Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Truyền thuyết vùng ven sông Cầu (Khảo sát trên địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên)
lượt xem 7
download
Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1 - Khái quát về tiểu vùng văn hóa Thái Nguyên và một số vấn đề lí luận; Chương 2 - Truyền thuyết vùng ven sông Cầu - một số giá trị thể loại; Chương 3 - Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong mối quan hệ với lễ hội và tâm thức dân gian. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Truyền thuyết vùng ven sông Cầu (Khảo sát trên địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THU HƯƠNG TRUYỀN THUYẾT VÙNG VEN SÔNG CẦU (Khảo sát trên địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THU HƯƠNG TRUYỀN THUYẾT VÙNG VEN SÔNG CẦU (Khảo sát trên địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2020 Tác giả Luận văn Cao Thu Hương i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn UBND phường Đồng Bẩm, ban quản lý đền Túc Duyên, ban quản lý đền Xương Rồng, ban quản lý đền Mỏ Bạch, ban quản lý đền Cột Cờ, ban quản lý đền Mẫu Thoải,… đã hết lòng hỗ trợ thông tin, giúp đỡ để tôi hoàn thành được luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, các anh các chị bạn đọc đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả Cao Thu Hương ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................. iii MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ........................................................................ 9 7. Bố cục của luận văn ............................................................................ 9 NỘI DUNG ........................................................................................... 10 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG VĂN HÓA THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ...................................................... 10 1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa và truyền thống lịch sử ở thành phố Thái Nguyên ................................................................. 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 10 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................. 12 1.1.3. Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử................................... 15 1.2. Một số vấn đề lý luận về truyền thuyết .......................................... 19 1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 19 1.2.2. Phân loại ...................................................................................... 20 1.2.3. Một số đặc trưng cơ bản .............................................................. 33 1.3. Tổng quan về văn học dân gian Thái Nguyên ............................... 33 1.3.1. Một số thể loại cơ bản ................................................................. 34 1.3.2. Khái quát về truyền thuyết Thái Nguyên .................................... 39 iii
- Chương 2. TRUYỀN THUYẾT VÙNG VEN SÔNG CẦU, MỘT SỐ GIÁ TRỊ THỂ LOẠI .......................................................................... 43 2.1. Giá trị nội dung của truyền thuyết vùng ven sông Cầu ................. 43 2.1.1. Truyền thuyết phản ánh lịch sử và đời sống dân gian xưa ......... 43 2.1.2. Truyền thuyết tôn vinh các vị anh hùng lịch sử .......................... 46 2.1.3. Truyền thuyết ghi công các vị thần làng ..................................... 49 2.2. Giá trị nghệ thuật của truyền thuyết vùng ven sông Cầu ............... 51 2.2.1. Cốt truyện .................................................................................... 51 2.2.2. Nhân vật ...................................................................................... 52 2.2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật ............................................ 54 2.2.4. Mô típ .......................................................................................... 56 Chương 3. TRUYỀN THUYẾT VÙNG VEN SÔNG CẦU TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LỄ HỘI VÀ TÂM THỨC DÂN GIAN ........ 59 3.1. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong mối quan hệ với lễ hội tôn vinh các vị anh hùng trong lịch sử ........................................................ 60 3.1.1. Truyền thuyết về Chầu Bảy Kim Giao và Dương Tự Minh với lễ hội Đền Mỏ Bạch .................................................................................. 60 3.1.2. Truyền thuyết về Dương Tự Minh và công chúa Thiều Dung với lễ hội đền Túc Duyên ............................................................................ 62 3.1.3. Truyền thuyết về Đội Cấn với lễ hội Đền Đội Cấn .................... 63 3.1.4. Truyền thuyết về Bà Chúa bản tỉnh và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với lễ hội Đền Cột Cờ ........................................................ 65 3.2. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu với các lễ hội ghi công các vị thần bảo hộ, che chở cho nhân dân ............................................................... 68 3.2.1. Truyền thuyết Đền Bến Than với lễ hội Mẫu Thoải ................... 68 3.2.2. Truyền thuyết Đền Xương Rồng với lễ hội Đền Xương Rồng... 69 3.2.3. Truyền thuyết Đền Kim Sơn (Gốc Sấu) với lễ hội đền Kim Sơn......................................................................................................... 71 iv
- 3.2.4. Truyền thuyết Đình - Đền Đồng Tâm với lễ hội Đình - Đền Đồng Tâm ........................................................................................................ 75 3.3. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong tâm thức dân gian .......... 77 3.3.1. Tâm thức hướng về cội nguồn .................................................... 77 3.3.2. Tâm thức đoàn kết sức mạnh cộng đồng .................................... 78 3.3.3. Tâm thức bảo tồn và lưu truyền văn hóa, văn học dân gian ....... 78 KẾT LUẬN .......................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 84 PHỤ LỤC ............................................................................................. 88 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học dân gian rất phong phú và đa dạng về thể loại, trong đó truyền thuyết là một thể loại văn học hết sức đặc biệt bởi đặc trưng thể loại đã cho ta thấy được những giá trị to lớn trong việc lưu truyền và phát huy lịch sử văn hóa dân tộc. Mỗi câu chuyện truyền thuyết dù lưu truyền trong sử sách hay trải qua năm tháng với những lời kể có phần khác nhau thì tất cả vẫn giữ nguyên những giá trị, nét đẹp thiêng liêng trong lịch sử hình thành và phát triển cũng như bản sắc văn hóa dân tộc. 1.2. Sự hình thành và phát triển của dòng văn học dân gian nói chung cũng như truyền thuyết nói riêng không thể không kể đến những truyền thuyết gắn liền với từng địa danh khu vực. Mỗi nơi ta đến, mỗi bản làng ta qua đều mang theo những dấu tích từ xưa cổ, đó chính là những giá trị lâu đời mà những người làm nghiên cứu cần tìm tòi và bảo tồn phát triển. Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh Dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc, Việt Nam (cùng với sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lí đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sông Cầu bắt nguồn từ Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng tây bắc-nam đông sau đó theo dòng chảy hướng khác. Từ địa phận Chợ Mới (Bắc Kạn), nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang Tây Bắc - Đông Nam. Tới địa phận xã Vân Lăng (huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn 1
- rồi đổi hướng sang Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Tới xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên tiếp nhận một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua lòng thành phố. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng Đông Bắc - Tây Nam tới xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu và tiếp tục chảy. Có thể thấy rằng dòng chảy lưu vực sông Cầu kéo dài trọn khu vực thành phố Thái Nguyên. Song song bên cạnh đó là sự hiện diện của những giá trị truyền thuyết mang truyền thống, văn hóa dân tộc có thể thấy qua những ngôi đền, chùa, những di tích lịch sử các cấp qua mỗi địa bàn cụ thể. Theo kết quả phỏng vấn khảo sát nhanh quanh khu vực thành phố Thái Nguyên, đa phần người dân nói chung và giới trẻ nói riêng không có sự hiểu biết nhất định về những truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng gắn với các ngôi đền, di tích lịch sử địa phương. Đặc