Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại
lượt xem 7
download
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là luận giải các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái niệm, sự phát triển thể loại truyện truyền kì ở Việt Nam nói riêng, Trung Quốc và các nước Đông Á nói chung; sơ lược về tác giả, tác phẩm; khái niệm mô típ, việc nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HUY GIẢNG TÌM HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ) CÓ CÙNG MÔ TÍP VỚI “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HUY GIẢNG TÌM HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ) CÓ CÙNG MÔ TÍP VỚI “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thanh Thái Nguyên – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Huy Giảng
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn PGS. TS. Vũ Thanh đã luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Huy Giảng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” .............................................................................................. 2 2.1.1. Giai đoạn trƣớc thế kỷ XX ............................................................... 3 2.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay....................................................... 4 2.2. Nghiên cứu truyện truyền kì dưới góc độ mô típ và việc tìm hiểu những truyện có chung mô típ trong “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 10 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 10 4.2.1. Phạm vi tƣ liệu ............................................................................... 10 4.2.2. Phạm vi nội dung............................................................................ 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 11 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 12 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12 NỘI DUNG ..................................................................................................... 13 CHƢƠNG 1: “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI”, “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN TRUYỀN KÌ TỪ MÔ TÍP TRUYỆN ....... 13 1.1. “Tiễn đăng tân thoại” và thể loại truyền kì Trung Quốc..................... 13 1.1.1. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Trung Quốc ............... 13 1.1.1.1. Khái niệm truyền kì ................................................................. 13 1.1.1.2. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Trung Quốc ........ 14 1.1.2. “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu................................................ 16 1.1.2.1. Tác giả Cù Hựu ........................................................................ 16 1.1.2.2. Tác phẩm “Tiễn đăng tân thoại” .............................................. 17
- 1.2. “Truyền kì mạn lục” và thể loại truyền kì Việt Nam............................ 18 1.2.1. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Việt Nam ................... 18 1.2.2. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ ............................................ 20 1.2.2.1. Tác giả Nguyễn Dữ .................................................................. 20 1.2.2.2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” ............................................... 22 1.3. Khái niệm mô típ, các yếu tố hình thành mô típ trong thể loại truyền kì . 23 1.3.1. Khái niệm mô típ ............................................................................ 23 1.3.2. Các yếu tố hình thành mô típ trong thể loại truyền kì ở Việt Nam...... 25 1.4. Mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” và việc nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện ....................................... 27 1.4.1. Mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” 27 1.4.2. Nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện................................ 28 Tiểu kết Chương 1....................................................................................... 29 CHƢƠNG 2: MÔ TÍP “TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN KÌ DỊ” TRONG “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” .................................... 31 2.1. Khảo sát mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong hai tác phẩm ..... 31 2.2. Mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Tiễn đăng tân thoại” ..... 34 2.3. Mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục” ....... 40 2.4. Đối sánh mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong hai tập truyện ... 46 2.5. Vai trò của mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục” .............................................................................................................. 50 2.5.1. Trong việc xây dựng đề tài, chủ đề, tạo dựng tính dân tộc ............ 50 2.5.2. Trong việc xây dựng cốt truyện, tình tiết nghệ thuật ..................... 57 2.5.3. Trong việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật ................. 59 2.5.4. Trong việc xây dựng nhân vật ....................................................... 62 Tiểu kết Chương 2........................................................................................ 64 CHƢƠNG 3: MÔ TÍP “NGƯỜI LẠC VÀO THẾ GIỚI KHÁC” TRONG “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” ....................... 66 3.1. Khảo sát mô típ “Người lạc vào thế giới khác” trong hai tác phẩm ... 66
- 3.2. Mô típ “Người lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại” ... 70 3.2.1. Ngƣời lên thiên đình....................................................................... 70 3.2.2. Ngƣời lên cõi tiên. .......................................................................... 71 3.2.3. Ngƣời xuống thủy phủ ................................................................... 72 3.2.4. Ngƣời xuống âm phủ ...................................................................... 73 3.3. Mô típ “Người lạc vào thế giới khác” trong “Truyền kì mạn lục” ..... 76 3.3.1. Ngƣời lên thiên đình....................................................................... 76 3.3.2. Ngƣời lên cõi tiên. .......................................................................... 78 3.3.3. Ngƣời xuống thủy phủ ................................................................... 79 3.3.4. Ngƣời xuống âm phủ ...................................................................... 82 3.4. Đối sánh mô típ “Người lạc vào thế giới khác" trong hai tập truyện. 85 3.5. Vai trò của mô típ “Người lạc vào thế giới khác” trong “Truyền kì mạn lục” 89 3.5.1. Trong việc xây dựng đề tài, chủ đề, tạo dựng tính dân tộc ............ 89 3.5.2. Trong việc xây dựng cốt truyện, tình tiết nghệ thuật ..................... 92 3.5.3. Trong việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật ................. 95 3.5.4. Trong việc xây dựng nhân vật ....................................................... 96 3.6. Sự kết hợp giữa các mô típ: “Người lạc vào thế giới khác” với “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục” .............................................. 99 Tiểu kết Chương 3..................................................................................... 100 KẾT LUẬN ................................................................................................... 102
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mỗi quốc gia trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù có lịch sử mấy ngàn năm hay mới chỉ hình thành một vài chục năm đều có nền văn học của riêng mình. Tuy nhiên nó không tồn tại biệt lập mà hình thành và phát triển trong sự tƣơng tác với các loại hình nghệ thuật, tƣ duy, các nền văn học khác trên thế giới. Giữa chúng luôn có sự tiếp xúc, giao thoa, ảnh hƣởng, thậm chí xung đột lẫn nhau… Nghiên cứu và giải thích những mối quanh hệ đó chính là nhiệm vụ của văn học so sánh. Daniel-Henri Pageaux đã nêu định nghĩa về văn học so sánh theo quan điểm của mình: “Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau, cho dù có chung một truyền thống” [32, 12]. Ở các nƣớc có nền văn học phát triển nhƣ Pháp, Đức… văn học so sánh đã sớm tham gia vào đời sống văn học cả về lí thuyết và thực nghiệm. Ở Việt Nam, lí thuyết về văn học so sánh còn rất mới mẻ cho đến những năm gần đây. Các nhà nghiên cứu nhờ đó đã có cái nhìn tổng thể hơn, những đánh giá chính xác hơn, những lí giải thuyết phục hơn về nền văn học nƣớc nhà. 1.2. Về mối liên hệ giữa “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ và “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Dữ đã “mô phỏng”, “bắt chƣớc” Cù Hựu, tiêu biểu là Hà Thiện Hán. Trong Tựa ”Truyền kì mạn lục” (viết năm 1547), Hà Thiện Hán khẳng định: “Xem văn từ của sách thấy không ra ngoài phên dậu của Cù Tông Cát” (Quan kì văn từ bất xuất Tông Cát phiên li chi ngoại cảm). Lại có nhiều ý kiến đề cao tài năng của Nguyễn Dữ, gọi ông là “bậc trứ danh trong lĩnh vực xây dựng tiểu thuyết”. Trần Ích Nguyên, nhà nghiên cứu Đài Loan đánh
- 2 giá: “Tân thoại kế thừa cơ sở chí quái truyền kì đời trƣớc, chọn lấy những tƣ liệu có sẵn trong thơ văn bút ký, Mạn lục ngoài việc mô phỏng phần dinh dƣỡng mà Tân thoại hấp thụ, còn viết lại thần thoại chí quái của đất nƣớc Việt Nam” [30]. Nhƣ vậy, phải đánh giá nhƣ thế nào mới là công bằng với Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục” ? 1.3. Thể loại truyền kì Việt Nam, tác giả Nguyễn Dữ, tập “Truyền kì mạn lục” đều là những đơn vị kiến thức quan trọng đƣợc dạy học và nghiên cứu ở cấp phổ thông và nhiều trƣờng đại học. Để hiểu đầy đủ và sâu sắc các đơn vị kiến thức này, với cả ngƣời học và ngƣời dạy, cho đến nay vẫn còn là một vấn đề khó khăn. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu), hy vọng có thể góp phần nhỏ bé của mình vào việc lí giải về mối liên hệ giữa hai tác phẩm, đánh giá những tiếp thụ và đổi mới của Nguyễn Dữ trong “Truyền kì mạn lục”, tháo gỡ phần nào những khó khăn đối với bạn đọc. 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam trung đại, ngày càng chiếm đƣợc nhiều tình cảm của bạn đọc. Từ khi ra đời đến nay, nó đã từng làm hao tổn tâm trí và giấy mực của nhiều thế hệ. Từ các bậc túc Nho thời xƣa cho đến các nhà nghiên cứu văn học thời hiện đại đều đánh giá cao và coi tác phẩm là một biểu hiện vinh dự cho nền văn học nƣớc nhà. 2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” Không thể phủ nhận viết “Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Dữ không chịu sự ảnh hƣởng từ tác giả Cù Hựu, nhƣng trong mỗi câu chuyện của mình Nguyễn Dữ đều có sự sáng tạo riêng. Dù vậy, do đặc điểm tƣơng đồng của hai
- 3 tác phẩm, khi nghiên cứu “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, các nhà nghiên cứu luôn đặt trong mối quan hệ so sánh với “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu. Trong phần này, chúng tôi chỉ xin dẫn ra một số công trình nghiên cứu và những bài viết mang tính định hƣớng chung cho việc nghiên cứu tìm hiểu liên quan đến đề tài. 2.1.1. Giai đoạn trƣớc thế kỷ XX Hà Thiện Hán thế kỷ XVI là ngƣời có những đánh giá sớm nhất về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”. Trong lời đề tựa viết năm Vĩnh Định sơ niên 1547, Hà Thiện Hán không chỉ nhận định tập truyện là trứ tác của Nguyễn Dữ mà còn khẳng định văn từ của Nguyễn Dữ không vƣợt ra ngoài “phên giậu” của Tông Cát (Cù Hựu). Các học giả thế kỉ XVIII-XIX: Vũ Khâm Lân (1802-?) đánh giá “Truyền kì mạn lục” là “thiên cổ kì bút” (Bạch Vân am cư sĩ phả kí). Lê Quý Đôn (1726-1784) trong Kiến văn tiểu lục khi xem xét tổng thể tác phẩm cũng đã có những nhận định tác phẩm chủ yếu mô phỏng theo “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu nhƣng cũng đã nhấn mạnh đến văn phong ngôn từ thanh tao tốt đẹp của tác phẩm. Phan Huy Chú (1782-1840) xem “Truyền kì mạn lục” “là áng văn hay của bậc đại gia”. Trong “Văn tịch chí”, sách Lịch triều hiến chương loại chí của mình, ông cũng khẳng định “Truyền kì mạn lục” do dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, gồm bốn quyển về cơ bản có bắt chƣớc theo “Tiễn đăng tân thoại” của nhà nho đời Nguyên. Nhƣ vậy, các tác giả trên một mặt khẳng định Nguyễn Dữ “mô phỏng”, “bắt chƣớc” “Tiễn đăng tân thoại” nhƣng đồng thời mặt khác cũng đã chú ý, khẳng định thành công của Nguyễn Dữ về mặt nghệ thuật nhƣ: văn phong, ngôn từ, tuy nhiên lại chƣa chú ý đến giá trị đích thực của tác phẩm ở phƣơng diện nội dung. Với việc nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Dữ “mô phỏng”, “bắt chƣớc” “Tiễn đăng tân thoại” của các học giả trên, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có
- 4 một cái nhìn khách quan, khoa học ở một số khía cạnh sau: Thứ nhất, xem xét các giai đoạn lịch sử với sự phát triển tƣơng đồng giữa các quốc gia thời phong kiến. Về lịch sử xã hội và kinh tế ở Trung Quốc thời Đƣờng và Việt Nam thế kỉ XV-XVI có nhiều nét tƣơng đồng nhau. Nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu thƣởng thức văn hoá và lối sống thị dân với các tầng lớp tiêu biểu. Thứ hai, là tính “đồng loại hình” của các nền văn học trên thế giới. Thứ ba, truyện truyền kì về cơ bản đƣợc xây dựng trên cơ sở những cốt truyện, motip, nhân vật... dân gian (còn gọi là quá trình văn học hoá truyện dân gian) cho nên truyện truyền kì các nƣớc có trƣờng hợp giống nhau hoặc na ná giống nhau là lẽ thƣờng. Thứ tƣ, sự chi phối của phƣơng thức sáng tác thời trung đại trong việc lấy tiền nhân làm chuẩn mẫu. Chính những đặc điểm tƣơng đồng trên khiến các tác phẩm có sự gặp gỡ về nhu cầu phản ánh những hiện tƣợng tƣơng đồng vào những thời điểm khác nhau. Không thể phủ nhận vai trò của “Tiễn đăng tân thoại” đối với quá trình phát triển truyện ngắn truyền kì khu vực đồng văn nói chung và “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ nói riêng. Tuy nhiên, việc nhìn nhận, đánh giá tác phẩm cần đảm bảo tính khách quan và tôn trọng hiện thực, tránh cái nhìn thiên lệch đối với tác giả và tác phẩm đƣợc so sánh. 2.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay Với giá trị sâu sắc ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật, “Truyền kì mạn lục” tiếp tục trở thành đề tài tạo cảm hứng cho các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Từ năm 1987 các nhà nghiên cứu bắt tay vào việc đánh giá mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” với những kiến giải riêng qua một số công trình cụ thể: Ở trong nƣớc, Phạm Tú Châu (1987) trong bài viết về Mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” trên Tạp chí Văn học số 3 đã đƣa ra một số những ý kiến đánh giá về “Truyền kì mạn lục” “ ... Trong điều kiện có một ngôn ngữ văn học chung cho cả vùng Viễn Đông hướng đến
- 5 nền văn học của các nước láng giềng là quy luật hoàn toàn tự nhiên..., không nên nghĩ rằng 20 truyện của Nguyễn Dữ là biến thể số truyện tương đồng của Cù Hựu, trái lại trong số đó có truyện hoàn toàn độc lập, có truyện lại mượn tình tiết phonklore dân tộc hoặc motip phonklore thế giới...” [3,75]. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng khẳng định “nhận định quan kì văn từ bất xuất Tông Cát phiên li chi ngoại cảm là hàm hồ, chính xác khiến người đọc có thể hiểu lầm rằng phần sáng tạo nghệ thuật của “Truyền kì mạn lục” là không đáng kể” [3,77]. Nhƣ vậy, sự ảnh hƣởng của các nền văn học đƣợc xem nhƣ một sự tất yếu. Nguyễn Dữ tuy có sự tiếp nhận từ truyền kì của Trung Hoa nhƣng nếu coi tác phẩm của Nguyễn Dữ là sự mô phỏng lại những sáng tác của Cù Hựu thì quả là phiến diện, thiếu chính xác. Cùng quan điểm nghiên cứu trên, Đinh Phan Cẩm Vân (2005) trong bài Góp thêm vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn, tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6, đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai tác phẩm từ những tình tiết, cảm hứng về tình và sắc. Đánh giá của tác giả đã cho thấy sự khác biệt giữa đặc thù văn hoá và cảm hứng sáng tác của hai nhà văn. Nguyễn Đăng Na (2005) cũng có bài viết “Truyền kì mạn lục” dưới góc độ so sánh văn học, Tạp chí Hán Nôm, số 6. Tác giả cũng dành một phần khảo cứu so sánh “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ với “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu từ hình thức, nhan đề tác phẩm cho đến nội dung. Đồng thời tác giả cũng mở rộng phạm vi so sánh với các tác phẩm khác có cùng thể loại ở trong nƣớc, từ đó đi đến khẳng định giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả Nguyễn Dữ. Năm 2007, Đinh Thị Khang trong bài viết “So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, tạp chí Nghiên cứu Văn học, tháng 4, đã đi vào tìm hiểu lý giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng nhƣng không trùng khít giữa “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại”... Ở nƣớc ngoài, “Truyền kì mạn lục” cũng nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các học giả nƣớc ngoài khi xem xét tác phẩm dƣới góc độ so sánh với các tác phẩm cùng thể loại trong khu vực. Đầu tiên phải kể đến nhà nghiên
- 6 cứu Đài Loan Trần Ích Nguyên (1990) trong công trình Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, NXB Học sinh thƣ cục Đài Loan cho rằng “Cù Hựu và Nguyễn Dữ kì thực là bậc trứ danh trong việc xây dựng tiểu thuyết. Tân thoại thì kế thừa Truyền kì, Chí quái ở các triều đại trước, lấy thơ văn, bút kí các loại làm tư liệu. Mạn lục thì thể hiện ở việc bắt chước Tân thoại, hấp thụ nguồn dinh dưỡng dồi dào và viết lại thần thoại, chí quái Việt Nam... mỗi người đều có phương pháp và con đường riêng của mình, nhưng cả hai loại cùng thu nạp truyền thuyết dân gian địa phương thông qua sự tưởng tượng phong phú và cách tổ chức chặt chẽ, thông qua tài năng cá nhân mà biến hoá vật mục nát thành thần kì...” [30, 283]. Rõ ràng, trong công trình của mình, Trần Ích Nguyên một mặt thừa nhận sự tiếp biến “Tiễn đăng tân thoại” trong “Truyền kì mạn lục”, mặt khác đi đến khẳng định tài năng của tác giả Nguyễn Dữ. Nhƣng công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nêu đặc trƣng cá biệt của hai tác phẩm và so sánh đối chiếu một cách song song. Tiếp đến là công trình của nhà nghiên cứu Nhật Bản Kawamoto Kurive (1996) Những vấn đề khác nhau có liên quan đến “Truyền kì mạn lục”, Tạp chí Văn học số 6 cũng đã nhấn mạnh đến sự sáng tạo của Nguyễn Dữ “... tuy vẫn tôn trọng thế giới văn học của nguyên bản, nhưng gần như ở đâu cũng tìm, rút ra những đề tài và motip đáng chú ý để tạo ra một thế giới đặc biệt khác lạ dù phải đưa vào yếu tố của bản gốc” [19, 61]. Điều đó cho thấy từ những đặc trƣng của văn học và tâm lí dân tộc, Nguyễn Dữ đã đem đến cho truyện truyền kì khu vực những màu sắc nghệ thuật mới mẻ. Nhà nghiên cứu Hàn Quốc Toàn Huệ Khanh (2004) trong So sánh tiểu thuyết truyền kì Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam thông qua “Kim Ngao tân thoại”, “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các tập truyền kì Đông Á trong cách nhìn nhận công bằng, chính xác, khoa học. Không chỉ về văn phong, ngôn ngữ, nội dung, hình thức mà còn xét về động cơ sáng tác, văn hoá đặc trƣng của mỗi nƣớc cũng đƣợc tác giả xem xét một cách tỉ mỉ, kĩ lƣỡng nhƣng chƣa đi sâu vào tìm hiểu
- 7 những chi tiết nghệ thuật. Trong bài Thử so sánh “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu (Trung Quốc) với “Kim Ngao tân thoại” của Kim Thời Tập (Triều Tiên), “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và “Cà tỳ tử” của Asai Rei (Nhật Bản), nhà nghiên cứu ngƣời Nga B. Riptin (2006), Tạp chí Văn học số 12 cũng nhận định sự ảnh hƣởng truyền kì của Cù Hựu đối với Nguyễn Dữ song quan trọng hơn tác giả đã ghi nhận sự sáng tạo của Nguyễn Dữ một cách khách quan. Tại Hội thảo Quốc tế “Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lƣu văn hóa khu vực và quốc tế” do Viện Văn học Việt Nam và Viện Harvard-Yengchin Hoa Kỳ tổ chức năm 2006 tại Hà Nội, nhà nghiên cứu Vũ Thanh trong bài viết Đóng góp của Nguyễn Dữ đối với truyện truyền kì Đông Á đã khẳng định: “Nguyễn Dữ đã đúc kết được trong bản thân mình những tinh hoa không những của văn học dân tộc mà của cả vùng Đông Á. Những đóng góp về mặt nghệ thuật của ông có tầm cỡ khu vực, ngang hàng với các nhà văn lớn viết truyện truyền kì Đông Á”, “Tác phẩm không chỉ là đỉnh cao của truyện truyền kì dân tộc mà còn là sự tiếp tục một cách xuất sắc truyền thống truyền kì Đông Á” [46, 19]. 2.2. Nghiên cứu truyện truyền kì dưới góc độ mô típ và việc tìm hiểu những truyện có cùng mô típ trong “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại” Việc nghiên cứu truyện truyền kì dƣới góc độ mô típ, đặc biệt nghiên cứu mô típ trong ““Truyền kì mạn lục”” cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm. Năm 1987, trong Sự phát triển văn xuôi Hán Việt từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX qua một số tác phẩm tiêu biểu (Luận án Phó Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội,1987), Nguyễn Đăng Na cho rằng “các tác giả đã dựa vào mô típ dân gian để sáng tác văn học là bước phát triển mới của truyện văn xuôi thế kỉ XV – XVIII” [23]. Các công trình nhƣ Ảnh hưởng của văn học dân gian trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (Nguyễn Xuân Hòa, Luận án Thạc sĩ, ĐHSP Hà
- 8 Nội, 1997), Bước tiến của thể loại truyện ngắn truyền kì Việt Nam qua “Truyền kì mạn lục” (Trần Thị Hải Ninh, Luận án Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 1999) đều khẳng định các truyện trong “Truyền kì mạn lục” ảnh hƣởng từ mô típ truyện dân gian, dựa vào cốt truyện dân gian để xây dựng thành thiên truyện mới. Đến bài viết Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam (Trần Nho Thìn, Nghiên cứu văn học số 9&10, 2006), tác giả đã so sánh phân tích những mô típ phổ biến trong truyện ngắn trung đại Việt Nam mà cụ thể là mô típ “sắc dục” trong “Truyền kì mạn lục”, đó đƣợc xem là một đóng góp có màu sắc khá nổi bật của ngƣời viết. Trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006), Nguyễn Đăng Na đánh giá giá trị của “Truyền kì mạn lục” ở nhiều mặt và bàn đến sự sáng tạo của tác phẩm trên cơ sở từ những mô típ quen thuộc dân gian. Nguyễn Dữ đã dựa vào các mô típ dân gian mà tạo ra những câu chuyện mới mang ý nghĩa xã hội, “đấy là quá trình văn học hóa truyện dân gian, quá trình lột xác chuyển từ sáng tác dân gian sang văn học viết” [26]. Về việc tìm hiểu những truyện có chung mô típ trong ““Truyền kì mạn lục”” và “Tiễn đăng tân thoại”, cũng có một số công trình nghiên cứu sau: So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn ma trong “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” (Tạp chí Nghiên cứu văn học, tháng 4, 2007) của tác giả Đinh Thị Khang, tác giả so sánh một số truyện có cùng mô típ ngƣời trần dan díu với hồn ma ngƣời chết (tác giả gọi là “tình Ngƣời duyên Ma”) trong hai tập truyện. Trong quá trình phân tích, tác giả lấy Mộc miên thụ truyện trong ”Truyền kì mạn lục” và Mẫu đơn đăng ký trong ”Tiễn đăng tân thoại” làm ví dụ điển hình. So về cốt truyện thì dƣờng nhƣ truyện của Nguyễn Dữ “là sự tái hiện nguyên bản” (Trần Ích Nguyên) truyện của Cù Hựu. Nhƣng phân tích cụ thể sẽ thấy những thay đổi thể hiện sự tinh tế của nhà văn họ Nguyễn. Tác giả đƣa ra kết luận: “Trong ”Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Dữ có thể đã tiếp thu truyền thống truyện truyền kì Trung Hoa từ Đường,
- 9 Tống, Nguyên, Minh… Nhưng sáng tác dân gian, văn học nhiều thế kỷ của dân tộc cũng là suối nguồn cung cấp cho Nguyễn Dữ rất phong phú những cốt truyện, mô típ, chi tiết ly kì (lấy vợ kì dị, hồn ma hiện hình, người bị ma làm, loài vật thành tinh, thần cây đa ma cây gạo. sự trừng phạt của Diêm vương...” [18]. Một số Luận văn có liên quan đến đề tài: + Luận văn Thạc sĩ của học viên Ngô Thị Phƣợng (ĐHSP Hà Nội, 2005) với đề tài: Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu với “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (do PGS. TS Nguyễn Đăng Na hƣớng dẫn). + Luận văn Thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Thƣơng (ĐHSP Hà Nội, 2014) với đề tài: So sánh 5 truyện truyền kì Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ “Tiễn đăng tân thoại” của Trung Hoa (do PGS. TS Nguyễn Đăng Na hƣớng dẫn). Kế thừa và phát huy các nghiên cứu đã có về hai tác phẩm, chúng tôi chọn vấn đề: Tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu) nhằm góp thêm một phần công sức của mình vào việc nghiên cứu mối quan hệ, sự tƣơng đồng và dị biệt của hai tác phẩm. Đề tài cũng sẽ chỉ ra sự tiếp nhận, kế thừa có chọn lọc và sự sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Dữ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu), luận văn nhằm hƣớng đến những mục đích sau: - Thông qua việc tìm hiểu một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ) có cùng mô típ với “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu), xác lập sự giao thoa của hai tác phẩm xét về phƣơng diện mô típ .
- 10 - Khẳng định “Truyền kì mạn lục” chịu ảnh hƣởng từ “Tiễn đăng tân thoại” ở một số mô típ truyện song vẫn có những sáng tạo, cải biến để phù hợp với đời sống xã hội và tâm hồn của con ngƣời Việt Nam. Đó chính là yếu tố tạo nên giá trị to lớn không thể thay thế của “Truyền kì mạn lục” trong nền văn học dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nhƣ: khái niệm, sự phát triển thể loại truyện truyền kì ở Việt Nam nói riêng, Trung Quốc và các nƣớc Đông Á nói chung; sơ lƣợc về tác giả, tác phẩm; khái niệm mô típ, việc nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện. - Thống kê, phân loại các truyện trong “Tiễn đăng tân thoại”, “Truyền kì mạn lục” có cùng mô típ, đặc biệt tập trung vào 2 mô típ phổ biến “Ngƣời lạc vào thế giới khác” và “Tình yêu và hôn nhân kì dị”. - Phân tích, so sánh để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của hai tập truyện xét từ phƣơng diện mô típ, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo, màu sắc dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Dữ. - Phân tích làm rõ vai trò của các mô típ truyện trong việc xây dựng đề tài, chủ đề, tạo dựng tính dân tộc; trong việc xây dựng cốt truyện; xây dựng không gian thời gian nghệ thuật và xây dựng nhân vật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ đƣợc xem là đối tƣợng nghiên cứu chính, đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu. Hai tập truyện này đƣợc tìm hiểu trên phƣơng diện mô típ dƣới các góc độ: sự vay mƣợn, ảnh hƣởng và sự sáng tạo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi tƣ liệu
- 11 Hiện nay có nhiều bản dịch “Tiễn đăng tân thoại” (Cù Hựu) và “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Dữ), chúng tôi sử dụng bản dịch Cù Hựu – “Tiễn đăng tân thoại” (Phạm Tú Châu giới thiệu và dịch); Nguyễn Dữ - “Truyền kì mạn lục” (Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch – Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lí – NXB Văn học, Hà Nội 1999). Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các bài báo khoa học, các công trình, giáo trình nghiên cứu về hai tác phẩm này của các nhà khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài. 4.2.2. Phạm vi nội dung Đề tài tập trung làm sáng tỏ hai kiểu mô típ cơ bản, phổ biến hơn cả trong “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại”, so sánh để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau của hai tập truyện, điểm kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Dữ. Đề tài đồng thời làm rõ những ảnh hƣởng của mô típ đến các yếu tố cả về nội dung và nghệ thuật của truyện: việc xây dựng đề tài, chủ đề, xây dựng tình huống, chi tiết, xây dựng không gian và thời gian của truyện. Giải quyết những nội dung trên chính là cơ sở để khẳng định tài năng của Nguyễn Dữ qua áng văn đƣợc mệnh danh là “thiên cổ kì bút”. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp so sánh loại hình: Đây đƣợc xem là phƣơng pháp quan trọng và đƣợc sử dụng chủ yếu nhằm chỉ ra những nét giống nhau và khác biệt trong nội dung và nghệ thuật của các thiên truyện có chung mô típ trong hai tác phẩm. 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật các mô típ của các truyện để tổng hợp đƣa tới những kết luận khoa học chính xác.
- 12 5.3. Phương pháp liên ngành: chúng tôi vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn học dƣới góc độ văn hóa, các phƣơng pháp nghiên cứu văn học dân gian (típ và mô típ), phƣơng pháp lịch sử… nhằm tìm hiểu quá trình phát triển thể loại truyền kì trong mối quan hệ với văn hóa trung đại Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra luận văn còn vận dụng kết hợp các thao tác nghiên cứu khác nhƣ thống kê, phân loại: Sử dụng bảng biểu nhằm thống kê, phân loại đƣợc những truyện có chung mô típ trong hai tập truyện. 6. Đóng góp của luận văn Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu mô típ ở hai tập truyện “Truyền kì mạn lục” và “Tiễn đăng tân thoại”, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc trong khu vực, đồng thời thấy đƣợc sự kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Dữ trong ““Truyền kì mạn lục””, đỉnh cao của thể loại truyền kì ở Việt nam thời kì trung đại. Hy vọng đề tài cũng sẽ gợi mở một hƣớng khai thác mới đối với những ai yêu thích thể loại truyền kì – Hƣớng khai thác từ mô típ truyện. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: “Tiễn đăng tân thoại”, “Truyền kì mạn lục” và việc nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện. Chƣơng 2: Mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”. Chƣơng 3: Mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” .
- 13 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI”, “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN TRUYỀN KÌ TỪ MÔ TÍP TRUYỆN 1.1. “Tiễn đăng tân thoại” và thể loại truyền kì Trung Quốc 1.1.1. Thể loại truyền kì trong văn xuôi trung đại Trung Quốc 1.1.1.1. Khái niệm truyền kì Truyện truyền kì có nguồn gốc từ truyện kể dân gian Trung Quốc, sau đó đƣợc các tác giả ghi chép lại, nâng cao thành một thể loại văn học. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa truyền kì là “thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở thời Đường (…) Kì có nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu” [10, 286]. Các tác giả Từ điển văn học (bộ mới) giới thuyết về khái niệm này đầy đủ, chi tiết hơn: “Một hình thức văn xuôi tự sự Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng các mô típ kì quái, hoang đường lồng vào trong cốt truyện có ý nghĩa trần thế (…). Tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính nhân vật mang hình thức phi nhân thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc” [11, 447]. Nhƣ vậy, định nghĩa về thể loại này khá thống nhất. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại đƣợc đặc trƣng bởi tính chất hƣ cấu, kì lạ trong nhân vật, cốt truyện, nhằm phản ánh hiện thực. Đặc trƣng quan trọng nhất của truyền kì là sự kết hợp yếu tố kì và thực. Cái kì là một phạm trù mĩ học, đặc trƣng tƣ duy của ngƣời phƣơng Đông và là thế giới quan thời kì cổ trung đại. Không phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu của phƣơng Đông đều chứa đựng nhiều cái kì (“vô kì bất truyền”). Cái kì trong truyện truyền kì đã phát triển từ thụ động đến tự ý thức:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 679 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 171 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn