Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường ở huyện Phù Yên - Sơn La
lượt xem 4
download
Luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm cấu trúc và định danh (cách đặt tên) những “đồ ăn, thức uống và đồ hút” trong tiếng Mường, khái quát một số nét văn hóa đặc sắc cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa thể hiện qua lớp từ ngữ này. Qua đó, góp phần giới thiệu và bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người Mường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường ở huyện Phù Yên - Sơn La
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ KIM THOA TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG MƯỜNG Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ KIM THOA TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG MƯỜNG Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tạ Văn Thông THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường ở huyện Phù Yên - Sơn La là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Thoa i
- LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Tạ Văn Thông, người hướng dẫn em viết luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo giảng dạy lớp Cao học Ngôn ngữ học K24. Xin cảm ơn các bác, các anh chị người Mường ở Phù Yên - Sơn La đã cung cấp những tư liệu quý có liên quan đến luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường THPT Nam Triệu, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Thoa ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các bảng và quy ước trình bày .......................................................... iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 3 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 4 6. Bố cục luận văn ............................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT....................................................................... 5 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...................................................................... 5 1.1.1. Những nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa................................................ 5 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về người Mường, tiếng Mường và các từ ngữ chỉ ẩm thực Mường.................................................................................................... 9 1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 12 1.2.1. Định danh................................................................................................. 12 1.2.2. Nghĩa và trường từ vựng ......................................................................... 14 1.2.3. Từ ngữ và cấu tạo từ ................................................................................ 17 1.2.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa .................................................. 19 1.2.5. Khái quát về ẩm thực ............................................................................... 21 1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 25 1.3.1. Vài nét về người Mường ......................................................................... 25 1.3.2. Đặc điểm tiếng Mường ............................................................................ 28 1.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 30 iii
- Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG MƯỜNG Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA .................................................. 32 2.1. Khái quát về kết quả khảo sát ..................................................................... 32 2.2. Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường xét về hình thức .................... 33 2.3. Các từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường xét về quan hệ giữa các thành tố .... 39 2.4. Các từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường xét về phương thức định danh ........ 43 2.4.1. Khái quái về các phương thức định danh ................................................ 43 2.4.2. Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến nguyên liệu chính ..... 44 2.4.3. Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến phương thức chế biến ..... 46 2.4.4. Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến đặc tính: hương vị, màu sắc... ........................................................................................................... 48 2.4.5. Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến gia vị......................... 50 2.4.6. Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến cách bảo quản ........... 51 2.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 53 Chương 3: VĂN HÓA MƯỜNG QUA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ẨM THỰC Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA.................................................................... 54 3.1. Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh các mối quan hệ của người Mường với tự nhiên và xã hội ........................................................................................ 54 3.2. Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, tập tục của người Mường........................................................................ 59 3.3. Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh đời sống lao động sản xuất của người Mường ..................................................................................................... 73 3.4. Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh quan niệm về sức khỏe và bệnh tật của người Mường ........................................................................................ 75 3.5. Từ ngữ chỉ ẩm thực và sự phản ánh kinh nghiệm và khẩu vị độc đáo của người Mường về ẩm thực .................................................................. 77 3.6. Tiểu kết ....................................................................................................... 81 KẾT LUẬN....................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tổng hợp các từ ngữ chỉ ẩm thực tiếng Mường 31 2.2 Tổng hợp các từ ngữ xét về số lượng “tiếng” 33 2.3 Tổng hợp các từ ngữ xét về phương thức định danh 42 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến 2.4 44 nguyên liệu chính Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến cách 2.5 46 thức chế biến Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến đặc 2.6 48 tính: hương vị, màu sắc... 2.7 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến gia vị 49 Phương thức định danh có liên quan chủ yếu đến cách 2.8 50 bảo quản 2. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY Hiện nay, ở Sơn La, tiếng Mường chưa có chữ viết chính thức, nhưng ở các địa phương như Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La..., người Mường đã tự chế tác chữ Mường và dùng để ghi chép hàng ngày, những tác phẩm văn học dân gian, các sáng tác văn học và trong một số ấn phẩm khác. Tháng 6 năm 2016, UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt bộ chữ Mường và có “Kế hoạch triển khai ứng dụng bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” tháng 10 năm 2016. Năm 2017, tỉnh Hòa Bình đã có công bố bộ sách tiếng Mường và đưa vào giảng dạy. Trong luận văn này, các ví dụ tiếng Mường được ghi bằng chữ Mường tỉnh Hòa Bình. iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khi tìm hiểu từ vựng của một ngôn ngữ, việc xác định những từ ngữ được liên kết với nhau thành một hoặc những tập hợp nhờ có chung một hoặc một số thành tố nghĩa có thể giúp làm sáng rõ những đặc trưng và quan hệ trong cơ cấu nghĩa, về sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong từ vựng của ngôn ngữ đang xét. Qua đó, có thể rõ hơn về quan hệ hệ thống về hiện thực trong từ vựng, cách định danh hay sự ghi nhận bằng phương tiện ngôn ngữ, đối với các sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan. Đây là công việc cần thiết trong nghiên cứu các ngôn ngữ, trong đó có tiếng Mường. 1.2. Trong đời sống xã hội của một cộng đồng, “ăn, mặc, ở, đi lại” là điều kiện tồn tại và phát triển của con người. Trong đó, ẩm thực (ăn, uống, hút) có thể xem là một phần quan trọng nhất, được quan tâm nhiều nhất. Ẩm thực không chỉ để nuôi dưỡng con người mà còn gắn liền với vốn văn hóa truyền thống, phản ánh những mối quan hệ phong phú và phức tạp của con người với thế giới xung quanh. Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc. Các dân tộc thiểu số ở các địa phương có những tập quán ẩm thực riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu các từ ngữ thuộc văn hóa ẩm thực của một dân tộc như người Mường có thể cho ta cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về những đặc trưng văn hóa của họ, từ đó giúp ta có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về ý nghĩa văn hóa hàm chứa trong “ẩm thực”, có thể hiểu được phần nào cách ứng xử với tự nhiên và xã hội của cộng đồng này. 1.3. Dân tộc Mường là một dân tộc có số dân đông (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, có số dân 1.268.963 người, xếp thứ 4 ở Việt Nam). Người Mường được biết đến là cộng đồng có một nền văn hóa đặc sắc và có ngôn ngữ tộc người riêng biệt - tiếng Mường. Ở Sơn La, dân tộc Mường là dân tộc chiếm 8,4% dân số, cư trú chủ yếu ở các huyện Phù Yên, 1
- Bắc Yên, Mộc Châu. Ở huyện Phù Yên có 46.218 người Mường, chiếm 43,89% dân số. Hiện nay, cũng như nhiều ngôn ngữ ở Việt Nam, tiếng Mường nói chung và tiếng Mường ở Phù Yên - Sơn La ít có cơ hội được phát triển. Nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường ít người biết đến, việc nghiên cứu các mặt của ngôn ngữ dân tộc Mường chưa được quan tâm đầy đủ và sâu sắc. Chọn đề tài nghiên cứu về các từ ngữ thuộc trường “ẩm thực”, tác giả luận văn mong có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về tiếng Mường, đồng thời về văn hóa ẩm thực nói riêng, văn hóa truyền thống của người Mường nói chung, được phản ánh qua ngôn ngữ, qua nghiên cứu trường hợp ở một địa phương cụ thể: Phù Yên - Sơn La. Qua đó tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, bảo tồn và phát triển tiếng Mường và quảng bá về các món ăn của dân tộc Mường. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm cấu trúc và định danh (cách đặt tên) những “đồ ăn, thức uống và đồ hút” trong tiếng Mường, khái quát một số nét văn hóa đặc sắc cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa thể hiện qua lớp từ ngữ này. Qua đó, góp phần giới thiệu và bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người Mường. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lí luận liên quan đến từ ngữ, trường từ vựng ngữ nghĩa và văn hoá ẩm thực cũng như đặc điểm chính của tiếng Mường về cội nguồn, loại hình, cấu trúc. - Thứ hai, thu thập tư liệu về từ ngữ tiếng Mường chỉ đồ ăn, thức uống và đồ hút trong sinh hoạt hằng ngày, trong các sách vở và vốn văn hóa dân gian, qua điều tra thực tế. 2
- - Thứ ba, miêu tả đặc điểm hình thức và định danh của các từ ngữ chỉ ẩm thực. Tìm hiểu và chỉ ra đặc điểm văn hóa của người Mường trên địa bàn tỉnh Sơn La qua các từ ngữ trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận văn là nhóm các từ ngữ chỉ ẩm thực (đồ ăn, thức uống và đồ hút) trong tiếng Mường trên địa bàn huyện Phù Yên- tỉnh Sơn La. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do trường từ vựng thuộc văn hóa ẩm thực khá rộng, cho nên luận văn chỉ dừng lại khảo sát những từ ngữ chỉ gọi tên (những đồ ăn, thức uống và đồ hút) trong tiếng Mường. 4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu nghiên cứu Tư liệu về vốn từ ngữ chỉ “đồ ăn, thức uống, đồ hút” của người Mường được thống kê từ hai nguồn chủ yếu: Thứ nhất, trên cơ sở khảo sát điền dã tìm hiểu thực tế tiếng Mường trong đời sống ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Thứ hai, tham khảo từ các nguồn: 1. Từ điển Mường - Việt của Nguyễn Văn Khang - chủ biên (2012), Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội. 2. Đẻ đất đẻ nước, Sử thi Mường của Đặng Văn Lung, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân. 3. Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình của Bùi Chỉ, Nxb văn hóa dân tộc Hà Nội (2001). 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp miêu tả: để phân tích các đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường, từ đó rút ra các quy luật chung của các từ ngữ này. Sử dụng các thủ pháp luận giải bên trong (phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp đối lập, thủ pháp phân tích nét nghĩa 3
- và xác định các trường nghĩa…) để tiến hành phân loại, hệ thống hóa các đơn vị ngôn ngữ thành các nhóm, các tiểu hệ thống. - Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: để thu thập tư liệu một cách hiệu quả về các từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Mường. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thủ pháp bên ngoài như thống kê phân loại, tri thức về văn hóa tộc người… để đánh giá nhóm từ ngữ này trên bình diện văn hóa (theo hướng tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - văn hóa học). 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về lí luận Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu hệ thống về các từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Mường trên địa bàn tỉnh Sơn La. Do vậy luận văn sẽ cung cấp thêm những cứ liệu về những đặc điểm của một lớp từ trong nghiên cứu từ vựng học và hệ thống từ vựng văn hóa các ngôn ngữ ở Việt Nam. 5.2. Về thực tiễn Kết quả của luận văn có thể cung cấp thêm tư liệu trong việc tìm hiểu, biện giải những nét văn hóa (đặc biệt là văn hóa ẩm thực) của cư dân Mường nói chung và cộng đồng người Mường trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nói riêng. Từ đó góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường cũng như các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hướng tới biên soạn một cuốn từ điển ẩm thực về người Mường nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm các chương mục chính sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Đặc điểm các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường ở huyện Phù Yên - Sơn La Chương 3: Văn hóa Mường qua các từ ngữ chỉ ẩm thực ở huyện Phù Yên - Sơn La. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa Trong quá trình phát triển, có nhiều hướng quan niệm về trường từ vựng. Ứng với các quan niệm ấy là các hệ thống phân loại trường khác nhau. Theo các tài liệu hiện có, có hai khuynh hướng chính nghiên cứu trường từ vựng: Khuynh hướng 1: coi trường từ vựng là tất cả những từ có phạm vi quan hệ đồng nhất về khái niệm. Đại diện cho khuynh hướng nghiên cứu này là các tác giả: J. Trier, L. Weisgerber, Hallig, W. Von Warburg…. Họ đại diện của trường phái Humboldt mới trong ngữ nghĩa học. Trong đó J. Trier và Weisgerber được coi là những người đầu tiên đưa ra khái niệm về trường. Công trình “Der deutsche Wortschatz im Sinnbezirk des Verstandes. Die Geschichte eines sprachlichen Feldes" (1931) của J. Trier đã đưa ra một quan niệm mới khi nghiên cứu nghĩa học. Theo ông “mặt nghĩa của ngôn ngữ có một kết cấu chặt chẽ được phân chia thành những trường hoặc những phạm vi khái niệm một cách rõ ràng. Những phạm vi đó tồn tại trong ý thức ngôn ngữ của một cộng đồng ngôn ngữ nào đó” [79, tr.39]. Lí thuyết trường của Trier thường được coi là trường đối vị (dọc), liên quan đến các mối quan hệ đối vị giữa các từ như hiện tượng hạ danh (tôn ti), đồng nghĩa, trái nghĩa. L.Weisgerber đã có những quan điểm bổ sung cho quan điểm lí thuyết trường của J.Trier. Ông chia các trường thành trường một tầng và trường nhiều tầng, trong đó, trường một tầng là kết quả của cái mà chúng ta nhìn xuất phát từ một quan điểm duy nhất, còn trường nhiều tầng là kết quả của hai hay nhiều quan điểm. Khuynh hướng thứ 2: coi trường từ vựng là tất cả những từ có quan hệ đồng nhất về nghĩa. 5
- Các nhà ngôn ngữ thời kì ngữ nghĩa học hiện đại đã xây dựng lí thuyết trường nghĩa dựa trên các tiêu chí hoàn chỉnh hơn. Theo đó, các tác giả cũng đưa ra được tiêu chí phân lập trường nhất quán: trường nghĩa là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa. 1.1.1.1. Ở nước ngoài Lí thuyết trường từ vựng (theory of lexcical field) đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nghiên cứu nghĩa học. Thuật ngữ trường từ vựng (lexcical field) còn được gọi là trường nghĩa (sematic field). Lí thuyết trường từ vựng xuất phát từ tư tưởng của H. Humboldt và các quan điểm của Pokrovsky, Osthoff và đặc biệt là những phát hiện sau này của Saussure: ngôn ngữ là một hệ thống được tổ chức chặt chẽ, trong đó giá trị của nghĩa một yếu tố ngôn ngữ phụ thuộc vào sự có mặt của các yếu tố ngôn ngữ khác, đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của lí thuyết trường từ vựng (trường nghĩa/ trường từ vựng ngữ nghĩa)... 1.1.1.2. Ở Việt Nam Từ những năm 70 của thế kỉ XX, lí thuyết về trường từ vựng (trường nghĩa; trường từ vựng - ngữ nghĩa) được giới thiệu và nghiên cứu ở Việt Nam. Lí thuyết này được đề cập đến qua các công trình của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán… Tác giả Đỗ Hữu Châu là người đã sớm giới thiệu lí thuyết trường từ vựng và áp dụng lí thuyết trường từ vựng vào nghiên cứu tiếng Việt. Theo hướng nghiên cứu này, ông đã thể hiện ý tưởng chính trong hai công trình Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt (1981) và Cơ sở ngữ nghĩa học (1989). Theo sự trình bày của tác giả, trường từ vựng là tổng hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Ông cũng cho rằng để xác lập được các trường từ vựng cần phải dựa vào mối quan hệ về nghĩa giữa các từ. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt (1983), đã chỉ ra đặc tính của hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa trong quan 6
- hệ về nghĩa giữa các từ trong tiếng Việt. Ông đã đưa ra vấn đề lí thuyết về loạt nghĩa và tính hệ thống của các đơn vị nghĩa của từ. Gần đây, trong cuốn chuyên khảo tổng hợp Từ và từ vựng học tiếng Việt, tác giả đã tập trung làm rõ quan niệm về trường nghĩa và có đề xuất phân biệt khái niệm trường từ vựng và trường nghĩa. Theo tác giả, hai thuật ngữ này ban đầu được các học giả dùng như nhau, có thể thay thế cho nhau. Song, sau này, các nhà ngôn ngữ học hiện đại đã quan tâm đến các yếu tố ngoài lời của ngôn ngữ (ngữ cảnh) mà gắn với nó là hiện tượng đa nghĩa nên cho rằng không thể đồng nhất khái niệm trường từ vựng với khái niệm trường nghĩa. Khi tìm hiểu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ đã vận dụng lí thuyết trường từ vựng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, những công trình đi theo hướng này còn rất khiêm tốn. Đến nay, lí thuyết trường từ vựng vẫn được vận dụng tích cực để nghiên cứu trên những tư liệu mới, vẫn được đánh giá cao khi nghiên cứu các trường hợp cụ thể trong một hay vài ngôn ngữ. Trên thực tế, lí thuyết trường từ vựng được vận dụng vào nghiên cứu với vai trò là cơ sở để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau: chỉ ra các đặc trưng văn hóa; đặc điểm của các ngôn ngữ; ngôn ngữ trong các loại văn bản khác nhau…. 1.1.1.3. Những nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường Qua tìm hiểu ban đầu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc và văn hóa Mường ở Việt Nam. Một số công trình tiêu biểu như sau: Tác giả Lâm Tâm đã viết bài Tên gọi của người Mường và mối quan hệ giữa tên gọi của người Mường với người Việt, “Nghiên cứu lịch sử”, số 32, 1961, tr. 47. Ở cuốn sách này, tác giả đã làm rõ tên gọi của người Mường cũng như mối quan hệ từ xa xưa của người Việt và người Mường. Bàn về mối quan hệ của hai dân tộc Việt-Mường, tác giả Nguyễn Đình Khoa viết Về mối quan hệ Việt Mường trên cơ sở tài liệu nhân chủng học, 7
- “Nghiên cứu lịch sử”, số 125,1969. Cùng đề tài về mối quan hệ của hai dân tộc Việt-Mường, tác giả Nguyễn Dương Bình đã viết bài Góp phần tìm hiểu mối quan hệ Việt Mường trong lịch sử, “Thông báo dân tộc học”, số 1, 1973, tr.25. Tác giả Trần Quốc Vượng, Nguyễn Dương Bình có bài viết Một vài nhận xét về mối quan hệ Mường Việt qua quá trình phân hóa giữa tộc Mường và tộc Việt, “Thông báo khoa học” (sử học). Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, t. V, 1971, tr.216. Tác giả Nguyễn Đức Từ Chi, người chuyên nghiên cứu về văn hóa Mường, ông có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa của người Mường như: Cõi sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền của người Mường (Viết chung với Bạch Đình). Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 140-141/1971. Cạp váy Mường. Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 3/1974. Người Mường và núi đồi. Tạp chí Dân tộc học số 3/1976. Hoa văn Mường. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội 1978. Món ăn Huế, món ăn Mường. Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật số 3/1993. Lời giới thiệu cuốn Người Mường của Cuisinie. NXB Lao Động. Hà Nội 1995. Người Muờng ở Hoà Bình. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội 1995. Tác giả Chu Thái Sơn có bài viết Qúa trình hình thành một nhóm địa phương Mường - người Au Tá ở Hòa Bình, “Tạp chí dân tộc học”, số 3, 1975, tr.50. Tác giả Jeand Cwissinier (1995), trong cuốn Người Mường (Địa lý nhân văn và xã hội học), Nxb Lao động, Hà Nội, đã nghiên cứu về nguồn gốc, địa bàn cư trú và những nét văn hóa truyền thống trong đời sống của cộng đồng người Mường. Trong cuốn Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội (2001), tác giả Bùi Chỉ đã đề cập tương đối cụ thể về ẩm thực Mường.Tác giả đã phân tích những tác động của môi trường tự nhiên đến nguồn nguyên liệu chế biến món ăn, các kỹ thuật chế biến đồ ăn uống và ứng 8
- xử trong ăn uống của người Mường. Qua đó có thể thấy được những nét văn hóa đặc sắc của người Mường. Trong cuốn Nhạc lễ của người Mường và người Thái ở Phù Yên, tỉnh Sơn La, NXB KHXH, Hà Nội (2005), tác giả Đinh Văn Ân đã đi sâu nghiên cứu về những nét văn hóa lễ hội của người Mường ở Phù Yên, Sơn La. Nghiên cứu về văn hóa Mường không thể không nhắc đến bộ sử thi Mường nổi tiếng Đẻ đất đẻ nước, bộ gần đây nhất do Đặng Văn Lung, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân biên soạn, NXB thông tấn xã Việt Nam, 2012. Đây là một bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm của người Mường về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới. Tác giả Cao Sơn Hải cuốn Lễ tục vòng đời người Mường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), đã chú trọng miêu tả những nét văn hóa lễ tục trong đời sống của cộng đồng người Mường ở Thanh Hóa. Tác giả Tạ Đức viết cuốn sách Nguồn gốc người Việt - người Mường (Nxb Tri Thức, H., 2013). Trong cuốn sách của mình, tác giả Tạ Đức đã bàn kĩ về nguồn gốc của người Việt và người Mường... Qua những công trình vừa dẫn ra ở trên, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã dành nhiều chú ý cho văn hóa ẩm thực dân gian Mường, xét về phương diện dân tộc học. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về người Mường, tiếng Mường và các từ ngữ chỉ ẩm thực Mường 1.1.2.1. Những nghiên cứu về tiếng Mường Nghiên cứu về tiếng Mường có một quá trình khá dài, với sự ghi nhận qua một số công trình tiêu biểu như: Bàn về mối quan hệ giữa Người Mường và người Kinh, tác giả Nguyễn Thế Phương có bài viết Tiếng Mường và mối quan hệ về nguồn gốc giữa người Mường, người Kinh, Tập san Văn - Sử - Địa”, số 42, 1958, tr.68. 9
- Tác giả Nguyễn Phan Cảnh, Khảo sát về thanh điệu tiếng Mường (phương ngôn Mường Bi) trong các từ tách rời, “Thông báo khoa học” (ngữ văn), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, t. I, 1962, tr.136. Tác giả Đoàn Thiện Thuật có bài viết, Lược ghi về thanh điệu tiếng Mường Ngọc Lạc - Thanh Hóa, “Thông báo khoa học” (ngữ văn) Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, t.I, 1962, tr. 174. Tác giả Nguyễn Kim Thản, Vài nét về hệ thống âm vị tiếng Mường và phương âm tiếng Mường, “Ngôn ngữ”, số 1, 1971, tr.1. Trong tập tài liệu nghiên cứu: Viện Ngôn ngữ học (1972), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, có bài So sánh hệ thống ngữ âm tiếng Mường một số vùng quanh Hòa Bình của tác giả Nguyễn Văn Tài. Tác giả Phạm Viết Dương có bài viết Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt - Mường, “Ngôn ngữ”, số I, 1979, tr.46. Cuốn từ điển do tác giả Nguyễn Văn Khang - chủ biên (2012): Từ điển Mường - Việt, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội. Trong cuốn Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội (2012) do Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông, các tác giả đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam và đặc điểm về chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có tiếng Mường. Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Tài đã xuất bản công trình ông theo đuổi suốt đời: Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Trong sách, tác giả đã xuất phát từ ngữ âm của một thổ ngữ (Mường Bi), tiến hành mô tả ngữ âm các phương ngôn, bàn về vấn đề xây sựng một hệ thống phiên âm tiếng Mường... Có thể thấy rằng, trong thời gian qua các nhà nghiên cứu đã tập trung tới nhiều khía cạnh cụ thể của tiếng Mường như: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Mường, mối quan hệ giữa tiếng Mường với tiếng Việt, hệ thống chữ viết, các 10
- quy tắc chính tả và ngữ pháp Mường; vấn đề ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tình hình sử dụng ngôn ngữ… Đặc biệt, để góp phần duy trì văn hoá các dân tộc mà tiếng dân tộc là một đặc trưng, những bộ sách giáo khoa dạy - học tiếng Mường, từ điển đối dịch cũng đã được biên soạn nhằm đáp ứng nguyện vọng, mong muốn duy trì và phát triển ngôn ngữ văn hoá của đồng bào Mường. Trong quá trình chuẩn bị thực hiện, luận văn đã có cơ hội được tiếp cận với những tài liệu, những công trình trên. Trên cơ sở đó, đã phần nào kế thừa được những giá trị khoa học, những phương pháp nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu đi trước để hoàn thành nhiệm vụ khoa học của đề tài. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường Ẩm thực của người Mường rất đặc sắc và độc đáo, ẩn chứa nhiều giá trị tinh thần, vừa đơn giản, mộc mạc lại vừa hài hòa, bổ dưỡng, góp phần đem lại sự tự hào cho con người xứ Mường. Đối với người Mường, ẩm thực không đơn thuần là đồ ăn thức uống mà chứa đựng trong đó là cả một nền văn hóa lâu đời. Trong số những tài liệu kể trên, có duy nhất cuốn Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình, Nxb văn hóa dân tộc (2011) của tác giả Bùi Chỉ là một chuyên khảo về ẩm thực Mường. Cuốn sách này tác giả chủ yếu đề cập văn hóa ẩm thực dân gian và giới thiệu một số món ăn của người Mường ở Hòa Bình. Trong các công trình nghiên cứu về ẩm thực liên quan đến tiếng Mường có luận văn “Văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Nguyệt. Tác giả đã miêu tả và nhận xét về văn hóa ẩm thực của người Mường trong cuộc sống hàng ngày và trong các dịp lễ tết. Trong các tư liệu hiện có, chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện về nhóm từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Mường ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Do đó, chọn thực hiện đề tài Từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm những nghiên cứu mới mẻ về khía cạnh ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa thú vị này. 11
- 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Định danh 1.2.1.1. Khái niệm định danh Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng của đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, đó là từ. Chức năng định danh được coi là một trong các tiêu chí để xác định từ. Sự hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh nghĩa là dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan để tạo nên những khái niệm tương ứng về sự vật, hiện tượng dưới hình thức là các từ, tổ hợp từ, thành ngữ, câu. “Định danh” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh, có nghĩa là “tên gọi”. Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên. Đó là chức năng của đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Đối tượng của lý thuyết định danh là nghiên cứu mô tả những quy luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về tác động qua lại giữa tư duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh. Tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ hiện thực - khái niệm - tên gọi. Lí thuyết định danh phải nghiên cứu, mô tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác. Hiện thực khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn bộ các thuộc tính được chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia như là cái biểu nghĩa của tên gọi. Còn tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn trong nhận thức tương ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó. Chính mối tương quan giữa cái biểu nghĩa, cái biểu vật và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh. 12
- Trong các đơn vị ngôn ngữ, nếu câu là đơn vị có chức năng thông báo thì từ là đơn vị có chức năng định danh rõ nhất. Nói cách khác, chức năng định danh được coi là một trong những tiêu chí để xác định từ. Tác giả Đỗ Hữu Châu có viết: “Từ là đơn vị định danh của ngôn ngữ, nó cũng là một hình thức ngữ pháp được các thành viên của một tập thể hiểu như nhau trong quá trình trao đổi. Từ có âm thanh và hình thức. Tuy vậy, âm thanh và hình thức chỉ là những phương tiện cấu tạo nên từ, bản thân chúng chưa phải là từ. Chỉ khi nào gắn liền với một ý nghĩa nào đấy thì chúng mới có khả năng biểu đạt tư tưởng” [7, tr 331]. Các đơn vị từ ngữ là những đơn vị định danh, được coi là đối tượng để xem xét về mặt cấu trúc, cách định danh và văn hoá, khi tìm hiểu về ẩm thực 1.2.1.2. Định danh trong ngôn ngữ Trong đời sống con người, việc định danh có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước hết, định danh thể hiện quá trình nhận thức của con người về thế giới.Việc gọi tên hay (sử dụng phương thức định danh) đối với các hiện tượng trong thế giới khách quan chính là sự thể hiện khả năng tư duy của con người trong đời sống xã hội. Định danh là cách cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách thành các đoạn của hiện thực khách quan, trên cơ sở đó hình thành khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các đơn vị ngôn ngữ (đơn vị định danh). Chức năng định danh được coi là một trong những căn cứ để xác định từ ngữ dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan. Một trong số những nguyên tắc cơ bản trong định danh là lựa chọn những đặc trưng tiêu biểu và dễ nhận biết. Với nguyên tắc này, những đặc trưng được tri nhận để gọi tên sẽ là dấu hiệu khu biệt, giúp người nói liên tưởng và hình dung đầu tiên đến sự vật, hiện tượng. Tìm hiểu từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Mường dưới góc độ định danh, chúng tôi quan niệm rằng: Các đơn vị từ, ngữ đặc biệt là các danh từ chỉ ẩm thực trong tiếng Mường chính là các đơn vị định danh. Chúng tôi sẽ tìm 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 307 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 254 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 235 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 243 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn