Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua “Nước mắt một thời” của Nguyễn Khoa Đăng
lượt xem 5
download
Đề tài “Góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng” để phân tích, đánh giá một cách toàn diện về nội dung, nghệ thuật cũng như những đóng góp của tác giả vào công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua “Nước mắt một thời” của Nguyễn Khoa Đăng
- i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THỊ THU TRANG GÓC NHÌN TRỰC DIỆN VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT QUA “NƯỚC MẮT MỘT THỜI” CỦA NGUYỄN KHOA ĐĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THỊ THU TRANG GÓC NHÌN TRỰC DIỆN VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT QUA “NƯỚC MẮT MỘT THỜI” CỦA NGUYỄN KHOA ĐĂNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Ngân Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Thị Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Lê Thị Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Thị Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8 NỘI DUNG ....................................................................................................... 9 Chương 1: CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT – MỘT THỜI BÃO TÁP ................... 9 1.1. Lịch sử nhìn lại ........................................................................................... 9 1.2. Quan điểm của Đảng về đổi mới văn học ................................................ 15 1.3.Vấn đề cải cách ruộng đất trong văn học Việt Nam hiện đại…………… Tiểu kết chương 1............................................................................................ 19 Chương 2: NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỜI TRONG “NƯỚC MẮT MỘT THỜI”.............................................................................................................. 20 2.1. Những đau đớn và mất mát ...................................................................... 20 2.1.1. Tước đi quyền sống của con người……………………………………… 2.1.2. Những cuộc hành xác đau đớn……………………………. 2.1.3. Cuốn đi ước mơ, hoài bão……………………………………. 2.1.4. Phá hoại tình đoàn kết, gắn bó vốn có của con người………………….. 2.2. Tình yêu và lòng bao dung ....................................................................... 36 2.2.1. Tình yêu rơi vào bi kịch……………………………. 2.2.2. Tấm lòng khoan dung, độ lượng giữa con người với con người………. Tiểu kết chương 2............................................................................................ 46 Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN KHOA ĐĂNG TRONG “NƯỚC MẮT MỘT THỜI” ............................................................ 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 3.1. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 48 3.1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật ....................................... 48 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong “Nước mắt một thời” ................................. 53 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 60 3.2.1. Nhân vật và chức năng của nhân vật trong văn học ............................. 60 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “ Nước mắt một thời”................. 61 3.2.2.1. Đặt tên cho nhân vật……………. 3.2.2.2. Miêu tả chân dung ngoại hình nhân vật 3.2.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật Tiểu kết chương 3............................................................................................ 74 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu ngày 25/12/1953 và kết thúc ngày 30/7/1956 với rất nhiều vinh quang và cay đắng, nhiều thắng lợi và thất bại khó thể quên. Nhưng, điểm lại lịch sử cũng như các tác phẩm văn chương, phần vinh quang, phần thắng lợi được nhắc đến nhiều hơn, để tạo động lực, tạo niềm tin nhân dân vào bước đường đi tới của dân tộc. Những thất bại, những cay đắng, những nước mắt có nói đến, nhưng được tiết chế. Một phần do tâm lý người Việt, hiền hòa và bao dung, luôn nhớ về những điều tốt lành hơn những điều trùng trùng cay đắng. Hai là cũng có những giai đoạn, vì nhiệm vụ chính trị, văn chương phục vụ cách mạng, chưa có điều kiện để nói những điều chưa đến thời điểm nói. Thời kì đổi mới đã đem lại luồng sinh khí mới cho kinh tế, xã hội và văn hóa nước nhà. Văn học được cởi trói. Các nhà văn đã đọc lời “ai điếu” cho một thời văn học minh họa. Đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá lại những vấn đề của quá khứ, nhiều tác phẩm đã khai thác đề tài cải cách ruộng đất. Chuyện dẫu cũ, nhưng vẫn lạ vì tinh thần trung thực của văn học. Những chuyện ấu trĩ, sai lầm, mặt trái của cải cách ruộng đất đã được văn học xem xét, lật xới ráo riết, sòng phẳng. Những lầm lẫn, những ngộ nhận, những tổn thương nhân tính được nhắc đến dù rất đau lòng. Những tác phẩm đã để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc về đề tài này: Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực) , Bến không chồng (Dương Hướng), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu)… Nhưng những tác phẩm đó mới chỉ chạm đến nỗi đau của cải cách ruộng đất. Càng ngày, các nhà văn thấy thấm thía một điều, có nói lên được những mất mát, đau thương, máu chảy của một thời, thế hệ mai sau mới trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 lành, khỏe mạnh để đi tới. Nếu không nói, sự tăm tối, giả dối sẽ đeo bám đời sau. Khi tự phê bình và phê bình để tìm ra bài học cho chặng đường đã qua thì mới có con đường đúng về hành trình sắp tới. Ngay sau công cuộc cải cách ruộng đất diễn ra, đã có một số tác phẩm viết về đề tài này. Tuy nhiên, các tác phẩm đó đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Phải đến những năm đổi mới, mới có thêm một số tác phẩm hay viết về đề tài mà từ trước tới bấy giờ, văn học luôn né tránh. Một trong số những tác phẩm ấy phải kể đến cuốn tiểu thuyết Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2009. Không khí văn học lại một lần nữa được khuấy động về đề tài này. Người ta đã gọi Nguyễn Khoa Đăng “xứng đáng là một nhà văn anh hùng, khi cầm bút ghi lại những năm tháng đau thương mà sôi động của đất nước”. Với bản lĩnh và khí phách của những nhà văn xác định vai trò thư ký thời đại, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã dũng cảm ghi lại cái thời đầy bùn, máu nước mắt của dân tộc. Vượt khỏi giá trị văn chương, Nước mắt một thời còn góp phần minh họa cho lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp qua những bài học xương máu của dân tộc. Bao nhiêu đắng cay, bao nhiêu uất nghẹn, bao nhiêu sợ hãi, bao nhiêu căm thù, đều được hiển hiện trên trang giấy. Nhưng Nước mắt một thời không rơi vào khuynh hướng bôi đen, phủ nhận lịch sử. Tình yêu và sự thủy chung, sự bao dung và lòng nhân ái đã làm cho độc giả nhìn thấy ánh sáng dưới cuối đường hầm để mà đi theo, để mà hy vọng. Độc giả khóc khi đọc Nước mắt một thời. Nhưng khóc bằng tinh thần lạc quan và tư duy cách mạng. Đó là tính nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng xứng đáng được nghiên cứu một cách chu đáo để thấy được một thời đã qua của lịch sử được nhìn nhận dưới góc độ văn chương; để thấy sự thay đổi quan điểm sáng tác văn chương qua từng giai đoạn; để thấy được sự bứt phá, lòng dũng cảm của các nhà văn khi làm trọn một cách đầy tự trọng vai trò của người “thư kí của thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 đại”; để thấy được giá trị của tính thiện trong văn học có sức mạnh cảm hóa con người. Chính bởi những giá trị trên của Nước mắt một thời, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài GÓC NHÌN TRỰC DIỆN VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT QUA NƯỚC MẮT MỘT THỜI CỦA NGUYỄN KHOA ĐĂNG. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Một số tác phẩm viết về cải cách ruộng đất Nằm trong sự vận động chung của thực tế đời sống, văn học thời kì đổi mới cũng đặt ra vấn đề đổi mới cách nhìn về hiện thực. Các nhà văn nhìn nhận lại vấn đề phản ánh hiện thực một cách toàn diện hơn, trung thực hơn, phản ánh với một tinh thần biện chứng năng động. Đáp ứng những đòi hỏi ấy cùng với những trăn trở của bản thân người cầm bút, những vấn đề xưa cũ trong lịch sử được đào xới và phản ánh một cách nhiều chiều, trung thực hơn. Có một đề tài rất được các nhà văn quan tâm đó là đề tài về cải cách ruộng đất. Trước đó, vì nhiều lý do, những bi kịch về cải cách ruộng đất chưa được các tác giả nói đến hoặc nói một cách chưa đầy đủ thì nay được phản ánh với một tầm tư tưởng mới đã trở nên mới mẻ, được độc giả hân hoan đón nhận. Năm 1991, tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng là cái tên được nhắc tới khá nhiều trong các công trình nghiên cứu về văn học. Tác phẩm được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991. Đọc tác phẩm Bến không chồng, người ta giật mình trước sự thật quá bi đát của lịch sử. Cải cách ruộng đất đem đến cuộc sống ấm no cho những mảnh đời đói khát. Nhưng cũng chính cải cách ruộng đất đã đem đến những lầm lẫn, mông muội, phá nát cái giềng mối tốt đẹp giữa người với người, làm khủng hoảng văn hóa làng quê Việt Nam. Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường là tác phẩm xuất sắc viết về nông thôn Việt Nam sau đổi mới. Ngay từ khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 mới xuất hiện (1990), tác phẩm đã ngay lập tức gây được chú ý và vinh dự được nhận giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991. Tác giả đã tập trung làm bộc lộ qua những trang viết một xã hội đang chuyển mình trong thời khắc giao thời giữa cái cũ và cái mới. Cải cách ruộng đất đã đem lại sức sống mới cho người dân Giếng Chùa. Nhưng lại làm nảy sinh một số kẻ trục lợi, những cuộc tranh chấp giữa các thế lực, người dân không phát huy được quyền làm chủ dẫn đến mất lòng tin vào hợp tác xã và muốn tách ra khỏi hợp tác xã. Tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài được coi là một mảng ký ức trong cuộc đời nhà văn, mở ra một diện mạo mới cho văn chương Việt Nam. Tác phẩm là một tấn đại bi kịch về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng Bắc bộ với các cuộc đấu tố, tranh giành, đẫm máu…Tất cả được tác giả lần lượt phơi bày một cách trần trụi, làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước… Ngoài các tác phẩm trên còn phải kể đến một số tác phẩm khác như: Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Cuồng phong (Nguyễn Phan Hách), Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tường), Lão khổ (Tạ Duy Anh), Những thiên đường mù (Dương Thu Hương), Kể chuyện làng Gôi (Đinh Nho Hoan), Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu)… Bên cạnh những tác phẩm nêu trên, không thể không nhắc tới tiểu thuyết Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng. Ngay từ tiêu đề, tác phẩm này đã gợi lên nỗi niềm u uất, những nỗi khổ đau, tủi nhục miên man, không dứt. Nguyễn Khoa Đăng đã khắc họa lại những ký ức đau thương về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc với cái nhìn bao dung, độ lượng, giàu tính nhân văn. Lại một lần nữa tấm màn lịch sử bị vén lên mặc cho chế độ đã cố gắng bưng bít. 2.2. Tác giả Nguyễn Khoa Đăng và những bài viết về “Nước mắt một thời” Nguyễn Khoa Đăng là một trong những nhà văn có tác phẩm viết về cải cách ruộng đất. Ông tên thật là Nguyễn Đăng Khoa. Sinh ngày 1/9/1940 tại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 Vũ Thư, Thái Bình. Ông từng làm nghề dạy học và làm báo. Ông là một trong những nhà văn tham gia đầu tiên khi Hội văn nghệ Thái Bình được thành lập. Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1985. Ông có một sự nghiệp văn chương khá phong phú với 23 tựa sách, bao gồm các thể loại thơ, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, truyện danh nhân, tiểu thuyết, tạp văn, ngoài ra còn 4 kịch bản phim và hàng nghìn bài báo thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, với thể loại nào ông cũng ghi được những dấu ấn sâu đậm. Năm 1970, bài thơ viết cho thiếu nhi Em đi giữa biển vàng được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc và được bình chọn là một trong 50 bài hát hay nhất viết cho thiếu nhi thế kỉ 20. Một số kịch bản của ông cũng được dàn dựng thành những bộ phim hấp dẫn. Năm 1989, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - Nguyễn Tấn Dũng gặp riêng Nguyễn Khoa Đăng và đề nghị nhà văn tham gia đoàn Luật sư của tỉnh để bào chữa, hỗ trợ cho những người dân nghèo. Thế là trong 4 năm, với tư cách là bào chữa viên tỉnh Kiên Giang, nhà văn đã tham gia cãi 216 vụ án. 216 lần ra tòa, đối với ông là 216 lần suy tư, vì thân chủ của ông phần lớn đều là những người nông dân ít học và túng bấn. Chính trong quãng thời gian đó, những cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh về số phận những con người được xuất bản: Nước mắt một thời, Hoàng hôn lạnh, Chim mặt người, Mây chiều lảng bảng và Hành trình tìm xác con chim cuốc. Trong đó, Nước mắt một thời, Hoàng hôn lạnh, Mây chiều lảng bảng là 3 tác phẩm Nguyễn Khoa Đăng viết về đề tài Cải cách ruộng đất đã để lại trong lòng người đọc bao suy tư ngổn ngang. Tiểu thuyết Nước mắt một thời là một trong những đứa con tinh thần của ông được độc giả yêu thích và đón nhận hơn cả. Số lượng bài viết về Nước mắt một thời, cho đến thời điểm hiện tại, không nhiều. Có nhiều lý do. Trong đó đề tài của tác phẩm cũng có thể khiến nhiều người ngần ngại. Trong bài viết “Hoàng hôn lạnh vẫn ấm áp tình người” của tác giả Tuy Hòa đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam có đoạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 nói về mối liên hệ giữa tác phẩm Nước mắt một thời và Hoàng hôn lạnh: “Năm 2009, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã in truyện dài “Nước mắt một thời” lý giải những đau xót ở nông thôn Bắc bộ thập niên 50 của thế kỷ trước. Bây giờ, “Hoàng hôn lạnh” mở rộng thêm biên độ nhân tình thế thái liên quan đến sở hữu ruộng đất. Hình ảnh người đàn bà bất hạnh ngồi khóc mỗi chiều suốt 45 năm trong tác phẩm như biểu tượng về khổ đau, về ân nghĩa, về chia ly, về trùng phùng nơi hương thổ chôn nhau cắt rốn”[70]. Tác giả Lê Vinh Quốc trong clbnguoiyeusach.com có mấy nhận xét về tác phẩm Nước mắt một thời: “Vượt khỏi giá trị văn chương, Nước mắt một thời còn góp phần minh họa cho lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp”; “Nguyễn Khoa Đăng có một tình yêu lai láng dành cho con người, con vật, cỏ cây hoa lá và tất cả những gì thân thuộc với mình. Tình yêu ấy tràn ngập trong hầu hết các tác phẩm của ông, được thể hiện tinh tế trong Nước mắt một thời”; “Bất cứ độc giả nào đã từng sống trong Nước mắt một thời đều có thể nhận thấy dường như có cả mình trong tác phẩm ấy. Ai cũng cảm thấy nhà văn này nói thay mình về những điều uất ức chất chứa trong lòng suốt bấy nhiêu năm”[80]. Như vậy, mặc dù tác giả Tuy Hòa và Lê Vinh Quốc có đề cập đến tác phẩm Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng nhưng đó mới chỉ là những lời nhận xét khái quát về tác phẩm, tác giả, chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu nào khai thác về tác phẩm cũng như đề tài về cải cách ruộng đất trong tác phẩm một cách trọn vẹn. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng” để phân tích, đánh giá một cách toàn diện về nội dung, nghệ thuật cũng như những đóng góp của tác giả vào công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Những nhận xét mà chúng tôi đã tìm hiểu ở trên đã góp phần gợi mở cho chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề: “Góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng”. Ngoài ra, luận văn sẽ mở rộng đối tượng khảo sát qua một số tác phẩm cùng đề tài của Nguyễn Khoa Đăng và các tác giả khác để thấy được sự đồng điệu cũng như cách nhìn riêng của Nguyễn Khoa Đăng về vấn đề cải cách ruộng đất. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ tiểu thuyết Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng gồm 47 chương được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2009. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về tiểu thuyết Nước mắt một thời. Qua tác phẩm, có thêm cái nhìn khách quan về cải cách ruộng đất, về những mất mát, tổn thương, những sai lầm ấu trĩ một thời cũng như trong hoàn cảnh dù có khốn cùng đến đâu, tình yêu, tình người vẫn sống. Đánh giá những thành công của tác giả về đề tài này trong tác phẩm. 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đề ra cho luận văn của mình những nhiệm vụ chính: - Tìm hiểu công cuộc cải cách ruộng đất dưới góc nhìn lịch sử. - Tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của số phận con người sau cải cách ruộng đất trong Nước mắt một thời. - Tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong Nước mắt một thời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Nhằm tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội. Từ đó làm rõ sự đổi mới của văn học trong việc khai thác đề tài cải cách ruộng đất. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Nhằm làm nổi bật dấu ấn riêng của tác phẩm Nước mắt một thời so với các tác phẩm của các nhà văn khác trên phương diện đề tài cải cách ruộng đất. - Phương pháp thi pháp học: Nhằm khảo sát, phân tích các yếu tố nghệ thuật tác giả Nguyễn Khoa Đăng đã sử dụng trong tiểu thuyết Nước mắt một thời. 6. Đóng góp của luận văn Thông qua đề tài, chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện về một thời kì đầy đau thương và mất mát của con người do cải cách ruộng đất gây ra, cũng như tình người trong cơn giông bão ấy qua tác phẩm Nước mắt một thời. Từ đó, khẳng định đóng góp của tác giả vào công cuộc đổi mới văn học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cải cách ruộng đất- một thời bão táp Chương 2: Những câu chuyện đời trong Nước mắt một thời Chương 3: Nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Khoa Đăng trong Nước mắt một thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 NỘI DUNG Chương 1 CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT – MỘT THỜI BÃO TÁP 1.1. Lịch sử nhìn lại Nằm trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc, công cuộc cải cách ruộng đất đã gặt hái được một số thắng lợi căn bản. Tuy nhiên, công cuộc này cũng đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng khiến nó trở thành một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử phát triển của đất nước. Theo Từ điển bách khoa toàn thư, Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế của Việt Nam. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, nông dân lao động chính là nhân tố chủ lực quyết định quá trình sản xuất, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vai trò của giai cấp nông dân. Hồ Chí Minh cũng đã có nhận định về vai trò của giai cấp nông dân: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là tối đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống đế quốc, chống phong kiến”[11]. Chính vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn coi trọng vấn đề ruộng đất cho nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 Ngay từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành ách cai trị và bóc lột đất nước ta. Việt Nam lúc bấy giờ trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Chủ nghĩa đế quốc Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ, nhất là địa chủ phong kiến ra sức cướp đất, áp bức, bóc lột nông dân một cách thậm tệ. Bị mất tư liệu sản xuất, nông dân bị mất tự do, trở thành nô lệ, bị lệ thuộc vào giai cấp địa chủ và bị bọn thực dân áp bức dã man. Nắm rõ được tình hình đó, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi, Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách từng phần như giảm tô, giảm tức, đề ra một số nguyên tắc chia lại ruộng đất công cho cả nam lẫn nữ, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho một bộ phận nông dân thiếu ruộng…Sau một thời gian cải cách từng phần, nhận thấy vấn đề ruộng đất chưa được giải quyết một cách triệt để nên từ năm 1953 đến 1956, Đảng quyết định tiến hành cải cách ruộng đất trên phạm vi toàn miền Bắc. Cuối năm 1953, Cải cách ruộng đất chính thức diễn ra ở nước ta với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc. Mục tiêu trọng tâm của Cải cách ruộng đất thể hiện rõ ràng, cụ thể trong luật cải cách ruộng đất được đưa ra vào tháng 12/1953. Đó là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc, xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa ruộng đất về tay nông dân và tập trung phát triển kinh tế. Đợt thí điểm cải cách ruộng đất được diễn ra từ ngày 25 tháng 12 năm 1953 tại Thái Nguyên sau đó được triển khai tại nhiều địa phương khác. Tổng cộng từ năm 1953 đến 1956 có 8 đợt giảm tô, được tiến hành tại 1.875 xã và có 5 đợt cải cách ruộng đất, được tiến hành tại 3.314 xã. Cải cách ruộng đất (1953 – 1956) do Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện về cơ bản đã đưa ruộng đất về tay người dân cày nghèo, giai cấp địa chủ và địa chủ Việt gian phản động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 cường hào gian ác bị trừng trị, giải phóng nhân dân khỏi ách phong kiến làm cho đời sống nhân dân phần nào được cải thiện. Tuy gặt hái được những thắng lợi căn bản nhưng ở góc độ khác, việc thực hiện Cải cách ruộng đất đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện ở các cơ sở. Ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng quá khích, mất kiểm soát gây ra những cuộc đấu tranh giai cấp gay go và quyết liệt, những giá trị truyền thống bị phá vỡ, ảnh hưởng xấu tới khối đại đoàn kết toàn dân. Qua thực tiễn cho thấy, do trình độ dân trí thấp của nông dân ở các địa phương và tình trạng lạm quyền, đi lệch chủ trương, đường lối của Đảng của một số cán bộ nên đã diễn ra tình trạng đấu tố địa chủ tràn lan, lợi dụng trả thù cá nhân, sử dụng các hành vi bạo lực, đã có nhiều người bị oan sai. Điển hình như bà Nguyễn Thị Năm, một phụ nữ giỏi làm ăn ở đất cảng Hải Phòng. Trong thời kháng chiến bà đã từng tham gia các cấp lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên và liên khu Việt Bắc. Vì giàu có và sớm được giác ngộ nên gia đình bà trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng. Hơn thế nữa, hai người con của bà cũng tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô. Sau những cuộc đấu tố với đủ các loại tội ác bị áp đặt, bà bị nông dân địa phương quy tội địa chủ gian ác “điển hình” để đưa ra “xử lí” đầu tiên, như một “thành tích” của cải cách ruộng đất, phủ nhận tất cả những đóng góp to lớn của bà đối với cách mạng Việt Nam. Hoặc trường hợp Phó Bảng Đặng Văn Hướng, Bộ trưởng phụ trách Thanh – Nghệ - Tĩnh của Chính phủ bị dân chúng địa phương đấu tố vì lý do ông từng làm quan cho triều Nguyễn. Tình trạng mất kiểm soát đã khiến cho hàng trăm nghìn người bị oan sai, gây ra những hậu quả vô cùng to lớn, nặng nề không chỉ ở hiện tại mà nó còn để lại cho đến cả những thế hệ sau. Trong luật Cải cách ruộng đất có nêu “nghiêm cấm tòa án nhân dân đặc biệt tiến hành bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác”[74]. Trong một bài nói chuyện tổng kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 12 đợt 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có lời căn dặn rõ ràng thể hiện thái độ dứt khoát của Đảng và Chính phủ trước tình trạng đang diễn ra. Rõ ràng những hành động bắt bớ, dùng nhục hình hoàn toàn không nằm trong chủ trương của Đảng, đó là những hành động mang tính tự phát. Nhận ra sai lầm, Đảng ta đã dũng cảm tự phê bình, tìm ra nguyên nhân sai lầm và đề ra kế hoạch sửa chữa với một thái độ nghiêm túc dứt khoát, nhanh chóng và đúng đắn trước toàn thể nhân dân. Nhờ vậy, những sai lầm đã được sửa chữa, thành quả của cải cách ruộng đất được phát huy. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Chính phủ được khôi phục. Tháng 11 năm 1958 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II họp Hội nghị lần thứ 14 đưa ra Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 về tổng kết cải cách ruộng đất. Trong đó nói về bài học của cách mạng ruộng đất, Hội nghị nhấn mạnh: “Phải dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa sai…” [65]. Những bài học Hội nghị đưa ra đã góp phần nâng cao thêm một bước trình độ lãnh đạo của Đảng ta và tǎng cường hơn nữa sự đoàn kết, nhất trí trong toàn Đảng. Công cuộc cải cách ruộng đất (1953 – 1956) kết thúc với những thắng lợi căn bản cùng với những sai lầm nghiêm trọng, để lại những bài học vô cùng quý giá cho Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước giai đoạn mới. Chẳng có vinh quang nào không phải trải qua gian khổ và đắng cay, thậm chí phải bỏ cả máu và tính mạng. Nhìn lại cải cách ruộng đất một thời, nhìn lại hậu quả của những sai lầm chúng ta không khỏi xót xa, nhưng có lẽ không nên nhìn mãi về những sai lầm đó mà quên đi những thành quả mà chúng ta đã gặt hái được. Điều quan trọng là Đảng và Chính phủ đã thành khẩn đứng lên nhận sai lầm và kiên quyết sửa sai. Những bài học rút ra từ cải cách ruộng đất sẽ giúp cho trình độ lãnh đạo của Đảng được nâng cao, tăng cường hơn sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng. Bên cạnh đó, mỗi cán Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 13 bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân cần tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng gánh một phần trách nhiệm trong việc sửa sai để biến những đau xót của những sai lầm thành sức mạnh để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. 1.2. Quan điểm của Đảng về đổi mới văn học Sau gần 20 năm công cuộc Cải cách ruộng đất kết thúc, đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc. Trải qua quá trình lâu dài đấu tranh giữ nước, chống thù trong giặc ngoài, nay đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Đảng và nhân dân vô cùng phấn khởi, tự hào nhưng bên cạnh đó những thay đổi trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, tư tưởng cùng với những di hại mà chiến tranh để lại đã đưa đến cho Đảng và nhân dân ta những khó khăn và thách thức mới. Đứng trước những yêu cầu và đòi hỏi của vận mệnh đất nước, Đảng ta đã tiến hành một số kì Đại hội trong đó phải kể đến Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18 /12 /1986 tại thủ đô Hà Nội với 1.129 đại biểu thay mặt gần 1.9 triệu đảng viên. Đây được coi là Đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới ở nước ta. Bằng tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đã nêu ra những mặt yếu kém, những sai lầm, cùng phân tích để đưa ra những biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định, đổi mới toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Có thể nói, Đại hội Đảng lần thứ VI là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đó tạo điều kiện cho đất nước nỗ lực vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội, đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân. Trên tinh thần đổi mới ấy, văn học cũng có những điều kiện để thay đổi một cách thực sự. Như lời nhận định của Giáo sư Hà Minh Đức: “Đại hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 14 Đảng lần thứ VI đã mở ra một thời kì mới cho đất nước. Cho sự đổi mới trong tư duy, bao gồm cả tư duy nghệ thuật. Thái độ thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của các hiện tượng xã hội, tinh thần dân chủ được phát huy trong quá trình đổi mới đã tạo nên sự thúc đẩy lớn lao cho sự phát triển văn xuôi” [22]. Ngày 28/11/1987, Bộ chính trị ra Nghị quyết số 05-NQ/TW về “Đổi mới nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”[71]. Nghị quyết đã khẳng định sự cần thiết đổi mới nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn hóa văn nghệ. Đảng coi trọng vai trò nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước:“Đảng coi trọng vai trò và vị trí chính trị, xã hội của các hội sáng tác, bảo đảm cho các hội sáng tác, với tính chất là những tổ chức xã hội nghề nghiệp độc lập, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng…”[71]. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị đã tạo điều kiện cho văn học có bước phát triển mới, để các văn nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo. Đây được coi là sự kiện chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình đổi mới của văn học Việt Nam. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ vào hai ngày 6 và 7/10/1987 tại Hà Nội đã càng tiếp thêm động lực cho các văn nghệ sĩ bắt tay vào công cuộc đổi mới. Cuộc gặp gỡ có sự có mặt của những tên tuổi các nhà văn như nhà văn Nguyễn Khải, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Chính Hữu, Bằng Việt…Tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu khuyên các văn nghệ sĩ “Hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu”, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn nghệ sĩ là “Những người sản xuất, lại là những người sản xuất ra sản phẩm cao cấp cho xã hội”; người nghệ sĩ cũng cần phải có sự sáng tạo “không được áp đặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 125 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn