Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau năm 1986
lượt xem 6
download
Nội dung chính của luận văn là chỉ ra những vấn đề cơ bản về yếu tố tự truyện trong một số sáng tác của Tô Hoài sau 1986. Đồng thời làm rõ những nét đặc sắc riêng trong thế giới nghệ thuật để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những đóng góp và sáng tạo của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau năm 1986
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THÙY LINH YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI TÔ HOÀI SAU NĂM 1986 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THÙY LINH YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI TÔ HOÀI SAU NĂM 1986 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN DIỆU LINH Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Diệu Linh. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn này là trung thực. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2019 Người viết cam đoan Vũ Thùy Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học, Ban lãnh đạo khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Phòng Sau Đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Diệu Linh đã tận tình hướng dẫn em trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành đề tài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Ban Giám hiệu trường Trung học phổ thông Gang Thép tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình ủng hộ, chia sẻ khó khăn, khích lệ, động viên tinh thần trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Vũ Thùy Linh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 8 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 10 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 10 NỘI DUNG ......................................................................................................... 11 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 11 1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 11 1.1.1. Yếu tố tự truyện ......................................................................................... 11 1.1.2. Thể loại hồi ký ........................................................................................... 14 1.2. Yếu tố tự truyện trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại ......................... 18 1.2.1. Yếu tố tự truyện trong văn học giai đoạn trước 1975 ............................... 18 1.2.2. Sự nở rộ của yếu tố tự truyện trong văn học đương đại ........................... 21 1.3. Quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài về con người và văn chương ............... 26 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 30 Chương 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ SỰ THỂ HIỆN CÁI TÔI TRONG VĂN XUÔI TÔ HOÀI SAU 1986 ...................................................................... 31 2.1. Sự tái hiện cuộc sống qua hồi ức ................................................................. 31 2.1.1. Bức tranh cuộc sống trong chiến tranh .................................................... 31 2.1.2. Hiện thực cuộc sống trong hòa bình ......................................................... 36 2.1.3. Dấu ấn phong tục tập quán trong quá khứ ............................................... 39
- iv 2.2. Sự tái hiện các nhân vật qua hồi ức .............................................................. 47 2.2.1. Chân dung các nhân vật đời thường ......................................................... 47 2.2.2. Chân dung các văn nghệ sĩ ....................................................................... 51 2.3. Sự thể hiện cái tôi ......................................................................................... 62 2.3.1. Cái “tôi” sâu sắc, giàu cảm xúc ............................................................... 62 2.3.2. Cái “tôi” tài hoa và khéo léo .................................................................... 66 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 69 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN YẾU TỐ TỰ TRUYỆN ...................... 70 3.1. Điểm nhìn trần thuật ..................................................................................... 70 3.1.1. Trần thuật theo dòng hồi ức ...................................................................... 70 3.1.2. Trần thuật theo các sự kiện ....................................................................... 74 3.2. Ngôn ngữ tự truyện mang đậm chất đời thường .......................................... 79 3.2.1. Ngôn ngữ tự nhiên, dung dị, mang đậm tính khẩu ngữ ............................ 79 3.2.2. Sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ kể, tả, bình luận ................................. 83 3.3. Giọng điệu .................................................................................................... 86 3.3.1. Giọng điệu dí dỏm, hài hước thông minh ................................................. 86 3.3.2. Giọng điệu triết lý xót xa ........................................................................... 91 Tiểu kết chương 3................................................................................................ 94 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 97
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tô Hoài là nhà văn luôn hăng say sáng tạo nghệ thuật với tinh thần lao động sáng tạo không ngừng nghỉ. Ông viết nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi đến kịch bản phim với đề tài từ miền xuôi đến đề tài miền núi…Tất cả đem đến cho người đọc một luồng không khí mới. Trong lời giới thiệu Tô Hoài về tác gia tác phẩm, Hà Minh Đức đã nhận xét: “Dõi theo cuộc đời sáng tác của ông gần nửa thế kỉ, người đọc thấy ở ông một ngòi bút tươi mới không bị cũ đi với thời gian, không tự giới hạn mình trong một khuôn khổ hay phạm vi hiện thực nào, không tự thu lại mình trong một giọng điệu văn chương nào. Trước Cách mạng, giọng văn ông vừa da diết với cuộc đời chung vừa nhẹ nhàng, châm biếm những cảnh đời ngang trái, đau khổ. Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Tô Hoài lại xông xáo vào những miền đất mới, chan hòa với cuộc đời mới. Tiếp nhận cái đa dạng và sinh động của cuộc đời, văn chương Tô Hoài có sức vươn tỏa mới” [11, tr. 130]. 1.2. Văn học Việt Nam từ sau năm 1986 đã có những thay đổi đáng kể trong quan niệm về hiện thực, con người và quan niệm của nhà văn trong mối quan hệ với tác phẩm, công chúng và với chính mình. Đây là cơ sở để yếu tố tự truyện trong văn xuôi Việt Nam đương đại phát triển mạnh mẽ hơn so với văn học giai đoạn 1945 - 1975. Văn học sau năm 1986 lấy chất liệu từ cuộc đời riêng tư của tác giả và các nhân vật xung quanh cuộc đời tác giả…nhằm bộc lộ cái tôi cá nhân rõ nét. Yếu tố tự truyện trong văn xuôi giúp bạn đọc không chỉ hiểu về con người tác giả, thời đại, một xã hội mới hiện ra rõ nét và sinh động qua tiểu sử cuộc đời thật mà còn qua những trải nghiệm sống, sự tự thú chân thành. Nếu như mục đích của nhật ký là viết cho riêng mình, nó mang tính riêng tư và hướng nội thì hồi ký và tự truyện lại có tính chất hướng ngoại để giãi bày bộc bạch với người khác. 1.3. Một trong những đề tài làm nên dấu ấn của Tô Hoài trong dòng văn học Việt Nam hiện đại là mảng hồi ký mang yếu tố tự truyện, đánh dấu sự thành
- 2 công và bước chuyển mình của nhà văn vì đã có lần ông từng nói: “Tôi cho viết hồi ký là khó khăn hơn cả sáng tác. Bởi đó là cuộc đấu tranh tư tưởng để viết ra. Nó chân thành hay dối trá, nó thanh minh hay báo cáo, khoe khoang. Làm thế nào cho khách quan nhất mà lại tình cảm nhất với dụng ý về chủ đề thật rõ ràng. Đây là một cuộc mổ xẻ toàn diện, không phải nhẹ nhàng và chỉ có hứng thú [11, tr. 131]. Ở mảng truyện này ta bắt gặp một Tô Hoài vừa dung dị vừa hóm hỉnh vừa đời thường nhưng vô cùng sâu cay. Qua giọng văn của ông người đọc lại gần hơn với những “nhân vật lớn” của nền văn học nước nhà để thấy được phần nào con người thật của họ. Với tư cách là một chứng nhân, Tô Hoài giúp ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của những con người gần gũi bên ông, về một Hà Nội thời thuộc Tây - một quá khứ mà khiến nhiều người còn lạ lẫm, bỡ ngỡ. Yếu tố tự truyện đã làm nên thành công của Tô Hoài ở những sáng tác sau 1986, đồng thời góp phần tạo nên một gương mặt mới, lạ mà quen với bạn đọc. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về những đóng góp của Tô Hoài đối với nền văn học hiện đại nước nhà đặc biệt là mảng sáng tác mang tính chất tự truyện sau 1986 chúng tôi lựa chọn đề tài Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau năm 1986. 2. Lịch sử vấn đề Người đầu tiên tìm hiểu về văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại khi giới thiệu về Tô Hoài, ông đã có cái nhìn đầy đủ chính xác và khách quan về phong cách viết văn xuôi của Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan cho rằng “Tô Hoài là nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê” [57, tr.17]…Ông cũng sớm phát hiện chất giọng “trào lộng và khinh bạc của Tô Hoài” [57, tr. 17]. Đồng quan điểm với Vũ Ngọc Phan, Hà Minh Đức cũng cho rằng: “Tô Hoài có một năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan để tìm hiểu, chọn lựa một hướng tiếp cận hiện thực tiến bộ, cách mạng. Ông không lí tưởng hóa cuộc sống nhưng cảm nhận cuộc sống có tính lí tưởng” [11, tr. 135]. Chính sự “nắm bắt nhanh chóng
- 3 thế giới khách quan” đã mang đến chất liệu riêng không giống ai trong các sáng tác của Tô Hoài nói chung và các tác phẩm hồi ký, tự truyện nói riêng. Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét khái quát về tự truyện, hồi ký của Tô Hoài đã khẳng định: “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài…Ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn về văn phong của Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy” [48, tr. 3-4]. Nguyễn Đăng Mạnh đặc biệt chú ý tới Cỏ dại. Ông khẳng định: “Nghiên cứu Tô Hoài, không thể không đọc Cỏ dại như một tài liệu cơ bản, vì tác phẩm cho ta biết một cách cụ thể những gì đã tạo nên tâm hồn ấy, cây bút ấy...” [46, tr. 53]. Điều này cho thấy vị trí vai trò của tác phẩm Cỏ dại trong sự hình thành tư tưởng, phong cách của cây bút tài năng Tô Hoài. Phong Lê cũng nhận định: “Có Tô Hoài nên Cỏ dại bỗng trở thành một bổ sung độc đáo, làm mặn mà thêm cái dư vị buồn và mòn mỏi dần của xã hội người trong Nhà nghèo, Giăng thề, Xóm Giếng” [41, tr. 38]. Phong Lê đã khẳng định sức hấp dẫn của yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài đối với độc giả: “Đọc Tô Hoài tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể viết hay đến thế về mình, để qua mình mà hiểu người, hiểu đời, hơn thế hiểu cả thời - nó là bầu khí quyển chung cho biết bao là thế hệ [41, tr. 39]. Hay như “…Vẫn một trí nhớ tuyệt diệu. Một cảm hứng nhất quán. Một sự sống không chút vơi cạn trong kho hồi ức. Và một cái nhìn, vừa ẩn náu bên trong vừa biểu lộ ra ngoài mà cho thấy rõ nét đến thế, một người thật Tô Hoài và một nhân vật Tô Hoài. Vừa sát gần lại vừa lùi xa, và với những cự li thích hợp, hồi ức Tô Hoài vừa mời gọi ta đến lại vừa gợi lưu luyến lúc ta đi. Một hồi ức đọc với bao bâng khuâng. Một hồi ức theo giá trị kép: Vừa chịu sự ràng buộc của một sự thật cá biệt, vừa cho phép nới thêm các khoảng rộng của không gian và thời gian sống” [41, tr. 40]. Tác giả Vân Thanh với bài viết Tô Hoài qua Tự truyện đã nói lên sự đổi mới trong tư tưởng và phương pháp nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài: “Tự truyện
- 4 được viết trên cả quá trình 30 năm, có bộ phận nói lên được sự đổi mới của tư tưởng, phương pháp nghệ thuật của Tô Hoài…Điều kì lạ là các mảng sống và chi tiết trước đây cũng như bây giờ, vẫn cứ gần như tươi rói trong kí ức nhà văn” [65, tr. 400]. Sau năm 1986 Tô Hoài cho ra đời nhiều tác phẩm, cùng với đó số lượng công trình nghiên cứu văn chương của ông không ngừng tăng. Những nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như: Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh, Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Trần Hữu Tá, Nguyễn Đăng Điệp…đã có những đánh giá tinh tế, khách quan về các tác phẩm của ông nói chung và những tác phẩm mang yếu tố tự truyện nói riêng. Trong cuộc trao đổi giữa Trần Đức Tiến và Xuân Sách về Cát bụi chân ai, nhà văn Trần Đức Tiến nhận xét: “Cuốn hồi kí của ông ra đời chưa phải là quá muộn. Có thể nói, bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số “nhân vật lớn” của văn chương nước nhà từ một cự li gần…Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng thì không nói làm gì - các ông đã trở thành người thiên cổ từ khi chúng tôi chưa ra đời, hoặc còn bé xíu. Còn Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng chúng tôi cũng hầu như không có cơ hội để gần gũi, thậm chí để biết mặt. Không có nhịp cầu liên hệ nào khác giữa các ông với chúng tôi, ngoài chính tác phẩm của các ông - những tác phẩm mà hàng chục năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, chúng tôi chỉ có việc ra sức tìm bằng được những cái hay, cái tuyệt! Bây giờ qua Tô Hoài, chúng tôi được “nhìn” gần - một khoảng cách khá tàn nhẫn, nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc…” [63, tr. 413]. Xuân Sách cũng nhận xét về tác phẩm này với những nhận xét xác đáng: “Tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách của Tô Hoài - từ văn phong đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không cà kê vô vị, một chút “u mặc” với cái giọng khơi khơi mà nói,
- 5 ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc nghe rồi hiểu, đừng cật vấn…Và vì thế đúng như anh nói, sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thật…” [74, tr. 414]. Trong bài Tô Hoài sáu mươi năm viết, Phong Lê cho rằng: “Ở đề tài Hà Nội quê ông, tức Hà Nội ven đô, Hà Nội mà ông đã vừa trải rộng vừa đào sâu vào thế giới bên ngoài và bên trong nó, Hà Nội ấy vẫn đi theo ông, dẫu ông đi bất cứ đâu, để thành hành trang của ông, để mỗi lúc soi nhìn nó, ông lại thấy bao điều mới lạ, cả trong ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Một Hà Nội - quê hương trong ba chiều thời gian, quả đã làm nên vóc dáng một Tô Hoài, có giống và có khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng - cái “bộ tứ” làm nên khuân hình và chất lượng “người Hà Nội - Văn Hà Nội” [41, tr. 37]. Chiều chiều là cuốn hồi kí tiếp nối của Cát bụi chân ai và Chuyện cũ Hà Nội. Với tác phẩm Chiều chiều, Phong Lê nhận xét: “Đọc Chiều chiều người đọc luôn luôn được cuốn hút bởi những gì mới mẻ, không trùng lặp, không mờ nhạt, không sút kém trong cái kho kỉ niệm của nhà văn. Chẳng lên giọng, cũng chẳng cần ra bộ khiêm nhường. Tô Hoài cứ tự nhiên mà kể những gì mình đã biết, đã trải (…)” [41, tr. 40 - 41], và điều này đã làm nên sức hút của văn hồi kí Tô Hoài. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ trong bài Vài cảm giác với Chiều chiều trên báo Văn nghệ đã chỉ ra sức hấp dẫn của tác phẩm khi thể hiện yếu tố tự truyện là ở giọng điệu trần thuật, với giọng điệu dân dã, hóm hỉnh, dí dỏm rất riêng mang phong cách của Tô Hoài. Đó là “giọng bình thản, không câu nệ thứ tự thời gian, thứ tự các tình huống, nhân vật, nhưng thấm đượm cái nhìn rất riêng, rất dí dỏm của tác giả...Cái dòng chảy của Chiều chiều là dòng chảy tự nhiên. Là thứ văn chương đạt tới mức tự nhiên. Tự nhiên, dung dị đạt được, phải là bậc thặng thừa của văn chương” [69, tr. 13]. Tô Hoài viết hồi ký từ rất sớm. Đến tuổi xế chiều, ông vẫn còn nhiều hứng thú với thể loại này. Tác giả Trần Hữu Tá trong cuốn sách Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo đã đánh giá về tài năng của Tô Hoài qua hồi ký như sau:
- 6 Về mặt thể loại, Cỏ dại có hai điều đáng để suy nghĩ. Một là trong văn chương, vô số nhà viết hồi ký, nhưng ở tuổi hai mươi ít ai đã thành công như Tô Hoài. Hai là chùm tác phẩm Cát bụi chân ai, Chiều chiều đã khẳng định ông là cây bút hồi ký có hạng” [61, tr. 19]. Phong Lê đã nhận xét Những gương mặt - chân dung văn học của Tô Hoài một cách rất sắc sảo: “Ở khu vực ký cũng rất phong phú này của Tô Hoài, theo tôi phần đáng nhớ nhất là những chân dung văn học được ông gom lại trong tập sách có tên Những gương mặt” [41, tr. 52]. Hoàng Thị Tâm trong bài Đặc điểm nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài sau 1986 nhận định: “Tô Hoài là nhà văn duy nhất đã xây dựng cho mình một dòng tự truyện riêng không thể lẫn. Tự truyện của ông là những câu chuyện bằng văn xuôi kể lại dĩ vãng của chính tác giả, có thể gần trọn cuộc đời, có thể thời thơ ấu hoặc thời thanh niên…người kể chuyện trùng với tác giả hoặc nhân vật chính…Nhưng khác với tự truyện nói chung (lấy cái tôi vừa làm đối tượng, vừa là mục đích của miêu tả), tự truyện Tô Hoài lấy đời sống, lấy người khác làm “khách thể nhận thức” để qua đó tác giả bộc lộ quan niệm nhân sinh của mình” [62, tr. 68]. Các tác phẩm của Tô Hoài viết sau 1986 những năm gần đây đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các luận văn, luận án. Tác giả Nguyễn Hoàng Hà (Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên) đã triển khai luận văn ở góc độ Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký Tô Hoài. Tác giả đã cho người đọc thấy được hồi kí, tự truyện của Tô Hoài mang đậm tính chất lịch sử cả về thời gian và không gian, song lại nghiêng về cuộc sống đời thường. Tác giả đã tiếp cận và nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp để thấy được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật nhằm làm nổi bật các tập hồi kí tự truyện của nhà văn: “Qua hai cuốn hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều từ phương diện cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký Tô Hoài, tác giả khẳng định hồi ký của mình mang một đặc điểm riêng độc đáo để cho độc giả chiêm ngưỡng bức
- 7 chân dung tự họa của bản thân và chân dung các nhà văn tầm cỡ trong nền văn học nước nhà. Tô Hoài đã xóa nhòa khoảng cách tiếp cận và không đi theo kiểu hồi tưởng biên niên. Nhà văn lựa chọn lịch sử và đời tư mà nhà văn quan tâm và có ấn tượng nhất để ghi lại. Những sự kiện sâu đậm ấy lại được hiện diện theo dòng hoài niệm lan man nhưng vẫn có định hướng để phản ánh cuộc sống và con người qua nhiều thời kì đầy sôi động của đất nước” [18, tr. 102]. Trong một luận văn khác, tác giả Trần Thị Thủy (Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên) lại có một cái nhìn mới lạ về văn xuôi Tô Hoài, đó là: Màu sắc tự truyện trong sáng tác của Tô Hoài. Người đọc thấy được màu sắc tự truyện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ đặc tả chi tiết giúp nhà văn miêu tả thành công chân dung nhân vật, sự kiện, hình ảnh. Ngôn ngữ đời thường mang tính khẩu ngữ, giọng điệu trần thuật đa sắc điệu: “Màu sắc tự truyện trong Tự truyện và Cát bụi chân ai của Tô Hoài càng trở nên đậm nét hơn với cách tái hiện đậm dấu ấn tiểu thuyết, với việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, đặc sắc cộng thêm một quan điểm và giọng điệu trần thuật hợp lí. Dấu ấn tiểu thuyết đã cho những trang văn tự truyện của Tô Hoài trở nên gần gũi và đậm chất “Sống” hơn bao giờ hết” [73, tr. 84]. Năm 2017, Mai Thị Khánh Hòa (Đại học Khoa Học Xã Hội và NhânVăn - Đại học Quốc Gia Hà Nội) dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Quang Long đã tiến hành nghiên cứu thành công luận văn thạc sĩ với đề tài Giao thoa thể loại trong hồi kí Tô Hoài (qua Cát bụi chân ai, Chuyện cũ Hà Nội, Chiều chiều). Tác giả đã chỉ ra ngôn ngữ đậm chất phóng sự, kể tả hiện thực cuộc sống trong xã hội: “Các tác phẩm Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội có sự giao thoa giữa phóng sự và hồi ký. Đọc các tác phẩm trên, chúng ta nhận thấy tính chân thực trong nội dung phản ánh được thể hiện qua bức tranh hiện thực cuộc sống cùng những vấn đề nóng hổi đang diễn ra lúc bấy giờ cùng với dấu ấn của khảo cứu văn hóa dân tộc. Xét trên phương diện ngôn ngữ, chúng ta nhận thấy chất phóng sự thể hiện trong hồi ký thể hiện qua việc vận dụng linh hoạt lối tả, kể
- 8 xen bình luận và những sáng tạo độc đáo. Các yếu tố trên góp phần làm nên thành công cho bộ ba hồi ký nổi tiếng của Tô Hoài” [24, tr. 108]. Thông qua những tìm hiểu trên chúng tôi thấy được những vấn đề sau: Thứ nhất, hồi ký Tô Hoài đã từng là đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhưng chưa có tác giả nào tập trung tìm hiểu riêng về yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau năm 1986. Thứ hai, dù chưa trực tiếp và hệ thống trong việc tìm hiểu về yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau năm 1986 nhưng các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định khá chính xác về các vấn đề có liên quan đến hồi ký, tiêu biểu là: nghệ thuật trần thuật, đặc trưng thể loại hồi ký, nhân vật người kể chuyện… Chúng tôi coi đây là những gợi ý sáng giá để triển khai nội dung luận văn. Đặc biệt nhờ kết quả nghiên cứu của các tác giả chúng tôi nhận thấy hồi ký Tô Hoài có một số đặc điểm của tự truyện, tiểu thuyết và phóng sự xét trên cả bình diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi tiến tới tìm hiểu đề tài: Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau năm 1986. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu: Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau 1986. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các tác phẩm mang yếu tố tự tuyện của nhà văn Tô Hoài đặc biệt chú trọng đến bốn tác phẩm sau năm 1986: Cát bụi chân ai (2015), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Chiều chiều (2015), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Chuyện cũ Hà Nội (2010), Nxb Thời Đại, Hà Nội.
- 9 Những gương mặt (2016), Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Chỉ ra những vấn đề cơ bản về yếu tố tự truyện trong một số sáng tác của Tô Hoài sau 1986. Đồng thời làm rõ những nét đặc sắc riêng trong thế giới nghệ thuật để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những đóng góp và sáng tạo của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở giải quyết những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài, luận văn làm sáng tỏ yếu tố tự truyện trong một số tác phẩm của Tô Hoài qua các phương diện cơ bản. Đồng thời chỉ rõ các đặc điểm nghệ thuật thể hiện yếu tố tự truyện qua các tác phẩm tiêu biểu sau 1986. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp: 5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích tổng hợp những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật chúng tôi chỉ ra được những nét đặc sắc trong các tác phẩm của Tô Hoài nhằm góp thêm một tiếng nói để tiếp tục khẳng định tài năng của nhà văn Tô Hoài trong sự nghiệp văn học của nước nhà. 5.2. Phương pháp khảo sát, thống kê: Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê để có những ý kiến đánh giá, những nhận xét, những dẫn chứng tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề: Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Tô Hoài sau 1986 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để làm nổi bật sự khác biệt, độc đáo trong các sáng tác của Tô Hoài trong từng giai đoạn sáng tác.
- 10 5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tìm hiểu hoàn cảnh văn hóa - lịch sử ảnh hưởng đến nhà văn và tác phẩm. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn làm rõ các yếu tố tự truyện nổi bật trong văn xuôi Tô Hoài sau 1986 qua đó khám phá những nét đẹp trong đời sống tâm hồn, cuộc sống của nhà văn Tô Hoài cũng như những đối tượng thẩm mỹ trong văn Tô Hoài. - Thông qua những kết quả nghiên cứu, luận văn cũng góp phần cung cấp cái nhìn sâu sắc và toàn diện những giá trị nghệ thuật trong tự truyện của nhà văn Tô Hoài để thấy được tài năng và vị trí của Tô Hoài trong nền văn xuôi đương đại. - Luận văn sẽ là nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy nhà văn Tô Hoài trong nhà trường. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Hiện thực cuộc sống và sự thể hiện cái tôi trong văn xuôi Tô Hoài sau 1986 Chương 3. Nghệ thuật thể hiện yếu tố tự truyện
- 11 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Yếu tố tự truyện Thuật ngữ tự truyện có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp nhưng lại vô cùng quen thuộc với lí luận văn học và sáng tác văn chương ở nước ta từ trước đến nay. Sự xuất hiện của nhiều tác phẩm tự truyện đã cho thấy rõ sự lên ngôi của cái “tôi” với những biểu hiện mới mẻ và vô cùng độc đáo. Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì: “Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình” [20, tr. 389]. Còn theo Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên: “Tự truyện thường là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác giả…bởi vì, về quá khứ, kỷ niệm bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi viết về tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, và vì các sự kiện được sắp xếp, bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà trùng hợp với sự thật…Tự truyện không phải là một tập hợp những kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết” [23, tr. 905- 906]. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, cũng đưa ra định nghĩa: “Tự truyện là tác phẩm văn học tự sự, thường được viết bằng văn xuôi, trong đó tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [3, tr. 22]. Tác phẩm tự truyện hướng đến vấn đề lý giải cuộc sống đã qua của tác giả để tạo ra những đường nét mạch lạc cho thực tế cuộc sống. Người viết tự truyện đôi khi cũng thêm thắt, sắp xếp lại các chi tiết nhằm làm cho việc trình bày trở nên hợp lý và nhất quán hơn. Nó ghi dấu thời gian đã lùi xa để nhớ về tuổi thơ, tuổi trẻ và làm sống lại nhiều kỷ niệm nhất của cuộc đời mỗi con người. Thông qua hồi ức, cái “tôi” hiện ra như một thực thể đang phát triển và lớn dần. Tự truyện là một vấn đề được quan tâm của văn học phương Tây với mong muốn kể lại cuộc
- 12 đời mình từ những kỉ niệm tuổi thơ song nó chỉ thật sự được xuất hiện khi nền văn học chuyển sang dòng văn học lãng mạn với chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh mẽ. Năm 1974 trong tiểu luận Hiệp ước tự thuật (Le Pacte Autobiographique), Philippe Lejeune trình bày một định nghĩa nổi tiếng nhằm xác lập những dấu hiệu về mặt hình thức của tự truyện: Đó là “thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc sống của mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách” [39, tr. 19]. Nhà văn đã biến cuộc đời nhân vật thành một bức chân dung tự họa khi viết lại câu chuyện. Có thể bức chân dung ấy khác với bức chân dung thật hoặc đôi khi có những nét tương đồng nhưng được tác giả sắp xếp nhào nặn thành một sáng tạo nghệ thuật để từ đó hình thành nên cái “tôi” tác giả nhằm phát triển nhân cách của nhân vật trong quá khứ với tư cách là hình tượng trung tâm của tác phẩm và tính xác thực tương đối của cốt truyện. Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: “Nhà văn khi sáng tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định. Thể loại tác phẩm văn học, thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [68, tr.12]. Nhà văn khi sáng tác nên các tác phẩm luôn phải tuân thủ những quy định để tạo ra những nét riêng biệt và những đặc trưng cơ bản của thể loại đó. Trong tác phẩm tự truyện chúng ta hay gặp hai nhân vật “tôi” - một thuộc về quá khứ và một đang tồn tại song song với người đọc để kể lại câu chuyện đã qua. Nhân vật “tôi” trong quá khứ là thuộc về cái đã qua được tái hiện qua lời nói hành động của người kể chuyện. Còn cái “tôi” của hiện tại là cái “tôi” nhà văn, nhà văn dùng suy nghĩ, tình cảm của mình…để xây dựng nên tác phẩm mang yếu tố tự truyện. Từ đó, hình ảnh nhân vật “tôi” xuất hiện bằng những xúc cảm khác nhau: Có lúc suy tư trăn trở, có lúc lại mang những khát vọng lớn lao và đôi lúc là những kỉ niệm ào ạt tràn về trong tâm trí nhà văn.
- 13 Do đó tự truyện là tác phẩm văn học tự sự mà tác giả viết về cuộc đời của chính mình. Ở đây nhà văn đôi khi hư cấu thêm bớt các chi tiết của cuộc đời để làm cho số phận nhân vật trở nên hợp lí hơn. Nhưng theo Hà Minh Đức trong Lý luận văn học: “Trong tác phẩm tự sự, đời tư của nhà văn chỉ là chất liệu hiện thực được tác giả sử dụng với những mục đích khác nhau…Tự truyện có thể bao quát hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi…”. Qua các nhân vật được xây dựng trong truyện, người viết có dịp nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ và tìm lại được những kinh nghiệm sống quý báu. Một tác phẩm tự truyện hoàn hảo đó là khi người viết đạt được ba mục đích cơ bản, quan trọng: tự thú, thể nghiệm và triết lí. Quay về quá khứ là để hướng đến tương lai để chiêm nghiệm và nhìn rõ hơn những giá trị của cuộc sống hiện tại. Văn học Việt Nam trước 1975 do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan nên các nhà văn thường ít khi kể lại câu chuyện của đời mình. Nhưng, bước vào giai đoạn văn học sau đổi mới, tự truyện dần trở thành một khuynh hướng được nhiều nhà văn quan tâm. Điều cốt yếu làm nên sự thay đổi nhận thức này chính là sự phát triển của ý thức cá nhân. Bên cạnh đó là ý thức về việc tái hiện hiện thực và sự hư cấu trong sáng tác. Đỗ Hải Ninh khi nghiên cứu về yếu tố tự truyện đã chia các tác phẩm văn xuôi tự truyện thành hai dạng thức cơ bản: Những thể loại hư cấu và phi hư cấu. Người đọc dựa vào trình độ tiếp nhận của mình để xác định đó là tác phẩm có hư cấu hay không? Và thực tế cho thấy sự phân chia tác phẩm tự truyện là hư cấu hay phi hư cấu chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Như vậy, trong tác phẩm mang yếu tố tự truyện, cốt truyện thường có mối quan hệ chặt chẽ với tiểu sử, cuộc đời của nhà văn. Chất liệu đời tư được nhà văn lựa chọn để xây dựng cốt truyện một cách có mục đích. Yếu tố thực từ cuộc đời tác giả xuất hiện đậm đặc hơn, ít bị che khuất hơn. Những câu chuyện trong tự truyện thường là những việc đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy cái nhìn trong tự truyện là cái nhìn hồi cố, giọng văn thể hiện sự chiêm nghiệm, từng trải. Trải qua sự phát triển theo từng thời kỳ, tự truyện cũng có sự biến đổi nhất định để phù hợp
- 14 với từng giai đoạn. Các nhà nghiên cứu khi phân loại tự truyện có thể dựa vào hình thức biểu đạt chủ thể trong tự truyện để chia thành hai nhóm: Tự truyện thuần túy và tự truyện biến thể. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng không thể có tự truyện thuần túy vì khi viết ra câu chuyện của mình, các nhà văn đã có một khoảng cách về thời gian, trí nhớ của người kể, mục đích của người kể đã có một độ di lệch nhất định giữa câu chuyện kể và hiện thực. Tức là độ chính xác không còn. Tuy nhiên, sự phát triển của văn học cũng đem lại những đặc tính riêng của nó và mỗi thể loại đều có những ranh giới xác định một cách tương đối. 1.1.2. Thể loại hồi ký Hồi ký thuộc thể loại ký, thường thiên về trần thuật từ ngôi tác giả. Nội dung của hồi ký thường tái hiện lại các sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả đã từng chứng kiến. Đây là thể loại ra đời từ rất sớm qua những ghi chép về các cuộc hành trình của người Hy Lạp thông qua những kí ức của Kxê - nô- Phôn và Xô - cơ - rát (thế kỉ V tr. CN) và được xem là tác phẩm hồi ký xưa nhất. Hồi ký tự bản thân nó đã thể hiện rất rõ sự biến động của cuộc sống của thời gian. Đặc biệt là các sự kiện và sự thay đổi của lịch sử của thời đại, dân tộc. Hồi ký được coi là một thể loại văn học có tính thời sự vì việc tìm hiểu về hồi ký với tư cách là một thể loại văn học cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên. Các tác giả đã đưa ra khái niệm: “Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến” [20, tr. 152]. Họ còn cho rằng: “Xét về phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ và phương thức diễn đạt, hồi kí có nhiều chỗ gần với nhật kí. Còn về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu thì hồi kí lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học” [20, tr. 152]. Hồi kí được tác giả suy nghĩ kỹ trước khi viết và phải luôn đặt tính chân thật lên hàng đầu. Đó có thể là một câu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn