intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Truyện Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện Nôm (trong so sánh với Truyện Kiều)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua việc phân tích, nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học về phương diện nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện thơ Nôm và trong quan hệ so sánh với Truyện Kiều, chúng tôi mong muốn có được những đánh giá khách quan, phát hiện và khẳng định giá trị nghệ thuật đặc sắc riêng của tác phẩm; thấy được mối quan hệ giữa truyện Lục Vân Tiên với Truyện Kiều - truyện thơ tiêu biểu nhất- dưới góc nhìn thể loại truyện thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Truyện Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện Nôm (trong so sánh với Truyện Kiều)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ CÁT KHOA TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM (TRONG SO SÁNH VỚI TRUYỆN KIỀU) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ CÁT KHOA TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM (TRONG SO SÁNH VỚI TRUYỆN KIỀU) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NHO THÌN THÁI NGUYÊN - 201
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: Truyện Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện Nôm (trong so sánh với Truyện Kiều) là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hà Cát Khoa i
  4. LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Trần Nho Thìn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Hà Cát Khoa ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 8 7. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 8 8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 9 NỘI DUNG .............................................................................................................. 10 Chương 1. LỤC VÂN TIÊN TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM ...................................................................................... 10 1.1. Khái niệm truyện thơ ................................................................................... 10 1.2. Phân loại truyện thơ ..................................................................................... 11 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện thơ Nôm ................ 13 1.3.1. Giai đoạn hình thành của truyện thơ ............................................................ 13 1.3.2. Giai đoạn phát triển của truyện thơ .............................................................. 14 1.3.3. Giai đoạn kết thúc truyện thơ ....................................................................... 15 1.4. Vai trò, vị trí của truyện Lục Vân Tiên trong dòng chảy thể loại truyện thơ Nôm ....................................................................................................... 15 1.5. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu ..................... 15 Tiểu kết: .................................................................................................................... 18 Chương 2. KẾT CẤU VÀ MÔ THỨC TỰ SỰ CỦA TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN TRONG SO SÁNH VỚI TRUYỆN KIỀU ................................... 19 2.1. Kết cấu ......................................................................................................... 19 2.1.1. Về nguồn gốc và phân loại truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều ............. 19 iii
  6. 2.1.2. Đặc điểm kết cấu theo mô thức truyện Nôm bác học ở truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều ............................................................ 21 2.1.3. Đặc điểm kết cấu theo mô thức truyện Nôm bình dân ở truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều .................................................... 26 2.2. Mô thức tự sự ............................................................................................... 37 2.2.1. Mô thức tự sự của truyện Nôm bác học ở truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều .............................................................................. 37 2.2.2. Mô thức tự sự của truyện Nôm bình dân ở truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều .............................................................................. 45 Tiểu kết:..................................................................................................................... 56 Chương 3. NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN TRONG SO SÁNH VỚI TRUYỆN KIỀU .............................................. 57 3.1. Nhân vật ở truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều .............. 57 3.1.1. Kiểu nhân vật theo mẫu hình tài tử giai nhân .............................................. 57 3.1.2. Kiểu nhân vật theo mẫu hình truyện Nôm bình dân .................................... 68 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều ................................................................................................ 70 3.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nôm bác học .............................................. 70 3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nôm bình dân............................................ 74 Tiểu kết: .................................................................................................................... 80 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83 iv
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu có một vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt. Quan trọng bởi ông là nhà văn đại diện cho Nam Bộ, đưa văn học Nam Bộ tham gia vào văn học Việt Nam. Đặc biệt không phải chỉ bởi ông là người có tâm đức và tài năng vượt lên trên số phận, mà còn bởi tác phẩm của ông là sự kết hợp độc đáo những đặc trưng của văn học viết với văn học dân gian; có tác dụng mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân dân, được nhân dân yêu mến trân trọng, gìn giữ như những bài học quý về đạo đức làm người. Với một vị trí trân trọng như vậy, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành đối tượng tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu. Nói đến Nguyễn Đình Chiểu thì không thể không nói tới truyện Lục Vân Tiên. Đó là tác phẩm lớn của nền văn học dân tộc. Ngay từ khi mới ra đời và trước khi được in thành sách, truyện đã được lưu truyền rộng rãi theo lối truyền miệng trong dân gian Nam Kì lục tỉnh. Nếu khi Nguyễn Đình Chiểu còn sống, truyện chủ yếu được lưu hành trong Nam Bộ thì sau khi ông mất truyện được phổ biến trong phạm vi cả nước từ Nam ra Bắc. Đến nay đã có hơn bốn mươi bản Lục Vân Tiên bằng quốc ngữ được in của nhiều nhà xuất bản khác nhau. Điều đó khẳng định giá trị to lớn về nhiều mặt và tình yêu của nhân dân dành cho tác phẩm này. Nghiên cứu về tác phẩm Lục Vân Tiên các tác giả đã khai thác dưới nhiều góc độ văn hóa, văn học, tín ngưỡng, ngôn ngữ… và đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên nghiên cứu tác phẩm dưới góc độ thể loại truyện thơ trong sự đối xứng với một tác phẩm văn học khác thì đây còn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Với những lí do trên, luận văn lựa chọn vấn đề Truyện Lục Vân Tiên từ góc nhìn thể loại truyện Nôm (trong so sánh với Truyện Kiều) làm hướng nghiên cứu. 1
  8. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu tác gia Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là dòng văn học Nam Bộ ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Tên tuổi của ông gắn với nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó phải kể đến tác phẩm Lục Vân Tiên. Do vậy, đã có khá nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm này. Các công trình này có thể tập hợp theo các giai đoạn như sau: - Giai đoạn từ trước thế kỷ XIX Ngay từ khi mới ra đời, Lục Vân Tiên không chỉ được đông đảo người dân Nam Bộ ưa chuộng mà còn thu hút sự chú ý với nhiều người Pháp mới đến Nam Kỳ. Do vậy ngay từ năm 1864, G.Aubret đã sưu tầm và dịch tác phẩm ra tiếng Pháp và cho in trong tập Kỷ yếu châu Á (Journal asiatique). Hai năm sau, báo Courrier de Saigon số 14, ra ngày 20/7/1866 đã hoan nghênh việc làm của Aubaret cùng với sự khen ngợi tác phẩm Lục Vân Tiên: “tập thơ nhỏ trong ấy ta thấy vẻ tươi sáng cứng cỏi của những tình cảm xứng đáng với các dân tộc tiên tiến [dẫn theo 67, tr 626]. Bên cạnh người Pháp, trong giai đoạn này còn có sự đóng góp của học giả người Việt mà tiêu biểu là Trương Vĩnh Ký với việc cho in bản dịch Lục Vân Tiên sang chữ Quốc ngữ năm 1889. - Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX Từ đầu thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu khá bình lặng, nhưng đến 1938 khi chuyên luận Nỗi lòng Đồ Chiểu của Phan Văn Hùm được công bố đã khơi nguồn cảm hứng mới cho việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông. Trong đó tiêu biểu là công trình nghiên cứu của các tác giả như: Khuông Việt, Ca Văn Thỉnh, Trương Sơn Chí, Vũ Ngọc Phan... 2
  9. - Giai đoạn từ sau 1945 Cùng với sự thay đổi của lịch sử, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu và những sáng tác của ông nói chung cũng như tác phẩm Lục Vân Tiên nói riêng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện lịch sử xã hội. Tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tập hợp trong các tài liệu mang tính khái lược như: Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản (1949), Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ thứ XIX (1952) của Nguyễn Tường Phượng - Bùi Hữu Sủng, Khởi thảo văn học sử Việt Nam - Văn chương chữ Nôm (1953) Thanh Lãng… - Giai đoạn từ 1954 -1975 Từ sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc với hai thể chế chính trị khác nhau. Do vậy, quá trình nghiên cứu, phê bình về tác giả và tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu nói chung và tác phẩm Lục Vân Tiên nói riêng có sự phân hóa thành hai miền rõ rệt. Ở miền Bắc nổi bật có các nhà nghiên cứu như: Hoàng Tuệ, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Nghĩa, … Ở miền Nam nổi lên với tạp chí Văn đàn đã ra số đặc biệt (37+38+39). Ngoài ra còn hai công trình văn học sử của Phạm Thế Ngũ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên và Bảng lược đồ văn học Việt Nam (thượng - hạ 1967) của Thanh Lãng. Kỷ yếu Lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu cùng với bộ Sưu tập những bài báo về Nguyễn Đình Chiểu và Sưu tập bổ túc các bài báo về Nguyễn Đình Chiểu đã tập hợp 79 bài viết về Nguyễn Đình Chiểu từ đầu thế kỷ đến năm 1971 với các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Duy Cần, Ái Lan, Võ Văn Dung, Bàng Bá Lân, Vũ Bằng… - Giai đoạn từ 1975 đến nay Khi đất nước hoàn toàn độc lập, văn học không còn những vùng cấm nữa. Do vậy, cách tiếp cận và nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm 3
  10. Lục Vân Tiên cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn tiêu biểu với các công trình như: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (4 tập, 2007-2008) của Nguyễn. Q. Thắng, Văn học Nam Kỳ lục tỉnh, tập 3 của Nguyễn Văn Hầu,…Công trình văn học sử mới nhất có đề cập đến Nguyễn Đình Chiểu là Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX của Trần Nho Thìn (2012). Tiếp theo định hướng tiếp cận văn học Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đã có từ các công trình trước đó, Trần Nho Thìn đã xem xét Nguyễn Đình Chiểu trong tương quan không gian văn học Nam Bộ, để làm nổi bật phong cách cá nhân cũng như phong cách thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu sống và sáng tác. 2.2. Lịch sử nghiên cứu thể loại truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là dòng văn học Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Ông sáng tác trên nhiều thể loại và thể loại nào ông cũng đạt được những thành công nhất định. Nghiên cứu về thể loại truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu nói chung và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên nói riêng đã được khá nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong bài viết Từ Lục Vân Tiên đến Dương Từ Hà Mậu, Nguyễn Văn Hoàn đưa ra ý kiến: "Từ Lục Vân Tiên đến Dương Từ - Hà Mậu là sự tiếp tục nhất quán của một phong cách, một khuynh hướng, là sự phát triển tự nhiên của một tài năng sáng tạo trên một chặng đường mới của lịch sử. Tiếp theo Lục Vân Tiên, tiếng kêu gọi bảo vệ đạo đức, bảo vệ chính nghĩa trong Dương Từ - Hà Mậu đã báo hiệu tiếng kêu gọi kháng chiến, kêu gọi bảo vệ đất nước trong giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Đình Chiểu" [dẫn theo 67, tr.438]. Ở bài viết này, Nguyễn Văn Hoàn quan tâm đến sự chuyển biến về nội dung tư tưởng trong hai truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu là Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu. 4
  11. Trong bài Truyện thơ Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian Nguyễn Quang Vinh cho rằng việc xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên rất gần với văn học dân gian. Số phận Vân Tiên “được tô vẽ theo màu sắc cổ tích dân gian”, những sự kiện trong cuộc đời từ “thử thách gian nan, để rồi cuối cùng lại sum họp sau nhiều thắng lợi” là kiểu kết cấu của loại hình tự sự xã hội dân gian. Nhân vật Vân Tiên theo tác giả “rất gần với cái cương trực và nghĩa hiệp của con người miền Nam” dẫn theo 67, tr.373. Lâm Vinh trong bài viết Truyện “Lục Vân Tiên” và vấn đề mối quan hệ đạo đức và thẩm mỹ đã nhận xét “Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm vừa mang tính bác học, vừa mang tính bình dân của một tác giả nhưng được truyền đi và bổ sung theo lối dân gian, được sáng tác trong điều kiện của một nền văn hóa Đàng Trong nửa cuối thế kỉ XIX, với tất cả những đặc điểm về đời sống tinh thần và văn chương và ngôn ngữ của miền đất mới.” dẫn theo 67, tr.382. Vũ Đức Phúc trong bài viết Đạo nho và các nhân vật trí thức trong sáng tác Nguyễn Đình Chiểu đã đi tìm hiểu các nhân vật trí thức trong ba truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu. Ông khẳng định: "Nhân vật trí thức trong các truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp mà tôi muốn nói ở đây trước hết là người thạo chữ Hán, thông hiểu kinh truyện của đạo Nho" [dẫn theo 67, tr.241]. Trong bài viết Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Phan Ngọc khẳng định “Thế giới của Lục Vân Tiên của Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp ngoài một số yếu tố huyền thoại bắt buộc đối với mọi truyện Nôm, là thế giới hiện thực Việt Nam” [dẫn theo 67, tr.259]. Với nhận định này Phan Ngọc đã chú trọng đến chất liệu hiện thực trong đề tài sáng tác của truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu. Lê Ngọc Trà trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu trong sự vận động của văn chương Việt Nam cận đại đưa ra nhận định: "Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp là những truyện thơ mang tính chất kể 5
  12. nhiều hơn đọc. Với tính cách là những câu chuyện bằng thơ, các tác phẩm này tập trung được khá nhiều truyền thống ưu tú của truyện thơ, câu thơ dân gian [dẫn theo 67, tr.271]. Trong bài viết này tác giả chú trọng đến yếu tố ngôn ngữ trong ba truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu đó là Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Thể loại truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ được nhìn trong tiến trình sáng tác của tác giả mà còn được so sánh với các tác giả và tác phẩm khác. Nguyễn Đình Chú nhận xét “Về thể loại truyện thơ, Lục Vân Tiên của Đồ Chiểu đáng xếp vào hàng thứ hai sau Truyện Kiều của Nguyễn Du, sáng tạo nghệ thuật ở sức sống, ở khả năng phôn - cờ - lô -ri - dê (dân gian hóa) của nó” [dẫn theo 67, tr.581]. Tác giả Nguyễn Phong Nam trong bài viết Hình tượng thời gian trong các truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu đã nhận xét “Nhìn chung thời gian trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu là thời gian có tính chất phiếm định. Đấy là thời gian của truyện kể, các truyền thuyết, cổ tích nghĩa là thuộc phạm trù trung cổ song đặt trong chỉnh thể tác phẩm, hình tượng thời gian ở truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó đã giữ một vai trò lớn lao trong việc thể hiện ý thức tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, phục vụ đắc lực cho mục tiêu hàng đầu: truyền bá đạo lí, giáo huấn về đạo đức. Hình tượng thời gian đã góp phần tạo nét cá biệt, độc đáo của phong cách nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu ở thể loại truyện Nôm” [dẫn theo 67. tr. 454]. Ý kiến của tác giả đã chú trọng tới yếu tố thời gian trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu. Như vậy, việc nghiên cứu truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã được khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các truyện: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Những nghiên cứu này quan tâm đến các phương diện đạo đức, ngôn ngữ, nhân vật… trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu. 6
  13. Qua đó, các nhà nghiên cứu hướng đến khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học nước nhà. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể phương diện nội dung và nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện thơ Nôm trong quan hệ so sánh với Truyện Kiều để làm rõ giá trị và đặc trưng nghệ thuật của Lục Vân Tiên như một tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam nói chung, ở Nam Bộ nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Qua việc phân tích, nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học về phương diện nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện thơ Nôm và trong quan hệ so sánh với Truyện Kiều, chúng tôi mong muốn có được những đánh giá khách quan, phát hiện và khẳng định giá trị nghệ thuật đặc sắc riêng của tác phẩm; thấy được mối quan hệ giữa truyện Lục Vân Tiên với Truyện Kiều - truyện thơ tiêu biểu nhất- dưới góc nhìn thể loại truyện thơ. Trên cơ sở đó, đề tài góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng của Nguyễn Đình Chiểu cũng như giá trị và sức sống vượt thời gian của tác phẩm trong lòng nhân dân. Chúng tôi cũng mong muốn và hi vọng rằng đề tài này sẽ mang lại những tri thức bổ ích cho công việc giảng dạy và học tập tác phẩm Lục Vân Tiên trong các nhà trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; đưa ra được những nhận định khoa học, đánh giá khách quan, phát hiện và khẳng định giá trị nghệ thuật đặc sắc riêng của tác phẩm; thấy được mối quan hệ giữa truyện Lục Vân Tiên với Truyện Kiều dưới góc nhìn thể loại truyện thơ. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá về phương diện nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên từ góc nhìn thể loại truyện thơ Nôm trong sự so sánh với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Về văn bản hai tác phẩm, chúng tôi lựa chọn: Cuốn Lục Vân Tiên của nhà xuất bản Văn học năm 1971 do Vũ Đình Liên và Nguyễn Sỹ Lâm biên 7
  14. soạn; cuốn Truyện Kiều do Giáo sư Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, xuất bản lần thứ XIII, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1996. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tổng hợp nhiều bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả viết về Lục Vân Tiên. Luận văn sử dụng lý thuyết về thi pháp học, vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học để nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng các nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tiếp cận văn hóa học: chú trọng phân tích văn hóa từ phương diện lịch sử để giải thích mối liên hệ giữa tác giả Nguyễn Đình Chiểu và văn hóa Nam Bộ. Phương pháp lịch sử: thông qua việc tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh xã hội, không gian văn hóa Nam Bộ, tư tưởng Nho giáo và các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu để xác định vị trí của ông trên tiến trình thơ văn trung đại. Phương pháp thống kê để tìm ra những chi tiết, ý nghĩa quan trọng, được lặp đi lặp lại như là dấu hiệu thi pháp riêng biệt của tác giả. Thông qua đó, chúng tôi rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát, hệ thống về nhân vật và quan niệm về con người trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: so sánh, bình luận, phân tích, và chứng minh,… trong khoa học nghiên cứu văn học để làm rõ hơn về nội dung của đề tài. 7. Đóng góp mới của đề tài Về mặt lí luận, luận văn nghiên cứu phương diện nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện thơ Nôm trong quan hệ so sánh với Truyện Kiều. Luận văn có những nhận định khoa học, phát hiện và khẳng định những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm, mối quan hệ giữa truyện Lục Vân Tiên với Truyện Kiều. Đề tài này sẽ mang lại những 8
  15. tri thức bổ ích cho công việc giảng dạy và học tập tác phẩm Lục Vân Tiên trong các nhà trường phổ thông. 8. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm ba phần: ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Lục Vân Tiên trong dòng chảy truyện thơ Nôm Việt Nam. Chương 2: Kết cấu và mô thức tự sự của truyện Lục Vân Tiên. Chương 3: Nhân vật và ngôn ngữ trong truyện Lục Vân Tiên. 9
  16. NỘI DUNG Chương 1 LỤC VÂN TIÊN TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM 1.1. Khái niệm truyện thơ Truyện thơ là một khái niệm được nhắc nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu thể loại văn học trung đại cũng như văn học dân gian. Các nhà khoa học đã khẳng định truyện thơ là một thể loại quan trọng trong văn học Đông Nam Á nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Từ khi ra đời cho đến nay, truyện thơ có tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền văn học của nước nhà, đặc biệt là quần chúng nhân dân lao động. Để phù hợp với đối tượng thưởng thức, ở nước ta truyện thơ viết bằng chữ Hán không phổ biến mà chủ yếu là truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Do vậy, thuật ngữ truyện thơ không được dùng phổ biến mà thay vào đó là thuật ngữ truyện Nôm. Nguyên nhân của tên gọi truyện Nôm “là cách rút gọn của khái niệm truyện thơ Nôm, và cũng do điều kiện lịch sử văn xuôi Nôm không phát triển, nghĩa là văn Nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và biền ngẫu, cho nên gọi như vậy mà không sợ nhầm lẫn là truyện văn xuôi Nôm” [56, tr.395]. Trần Đình Sử cho rằng “Truyện thơ Nôm là một sáng tạo độc đáo của văn học dân tộc” [56, tr.395]. Nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm không nên đồng nhất truyện Nôm với thể loại truyện cổ tích. Bởi trong truyện Nôm yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình rất phong phú. Ngoài ra trong truyện Nôm có sự kịch tính, lời thoại các nhân vật đặc biệt thể loại này còn xuất hiện những lời bình triết lý hoặc bình về trữ tình. Phương Lựu cho rằng truyện thơ “Là thể loại tự sự bằng thơ. Người phương Tây gọi là “poème” - thường dịch là trường ca. Người Trung Quốc gọi là “tự sự thi” hoặc “trường thiên tự sự thi” [43, tr.383]. Như vậy, ông coi 10
  17. truyện thơ cũng là một loại tiểu thuyết do nó nghiêng về thể loại và bút pháp tiểu thuyết. Cùng chung quan điểm Phương Lựu, các tác giả khác như Đặng Thanh Lê, Hà Minh Đức, Lê Hoài Nam… đều cho rằng truyện Nôm là một thể loại tiểu thuyết. Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên cho rằng: “truyện thơ có khả năng phản ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội. Trên ý nghĩa đó truyện thơ có thể được xem như một tiểu thuyết. Một mặt khác do chỗ vận dụng ngôn ngữ thơ ca để diễn đạt nên từ hình ảnh, nhịp điệu đến cú pháp thơ ca, truyện thơ tự xác định chỗ khác nhau với tiểu thuyết” [10, tr.329]. Lê Hoài Nam cho rằng: “Truyện Nôm là một loại hình văn học đã có từ lâu. Đó là những sáng tác văn học hầu hết có tính chất trung thiên tiểu thuyết, và viết bằng thể thơ lục bát, có khi bằng thất ngôn bát cú. Mặc dù trải qua thời gian, nhiều truyện Nôm đã bị mất mát thất truyền, nhưng số còn lại hiện nay cũng khá nhiều. Xét về mặt nội dung cũng như mặt hình thức, truyện Nôm có nhiều yếu tố phức tạp. Nhiều tác giả thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở vào nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, đã chung sức xây dựng nên cái gia tài to lớn ấy.” [51, tr.170]. Truyện thơ có thể hiểu như sau: là những sáng tác tự sự dưới hình thức thơ ca trường thiên. 1.2. Phân loại truyện thơ Để phân loại truyện thơ, giới nghiên cứu đã dựa chủ yếu vào các tiêu chí sau: Tiêu chí thứ nhất: dựa vào thể thơ dùng để sáng tác. Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường phân truyện thơ thành hai loại: truyện thơ Đường luật và truyện thơ lục bát. Tác phẩm ở thể loại thứ nhất “là một liên hoàn gồm một loạt bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt. Ví dụ: Tô Công phụng sứ gồm 24 bài, Vương Tường 49 bài (39 bài bát cú, 10 bài tứ tuyệt), Lâm Tuyền kỳ ngộ - 146 bài bát cú, 1 bài tứ tuyệt, 1 bài ca khúc…” [1, tr.664]. Do việc cố tìm 11
  18. xem có phải truyện thơ Đường luật là một dạng xuất hiện sớm của truyện Nôm và cũng có nhiều người lại muốn tìm kiếm niên đại của nó nên vô hình chung họ đã “coi truyện thơ Đường luật chỉ là dạng ít thuận lợi nên ít được dùng cho truyện thơ Nôm” [1, tr.665]. Ở thể loại truyện thơ lục bát “hầu như hoàn toàn dùng thơ lục bát, chỉ đôi khi mới xen một vài đoạn ngắn các thể khác (như nói lối, thơ Đường luật, từ khúc)” [1, tr.665]. Tiêu chí thứ hai: dựa vào tác giả sáng tác. Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thể kỉ XIX) đưa ra cách phân loại truyện Nôm thành hai loại truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Trong đó “Truyện Nôm bác học phần lớn có tên tác giả, chỉ có một số ít là khuyết danh. Nói chung, tác giả của truyện Nôm bác học là những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có trình độ học vấn uyên bác, có qua trình tu dưỡng nghệ thuật… Truyện Nôm bình dân là những truyện hầu hết khuyết danh… tác giả của nó không phải thuộc tầng lớp trên mà thuộc tầng lớp dưới. [41, tr.476 - 477]. Đồng quan điểm với Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử trong công trình Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại [56], Trần Đình Sử cho rằng: “Mặc dù giữa hai loại truyện Nôm có nhiều mối liên hệ sâu sắc, song việc phân loại như vậy là phù hợp thực tế và thuận lợi cho nghiên cứu. Truyện Nôm khuyết danh phần lớn sử dụng cốt truyện dân gian, hãn hữu sử dụng cốt truyện nước ngoài. Phần lớn truyện Nôm có tên tác giả, bác học vay mượn cốt truyện Trung Quốc hoặc tự sáng tác. Do truyện khuyết danh có khi vì chưa tìm ra tên tác giả, cho nên đúng hơn nên phân loại truyện Nôm thành hai loại bình dân và bác học” [56, tr.395]. Cũng theo Trần Đình Sử: “Đối với truyện Nôm bác học - truyện Nôm của văn nhân - lấy đề tài từ các tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc như Song Tinh, Hoa Tiên, Truyện Kiều, Ngọc Kiều Lê… vốn đầy rẫy chi tiết, tình tiết thì tác giả truyện Nôm lại tướt bỏ bớt chi tiết rườm rà cụ thể để làm nhạt đi màu sắc Trung Quốc, mà tôn lên những tính chất chung về 12
  19. con người, hoặc thay vào đó các chi tiết, cảnh gợi nhớ đến làng quê hoặc kinh kỳ Việt Nam” [56, tr.408]. Còn truyện Nôm bình dân gồm các tác phẩm như: Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Phương Hoa, Hoàng Trừu, Thạch Sanh, Thoại Khanh Châu Tuấn… Trong Từ điển Văn học có đề cập đến loại này như sau: “Đó là những truyện được viết lại trên cơ sở truyện cổ tích hay diễn ca truyện cổ tích. Tất cả đều khuyết tên tác giả” [25, tr.1847]. Tiêu chí thứ ba: dựa vào nguồn gốc trực tiếp của đề tài truyện Nôm. Tác giả Lê Hoài Nam trong Lịch sử Văn học Việt Nam tập 3 [51], đã dựa vào hai tiêu chí trên để phân loại truyện Nôm thành 3 loại. Loại thứ nhất: Truyện Nôm có nguồn gốc đề tài dựa vào truyện cổ tích, thần thoại, hay sự tích thần thoại với các tác phẩm Trương Chi, Tấm Cám…; loại thứ hai: dựa vào các tiểu thuyết Trung Quốc gồm những tác phẩm như Nhị độ mai, Hoa Tiên, Vương Tường, Tô công phụng sứ, Bạch Vân Tôn Các, Hoàng Trừu, Truyện Kiều…; cuối cùng là kiểu tự thuật, tự truyện như: Sơ Kính tân trang, Lục Vân Tiên… Cho dù theo tiêu chí phân loại nào các tác giả cũng đảm bảo được nội dung mà từng thể loại truyện Nôm đề cập. Và một lần nữa khẳng định rằng thể loại văn học cổ đặc sắc này đã có ảnh hưởng không nhỏ trong nền văn học dân tộc. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện thơ Nôm 1.3.1. Giai đoạn hình thành của truyện thơ Sự hình thành và phát triển của thể loại truyện thơ không thể tách rời quá trình hình thành và phát triển của văn học Nôm nói riêng cũng như quá trình hình thành và phát triển của loại hình tự sự trong văn học Việt Nam nói chung. Theo sử sách cũ còn để lại thì việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học đã khởi phát từ đời Trần. Tuy các tác giả sáng tác văn thơ Nôm cũng như các tác phẩm văn học Nôm thời Trần chưa nhiều nhưng nó là giai đoạn hình thành những cơ sở bước đầu của nền văn học Nôm. 13
  20. Sang thời Lê, sự phát triển của thể loại tự sự bằng thơ lục bát đã góp phần thúc đẩy quá trình hình thành của thể loại truyện Nôm. 1.3.2. Giai đoạn phát triển của truyện thơ Giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, truyện thơ bước sang thời kỳ nở rộ và đạt đến đỉnh cao thành tựu. Bên cạnh hàng loạt truyện Nôm bình dân (khuyết danh) là hàng loạt truyện Nôm bác học (hữu danh): Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mai Đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, Truyện Tây sương và Ngọc Kiều Lê tân truyện của Lý Văn Phức, Bích Câu kỳ ngộ của Vũ Quốc Trân,... Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của thể loại truyện Nôm và là tác phẩm bất hủ trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên trước khi Truyện Kiều xuất hiện, phải có vai trò báo trước của những tác phẩm đi trước, đặc biệt là Hoa tiên ký. Hoa tiên ký (thường gọi là truyện Hoa Tiên) của Nguyễn Huy Tự là truyện Nôm đầu tiên xuất hiện ở Đàng Ngoài vẫn giữ nguyên được tên tác giả. Đây là tác phẩm đã để lại ảnh hưởng khá sâu đậm đối với truyện Nôm bác học giai đoạn sau. Song tinh truyện của Nguyễn Hữu Hào là truyện Nôm bác học ra đời sớm nhất ở Đàng Trong. Thành công và nghệ thuật của Hoa tiên ký đã thực sự đánh một dấu mốc quan trọng đối với việc định hình, phát triển của thể loại, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thể loại, cho sự xuất hiện của hàng loạt truyện Nôm bác học sau này. Sự chuyển thể sáng tạo của Nguyễn Huy Tự từ một tác phẩm mang nguồn gốc Trung Quốc vào thể loại truyện Nôm trong văn học Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX truyện Nôm bắt đầu chững lại. Riêng Nguyễn Đình Chiểu viết liền ba truyện Nôm dài, có thể xem đây như một hiện tượng của truyện Nôm Việt Nam. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2