intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

44
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là góp phần tìm hiểu khái niệm về đối thoại văn hóa, những điểm cơ bản về cuộc đời và thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương đồng thời tìm ra những đối thoại văn hóa, những phương thức để đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của bà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Đối thoại văn hóa trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ THÙY CHI ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ THÙY CHI ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƯƠNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 822.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Thu Hằng THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khoa học “Đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn Đinh Thị Thùy Chi i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Thu Hằng đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn nói riêng và các thầy cô giáo của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên nói chung đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin gửi trân trọng cảm ơn BGH trường THPT Bạch Đằng và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn Đinh Thị Thùy Chi ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ...........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 7. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 6 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 NỘI DUNG ......................................................................................................... 8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ....... 8 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan ..................................................... 8 1.1.1. Văn bản, tác giả, độc giả từ cái nhìn liên văn bản ..................................... 8 1.1.2. Đối thoại và đối thoại văn hóa trong tác phẩm văn học .......................... 16 1.2. Vài nét về cuộc đời và thơ Nôm của Hồ Xuân Hương .............................. 18 1.2.1. Vài nét về thi sĩ Hồ Xuân Hương ............................................................ 18 1.2.2. Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương ............................................ 20 1.3. Không gian văn hóa thời đại Hồ Xuân Hương ........................................... 22 1.3.1. Tiền đề lịch sử - xã hội ............................................................................ 22 1.3.2. Không gian văn hóa ................................................................................. 24 Chương 2. ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƯƠNG ................................................................................. 28 2.1. Đối thoại với văn hóa dân gian ................................................................... 28 2.1.1. Văn hóa dân gian và các tác phẩm mang yếu tố dân gian trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương ..................................................... 28 iii
  6. 2.1.2. Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương đối thoại tương hỗ với văn hóa dân gian ............................................................................................... 31 2.2. Đối thoại với văn hóa phong kiến phương Đông ....................................... 42 2.2.1. Văn hóa phong kiến phương Đông và các tác phẩm mang yếu tố văn hóa phong kiến phương Đông ................................................................... 42 2.2.2. Đối thoại tương phản với văn hóa phong kiến phương Đông ................. 45 Chương 3. PHƯƠNG THỨC ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƯƠNG ......................................................... 60 3.1. Sử dụng một sô thủ pháp nghệ thuật dân gian trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương ........................................................................................ 60 3.1.1. Thủ pháp đố tục giảng thanh ................................................................... 60 3.1.2. Thủ pháp lấp lửng hai mặt ....................................................................... 65 3.1.3. Thủ pháp nói lái, chơi chữ, sử dụng khẩu ngữ ........................................ 67 3.2. Vận dụng thủ pháp giễu nhại và tiếng cười dân gian trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương .............................................................. 70 3.2.1. Thủ pháp giễu nhại .................................................................................. 70 3.2.2. Tiếng cười dân gian ................................................................................. 77 KẾT LUẬN....................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Văn học phản ánh một số những biểu hiện của văn hoá, như một tấm gương của văn hóa. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự lĩnh hội và qua cách thể hiện của nhà văn. Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà ở mọi mặt đời sống tinh thần bao bọc trong hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của độc giả. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình như một đứa con tinh thần của văn hoá. Người đọc, với việc tiếp cận tác phẩm cũng được rèn luyện về cách cảm thụ thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách cảm thụ, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá đa dạng, bao dung là tiền đề thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “một không gian nghiên cứu” vừa thẩm định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định. Chính vì nhu cầu làm mới văn học nên một loạt những khái niệm mới như đối thoại văn hóa, liên văn bản ra đời đóng sứ mệnh như một công cụ để giải mã cho sự cởi mở trong văn học. 2. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học độc đáo, mang một số nét đặc thù, cá biệt luôn tạo ra một không gian nghiên cứu không có giới hạn trong việc tiếp nhận văn học trong lịch sử. Vì vậy, nghiên cứu tiếp nhận các vấn đề có liên quan đến hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một cách tìm lại với những kinh nghiệm lịch sử của quá khứ để tìm hướng tiếp cận những hiện tượng này; đồng thời góp phần hướng đến một góc nhìn đánh giá cởi mở, hợp lý hơn đối với các hiện tượng văn học đương đại khác. 3. Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ nổi tiếng được đông đảo độc giả biết đến với tên gọi “Bà chúa thơ Nôm”. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trong nhiều vấn đề như góc độ giới tính, nghệ thuật ngôn từ, hình 1
  8. tượng thơ... Mặt khác, có một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương được học trong chương trình THCS, THPT như: Bánh trôi nước, Tự tình... Vì vậy, lựa chọn đề tài Đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương chúng tôi hi vọng có thêm được một góc nhìn mới, qua đó thấy được quan niệm, tư tưởng nghệ thuật và tài năng sáng tạo của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương trên nền tảng bối cảnh văn hóa đã sản sinh và nuôi dưỡng các tác phẩm, cũng là để góp phần vào quá trình học tập và nghiên cứu các tác phẩm. 4. Liên văn bản là một phương pháp phê bình văn học khá phổ biến ngày nay. Trong lý thuyết về liên văn bản, nguyên lí đối thoại là một trong số những vấn đề quan trọng, được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề đối thoại theo liên văn bản mới chỉ được nghiên cứu phổ biến ở văn học hiện đại, văn học trung đại còn ít, chưa được khai thác sâu về vấn đề này. Chính vì vậy, khi thực hiện luận văn này, tôi hy vọng sẽ trình bày được một vấn đề mới mẻ cụ thể là vấn đề đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, đã có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về thơ Hồ Xuân Hương. Nếu nhà thơ Tản Đà cho rằng ở thơ bà: "Thi trung hữu quỷ" (trong thơ có quỷ), thì nhà thơ Xuân Diệu gọi bà là: "Bà chúa thơ nôm". Trong khi đó, nhà thơ Hoa Bằng gọi bà là "nhà thơ cách mạng"... Nhìn chung, bằng con mắt của các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về Hồ Xuân Hương đều có những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau song đều cùng gặp nhau ở một quan điểm đó là thơ Hồ Xuân Hương có một phong cách riêng, khác thường, tài hoa. Hồ Xuân Hương là một hồn thơ giàu sắc thái sáng tạo, giàu tính nhân bản nhân văn sâu sắc. Một con người độc đáo cả về tính cách lẫn thơ văn mà từ trước đến nay. Điều làm nên sự độc đáo nổi tiếng của bà chúa thơ Nôm chính là ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương. So với các sáng tác của một số nhà thơ đương thời, sự nghiệp sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương với số lượng không nhiều, chủ yếu 2
  9. là mảng thơ nôm, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Lưu Hương Kí, Xuân Hương đàm thoại... với một phong cách thơ độc đáo, đậm chất Hồ Xuân Hương. Thơ Hồ Xuân Hương chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc, gay ấn tượng mạnh, làm say mê, rung động biết bao thế hệ... Trong bài viết “Khuynh hướng thơ Hồ Xuân Hương”, Nguyễn Văn Hoàn nêu ra vấn đề: "Thơ Hồ Xuân Hương nổi rõ lên khuynh hướng bình dân, khuynh hướng dân gian. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ, qua việc vận dụng và gia công phát triển, sáng tạo lại tục ngữ, ca dao; triệt để lợi dụng những tính từ, trạng từ, từ lấp láy để tăng hiệu suất chính xác cho việc miêu tả" [6; tr342]. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ ra cách mà Hồ Xuân Hương sử dụng linh hoạt thi liệu dân gian mà chưa đề cập tới nguyên nhân tại sao Hồ Xuân Hương lại sử dụng như vậy? Ý đồ khi bà sử dụng như vậy là gì? Luận văn của chúng tôi hướng tới làm sáng tỏ điều đó. Trong bài viết: “Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại”, Đoàn Lê Giang đã từng khẳng định: “Như một viên đá kỳ hình đa sắc, thơ Hồ Xuân Hương từ mỗi một góc nhìn lại thấy một kiểu dáng mới, một màu sắc mới. Có rất nhiều điểm nhìn đối với thơ Hồ Xuân Hương như cái nhìn của văn chương bác học, có người lại nhìn từ điểm nhìn văn hóa dân gian, có người nhìn từ chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng và cũng có người nhìn từ phân tâm học, gần đây có người lại nhìn từ phê bình nữ quyền luận,…” [4, tr.2]. Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn học kỳ lạ, người ta không ngừng tìm hiểu, không ngừng khám phá. Hồ Xuân Hương - một hiện tượng thơ tồn tại hàng trăm năm nay mà vẫn không hề cũ bao giờ, luôn được khai thác tìm hiểu trên nhiều phương diện. Mặt khác, bà ví Hồ Xuân Hương sáng tác như một nhà văn hậu hiện đại, chứng tỏ một sự gắn bó khăng khít về mặt không gian và thời gian của Hồ Xuân Hương với văn hóa, văn học. Vậy nên luận văn của chúng tôi muốn đi sâu để khám phá xem bóng dáng một nhà văn hậu hiện đại có trong một nữ thi sĩ thời trung đại được thể hiện như thế nào?. 3
  10. Nguyễn Đăng Na trong bài"Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian" in trong cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, NXB Giáo dục (2003) đã nhận xét: "...Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa cấm dục tôn giáo là hai chủ nghĩa đối lập hoàn toàn quan điểm với nhau, tuy nhiên, Xuân Hương đưa những cảm hứng dân gian không được giai cấp thống trị thừa nhận vào thơ chính thức. Đó cũng là nét riêng của Hồ Xuân Hương, bà tiếp tục tiếng cười dân gian một cách thành công. Tuy nhiên văn học dân gian không phải là nguồn duy nhất tạo nên Hồ Xuân Hương..." [14,tr.363]. Đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn hoá dân gian và hẹp hơn là văn học dân gian trong cách cảm, cách nghĩ, từ đó ta thấy sự kế thừa cũng như nét độc đáo riêng của nữ sĩ. Tác giả khảo sát thơ Hồ Xuân Hương trên ba hệ thống đề tài: Đề tài về loại người "có học" hay cụ thể là những bậc anh hùng, hiền nhân quân tử, đề tài về nhà chùa và đề tài về người phụ nữ rồi đi tới khẳng định: "Hồ Xuân Hương tiếp thu dân gian nhưng không lặp lại dân gian; bà chỉ tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng; cái gì chưa đúng thì uốn nắn"[14, tr.157]. Tuy nhiên, với bài viết này ông chỉ đưa ra vấn đề trong một khuôn khổ nhất định, chưa đặt thơ Hồ Xuân Hương song song trên nhiều phương diện với văn hóa dân gian để thấy được sự đột phá trong phong cách thơ Hồ Xuân Hương. Nhưng ở đây, nhà văn đã hé mở sự đa dạng trong phong cách thơ Hồ Xuân Hương, sự ràng buộc trong nhiều mối quan hệ văn hóa nhưng chưa đặt thơ của Hồ Xuân Hương trong đối thoại với văn hóa dân gian, với văn hóa trung đại thời phong kiến một cách cụ thể nên luận văn của chúng tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu thêm. Trong nền văn học Việt Nam, bên cạnh mảng dịch thuật, những bài viết, công trình nghiên cứu về nguyên lý đối thoại của Trần Đình Sử, Đặng Anh Đào, Nguyễn Đăng Điệp đem lại nhiều nhận định sâu sắc. Cụ thể, Trần Đình Sử trong “M. Bakhtin và thi pháp của Dostoievski” (in trong tạp chí văn nghệ quân đội năm 1985) là người tiên phong so sánh tiểu thuyết đa thanh và đơn thanh của Bakhtin và Dostoievski. “Khi nhân vật được thể hiện tập trung ở sự tự ý thức và lời nói của nó thì quan hệ nhân vật là quan hệ giữa ý thức và ý thức, giữa lời 4
  11. nói và lời nói”. Do đó quan hệ nhân vật thực chất là quan hệ đối thoại. Các sự kiện thực tế là đề tài của đối thoại, thúc đẩy quá trình tự nhận thức. Thuật ngữ đối thoại từ đây phát triển một cách mạnh mẽ trên tinh thần của Bakhtin với sự cụ thể hóa tư tưởng chưa có hồi kết của tính liên chủ thể. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy viết “Hồ Xuân Hương đã vi phạm một loạt những điều cấm kị”, và những vi phạm, những cấm kị đó được ông trình bày rất rõ ràng, chi tiết trong quyển “Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực”.Trái ngược với hình ảnh Hồ Xuân Hương gắn cùng niềm bi ai sầu khổ về số phận bảy nổi ba chìm, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra một Hồ Xuân Hương khác, một Xuân Hương mạnh mẽ tuyên chiến với trật tự xã hội cũ. Một khía cạnh vô cùng thú vị được ông khai thác, đó là hoài niệm phồn thực trong thơ bà. Đã có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề đối thoại văn hóa tiêu biểu như luận văn của Nguyễn Nhật Huy “Đối thoại văn hóa trong tiểu thuyết “Đức Phật, nàng Savitry và tôi”, đại học khoa học xã hội và nhân văn -ĐHQGHN, năm 2011. Đây cũng là một luận văn khai thác về vấn đề đối thoại văn hóa của một tác phẩm văn học. Tuy nhiên có một điểm khác đó là đối thoại văn hóa trong tiểu thuyết cụ thể còn đối với luận văn của tôi là đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi hi vọng có thể góp phần tìm hiểu khái niệm về đối thoại văn hóa, những điểm cơ bản về cuộc đời và thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương đồng thời tìm ra những đối thoại văn hóa, những phương thức để đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của bà. 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi không nghiên cứu toàn bộ các tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương mà chủ yếu tập trung tìm hiểu về thơ Nôm truyền tụng của bà với những đối thoại văn hóa. 5
  12. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu những tiền đề cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu, lí thuyết liên văn bản trong việc tìm hiểu những đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, khái niệm đối thoại và đối thoại văn hóa, đôi nét về đặc điểm thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi tìm xu hướng đối thoại giữa tác phẩm với văn hóa. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những đối thoại văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương Chúng tôi sử dụng tác phẩm: “Hồ Xuân Hương thơ và đời”, Nxb Văn học, Hà Nội, 1998 để khảo sát nghiên cứu cùng với các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. 6. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận văn hóa học và lý thuyết liên văn bản: Sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học. Đồng thời, vận dụng lý thuyết liên văn bản để nhìn nhận tác phẩm như một văn bản luôn tồn tại trong mối liên hệ với những văn bản khác, với người đọc và tác giả, luôn nằm trong một chuỗi bất tận những mối quan hệ. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp phương pháp nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử,... trên cơ sở kế thừa và khai thác thế mạnh của các ngành khoa học khác để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như phân tích thi pháp tác phẩm và các thao tác tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh… 7. Đóng góp mới của luận văn 6
  13. Đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trên nhiều phương diện trong đó có phương diện văn hóa. Tuy nhiên, đối thoại văn hóa là một vấn đề chưa được khai thác. Chính vì vậy, thực hiện luận văn này, tôi muốn đóng góp thêm về vấn đề đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, đặt thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương với văn hóa dân gian và văn hóa phong kiến phương Đông để tìm ra xu hướng đối thoại và phương thức đối thoại. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan đến luận văn. Chương 2: Đối thoại văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương. Chương 3: Phương thức đối thoại văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương. 7
  14. NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 1.1.1. Văn bản, tác giả, độc giả từ cái nhìn liên văn bản Liên văn bản (LVB - intertextuality) là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất nhưng đồng thời cũng là một trong những thuật ngữ khó xác định nhất trong lý thuyết văn học nửa sau thế kỷ XX. Theo nghĩa rộng nhất khái niệm này có thể được xác định như là “sự tương tác của các văn bản” [24,tr.5]. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các lập trường triết học và nghiên cứu của nhà khoa học mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi Đứng ở phía là các tác giả hiểu LVB như một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn); cách hiểu như thế đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốc đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó. Trong cách tiếp cận này không có gì mới ngoài thuật ngữ được dùng để biểu thị các hiện tượng văn học vốn cũng cổ xưa như chính văn học. Chẳng hạn, khi tìm hiểu các tác phẩm văn học ở phương Đông và phương Tây, tất yếu sẽ bộc lộ dấu vết của liên văn bản. Tác phẩm nào cũng có dáng dấp của thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, các thể loại của văn học dân gian với ý thức trong trường ngôn ngữ, tư duy bằng mã ngôn ngữ xuyên trong không gian và thời gian chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành ta thấy dáng dấp của thể loại sử thi, xây dựng hình tượng nhân vật điển hình về hình thức lẫn hành động, thường là những nhân vật anh hùng có ý nghĩa lịch sử đó là nhân vật Tnú. Như vậy, ý thức liên văn bản luôn sẵn có trong quá trình sáng tạo chung, hành trình sáng tác nói riêng của nhân loại, biểu hiện rất nhiều những dấu vết của các công trình quá khứ một cách rõ nét. 8
  15. Liên văn bản là một lý thuyết văn học có phạm vi rộng lớn. Nên chính vì vậy khi nghiên cứu chúng ta chỉ tìm hiểu về một trong những khía cạnh nhỏ của liên văn bản. Ở đây, chúng tôi tìm hiểu kĩ về khái niệm văn bản và các khái niệm khác liên quan đến văn bản như tác giả, độc giả. Ở cả phương Đông và phương Tây, văn bản được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố, kết hợp với nhau một cách rất chặt chẽ về mặt lý luận. Vì vậy, tính liên văn bản vì vậy được hiểu là đặc tính bản thể luận của mọi văn bản. Về cơ bản, tính liên văn bản là quan hệ tương tác, các văn bản có sự “nương nhờ” lẫn nhau, được thực hiện trong tư duy hình thành nội dung văn bản của tác giả và tiếp cận, tiêu thụ văn bản của người đọc. Nó chống lại mọi định kiến về cội nguồn, sự độc sáng, tính tự trị, tính biệt lập của các tác giả, văn bản và độc giả. Theo Bakhtin, đứng ở một khía cạnh khác, LVB được hiểu như là “thuộc tính bản thể của mọi văn bản (“bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản”, R. Barthes), tức là giữa các văn bản không có sự độc lập, không có ranh giới riêng khiến ta không thể phân biệt được các văn bản của cá nhân các tác giả, giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau (không nhất thiết là mang tính nghệ thuật), giữa văn bản và độc giả, và cuối cùng, giữa các văn bản và hiện thực”. [24,tr.26]. Như vậy LVB mô tả không phải hiện tượng văn học, mà một quy luật khách quan nào đấy phụ thuộc vào sự tồn tại, tư duy phát triển của con người. Do đã có sự xóa nhòa về ranh giới, liên văn bản cũng tạo nên sự hiện hữu, đồng hành cùng tồn tại trong các văn bản hiện thời của các văn bản truyền thống và các văn bản khác. Mặc dù các văn bản bị xóa nhòa về ranh giới nhưng nhiều loại tư tưởng khác nhau cùng tồn tại trong văn học và đặc biệt là sự đối thoại của các tư tưởng này trong văn học của các tác giả với các tư tưởng khác được khuyến khích thể hiện công khai chứ không phải là cái nhìn kín đáo, phiến diện, theo ý đồ chủ quan của tác giả nữa. Trong thực tế, một tác phẩm văn học ra đời luôn chịu sự tác động của thời đại, của nền văn hóa trong thời đại đó. Điều này lí giải cho vấn 9
  16. đề trong cùng một thời đại mà kết cấu hay kết thúc của một số tác phẩm văn học rất giống nhau, hay cách giải quyết vấn đề của tác giả tương đối giống nhau. Trong giai đoạn văn học hiện thực 1930-1945, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa nên các tác giả không “tìm ra lối thoát” cho các nhân vật của mình. Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố cũng có kết cục đen tối như bầu trời đêm cuối tác phẩm, Lão Hạc trong “Lão Hạc” của Nam Cao vì quá nghèo đói bần cùng nên phải kết thúc cuộc đời bằng cách ăn bả chó để chết… Như vậy, ở những tác phẩm cùng thời luôn có sự tương đồng trong cách nghĩ, cách viết của tác giả mà liên văn bản gọi đó là sự “xóa nhòa ranh giới”. Người viết - hay còn gọi là tác giả, là những người sản sinh ra văn bản và văn bản được ví như “những đứa con tinh thần” của tác giả. Về mặt hình thức, tác giả là những người tạo ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, “tác giả là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới”[24, tr.27]. Đây là cách định nghĩa phổ biến trong tìm hiểu văn học hiện đại. Tác giả vẫn luôn là chủ thể trực tiếp tạo nên hình thức và nội dung của tác phẩm, đó là quá trình sáng tạo riêng biệt. Tuy nhiên, dưới điểm nhìn của các nhà văn học hậu hiện đại, trong tâm thế liên văn bản thường trực, thì sự nhìn nhận về tác giả, hay người viết, cũng bao trùm những sắc thái mới. Theo R.Barthes, cũng có thể xem người viết như một kẻ truyền đạt và người đọc là kẻ thụ nhận, vai trò của hai chủ thể trên là song song và không thể thay thế trong quá trình hình thành ý nghĩa văn bản. Tác giả, được xem như “cha đẻ” của các văn bản, hình thành các quy ước ngữ nghĩa, các diễn ngôn văn hóa, các kí hiệu triết học. Trong sự xâm lấn của trào lưu và nhận thức luận hậu hiện đại, tác giả đã hoàn toàn mất đi vai trò độc tôn trong việc ấn định ý nghĩa cho văn bản. Điều này đi ngược lại quan điểm khi tìm hiểu, nghiên cứu văn bản, chỉ cần khai thác được hàm ý cụ thể của tác giả khi sáng tạo tác phẩm là sẽ phân tích được toàn bộ nội dung tác phẩm. Cụ thể hơn, chính văn bản không bị gò ép, cố định theo ý 10
  17. niệm của tác giả, nó được thể hiện nội lực vận động theo đúng quy luật phát triển. Bản thân nó tuân theo những quy luật tự trị và người viết chỉ là một phần trong việc quyết định và chuyển dịch ngữ nghĩa của văn bản. Hơn nữa, theo liên văn bản, một văn bản không tồn tại một tác giả cố định với một ý nghĩa được đinh sẵn mà có sự giao cắt không ngừng giữa các ranh giới và các mạng lưới văn bản từ đó đã khiến nảy sinh vô số những luồng tư tưởng của nhiều các tác giả khác nhau trong một văn bản, tức là, đọc một văn bản của một tác giả nhưng ta bắt gặp bóng dáng của rất nhiều luồng tư tưởng khác của những tác giả khác có thể không cùng thời, không cùng phong cách. Trong Công trình Lý thuyết văn chương đương đại của John Lye, cho rằng, tác giả, trong quá trình viết, luôn chịu sự tác động của bốn loại văn cảnh, tức là, nội dung và ý nghĩa của các văn bản được tạo nên không do hoàn toàn chủ quan tác giả mà bị chi phối của những yếu tố khách quan tác động. Đầu tiên, đó là văn cảnh thẩm mỹ, tức là những biểu tượng, hình ảnh liên quan về mặt hình thức, cái đẹp. Vốn được coi là những văn cảnh nghệ thuật nói chung, với các phương tiện sáng tạo văn bản, khi tiếp cận văn bản, người đọc có thể cảm nhận được tính thẩm mỹ và phong cách thời đại mà tác giả đã kế thừa hay lựa chọn. Tiếp theo là những điều kiện văn hóa và kinh tế xã hội của việc tạo lập và tiếp nhận văn bản đó. Trong một văn bản, tất cả hình tượng, ngôn ngữ, ý nghĩa đều mang dấu ấn của văn hóa và xã hội. Với những tác phẩm văn học giai đoạn 1930- 1945, với một tình hình đất nước khó khăn, chìm đắm trong nạn đói và sự bóc lột của tầng lớp thống trị về sưu thuế. Nhân dân phần số đông là dân trí thấp, mù chữ, nghèo đói, bị kìm kẹp về vật chất và tinh thần, nên chính vì vậy các yếu tố về ngôn ngữ, hình ảnh, tư duy cũng bị ảnh hưởng tới điều đó. Thứ ba là các bối cảnh gắn với lịch sử cá nhân, sự diễn giải và ý nghĩa của nó đối với người viết như một cá nhân lẫn một chủ thể sáng tạo. Điều này thể hiện rõ nhất đối với các nhà văn, nhà thơ có cuộc đời đầy sóng gió và biến cố. Họ luôn thể hiện bóng dáng lịch sử cá nhân của mình trong các văn bản, tạo ra một khía cạnh tìm hiểu cho người đọc 11
  18. khi tiếp cận văn bản của họ. Ví dụ khi tiếp cận tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử, ta có thể thấy rõ về lịch sử cá nhân ở đây. Cuộc gặp gỡ với người con gái xứ Huế Hoàng Thị Kim Cúc đã khiến ông để nhớ để thương. Nhưng sau đó ông mắc bệnh phong và điều trị bệnh ở Quy Nhơn. Vào một ngày đẹp trời, ông nhận được tấm bưu ảnh có hình thôn Vĩ Dạ kèm theo mấy lời hỏi thăm của Hoàng Thị Kim Cúc- người con gái mà ông đã yêu bằng một tình yêu đơn phương vô vọng và ông đã sáng tác tác phẩm ấy. Tác phẩm ấy đã mang đậm dấu ấn về lịch sử cá nhân của tác giả. Cuối cùng, cũng quan trọng nhất, là sự ảnh hưởng của những nền văn hóa phụ, giai cấp, chủng tộc, phái tính, khu vực, tạo nên một hệ thống thái độ, nhận thức, nhãn quan và biểu tượng riêng. Hơn nữa, bốn loại văn cảnh đó không tách biệt mà luôn đan xen với nhau trong suốt quá trình sống cũng như sáng tác của người viết, và không phải toàn bộ chúng đều được thể hiện theo nhận thức tường minh, mà có một số chỉ hiển lộ qua những yếu tố hàm ẩn, mơ hồ, đa nghĩa. Do có nhiều sự chi phối nên mọi ý tưởng ban đầu của nhà văn sẽ không bao giờ được ấn định một cách trọn vẹn vào trong tác phẩm theo đúng với ý tưởng ban đầu mà qua sự chi phối ít nhiều của các văn cảnh, khi thực sự bước vào tiến trình tạo lập, văn bản đều phần nào lệch hướng và được cung cấp những cấu trúc hoàn toàn mới lạ, tự do. Trong quá trình lựa chọn những kết hợp của trục biểu đạt, các ý tưởng ban đầu của tác giả không ngừng bị chi phối, ý tưởng này lại sản sinh ra những liên tưởng khác và cứ thế bội sinh lên những ngữ nghĩa mới lạ mà chính tác giả không lường trước được. Không chỉ có tác giả không kiểm soát được mà chính người viết cũng không thể dự đoán hay kiểm soát trường liên tưởng tồn tại trong văn bản do chính mình tìm tòi, ghép các mảnh nghĩa. Chính vì vậy, ngôn ngữ đóng một vị trí quan trọng trong việc tạo lập văn bản thông qua ý thức của người viết hay tác giả. Trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, bà cũng luôn bị chịu ảnh hưởng của bốn loại văn cảnh đó. Hồ Xuân Hương luôn biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc, những nét đẹp trong văn hóa dân tộc, tuy nhiên, các 12
  19. sáng tác của bà cũng chịu ít nhiều về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của thời đại bà sinh sống. Và một điểm đặc biệt nữa là Hồ Xuân Hương có một cuộc đời không bằng phẳng, hai lần lấy chồng làm lẽ. Điều này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các tác phẩm của bà. Người đọc, người tiếp nhận hay độc giả là một trong những nhân tố chủ đạo của quá trình diễn giải và giải mã trong văn học. Người đọc, theo Từ điển thuật ngữ văn học, là “cá nhân thông qua hành vi đọc mà tham gia vào đời sống xã hội. Trong lý luận tiếp nhận, khái niệm người đọc có các nội dung sau: 1) Người đọc thực tế bao gồm người đọc thông thường và người đọc chuyên nghiệp; 2) Người đọc trong quan niệm được chia làm hai loại. Người đọc với tư cách là đối tượng của ý hướng và người đọc hàm ẩn” [5; tr.45-46]. Những khái niệm này đã được làm rõ trong lý luận văn học hiện đại. Cho đến giai đoạn hậu hiện đại, vị thế người đọc càng được nâng cao, tâm lý đọc được đào sâu phân tích. Có thể nói, sự khám phá kĩ lượng đặc tính và việc phát hiện vai trò của độc giả đối với quá trình tạo nghĩa cho văn bản cũng là một trong những bước ngoặt quan trọng của lý thuyết liên văn bản. Có thể thấy, trong bối cảnh “tác giả đã chết”, đã đánh mất sự quyết định về ranh giới giữa văn bản và liên văn bản, thì chính độc giả là chủ thể xác lập ranh giới ấy. Vì so với một cá nhân người viết với thế giới quan, thì người đọc, với tư duy và khả năng nghiên cứu, lĩnh hội của mình đã đủ sức mạnh để mở ra và tạo dựng nên yếu tính liên văn bản của chính văn bản đó. Ý tưởng này đã được R.Barthes khai triển: “sự cáo chung vai trò chủ quyền của tác giả cũng là sự ra đời của người đọc và vận mệnh của một văn bản không phải tùy thuộc vào xuất xứ mà được xác định bởi đích đến của nó: người đọc” [24; tr.148]. Độc giả, có thể nói, là người đã giải phóng năng lượng liên văn bản bởi lẽ. liên văn bản không tồn tại dưới dạng tường minh công khai mà luôn luôn tiềm tàng giữa những khoảng trống và dưới mỗi mạch ngầm của một tập hợp các chuỗi ngữ nghĩa kí hiệu trong văn bản. Như vậy, người đọc đã được xác lập rõ vai trò của đồng đẳng 13
  20. và độc lập trong văn bản. Chủ thể ấy tiếp nhận ý nghĩa gửi gắm từ văn bản, nhưng đồng thời, cũng là một thành tố khi lĩnh hội, cảm thụ được ý nghĩa đó, và tác nhân tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nghĩa cho văn bản. Trong khoảnh khắc tiếp cận, người đọc không chỉ đồng sáng tạo nên văn bản, mà thực chất, còn tự do sáng tạo nên các diện mạo đa dạng và phong phú của văn bản, bằng điều kiện văn hóa, nguồn nhận thức, điều kiện triết học, văn cảnh, nói cách khác, là các cách đọc mà đối tượng ấy bị chi phối, hoặc kế thừa, lựa chọn. Như R. Barthes viết, “Mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản khác, nhưng không nên hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó; mọi sự tìm kiếm “cội nguồn” và “ảnh hưởng” là phù hợp với huyền thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắt được nhưng đồng thời lại đã từng được đọc - những trích đoạn không để trong ngoặc kép”. Tức là theo R. Barthes, bất kỳ văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà không một cái nào là gốc cả. Mọi hiện tượng từ tác phẩm văn hóa, trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn học, triết học, kinh tế, chính trị, xã hội, các trích đoạn, cách ngôn cho đến một cuộc đời, một quan niệm, một lối sống, một bản ngã,… đều có thể được xem như một văn bản. Và chúng không ngừng lớn lên, chi phối lẫn nhau, cùng nhau để sản sinh ra những hệ giá trị mới, những văn bản mới và những văn bản đó lại bội sinh sự chi phối các văn bản khác. Như trên đã chứng minh, văn bản không xác định một cách sắc nét giữa các ranh giới, mặc dù các ranh giới cùng tồn tại nhưng ở trạng thái nhập nhằng. Thứ nhất, đấy là ranh giới của các thể loại văn học và phi văn học, cũng như giữa các thể loại văn học với nhau. Như đã phân tích, mạng lưới liên văn bản tiến hành đánh đổ những quan điểm “duy nhất” của các hiện tượng trong đời sống, đưa chúng vào đa nhãn quan. Hơn nữa, cảm thức liên thể loại trong sáng tạo văn học đã và đang chi phối mạnh mẽ lối viết hậu hiện đại. Sự xâm lấn giữa văn xuôi 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0