Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh
lượt xem 4
download
Mục đích của luận văn là nghiên cứu cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh nhằm mục đích: chỉ ra những đặc điểm riêng, những sáng tạo và những đóng góp riêng của nhà thơ Bùi Kim Anh đối với thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG THỊ THẢO CẢM THỨC VỀ THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU TRONG THƠ BÙI KIM ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG THỊ THẢO CẢM THỨC VỀ THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU TRONG THƠ BÙI KIM ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Kiến Thọ Thái Nguyên – 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thị Thảo
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Kiến Thọ, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thị Thảo
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thị Thảo
- iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Kiến Thọ, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thị Thảo
- v MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 10 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 11 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 11 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 11 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 12 CHƯƠNG I: THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA BÙI KIM ANH ...................................... 13 1.1. Thơ nữ Việt Nam đương đại – hành trình của truyền thống và cách tân ........ 13 1.1.1. Vài nét về thơ nữ Việt Nam đương đại. ................................................... 13 1.1.2. Một số đặc điểm nổi bật của thơ nữ Việt Nam đương đại. ...................... 15 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Bùi Kim Anh ....................................... 19 1.2.1. Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Bùi Kim Anh .................................................. 19 1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Bùi Kim Anh .................................... 23 CHƯƠNG II: NỘI DUNG BIỂU HIỆN CẢM THỨC THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU TRONG THƠ BÙI KIM ANH ................................................... 32 2.1. Khái niệm cảm thức .................................................................................... 32 2.2.Cảm thức về thân phận trong thơ Bùi Kim Anh ........................................... 36 2.2.1. Cảm thức cô đơn trước nhịp sống hối hả của cuộc đời............................. 36 2.2.2. Cảm thức về về nỗi bất hạnh giăng bủa .................................................... 40 2.3. Cảm thức về tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh ............................................. 44 2.3.1. Một tình yêu nồng nàn, mãnh liệ .............................................................. 44
- vi 2.3.2. Một tình yêu mang đầy dự cảm của sự tan vỡ .......................................... 49 CHƯƠNG III. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VỀ THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU TRONG THƠ BÙI KIM AN .................................. 55 3.1. Thể thơ-ngôn ngữ của sự sáng tạo ............................................................... 55 3.1.1. Cách tân lục bát-cách tân nỗi buồn ........................................................... 56 3.1.2. Thơ tự do – sự khơi mở giãi bày những ẩn ức tâm hồn. ........................... 62 3.2. Hình ảnh thơ – những biểu tượng của cảm thức ................................................... 66 3.2.1. Biểu tượng “chiều” –biểu tượng của nỗi buồn ......................................... 68 3.2.2. Biểu tượng “đêm” –biểu tượng của những nỗi niềm thầm kín ................. 70 3.2.3. Biểu tượng “mưa” – biểu tượng của sự cô đơn......................................... 74 3. 3. Ngôn ngữ thơ – “hệ quy chiếu” của tâm hồn nhà thơ ................................. 76 3.4. Giọng điệu thơ- những giai điệu của tâm hồn ............................................. 80 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 88
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.2: Bảng thống kê tần số xuất hiện của một số biểu tượng trong thơ Bùi Kim Anh ............................................................................................................. 68
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong đội ngũ các nhà thơ nữ Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Bùi Kim Anh là nhà thơ nữ khá nổi bật. Thơ Bùi Kim Anh có một giọng điệu riêng biệt so với các nhà thơ nữ khác cùng thời bởi sự kín đáo, thâm trầm, u uẩn và đầy tâm trạng của một người phụ nữ tri thức luôn có ý thức sâu sắc về mình và về số phận của những người phụ nữ thời kỳ hiện đại với bao nỗi niềm trước cuộc đời vốn rất phức tạp, đầy niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng đầy nỗi buồn, khổ đau và bất hạnh. 1.2. Những năm gần đây, cái tên Bùi Kim Anh đã phần nào trở nên quen thuộc với giới văn chương và công chúng yêu thơ trong cả nước. Bởi lẽ, Bùi Kim Anh là một trong số không nhiều những nhà thơ nữ luôn nỗ lực làm mới cho thơ mình. Đặc biệt, Bùi Kim Anh viết rất hay về thân phận và tình yêu bằng cảm thức của một phụ nữ thông minh, đa tài song cũng đã từng trải nghiệm nhiều những đắng cay, ngang trái của cuộc đời cũng như những trớ trêu của số phận. Đương đầu và vượt qua tất cả những cái đó là điều mà Bùi Kim Anh đã làm trong cuộc đời và cả trong thơ. Chính vì vậy mà thơ Bùi Kim Anh đầy những chiêm nghiệm về tình yêu và thân phận của một người phụ nữ nặng nợ với thơ và nặng nợ với cuộc đời. 1.3. Đến nay, mặc dù đã có khá nhiều những bài viết, nghiên cứu về thơ Bùi Kim Anh, tuy nhiên, một nghiên cứu mang tính qui mô và chuyên biệt về thơ Bùi Kim Anh hình như còn là một khoảng trống mà giới nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Vì vậy, nghiên cứu về thơ Bùi Kim Anh là việc làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn nhằm đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Kim Anh cũng như góp phần khắc họa diện mạo của thơ nữ Việt Nam hiện đại .
- 2 1.4. Là nhà giáo trước khi trở thành nhà thơ, Bùi Kim Anh viết rất hay và cảm động về tình cảm thầy trò, về tình yêu đối với nghề giáo. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh cũng là một hành động thiết thực để thể hiện sự trân trọng, yêu kính của cá nhân tác giả luận văn đối với nhà thơ- nhà giáo Bùi Kim Anh, trên tất cả là sự tri âm của những tâm hồn phụ nữ. Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Một trong những người đầu tiên đánh giá về thơ Bùi Kim Anh có lẽ là Lê Thiếu Nhơn. Tháng 4 năm 2008, tác giả Lê Thiếu Nhơn đăng bài viết:“Bùi Kim Anh chòng chành thi phú giữa tai ương”. Tác giả nhận định Bùi Kim Anh là “một người phụ nữ từng ngồi lặng trong đau khổ để viết những câu thơ xót xa”[56]. Lê Thiếu Nhơn chú ý hơn đến hai tập thơ Bán không cho gió và Lời buồn trên đá. “Hai tập thơ với gần 200 bài thơ, ở nhà thơ Bùi Kim Anh xuất hiện một chân dung khác. Không còn nữa một Bùi Kim Anh lãng đãng và mê đắm thời Cỏ dại khờ (1995) hay Lối mưa (1999), mà là một Bùi Kim Anh chông chênh trong cơn tuyệt vọng và dằn vặt nỗi hệ lụy”, “Trong thơ chị, có những đêm rất dài, những đêm chờn vờn cay đắng, những đêm ngập tràn bơ vơ”. Lê Thiếu Nhơn đã cho rằng: “Chị chỉ còn vũ khí cuối cùng là thơ để tự vệ trước những đêm rờn rợn hoảng hốt” và “Thơ đã dìu chị qua gập ghềnh khi không còn nước mắt để khóc”[56]. Trên Báo Thể thao văn hóa cuối tuần số 36 ngày 5- 11/9/2008, tác giả Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Những câu thơ của chị thường lắng sâu một nỗi niềm thân phận, thương cho phận mình, thương cho phận người ngay cả khi cuộc sống thanh bình và khi cuộc đời bỗng rẽ ngoặt một biến cố, thơ chị có thêm cung bậc thế thái nhân tình để càng xoáy sâu hơn vào thân phận con
- 3 người vẫn luôn là mong manh và trắc ẩn trong trái tim nhà thơ. Thơ Bùi Kim Anh luôn là viết cho mình, viết từ mình. Chị biết đặt mình giữa chợ người để thấu hiểu mình và đồng cảm với nhân sinh. Điệu lục bát vì thế đến với chị như một tiếng thở dài, một lời tự than, một tiếng ru mình”.[54] Tháng 2 năm 2010, trong Diễn đàn Văn Nghệ, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đăng bài viết: “Bùi Kim Anh dịu dàng và cam chịu”. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhận xét: “Thơ Bùi Kim Anh là nỗi niềm của một người bị nhiều điều phụ bạc mà không oán hận, chỉ tự trách mình. Đó chính là tâm hồn thật là trong trẻo, thật là cao đẹp, bao dung. Cũng có thể đó chỉ là những phút “giận dỗi và nghi ngại” của một tâm hồn yếu đuối, thiếu tự tin”.[53] Ngày 14 tháng 03 năm 2012, trong bài viết: “Bùi Kim Anh, hai cuộc đời trong năm tập thơ”, tác giả Trần Thị Thắng viết: “Năm tập thơ của cùng một tác giả như hai cuộc đời khác nhau, ba tập thơ chị viết hiền lành, thơ ngắn, có tứ xinh xinh. Sang hai tập thơ gần đây, bao lo toan, bao vất vả, bao oan ức vào thơ chị làm câu thơ mạnh mẽ lên, súc tích lên và thật gần cuộc đời hơn” [70]. Ngoài cách nhận xét rất thỏa đáng về năm tập thơ của Bùi Kim Anh, tác giả còn bày tỏ lòng thán phục đối với “người bạn đồng tuổi, đồng môn”. Tác giả Lê Minh Quốc có bài viết “Thơ Bùi Kim Anh” với nhận xét: “Những câu thơ lãng đãng đi qua vùng trí nhớ. Tôi đọc và nhớ. Rồi như có một vết xước trong sâu thẳm tâm hồn” và “Đọc thơ của một người, đôi khi lại thấy suy tư của chính mình. Những câu thơ của chị nồng nàn mà cũng da diết một nỗi buồn thăm thẳm”[66] Bên cạnh những bài viết đưa ra cái nhìn khái quát về nội dung các tập thơ còn có những phê bình, đánh giá cụ thể về nội dung của từng bài thơ, từng tập thơ. Ngày 01 tháng 11 năm 2010, tác giả Chân Phương với bài viết “Đọc thơ Bùi Kim Anh” đã đưa ra cái nhìn khái quát về tập thơ Bắc lên ngọn gió mà cân của Bùi Kim Anh. Tác giả đã chỉ ra giá trị nội dung của tập thơ là “Toát
- 4 lên từ sáng tác này tính cách nhân hậu của người phụ nữ Á Đông thời đại, không chỉ làm tốt bổn phận người con, người mẹ và bà, còn ôm ấp thêm những ưu tư xã hội”. [61] Ngày 14 tháng 3 năm 2011, trên báo An ninh Thế giới giữa tháng số 38, nhà báo Vũ Duy Thông có bài Nhà thơ Bùi Kim Anh: Những câu thơ u uẩn với riêng mình. Đó là cuộc trò chuyện thân mật với nhà thơ Bùi Kim Anh về thân phận của những người phụ nữ làm thơ: “Tôi làm thơ trước hết để cho mình, công chúng thơ là thứ hai”. Nhà thơ Bùi Kim Anh đã tâm sự một cách cởi mở và rất thẳng thắn: “số phận đã sắp đặt, muốn thay đổi cũng đâu có được. Chỉ biết bằng lòng, thậm chí chấp nhận với những gì mình có. Đó là cuộc đời”.[74] Năm 2012, tác giả Nguyễn Sỹ Đại khi đọc tập thơ Đi tìm giấc mơ của Bùi Kim Anh đã có bài viết: Trân trọng cái tôi và hiện tại. Tác giả đi tới nhận xét: “Trước hết, chị sắc sảo hơn trong đời, trong nghề” và “Thế giới thơ chị đem đến qua tập thơ Đi tìm giấc mơ là một thế giới nhọc nhằn, khắc khoải”. Cuối bài viết Nguyễn Sỹ Đại bày tỏ mong muốn “mong sao những giấc mơ của chị Bùi Kim Anh được ngọt ngào trong hiện tại. Và thơ đừng vì hai chữ hiện tại mà đi xa con người mình quá!”.[19] Tháng 12 năm 2012, nhà báo Lê Hoài Nam có bài “Nhà thơ Bùi Kim Anh: Lãng đãng sương mai vơi nỗi niềm” đăng trên báo Văn Nghệ Công An. Bài viết là cuộc trò chuyện hết sức thân mật với nhà thơ Bùi Kim Anh và chủ yếu khai thác đời tư của nhà thơ từ chuyện quá khứ khi bà vẫn còn là một cô giáo dạy Văn cho đến những tai ương mà bà và gia đình bà đã trải qua, cuối cùng là cuộc sống hạnh phúc của bà bên chồng và con, cháu. Kết thúc bài báo, Lê Hoài Nam dùng những câu thơ của chính tác giả để nói về những biến cố mà bà đã trải qua, nói về số phận của “người đàn bà mảnh mai”. Trong bài viết “Về bài thơ “Khoảng cách” của Bùi Kim Anh” tác giả Bùi Thị Hương Lam có viết: “Bài thơ thật buồn, tình yêu cũng thật buồn và
- 5 xâm chiếm lòng người là nỗi cô đơn, trống trải, thất vọng của khoảng cách không thể lấp đầy, không thể vượt qua”. Nói về kết thúc bài thơ tác giả viết: “Bài thơ đem lại cho người đọc niềm tin họ không còn khoảng cách trong nhau để không “trơ trọi”, không “đơn côi”, không “xa cách giữa nỗi đời””[36] Tác giả Phạm Thanh Cải có bài viết Đọc bài thơ “Bia vẫn trắng” của nhà thơ Bùi Kim Anh” trong đó có đoạn viết: “Đọc bài thơ lục bát “Bia vẫn trắng” của nhà thơ Bùi Kim Anh, tôi không tài nào quên được. Đọc xong rồi, tôi đọc lại, rồi đọc lại lần nữa. Đọc trên trang mạng, tắt máy tính rồi mà hình ảnh bài thơ vẫn vương vấn mãi, không tài nào quên nổi. Có phải chăng, đây là bài thơ của một nhà thơ nữ, thơ trữ tình, mang đậm nữ tính và trái tim rất nhạy cảm với nỗi đau của cuộc đời”.[15 ] Tháng 12 năm 2011, tác giả Lâm Xuân Vi trong bài Đọc bài thơ Trên đường Giảng Võ của Bùi Kim Anh”, đã nhận định: “Trên đường Giảng Võ, bức thông điệp giàu ý tưởng, chuyện muôn đời nhưng vẫn mang tính thời sự nhức nhối, nóng bỏng… Có lẽ, đối với một nhà thơ thì đây là sự biểu đạt trách nhiệm công dân cao nhất. Cũng là sự đồng cảm chia sẻ thiết thực nhất với những người lao động, những thân phận thiệt thòi”.[76] Tác giả Chu Thị Linh Quang cho rằng: “Qua các tập thơ từ tập thơ Viết cho mình, đến tập Cỏ dại khờ, Lối mưa, Bán không cho gió, Lời buồn trên đá và tập Lục bát cuối chiều đều thấm đẫm tình yêu hạnh phúc, sự dịu dàng, vị tha, vượt lên số phận của Bùi Kim Anh”. Trước những biến cố của cuộc sống “chị vẫn vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận để sáng tác, để đạp qua mọi khó khăn, thử thách trong đời thường”[67 ]. Tác giả Đào Nam Sơn khi đọc “Lục bát cuối chiều” đã viết: “Đây là tập tinh tuyển những bài thơ lục bát đã trình làng trong các tập thơ trước và thêm một đôi bài chị mới làm”. Tác giả đã đánh giá đây là “một sự cố gắng không mệt mỏi” của nhà thơ. Dễ thấy, thơ Bùi Kim Anh hầu hết là những bài
- 6 thơ buồn nhưng nó không bị rơi vào sự “đơn điệu”[41]. Ở mỗi bài thơ, ý thơ đều không hề bị lặp lại. Tác giả Song Nguyễn khi đọc “Lời buồn trên đá” cho rằng 59 bài thơ trong tập thơ là: “59 nỗi buồn của một phần đời đã qua đi và bây giờ được nhà thơ kể lại”. Mỗi câu thơ biết dính nỗi buồn vô tình “tạm trú” trong con người nhà thơ đã trở thành “thường trú” trong sự tồn tại của tâm hồn. Bùi Kim Anh đã hoán vị sự tồn tại đó từ nơi cất giấu mơ hồ không nhìn thấy đến rõ ràng, cụ thể “trên đá”. Bà đã “tự làm mới những câu thơ khỏi cách nghĩ, cách diễn đạt thông thường” và đem đến cho người đọc “một cái gì đó” đáng để suy ngẫm”. [55] Năm 2012, luận văn thạc sĩ văn học của tác giả Nguyễn Thị Loan “Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh” đã đi khảo sát, phân tích thơ Bùi Kim Anh một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, luận văn không chỉ nêu ra đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh mà còn bước đầu chỉ ra ít nhiều những đóng góp của tác giả trong thơ nữ Việt Nam đương đại. Tháng 9 năm 2014, tác giả Bình Nguyên Trang có bài viết: Bùi Kim Anh yêu cho trọn kiếp người, đã nhận định: “Đối với chị Bùi Kim Anh, thơ không phải chuyện làm dáng câu chữ. Thơ là nhật ký, là chốn cuối cùng để chị bỏ vào đó ăm ắp cõi lòng, những điều không thể chia sẻ cùng ai được. Những ngày tháng gian nan, tưởng chừng như không thể gượng dậy, thơ là niềm an ủi lớn lao”[71] Năm 2015, tác giả Mai Thanh khi đọc tập thơ Nhặt lời cho bóng lá đã viết: “tập thơ mà ta đang cảm nhận thể hiện nỗi niềm băn khoăn, day dứt và xót xa của nữ thi nhân”, “Xót xa là đỉnh cao nỗi niềm của nữ thi sĩ được thể hiện trong các trang thơ”.[69] Gần đây nhất, ngày 23 tháng 3 năm 2017, trên báo Vĩnh Phúc có bài viết: “Hình như mùa đã lỡ”: Đọc để yêu cả những bất trắc của cuộc đời”.
- 7 Tác giả bài viết đã cho rằng “không còn những mê đắm, khát khao hay những dằn vặt, tự vấn giữa chông chênh bão tố đời người ...thay vào đó là những tâm sự nhẹ nhàng mà lắng sâu của một người đàn bà lớn tuổi, đã “ngụp lặn” đủ những ngọt-bùi-đắng-cay của kiếp đời...mang tới cho người đọc cảm giác nhẹ nhõm, thư thái, truyền đến một nguồn năng lượng tích cực để biết yêu cả những… bất hạnh, trắc trở của cuộc đời... có nụ cười ấm áp, ánh nhìn lãng đãng và trái tim nhân hậu, đầy yêu thương”. Qua những nhận xét, đánh giá trên đây, chúng tôi thấy hầu hết các tác giả đều khẳng định: “Bùi Kim Anh đã viết thơ theo nhu cầu tự thân để nói về những niềm vui, nỗi buồn, những được, mất của chính mình một cách chân thành, cảm động”. Bên cạnh đó, Bùi Kim Anh còn phản ánh những vấn đề thế sự, vấn đề có bề rộng xã hội hiện nay, những số phận của con người bất hạnh. Qua đây, chân dung người phụ nữ hiện đại hiện lên rất rõ ràng trong các tác phẩm của bà. Bên cạnh những đánh giá về nội dung các tác giả còn chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Bùi Kim Anh. Tác giả Lê Minh Quốc trong bài viết “Thơ Bùi Kim Anh” nhận xét thơ của Bùi Kim Anh có “cấu trúc chặt và gọn như một bài thơ Haiku”. “Với nhà thơ Bùi Kim Anh, lâu nay, theo tôi sở trường của chị vẫn là những vần thơ lục bát thanh thoát, mượt mà. Đành rằng trong tập thơ mới nhất của chị vẫn có Giấc mơ Đà Lạt, Vấn vương dại khờ, Không nâu sồng vẫn ta thôi, Người ơi nghe gió… nhưng tôi vẫn thích những câu thơ tự do của chị. Đành rằng, âm điệu sáu tám trong thơ chị bền, quyện chặt tơ tằm, trong gió có trầm”[64]. Đồng thời, tác giả cũng nhận định về âm hưởng thơ Bùi Kim Anh: “Da diết, tha thiết quá đỗi trong âm và điệu, trong nhạc và lời. Những câu thơ không vần, văn xuôi cũng có ma lực riêng”.[66] Tác giả Phạm Thanh Cải khi đọc bài thơ “Bia vẫn trắng” của Bùi Kim Anh thì nhận xét : “Câu lục trong bài lục bát Bia vẫn trắng được mở đầu
- 8 và kết thúc bằng câu : “Ai biết mộ anh ở đâu?”. Câu này, tác giả đã sử dụng thủ thuật phá cách, chữ thứ tư lẽ ra phải dùng thanh trắc, nhưng trong câu thơ này tác giả sử dụng thanh bằng. Tác giả đã có ý tạo cho câu thơ có một tiếng nấc nghẹn, một nhịp điệu khác với câu lục thông thường. Việc phá cách trong câu thơ ở đây có hiệu quả rõ rệt. Người đọc mới bắt đầu vào đọc ngay câu nấc nghẹn, và khi đọc xong, vẫn một câu nghẹn nấc, bùi ngùi”[15]. Tháng 12 năm 2011, tác giả Lâm Xuân Vi trong bài “Đọc bài thơ Trên đường Giảng Võ của Bùi Kim Anh”. Tác giả viết: “Lục bát của Bùi Kim Anh có một sức sống riêng biệt, chị thường dùng thủ pháp cách ở câu sáu “vạ vật tê cả bước đi” hay sử dụng điệp ngữ làm cho câu thơ được dồn nén trùng điệp về ý tứ, hối hả về nhịp điệu mà vẫn nhuyễn, lấp lánh hấp dẫn người đọc. Đó là những đóng góp đáng kể để lục bát vẫn mới, vẫn hiện đại mang hơi thở thời đại”.[76] Tác giả Song Nguyễn khi đọc “Lời buồn trên đá” đánh giá: “Lời buồn trên đá còn ấn tượng bởi một hình thức thể hiện khá phong phú của các thể thơ từ truyền thống đến hiện đại. Nhìn vào cấu trúc thơ ta liên tưởng đến một rừng hoa đủ màu sắc và hương thơm. Bắt đầu từ thể thơ lục bát… đến những bài thơ bắt vần… phần còn lại là thơ tự do. Nhưng thơ tự do trong Lời buồn trên đá của Bùi Kim Anh lại phân ra hai loại: tự do về vần và tự do về câu chữ. Đan xen những bài thơ tự do của các thể thơ 7 chữ, 8 chữ đến thơ văn xuôi. Đọc những bài thơ này bỗng thấy khả năng kì diệu của con chữ cũng “co duỗi nhịp nhàng” theo tâm trạng của người tiếp nhận thơ… Có thể khẳng định những câu chữ của Bùi Kim Anh đã tự làm mới những câu thơ khỏi cách nghĩ, cách diễn đạt thông thường và đem đến cho người đọc “một cái gì” đáng để suy ngẫm. Đây là hành trình đi tìm cái mới của một cây bút” [55]. Tác giả Nguyễn Trọng Tạo đã rất tinh tường khi nhận xét rằng: “Bùi Kim Anh thật đắc địa với lục bát. Những câu thơ lục bát của chị đi giữa lằn ranh của quê kểnh và thành thị, giữa dân gian và hàn lâm, giữa cổ xưa và
- 9 hiện đại. Chính cái lằn danh ấy khiến thơ lục bát của chị không phá cách quá, nhưng cũng không bị “cũ” nên dễ nhập vào đương thời.[41] Ngoài ra, tác giả Đào Nam Sơn viết: “Có thể nói Bùi Kim Anh đã hình thành một giọng thơ riêng không thể trộn lẫn với các nhà thơ nữ cùng thời với chị”[41]. Khi đọc bài thơ “Bia vẫn trắng” của Bùi Kim Anh, tác giả Nguyễn Bá Phiếu nhận định: “Một bài thơ có sức ám ảnh, bút lực mạnh mẽ, nghe da diết, sâu lắng, xúc động và đầy tính nhân văn”[60] Năm 2012, tác giả Nguyễn Sỹ Đại khi đọc tập thơ “Đi tìm giấc mơ” của Bùi Kim Anh đã có bài viết: “Trân trọng cái tôi và hiện tại”. Ông có đánh giá đôi nét về nghệ thuật thơ Bùi Kim Anh đó là: “Lượng từ, chất liệu thơ mới mẻ hơn. Hiện đại trong cách dùng từ, trong kết cấu ngữ pháp… điều mà không phải ai ở thế hệ chị, cả thế hệ @ nữa có thể viết được”[19] Tháng 3 năm 2015, khi đọc tập thơ “Nhặt lời cho bóng lá” của Bùi Kim Anh, tác giả Mai Thanh đã có bài viết: “tập thơ thể hiện pha trộn các khuynh hướng và hình thức sáng tác truyền thống và hiện đại, nói cụ thể là thơ lục bát và thơ tự do-không vần điệu kể cả thơ văn xuôi kết hợp, quấn quyện với nhau... phần đầu là thể thơ lục bát; hai phần sau là thể thơ tự do – không vần điệu kể cả thơ văn xuôi”. Sự độc đáo này trong thơ Bùi Kim Anh, một lần nữa khẳng định bằng thực tiễn sinh động về một quan niệm thơ ca qua các thời kì khác nhau luôn đổi mới và phát triển, “nữ thi sĩ Bùi Kim Anh là nhà thơ cách tân không chối từ truyền thống và đặt chân trên điểm xuất phát truyền thống để vững bước trên con đường cách tân”[69]. Tháng 3 năm 2017, trên báo văn hóa văn nghệ có bài viết: ““Hình như mùa đã lỡ”: Đọc để yêu cả những bắt trắc của cuộc đời” đã viết “Thơ lục bát vốn được coi là một trong những thế mạnh của nhà thơ Bùi Kim Anh”, thế nhưng đến tập thơ thứ 10 “Hình như mùa đã lỡ” đã có những lối đi riêng “ lối viết thơ không vần điệu, câu thơ ngắn, thậm chí một câu thơ được cắt
- 10 thành nhiều dòng, tập trung diễn tả sự kìm nén của cảm xúc”.[57] Như vậy, khi khảo sát về nghệ thuật trong thơ Bùi Kim Anh các tác giả đều chỉ ra những đặc sắc về thể thơ, vần điệu... Hầu hết đều khẳng định thế mạnh của Bùi Kim Anh về thể thơ lục bát và việc sử dụng từ ngữ và hình ảnh có chọn lọc đã góp phần đem lại thành công trong thơ Bùi Kim Anh. Những bài viết nói trên là những gợi ý và định hướng quan trọng cho tác giả đề tài nghiên cứu về thơ Bùi Kim Anh nói chung và về cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh nói riêng. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh nhằm mục đích: chỉ ra những đặc điểm riêng, những sáng tạo và những đóng góp riêng của nhà thơ Bùi Kim Anh đối với thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Đề tài đi sâu khảo sát về chủ đề thân phận và tình yêu trong từng bài thơ cụ thể từ đó phát hiện ra cảm thức của tác giả về thân phận và tình yêu trong mười tập thơ. - Từ việc phát hiện ra quan niệm mới mẻ của Bùi Kim Anh về thân phận và tình yêu cũng như những biểu hiện cụ thể và đầy tính nghệ thuật trong việc biểu hiện cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh. - Góp phần khẳng định vị trí của thơ Bùi Kim Anh trong thơ nữ Việt Nam hiện đại .
- 11 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài “Cảm thức về thân phận và tình yêu trong thơ Bùi Kim Anh” chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Tôi sử dụng phương pháp này trong việc khảo sát, thống kê và phân loại những tác phẩm có nội dung biểu hiện về cảm thức thân phận và tình yêu của nhà thơ. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng trong việc trình bày và phân tích các luận điểm, luận chứng cụ thể, từ đó đưa ra những đánh giá có tính chất tổng hợp, khái quát chung cho từng phần, từng chương và toàn bộ luận văn; giúp cho việc nghiên cứu đề tài có tính thuyết phục cao. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng trong trường hợp so sánh những nét tương đồng và khác biệt về cảm thức thân phận và tình yêu với các thi nhân khác trong thời kì hiện đại. 5. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các tác phẩm của Bùi Kim Anh bao gồm mười tập thơ sau: 1. Viết cho mình (1995), Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Cỏ dại khờ (1996), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 3. Lối mưa (1999), Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Bán không cho gió (2005), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 5. Lời buồn trên đá (2007), Nxb Văn học, Hà Nội 6. Lục bát cuối chiều (2008), Nxb Văn học, Hà Nội 7. Bắc lên ngọn gió mà cân (2010), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 8. Đi tìm giấc mơ (2012), Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Nhặt lời cho bóng lá (2015), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 10. Hình như mùa đã lỡ (2017), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 679 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn