Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam
lượt xem 9
download
Khi tiến hành thực hiện đề tài này, mục đích là khảo sát và phân tích truyện cổ Đức và truyện cổ tích Việt Nam, chỉ ra các kiểu nhân vật thông minh, đặc điểm của kiểu nhân vật thông minh với sự tương đồng và khác biệt; từ đó thấy được những phương diện văn hóa được phản ánh trong truyện cổ tích của hai dân tộc. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LĂNG THỊ THẢO NHÂN VẬT THÔNG MINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỨC VÀ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LĂNG THỊ THẢO NHÂN VẬT THÔNG MINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỨC VÀ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ôn Thị Mỹ Linh Thái Nguyên, năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Lăng Thị Thảo i
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chấn thành nhất tới cô giáo - TS. Ôn Thị Mỹ Linh, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm - Đại Học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa học và thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè và các bạn học viên lớp Văn học Việt Nam K24 đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 04, năm 2018 Tác giả luận văn Lăng Thị Thảo ii
- MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ...............................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 6 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 7 1.1. Truyện cổ tích Đức ....................................................................................... 7 1.1.1. Bối cảnh thời đại anh em Grimm .............................................................. 7 1.1.2. Văn hóa dân gian Đức ............................................................................. 11 1.2. Truyện cổ tích Việt Nam ............................................................................ 14 1.2.1. Bối cảnh thời đại Nguyễn Đổng Chi ...................................................... 14 1.2.2. Văn hóa dân gian Việt Nam .................................................................... 17 1.3. Giới thuyết khái niệm Nhân vật thông minh .............................................. 22 1.3.1. Khái niệm Nhân vật thông minh ............................................................. 22 1.3.2. Cơ sở phân loại ........................................................................................ 23 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26 Chƣơng 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT THÔNG MINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỨC VÀ VIỆT NAM .................................................. 27 2.1. Trong mối quan hệ gia đình........................................................................ 28 iii
- 2.1.1. Nhân vật người vợ, người mẹ .................................................................. 28 2.1.2. Nhân vật chàng rể .................................................................................... 32 2.2. Trong mối quan hệ xã hội .......................................................................... 33 2.2.1. Nhân vật người hầu ................................................................................. 33 2.2.2. Nhân vật chàng trai .................................................................................. 36 2.2.3. Những kiểu nhân vật thông minh chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích Việt Nam ............................................................................................................ 41 2.2.4. Những kiểu nhân vật thông minh chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích Đức ...... 44 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 54 Chƣơng 3. CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN VÀ SỰ PHẢN ÁNH CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA QUA KIỂU NHÂN VẬT THÔNG MINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỨC VÀ VIỆT NAM .................................. 55 3.1. Các phương thức biểu hiện sự thông minh của nhân vật ........................... 55 3.1.1. Phương thức đối đáp ................................................................................ 55 3.1.2. Phương thức giải câu đố .......................................................................... 60 3.1.3. Phương thức lập mưu, vượt thử thách ..................................................... 63 3.2. Sự phản ánh các giá trị văn hóa qua truyện cổ tích Đức và Việt Nam ...... 67 3.2.1. Sự phản ánh hiện thực ............................................................................. 67 3.2.2. Sự phản ánh các quy tắc ứng xử và giá trị đạo đức ................................ 70 3.2.3. Sự phản ánh ước mơ và khát vọng của con người .................................. 79 Tiểu kết chương 3……………………………… …………………………….82 KẾT LUẬN....................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyện cổ tích là một bộ phận phong phú và quan trọng trong kho tàng văn học dân gian của mỗi dân tộc, nó là di sản tinh thần vô giá của cha ông để lại. Đằng sau những lời kể giản dị là những cuộc đời, những số phận, những nhân vật và những bài học quý giá. Nó nảy sinh và phát triển trên cơ sở cuộc sống muôn hình muôn vẻ của các dân tộc và là một trong những tấm gương trung thành nhất phản ánh cuộc sống đó. Vậy nên thông qua truyện cổ tích, các nhà nghiên cứu tìm thấy bóng dáng của tính cách con người dân tộc, những phong tục, tập quán và dấu vết của những giá trị văn hóa cổ xưa. Là một thể loại văn học dân gian, truyện cổ tích vừa có tính chất quốc tế, nhưng đồng thời cũng mang tính dân tộc rất riêng. Theo các nhà nghiên cứu nhận thấy giữa các dân tộc trên thế giới có nhiều truyện cổ tích giống nhau chẳng những về chủ đề mà cả về kết cấu, về tình tiết, kiểu nhân vật... Có thể thấy rằng một số truyện như vậy vốn sản sinh ở một nước nào đó, rồi về sau lại đã di chuyển sang nước khác trong qúa trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Cũng có thể sự giống nhau đó được tạo nên từ những nét tương đồng về văn hóa. Nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú, đa dạng, có nhiều kiểu nhân vật khác nhau: nhân vật quan lại, nhân vật người dì ghẻ, nhân vật mồ côi, nhân vật đội lốt, nhân vật phù trợ, nhân vật thông minh… Mỗi kiểu nhân vật lại được khắc họa bởi những yếu tố khác nhau, mang một ý nghĩa tư tưởng hoàn toàn khác nhau. Nhân vật thông minh là một trong những kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ Đức và cổ tích Việt Nam. Qua nhân vật thông minh, các tác giả dân gian cho thấy quan niệm của mình về vai trò của trí tuệ trong cuộc sống và việc đề cao loại trí tuệ nào cho thấy điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa. 1.2. Truyện cổ Đức là một phần của văn học, văn hóa Đức và nó cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa trên thế giới 1
- trong một thời gian rất dài. Truyện cổ Đức đã in sâu vào tâm hồn trẻ thơ và tâm trí độc giả nhỏ tuổi, lớn tuổi không chỉ ở Đức mà cả độc giả ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhiều truyện cổ tích Đức mà hầu hết bất cứ đứa trẻ nào cũng được biết đến gồm có: Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn, Cô bé Lọ Lem, Cô bé chăn ngỗng, Cô bé quàng khăn đỏ, Công chúa ngủ trong rừng... hay những nhân vật rất thông minh, rất đáng yêu như chú mèo (Chú mèo đi hia), bảy chú dê con (Chó sói và bảy chú dê con)… Những nhân vật này đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Nghiên cứu về truyện cổ Đức trên thế giới đã có lịch sử dày dặn và phong phú. Truyện cổ Đức đã được dịch ở Việt Nam từ năm 1960 với bản dịch truyện kể Mấy nhạc sĩ thành Bơ Rem (The Bremen Town Musicians) từ tiếng Pháp của Huỳnh Lý. Đã gần 60 năm kể từ bản dịch đầu tiên được xuất bản, đã có nhiều bản dịch truyện kể Đức dày dặn, công phu nhưng những công trình nghiên cứu về truyện cổ Đức ở Việt Nam lại vắng bóng. 1.3. Nghiên cứu truyện cổ Việt Nam đã có bề dày với nhiều thành quả quan trọng. Tuy nhiên nghiên cứu so sánh truyện cổ Việt Nam với truyện cổ của quốc gia, dân tộc khác từ góc nhìn thi pháp học và văn hóa học vẫn là một hướng nghiên cứu tiềm năng. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật thông minh trong truyện cổ tích của Đức và Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Tiếp cận truyện cổ tích từ phương pháp nghiên cứu so sánh loại hình đã được đặt ra từ lâu trên thế giới. Theo V.M.Girmunxki thì nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử nhằm giải thích sự giống nhau của các hiện tượng có cội nguồn từ những điều kiện giống nhau của sự phát triển lịch sử. Nhiều công trình xuất bản ở Việt Nam đã vận dụng phương pháp so sánh loại hình trong nghiên cứu truyện cổ tích như: - Nguyễn Bích Hà(1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Giáo dục. 2
- - Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt nam, NXB khoa học xã hội. Đề cập đến kiểu nhân vật thông minh hay trí xảo trong truyện cổ tích Việt Nam, tác giả Đặng Thị Thu Hà (2008) đã chỉ ra một vài đặc điểm của kiểu nhân vật này trong bài viết Nhân vật trí xảo trong truyện cổ tích Việt Nam, đăng trên Thông báo Văn hóa (NXB. KHXH, H, tr. 170 – 185). Trong luận văn thạc sĩ hoàn thành năm 2011, tác giả Phạm Thị Thu Huyền đã tìm hiểu Kiểu truyện nhân vật thông minh trong tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, chỉ ra một vài đặc điểm của nhân vật thông minh, từ đó tìm hiểu kết cấu cốt truyện và vấn đề xây dựng kiểu nhân vật thông minh trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt. Nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Việt Nam với truyện cổ tích các quốc gia, dân tộc khác cũng được chú ý với các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án như: - Park Yeon Kuan (2002), Nghiên cứu so sánh một số típ kể truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc, Luận án TSKH Ngữ văn. - Nguyễn Thị Bích Thủy (2011), So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam đảo ở Việt Nam và Indonesia, Luận văn thạc sĩ văn học. Trước bộ sưu tập Kinder-und Hausmaerchen của anh em nhà Grimm, truyện cổ tích Đức đã từng được sưu tầm và xuất bản. Tuy nhiên, với tính chất công phu, dày dặn, hệ thống, khoa học, bộ sưu tập của anh em nhà Grimm đã được coi là đại diện của truyện cổ tích Đức. Kể từ mốc thời gian năm 1812, năm bộ sưu tập Truyện kể trong nhà và cho trẻ nhỏ được xuất bản lần đầu tiên, truyện cổ Grimm đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả trên thế giới. Truyện cổ tích Đức đã được nghiên cứu bởi nhiều trường phái và phương pháp trên thế giới: lịch sử- địa lý, tâm lý học, nhân học văn hóa, lịch sử- xã hội, ngôn ngữ và văn học, nữ quyền. 3
- Ở Việt Nam, mặc dù truyện cổ tích Đức được dịch từ những năm 1960 với vai trò của dịch giả Huỳnh Lý (Mấy nhạc sĩ thành Bơ Rem) và sau đó là Hữu Ngọc (Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn), Lương Văn Hồng (Truyện cổ Grimm)…Tuy nhiên, các bài viết nghiên cứu về truyện cổ tích Đức còn ít ỏi. Trong các bản dịch của mình, các dịch giả như Huỳnh Lý, Hữu Ngọc, Lương Hồng đã đưa ra những nhận xét sơ lược về đặc điểm của truyện cổ tích Grimm. Năm 1985, Đặng Thị Hạnh và Lê Hồng Sâm cũng đề cập tới truyện cổ Grimm như là một thành tựu quan trọng của văn học Đức thời kì lãng mạn. Năm 2011, Đào Duy Hiệp đã tìm hiểu về truyện cổ Grimm từ lí thuyết hiện đại trong bài viết “Nghiên cứu truyện cổ Grimm từ lí thuyết hiện đại (trường hợp Chim Ưng thần), tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3 năm 2011. Năm 2014, trong đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, tác giả Dương Ngọc Minh đã tìm hiểu, khái quát quá trình dịch truyện cổ Grimm ở Việt Nam; quá trình tiếp nhận truyện cổ Grimm ở Việt Nam; Từ đó thấy được xu hướng dịch và xu hướng tiếp nhận truyện cổ Grim ở Việt Nam. Nghiên cứu truyện cổ tích Đức và truyện cổ tích Việt Nam từ góc nhìn so sánh văn hóa từng được đề cập đến trong cuốn sách Nhân vật nữ trong truyện cổ và các mã giá trị xã hội: phân tích so sánh một số truyện cổ Đức và Việt Nam (Female Characters in Folktales and the Code of Social Values: A Comparative Analysis of German and Vietnamese Tales (2013), tác giả Ôn Thị Mỹ Linh đã phần nào đề cập tới quá trình dịch thuật, tiếp nhận cũng như ảnh hưởng của truyện cổ Grimm ở Việt Nam; so sánh 10 cặp truyện cổ tích Đức và Việt Nam có sự tương đồng về cốt truyện, từ đó thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong sự phản chiếu các giá trị văn hóa. Trong cuốn Anh em Grim (Grimm Jacob&Grimm Wilhelm) (2006), tác giả Lê Nguyên Cẩn đã điểm qua một số bài viết về truyện cổ Grimm. Đây là công trình nghiên cứu nằm trong bộ sách Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, đối tượng độc giả mà nhà nghiên cứu hướng tới có cả học 4
- sinh trung học phổ thông với mục tiêu dễ đọc dễ hiểu nên những nhận xét đánh giá được trích dẫn tương đối sơ sài, chưa có tính hệ thống. Như vậy vấn đề nhân vật thông minh trong truyện cổ tích của Đức và truyện cổ tích Việt Nam từ góc nhìn so sánh hầu như chưa được đề cập đến trong công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khi tiến hành thực hiện đề tài này, mục đích của chúng tôi là khảo sát và phân tích truyện cổ Đức và truyện cổ tích Việt Nam, chỉ ra các kiểu nhân vật thông minh, đặc điểm của kiểu nhân vật thông minh với sự tương đồng và khác biệt; từ đó thấy được những phương diện văn hóa được phản ánh trong truyện cổ tích của hai dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, tìm ra những kiểu nhân vật thông minh (nhân vật con người thông minh) trong truyện cổ Đức và cổ tích Việt Nam. - Phân tích những đặc điểm của nhân vật thông minh trong truyện cổ Đức và cổ tích Việt Nam. - Nhận diện các giá trị văn hóa thông qua các điểm tương đồng và khác biệt được phản ánh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Về nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam xuất hiện cả nhân vật con người thông minh và con vật thông minh. Trong đề tài này thì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhân vật con người thông minh, gọi tắt là nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Như đã nói ở trên, truyện cổ tích Đức và Việt Nam đều rất phong phú với nhiều bộ sưu tập khác nhau. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trên 02 văn bản: 5
- - Minh Đức (2014), Truyện cổ Grim, NXB Văn học. - Nguyễn Đổng Chi (2014), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ. Luận văn sẽ tiến hành khảo sát hệ thống nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam, các phương thức biểu hiện và sự phản ánh các giá trị văn hóa qua kiểu nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh - loại hình là phương pháp chính, phối hợp với phương pháp nghiên cứu xã hội - văn hóa; đồng thời sử dụng các thao tác nghiên cứu như khảo sát, thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp. 6. Đóng góp của luận văn Với việc hệ thống, so sánh, phân tích, đối chiếu đặc điểm và giá trị văn hóa được phản chiếu thông qua các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam, luận văn “Nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam” góp thêm một tiếng nói trong nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam từ góc nhìn so sánh; đồng thời, thấy được vẻ đẹp văn hóa của mỗi dân tộc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục đề tài tham khảo, luận văn của chúng tôi gồm ba chương : Chương 1: Một số vấn đề chung Chương 2: Hệ thống nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam Chương 3: Các phương thức biểu hiện và sự phản ánh các giá trị văn hóa qua kiểu nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam 6
- Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Truyện cổ tích Đức 1.1.1. Bối cảnh thời đại anh em Grimm Truyện cổ tích Grimm là đối tượng nghiên cứu của luận văn trong kho truyện cổ tích Đức. Luận văn sẽ tập trung đề cập đến bối cảnh mà anh em Grimm sinh ra, lớn lên và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng và việc sưu tầm truyện cổ tích của họ. Anh em nhà Grimm sinh ra và lớn lên vào khoảng cuối thế kỉ 18 đến những năm giữa của thế kỉ 19, thời kì nước Đức có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Đây cũng được coi là thời kì của nước Đức lãng mạn và bắt đầu mạnh nha ý thức hệ tư sản. Vào cuối thế kỉ 18, tình hình kinh tế và xã hội Đức lạc hậu và phát triển chậm chạp. Thời kì này, nước Anh và Pháp đã trở thành những quốc gia tập trung thì Đức vẫn còn là nước phong kiến cát cứ gồm 360 công quốc nhỏ bé. Giai cấp tư sản Đức còn quá yếu ớt, bạc nhược. Bóng dáng của cuộc cách mạng tư sản ở Đức còn mờ mịt. Ăngghen viết: “Đấy chỉ là một đống thối tha và đang tan rã một cách đáng tởm… Mọi cái đều mục nát, lung lay, sắp sụp đổ và ngay cả đến một tia hi vọng về sự thay đổi có lợi cũng không có nữa, thậm chí trong nước cũng không đủ sức quét sạch những thây ma độc hại của các chế độ đã bị diệt vong” [3, tr. 174]. Ăngghen gọi nước Đức bấy giờ là sự “cùng khổ Đức” [19, tr. 331]. Năm 1814, Napoleon bị lật đổ. Các nước thắng trận đã họp ở Viên để chia lại bản đồ Châu Âu. Bấy giờ, nước Đức nhiều bang còn theo chế độ quân chủ phân chia đẳng cấp từ thời trung đại. Giai cấp địa chủ quý tộc ở Đức kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nước. Giai cấp tư sản Đức không có tính chất cách mạng như giai cấp tư sản Pháp. Trong lúc đó, chính giai cấp công nhân Đức đã trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị. 7
- Nếu thế kỉ 18 ở Đức được Ăngghen nhận định là “…một đống thối tha và đang tan ra một cách đáng tởm” thì đến thế kỉ 19, nước Đức đã có những tiến bộ nhất định mặc dù còn chậm chạp [19, tr 431]. Vào giai đoạn này, nước Đức với sự chia cắt thành hàng trăm bang, vẫn chưa thực sự là một quốc gia hoàn toàn thống nhất. Trước khi sự chiếm đóng của Pháp trên các vùng lãnh thổ của Đức bị phá vỡ vào năm 1814, Napoleon đã nỗ lực thống nhất các bang này từ con số hàng trăm bang xuống thành ba mươi chín bang. Tuy nhiên, đến khi Napoleon đã bị đánh bại, nước Đức, mặc dù đã thống nhất về chính trị và rngôn ngữ, nhưng vẫn chưa có sự kết nối và thống nhất về văn hóa. Trước khi chủ nghĩa lãng mạn được định hình ở Đức, các học giả đã đặt ra câu hỏi về cá tính dân tộc và sự thống nhất. Một cuộc vận động về xã hội và văn học như Sturm und Drang (Cơn bão và Xung kích) diễn ra vào thập niên 60 và 80 của thế kỉ XVIII, kêu gọi hồi sinh ý thức dân tộc thông qua hồi sinh tinh thần nhân văn của thời kì Phục hưng và trở về với những giá trị của quá khứ. Carol Lisa Tully, nhà nghiên cứu chuyên sâu về chủ nghĩa lãng mạn đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn Đức với bối cảnh lịch sử chia cắt các tiểu bang của Đức. Theo Tully, trong thời kì đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn Đức, các học giả mong muốn tái thiết lại một bối cảnh ổn định thống nhất bằng cách tạo ra sự thống nhất văn hóa dân tộc. Nhà folklore học Giuseppe Cocchiara cho rằng đối tượng được quan tâm của chủ nghĩa lãng mạn là văn học trung cổ, các bài hát và đặc biệt là truyện cổ - những phương tiện giúp khẳng định sức mạnh của truyền thống dân tộc. Như vậy, chủ nghĩa lãng mạn Đức đã được bắt đầu với cuộc vận động của các học giả và nghệ sĩ nhằm xây dựng một ý thức dân tộc thống nhất thông qua việc phục sinh truyền thống tốt đẹp của quá khứ. Chủ nghĩa lãng mạn muốn khôi phục tinh thần dân tộc toàn vẹn đã bị đánh mất bằng cách quay trở lại với các giá trị cổ xưa và các tín ngưỡng truyền thống. Chủ nghĩa lãng mạn Đức có thể chia ra làm ba giai đoạn: Fruhromantik (thời kì manh nha), từ 1797 tới 1802, 8
- Hochromantik (thời kì đỉnh cao), tiếp theo tới 1815, và Spatromantik (thời kì cuối) tiếp theo tới 1830. Việc sưu tầm truyện cổ tích nổi lên như một trào lưu dựa trên bối cảnh lịch sử xã hội văn hóa nêu trên. Khởi nguồn cho trào lưu đó là Johann Gottfried Herder. Herder coi thơ ca dân gian là nơi quy tụ trí tuệ nhân dân và ông coi sự trở về với thơ ca dân gian là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của nền văn học của quốc gia. Archim von Arnim (1781- 1831) và Clemens Brentano (1778- 1842) đã thể hiện tinh thần dân tộc Herder trong bộ sưu tập ca dao Đức, Des Knaben Wunderhorn (Chiếc tù và thần kì) (1805). Theo các nhà sưu tầm này thì ý thức về cá tính dân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng có thể tìm thấy trong văn học dân gian và mục đích của Von Arnim và Brentano là tạo ra một bộ sưu tập ca dao của riêng dân tộc mình, chứ không phải của thế giới. Có thể nói chính tinh thần thời đại đã đưa anh em Grimm đến với con đường sưu tầm truyện cổ và cống hiến cuộc đời của mình cho việc sưu tầm, nghiên cứu các thể loại văn hóa dân gian. Nối tiếp cảm hứng dân tộc, tham vọng khôi phục các giá trị truyền thống của Herder, theo bước chân của Arnim và Brentano, anh em nhà Grimm đã bắt đầu sưu tầm truyện cổ với mục đích ban đầu là gửi chúng cho Brentano để Brentano tập hợp và xuất bản. Dù rằng, ý thức dân tộc này lại được thể hiện ra trong thành quả sưu tầm của Grimm với màu sắc khác biệt. Nếu Arnim và Brentano dùng trí tưởng tượng của mình để thay đổi những tư liệu dân gian mà họ thu thập được thì hai anh em Grimm lại chú trọng sự nguyên gốc và thuần khiết của tư liệu. Sự thuần khiết này gợi nhắc tới quan niệm của chủ nghĩa lãng mạn về tính chất đơn giản của thơ ca. Nói về giai đoạn đầu, anh em Grimm bị ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng lãng mạn, nhưng về sau này họ lại chịu tác động bởi ý thức hệ tư sản. Như nhà nghiên cứu Regina Bendix từng chỉ ra rằng Lời mở đầu của lần tái bản Truyện kể trong nhà và cho trẻ nhỏ đã phản ánh tinh thần thay đổi của thập kỉ này, thể hiện sự chuyển tiếp tư tưởng từ thời Herder, chủ nghĩa lãng mạn với cảm hứng 9
- thuần khiết tới quan điểm hoài cổ, bi quan và ý thức giai cấp của những học giả - những người hi vọng gìn giữ được những vết tích còn lại của giá trị nhân văn chưa bị xã hội làm tha hóa. Vào đầu thế kỉ 19, tầng lớp tư sản đã phát triển mạnh về số lượng trong xã hội Đức và thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của mình. Jack Zipes, nhà cổ tích học và Grimm học, đã giải thích thuật ngữ “tư sản” như là một hệ thống các giá trị, trạng thái tâm lý, và phong cách sống đặc trưng. Trong hệ giá trị này, gia đình tồn tại, thống nhất bởi các mắt xích tinh thần, cảm xúc chứ không phải bởi các mối quan hệ cạnh tranh giống như môi trường xã hội. Anh em nhà Grimm bằng cách nhấn mạnh vào các quy tắc ứng xử trong gia đình, đã thổi vào kho tàng truyện cổ của mình bầu không khí tư sản của nước Đức thế kỉ 19. Sinh ra trong gia đình có sáu người con, Jacob và Wilhelm còn có bốn người em: Carl Friedrich, Ferdinand Philipp, Ludwig Emil, Charlotte Amelie. Người cha, người chủ của gia đình - Philipp Wilhelm Grimm là một luật sư có tài, đầy tham vọng và hào phóng. Mẹ của Jacob và Wilhelm, Dorothea née Zimmer (1755-1808) là người phụ nữ tận tụy và hi sinh, dành toàn bộ thời gian cho việc nội trợ và chăm lo gia đình. Lúc đầu, gia đình nhà Grimm sống trong một ngôi làng nhỏ ở Hanau, đến năm 1791, chuyển tới Steinau, một thị trấn gần Kassel, nơi ông Philipp được giao chức vụ thẩm phán và một thời gian ngắn sau đó, ông trở thành một trong những nhân vật lãnh đạo uy tín trong thị trấn. Ở thời điểm đó, điều kiện của gia đình Grimm khá tốt: một ngôi nhà rộng với nhiều người hầu. Jacob và Wilhelm đã được dạy học bởi một gia sư tại nhà và khi họ đến tuổi đi học, ông Philipp đã gửi họ tới học ở một trường phổ thông của địa phương. Cuộc sống ở thị trấn nhỏ, gần gũi với thiên nhiên, với nông trại và người nông dân, với những phong tục thôn quê đã có ảnh hưởng quan trọng tới xu hướng sưu tầm truyện cổ tích của Jacob và Wilhelm. Năm 1796, gia đình Grimm bất ngờ đối mặt với nỗi đau, mất mát và to lớn khi người cha Philipp Grimm mất đột ngột vì bệnh viêm phổi. Sau đó, gia 10
- đình Grimm phải chuyển ra khỏi ngôi nhà lớn đang sống, đối mặt với cuộc sống túng thiếu, nghèo khổ cộng thêm sức khỏe của Wilhelm lại không tốt và những gánh nặng tài chính do phải trang trải học phí. Jacob buộc phải trở thành trụ cột cho mẹ và năm người em. Ngoài ra không thể không nhắc đến sự giúp đỡ cả tài chính và tinh thần của người dì Henriette Zimmer, vợ lãnh chúa vùng Kassel, người đã giúp Jacob và Wilhelm có cơ hội được vào học ở trường trung học phổ thông Lyzeum, Kassel và khoa luật, đại học Marburg. Mặc dù có tài năng và học tập chăm chỉ, Jacob và Wilhelm vẫn phải nếm trải thực trạng bất bình đẳng xã hội ở Lyzeum và đại học Marburg. Hai nhà sưu tập truyện cổ tích đã chứng kiến chuyện phân biệt đối xử của một số giáo viên đối với học sinh xuất thân trong gia đình thường dân nghèo. Do vậy, dù hai anh em là hai trong số những học sinh xuất sắc nhất, họ chỉ có thể bước chân vào giảng đường của đại học Marburg. Những trải nghiệm cuộc sống đã khiến hai anh em nhà Grimm đồng cảm hơn với giấc mơ thay đổi mang đậm màu sắc lãng mạn của tầng lớp dân nghèo, và sau này hướng tới phản ánh những giá trị tư sản trong truyện cổ họ sưu tầm: có thể thay đổi địa vị xã hội thông qua tình trạng học vấn và những phẩm chất đạo đức như chăm chỉ, mộ đạo và hết lòng vì gia đình. Thời đại, gia đình và những yếu tố cá nhân có tác động lớn, là tiền đề để anh em Grimm tiến hành sưu tầm truyện cổ tích Đức và làm nên tên tuổi của họ trong nền văn học Đức cũng như trên thế giới. 1.1.2. Văn hóa dân gian Đức Về văn hóa Đức, nước Đức thế kỷ 19 từ một dân tộc thất trận, lạc hậu đã làm một cuộc vươn lên thần kỳ bằng ba cuộc cách mạng ngoạn mục nhất trong lịch sử: công nghiệp, giáo dục và khoa học, để trở thành một người khổng lồ trong lòng châu Âu, có những cống hiến to lớn cho thế giới. Nước Đức cũng mở ra cho các dân tộc đi sau một khả năng to lớn là có thể trở thành một quốc gia công nghiệp hùng cường ngang bằng với Anh mà con đường tiến lên có thể khác. Sức bật của dân tộc Đức có nền văn hóa cao, 11
- sau khi được cởi trói về chính trị, của lòng ái quốc, của những đam mê xem khoa học, văn hóa là những loại “tôn giáo” thiêng liêng trong đời thường, là một cuộc hóa thân thần kỳ rất đáng ngưỡng mộ. Nước Đức có cả những thiên hà tài năng đa dạng trong văn hóa, triết học, âm nhạc, nhưng cũng có nhiều thiên hà khác trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và tinh thần, toán học, công nghệ, và một thiên hà các “đế chế công nghiệp” hùng mạnh chưa bao giờ có trong lịch sử. Đức là nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu Âu. Đầu tiên phải nói đến “Văn hóa đọc” là điểm đặc trưng của nền văn hóa Đức. Các hội chợ sách được tổ chức quanh năm, thư viện Đức là nơi tuyệt vời nhất cho những người cần nghiên cứu. Đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhạc sỹ tài năng như Goeth, Beethoven. Các buổi hòa nhạc hay lễ hội âm nhạc lớn được tổ chức hằng năm. Về lịch sử và nghệ thuật, Đức bảo tồn nhiều di tích, nhiều bảo tàng nghệ thuật. Thị trường sách của Đức lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc (2014). Hội chợ Sách Frankfurt có vị thế quan trọng nhất trên thế giới về giao dịch và mua bán quy mô quốc tế, có truyền thống kéo dài hơn 500 năm. Hội chợ Sách Leipzig cũng duy trì một vị thế quan trọng tại châu Âu. Về tôn giáo, từ khi thống nhất vào năm 1871, khoảng 2/3 dân số Đức theo Tin Lành và 1/3 dân số theo Công giáo, cùng một cộng đồng thiểu số Do Thái giáo đáng kể. Các giáo phái khác cũng hiện diện tại Đức, song không có tác động nhiều về văn hóa như ba nhóm trên. Thành phần tôn giáo của Đức cũng biến đổi dần trong các thập niên sau năm 1945, khi Tây Đức trở nên đa dạng hơn về tôn giáo do nhập cư còn Đông Đức trở thành quốc gia không tôn giáo áp đảo do chính sách của nhà nước. Tôn giáo tại Đức tiếp tục đa dạng sau khi Đức tái thống nhất vào năm 1990, về tổng thể là tính mộ đạo giảm đi nhiều trên toàn quốc song tín đồ Phúc Âm và Hồi giáo lại tăng lên. 12
- Tôn giáo ở mội quốc gia đều có ảnh hưởng nhất định đến mọi mặt của đất nước đó trong đó có văn học. Trong truyện cổ tích, loại truyện xuất hiện ở thời kì sớm cũng đã có mầm mống tôn giáo. Truyện cổ tích chuyên chở niềm tin vào các thế lực như chúa trời, đồng thời tin vào sức mạnh, ma thuật của những thế lực như yêu ma, quỷ quái. Trong truyện Ba sợi tóc vàng của qủy [20, tr. 458) thì “Qủy” có sức mạnh lớn lao, có thể biết hết được mọi truyện, có nhiều phép thuật. Yêu cầu của nhà vua dành cho anh chàng muốn lấy được công chúa là phải mang được 3 sợi tóc của quỷ về mới gả công chúa. Đây chính là một thử thách lớn lao dành cho chàng trai. Nhưng nhờ sự dũng cảm, trí thông minh mà chàng trai đã giành được chiến thắng. Đây cũng chính là sự chiến thắng thế lực siêu nhiên của con người. Từ những điều nói trên có thể nhận thấy rằng sự sùng bái giới tự nhiên của nhân dân thể hiện qua truyện cổ tích là vô cùng phổ biến. Bởi thông qua sự phản ánh sùng bái giới tự nhiên thì người dân phần nào đó thể hiện được ước mơ, khát vọng mà họ không thực hiện được trong thực tế. Và cũng qua sự phản ánh này, ở những chi tiết con người chiến thắng những thế lực siêu nhiên ngày càng khẳng định con người sẽ là người làm chủ không bị chi phối bởi thế lực siêu nhiên. Tiếp đến là sự sùng bái vạn vật, cả nhân dân Đức, Việt Nam đều có quan niệm về vạn vật hữu linh, vạn vật tương giao bởi cuộc sống luôn gắn bó với thiên nhiên, với muôn loài. Với những rừng núi mênh mông, sông suối dày đặc và biển cả rộng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người phát triển, các tín ngưỡng dân gian cũng từ đó mà hình thành. Vì thế khi đọc truyện cổ tích của Đức thường xuất hiện những cuộc đối thoại rất sinh động. Trong truyện Ông lão đánh cá và bà vợ [20, tr. 44], thì cuộc trò chuyện giữa nhân vật ông lão với các con vật mà ông ta cứu được diễn ra rất thú vị và có tình có nghĩa. Sau khi các con vật được con người cứu giúp thì chúng đều tỏ ra biết ơn. Về sau, con cá giúp ông già rất nhiều lần. Người và vật qua đó thể hiện sự hiểu biết, cảm thông chia sẻ với nhau. 13
- Truyện cổ Grimm từ lâu rồi đã quen thuộc với trẻ thơ và độc giả nhỏ tuổi không chỉ ở Đức mà còn lan rộng ra các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Những người có công kiến tạo lại kho tàng cổ tích Đức chính là của anh em nhà Grimm. Những yếu tố về văn hóa xã hội của nước Đức đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của họ. Ngoài ra, các yếu tố gia đình và yếu tố cá nhân cũng có tác động lớn và là tiền đề để anh em Grimm tiến hành sưu tầm truyện cổ tích Đức. 1.2. Truyện cổ tích Việt Nam 1.2.1. Bối cảnh thời đại Nguyễn Đổng Chi Nguyễn Đổng Chi là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong về văn học dân gian nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Với sự khảo dị so sánh rất dày công với kho tàng truyện cổ đồ sộ. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là kho tàng mang rõ nét tâm hồn Việt Nam, kết tinh những gì tiêu biểu của tư duy nghệ thuật tự sự dân gian Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở xã Ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, ông là con thứ ba của cụ Nguyễn Hiệt Chi. Nguyễn Đổng Chi sinh ra ở Phan Thiết, nhưng lại lớn lên giữa những ngày sôi động và dồn dập phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh. Ảnh hưởng của các phong trào khởi nghĩa Yên Bái, Xô viết Nghệ Tĩnh, Mặt trận dân chủ thấm sâu trong ông. Khi được theo người anh lên làm y sĩ ở Buôn Mê Thuột và Kon Tum, Nguyễn Đổng Chi đã có dịp chứng kiến tấm gương của các tù nhân chính trị bị đày ải nơi đây, và mối quan hệ giữa hai ông với những người tù nhân chính trị này nảy nở nhanh chóng. Sau này khi tham gia Mặt trận Việt minh, Nguyên Đổng Chi hăng hái dấn mình vào mọi hoạt động cách mạng. Những ngày này dường như ở trong Nguyễn Đổng Chi đã có hai con người cùng gắn bó làm một: con người cách mạng và con người văn hóa. Say mê, xông xáo, ông dồn hết sức trẻ vào hoạt động, với niềm mong muốn chân thành xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 306 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 124 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn