hồ  Xuân Hương   bằng tín ngưỡng phồn thực, còn Trần Nho Thìn trong  Văn học trung đại Việt  Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) đã đi một bước tiến mới khi đưa ra quan điểm   nghiên cứu văn học trung đại từ  những phạm trù cơ  bản của văn hóa trung đại để  tránh hiện đại hóa văn học dân tộc.  Như   vậy,   các   tác   giả   như:   Đặng   Thai   Mai,   Đào   Duy   Anh,   Nguyễn   Văn  Huyên, nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Phạm Vĩnh  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2