biệt, tập trung vào lứa tuổi thanh thiếu niên, trung niên. Một điều dễ nhận thấy là ngay cả những người dân sinh sống sát cạnh những ngôi đền, di tích lịch sử đó nhiều chục năm cũng không có những thông tin cơ bản về giá trị truyền thuyết cũng như giá trị văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Mặt khác, hoạt động truyền thông và giáo dục văn học địa phương nói chung và truyền thuyết địa phương nói riêng chưa được quan tâm và thực hiện một cách bài bản. Học sinh bậc THCS, THPT ở Thái Nguyên hiện nay tiếp cận những tác phẩm văn học địa phương chưa thực sự gần gũi và thực tế. Thay vào đó nên để các em có cơ hội được học tập, tìm hiểu về truyền thuyết, giá trị văn hóa ngay tại chính các ngôi đền, di tích lịch sử gần với mình để thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về mảnh đất quê hương mình. 1.3. Bản thân tác giả là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên - vùng ven sông Cầu giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhận thức được thực những giá trị truyền thuyết địa phương, với tình yêu quê hương, xứ 2
- sở, đặc biệt tình yêu với truyền thuyết nói riêng và văn học dân gian nói chung, thông qua luận văn này, tác giả mong muốn bày tỏ tình yêu đối với mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, đồng thời, luôn thường trực một tâm ý gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thuyết lịch sử và văn hóa dân tộc mình. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Truyền thuyết vùng ven sông Cầu (khảo sát trên một số địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên)” được lựa chọn để thực hiện trong luận văn này. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Việt Nam Truyền thuyết là một trong những loại truyện tiêu biểu của loại hình tự sự dân gian. Vấn đề nghiên cứu thể loại truyền thuyết ở nước ta đã có từ rất lâu và đặt ra nhiều vấn đề, ý kiến khác nhau về thể loại này. Theo sử sách ghi chép lại, ngay từ thời Bắc thuộc, các học giả phương Bắc đã ghi lại truyền thuyết về thời Hùng Vương qua các sách: Giao châu ngoại vực kí (thế kỉ IV), Việt Nam chí (thế kỉ V). Khoảng thế kỷ X đến thế kỉ XIV có các sách ghi chép truyền thuyết như Báo cực truyện, Ngoại sử kí của Đỗ Thiện (nay đã thất truyền). Các công trình sưu tầm, tuyển tập văn học dân gian Việt Nam như: Việt điện u linh 越甸幽靈 của Lí Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái 嶺南摭怪 của Trần Thế Pháp, Truyền kì mạn lục 傳奇漫錄 của Nguyễn Dữ, Nam Ông mộng lục 南翁夢錄,v.v... là những minh chứng: truyền thuyết đã được các tác giả văn học, học giả quan tâm nghiên cứu từ lâu. Đến thế kỉ thứ XV thì truyền thuyết dân gian mới được ghi chép nhiều hơn. Ngô Sĩ Liên có ghi chép lại các truyền thuyết ở phần ngoại kỉ trong cuốn Đại Việt sử kí toàn thư. Truyền thuyết đã được nhà sử học sưu tầm, ghi chép, sắp xếp và hệ thống hóa lại. 3
- Tuy nhiên, những tác phẩm nói trên được sưu tầm, tuyển chọn để lưu giữ, chưa thực sự được coi là một tác phẩm văn học dân gian. Cho đến sau này, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng đã đưa ra và tranh luận nhiều đến khái niệm truyền thuyết. Một số tác giả có thời kỳ đã phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể loại văn học dân gian độc lập như Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh... Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian. Tác giả Nguyễn Đổng Chi trong lời tựa “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” cho rằng: Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện cũ những sự việc lịch sử còn được quần chúng truyền lại nhưng không đảm bảo về mặt chính xác (có thể do truyền rộng mà sai lệch) và truyền thuyết phần nhiều chưa được xây dựng thành truyện. Nó mới chỉ là những câu chuyện còn nếu nó phát triển đến mức hoàn thiện thì tùy theo nội dung nó có thể là cổ tích hoặc thần thoại: hiện nay truyền thuyết Việt Nam tìm được rất ít ỏi đượm khí cổ tích nhiều hơn thần thoại vì thế khi sưu tầm thì thường xếp lẫn với cổ tích và coi như truyện cổ tích. Với tác giả Kiều Thu Hoạch, cần đặc biệt đáng chú ý đến truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến. Tác giả đã đưa ra định nghĩa và phân loại truyền thuyết, đồng thời đưa ra những kiến giải sâu sắc về bản chất thể loại. Ý kiến của thủ tướng Phạm Văn Đồng tuy không chú ý đến định nghĩa truyền thuyết nhưng nó có ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu văn học dân gian . Thủ tướng cho rằng: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó một tâm tính thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hóa mà đời con cháu ưa thích” . 4
- Đầu những thập niên 90 cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” của đại học tổng hợp được viết lại, tác giả Lê Chí Quế đã dành một phần viết về truyền thuyết, trong đó ông đã đưa ra khái niệm và là phân loại truyền thuyết. Tác giả Lê Văn Kỳ trong một bài viết năm 1991 mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và lễ hội các anh hùng “cũng đã đề cập đến định nghĩa hội, lễ, mối quan hệ giữa hội lễ như hội lễ Hai Bà Trưng; Thánh Gióng. Luận án “Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng” của tác giả Lê Văn Kỳ bảo vệ năm 1995 có cái nhìn tổng quan về sự gắn bó song song giữa truyền thuyết và lễ hội. Tác giả tập trung khai thác đến những lễ hội về các vị anh hùng từ đó có sơ sở nghiệm hướng nghiên cứu một thể loại văn học dân gian trong chỉnh thể folklore. Qua một số ý kiến nghiên cứu chuyên hoặc không chuyên về thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam có thể thấy rằng: truyền thuyết ra đời sau thần thoại nhưng vẫn có yếu tố song trùng với thần thoại và gần gũi với cổ tích. Thời kì về sau các nhà nghiên cứu đều coi truyền thuyết là một thể loại riêng của văn học dân gian và có những công trình nghiên cứu đi sâu theo đặc trưng thể loại này. Tuy nhiên, hầu hết mới dừng lại ở việc tìm hiểu, nghiên cứu bản thân các câu chuyện truyền thuyết mà chưa đặt chúng vào mối quan hệ hữu cơ với các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng, mà cụ thể là lễ hội tại các đền, di tích lịch sử. 2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Thái Nguyên Truyền thuyết ở Thái Nguyên khá phong phú và có mối quan hệ chặt chẽ với lễ hội và tâm thức dân gian. Nó có giá trị như là nơi lưu giữ tri thức dân gian và tâm hồn dân tộc. Cũng đã có những công trình nghiên cứu về truyền thuyết ở Thái Nguyên đặc biệt là những truyền thuyết gắn liền với đền, chùa - nơi hội tụ đầy đủ sự linh thiêng và giá trị văn hóa. Có thể kể đến như Ngô Đức Thọ trong từ điển di tích lịch sử văn hóa Việt Nam đã giải thích về nguồn gốc về đền, chùa trên địa bàn cả nước trong đó có Thái Nguyên. Tuy nhiên, những chú thích của ông còn ngắn gọn chưa có được sự chi tiết, tỉ mỉ. 5
- Cuốn sách “Địa chí Thái Nguyên” (2007) - NXB Chính trị quốc gia trong đó có phần 2 về lịch sử Thái Nguyên từ thời Hai Bà Trưng đến khi trở thành căn cứ địa cách mạng, thủ đô kháng chiến. Và phần 7 phụ lục về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa các di sản của dân tộc nhưng tất cả đều ít hoặc không đi sâu đến những giá trị truyền thuyết văn hóa cổ xung quanh khu vực các đền thuộc thành phố Thái Nguyên. Một số công trình nghiên cứu truyền thuyết lịch sử về vị tướng Dương Tự Minh - một vị thủ lĩnh người Thái Nguyên được thờ phụng ở nhiều ngôi đền khác nhau nhưng phần lớn các bài viết chỉ tập trung tìm hiểu tại địa điểm Đền Đuổm (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) như cuốn sách “Núi Đuổm và Dương Tự Minh” (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thái Nguyên xuất bản năm 2010); luận văn tốt nghiệp Đại học của Trần Thị Ngọc tìm hiểu về Truyền thuyết Dương Tự Minh và lễ hội đền Đuổm; luận văn thạc sĩ của 2 tác giả: Nguyễn Thị Phương Thủy nghiên cứu về hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên năm 2013; Nguyễn Hương Cúc khảo cứu về Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên năm 2017... Đề tài Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở tiểu vùng văn hóa Thái Nguyên [29] của Chi hội Văn nghệ dân gian Trường ĐHSP TN, nghiệm thu năm 2019 là một nghiên cứu nữa theo xu hướng này. Đề tài đã tập hợp, sưu tầm, nghiên cứu những giá trị của truyền thuyết và lễ hội dân gian trên mảnh đất giầu truyền thống văn hóa này trên phạm vi khá rộng. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chưa quan tâm tìm hiểu những truyền thuyết và lễ hội nhỏ lẻ ven sông Cầu trong địa bàn văn hóa quanh thành phố Thái Nguyên. Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về truyền thuyết vùng ven sông Cầu (trên một số địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên) là một hướng đi 6
- đem lại nhiều giá trị cao về mặt khoa học. Chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể và hệ thống về vấn đề này. Tuy nhiên, những công trình nói trên sẽ là tiền đề khoa học quý báu, là gợi mở tích cực cho chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Truyền thuyết vùng ven sông Cầu thuộc thành phố Thái Nguyên. - Do đặc điểm truyền thuyết gắn liền với với các mùa và nghi lễ nên trong điều kiện có thể, người viết đồng thời khảo sát truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội và tâm thức dân gian. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Hệ thống truyền thuyết tại một số đền thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên (tư liệu đã xuất bản và mới sưu tầm). - Luận văn chủ yếu tìm hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị nội dung, nghệ thuật của những truyền thuyết quanh khu vực thành phố dưới góc độ khoa học văn học dân gian và trong mối quan hệ với lễ hội dân gian. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Tập hợp, sưu tầm các truyền thuyết ở một số địa bàn khu vực thành phố Thái Nguyên. - Trên cơ sở đó tìm hiểu giá trị của hệ thống truyền thuyết này với tư cách một thể loại văn học truyền thống của dân tộc trong môi trường sinh hoạt dân gian. - Khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn kho tàng truyền thuyết của thành phố Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. 7
- 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. - Tập hợp, sưu tầm và khảo cứu các truyền thuyết tại một số địa bàn thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên. - Trong điều kiện cho phép, tìm hiểu thêm một số lễ hội gắn với truyền thuyết tại các đền trong mối quan hệ với tâm thức dân gian. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp điền dã sưu tầm văn học dân gian Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực tế sưu tầm, tìm hiểu lịch sử, truyền thuyết còn được lưu lại hoặc truyền tụng tại các đền khu vực thành phố Thái Nguyên để thu thập các thông tin cần thiết. Để thu thập tư liệu, tác giả luận văn sẽ tiến hành khảo sát tại một số phường, xã trên địa bàn như: phường Gia Sàng, phường Hoàng Văn Thụ, phường Trưng Vương, phường Thịnh Đán, phường Đồng Bẩm, xã Đồng Liên... 5.2. Phương pháp thống kê Thống kê là một việc làm quan trọng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát truyền thuyết vùng ven sông Cầu. Phương pháp giúp chỉ ra được hệ thống truyền thuyết có sẵn từ đó làm cơ sở để sưu tầm, phát hiện những bản kể khác mang giá trị trong quá trình nghiên cứu. 5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp phân tích các công trình nghiên cứu về truyền thuyết, văn hóa nói chung và địa phương Thái Nguyên nói riêng. Đồng thời phân tích và tổng hợp những dữ liệu thông tin mình sưu tầm, tìm hiểu được làm tiền đề cho sự phát triển của luận văn và rút ra các nhận xét, kết luận về vấn đề khảo sát. 8
- 5.4. Phương pháp so sánh Trong luận văn này, phương pháp so sánh sẽ được vận dụng để đối chiếu các truyện được xuất bản và sưu tầm về mặt cốt truyện. Từ đó có những đánh giá khách quan về nội dung và nghệ thuật của các bản kể. 5.5. Phương pháp liên ngành Phương pháp này được sử dụng khi áp dụng phương pháp của nhiều ngành vào trong quá trình nghiên cứu như Lịch sử, Địa lí, Văn hóa để từ đó có cơ sở phân tích, phát triển bài luận một cách chính xác và khoa học. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã tập hợp, sưu tầm và ghi lại thành văn những truyền thuyết về các đền tại nhiều khu vực thuộc thành phố Thái Nguyên đang được lưu truyền. - Phân tích đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết vùng ven sông Cầu dưới góc độ khoa học nghiên cứu văn học dân gian. - Đồng thời, trực tiếp tham gia khảo sát một số lễ hội tại các đền vào dịp quan trọng, góp phần nâng cao ý thức bảo lưu, giữ gìn vốn văn hóa văn học dân gian trong xã hội hiện đại. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về tiểu vùng văn hóa Thái Nguyên và một số vấn đề lí luận. Chương 2: Truyền thuyết vùng ven sông Cầu - một số giá trị thể loại. Chương 3: Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong mối quan hệ với lễ hội và tâm thức dân gian. 9
- NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG VĂN HÓA THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa và truyền thống lịch sử ở thành phố Thái Nguyên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của con người. Cũng nhờ vào hoàn cảnh tự nhiên mà các giá trị văn hóa, văn học mới nảy sinh, tồn tại và phát triển. Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962, đây là một thành phố công nghiệp nằm bên bờ sông Cầu. Tổng diện tích tự nhiên 222,93 km2. Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965). Ngoài ra, thành phố được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình. 10
- Về khí hậu, thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Theo thống kê của báo Thái Nguyên, tài nguyên thiên nhiên nơi đây rất phong phú và đa dạng, có thể kể đến như: + Tài nguyên đất: So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08%... + Tài nguyên rừng: Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua. + Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn. 11
- + Nguồn nước: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú. [59] Những điều kiện tự nhiên phong phú đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội Bên cạnh sự phong phú và đa dạng về điều kiện tự nhiên, Thái Nguyên cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng Việt Bắc. Đây là đầu mối giao thông trực tiếp với thủ đô Hà Nội, có đường sắt, đường sông, quốc lộ số 3 chạy qua. Xét trên toàn tỉnh, với riêng thành phố Thái Nguyên, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Năm 2016, thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5%. Trong đó: - Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 18,1%. - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%. - Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tăng 5%. - Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh 2010) năm 2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch. - Thu ngân sách: năm 2017 đạt 2.500 tỷ đồng Năm 2018, thành phố đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 16%. Thu ngân sách 8 tháng đầu năm 2018 đạt 3.008 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 34 nghìn tỷ đồng. [53] Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh Thái Nguyên (bao gồm cả TP Sông Công và TX Phổ Yên), là trung tâm công nghiệp lâu đời với trung tâm công nghiệp Gang Thép. Ngoài ra thành phố còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, các di tích lịch sử, cách mạng. 12
- Nơi đây có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Bên cạnh đó, để thu hút và thúc đẩy kinh tế, thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc "một cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố. Khác với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định hay các thành phố khác thuộc vùng đồng bằng, thành phố Thái Nguyên là một thành phố thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc với những quả đồi thấp, và dòng sông Cầu, sông Công chảy qua. Nhiều công trình mang tính lịch sử có những đặc trưng riêng như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên,.. Cùng với đó là các công trình mới liên tục được xây dựng như: Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, tháp tài chính FCC, tòa nhà Kim Thái, trung tâm thương mại Vincom, các khu chung cư cao tầng TBCO, TECCO,.. Tất cả đã tạo nên một thành phố Thái Nguyên với một bộ mặt mới ngày càng hiện đại hơn. Trong tương lai, thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục phát triển đô thị khang trang hơn với các dự án và công trình đã và đang triển khai như: Dự án đô thị hai bên bờ sông Cầu kết hợp chỉnh lũ sông Cầu, khu đô thị Picenza 1 và 2, khu nhà ở HUDS Đồng Bẩm,... Các công trình này hứa hẹn sẽ tạo điểm nhấn mới cho sự phát triển năng động của thành phố Thái Nguyên trong tương lai. Về giáo dục: Giáo dục, đào tạo ở thành phố Thái Nguyên có bước phát triển cả về mạng lưới, quy mô, loại hình; chất lượng giáo dục ngày càng được 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 306 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 254 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 243 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 124 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn