Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
lượt xem 5
download
Đề tài nhằm khám phá những điều làm nên sức cuốn hút của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Đồng thời, qua đó góp phần định vị một gương mặt nhà văn trẻ bắt đầu có dấu ấn riêng trong nền văn xuôi đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
- i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------***--------- ĐOÀN THỊ HẢI YẾN NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tôn Thảo Miên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhà văn Phạm Duy Nghĩa, người đã nhiệt thành giúp đỡ tôi khi thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với BGH, bạn bè, đồng nghiệp trường THPT Mỏ Trạng, Sở GD & ĐT tỉnh Bắc Giang cùng những người thân yêu trong gia đình đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Đoàn Thị Hải Yến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................7 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................8 CHƢƠNG 1: CỐT TRUYỆN TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA ..............8 1.1. Khái niệm cốt truyện ............................................................................................8 1.2. Các kiểu cốt truyện truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa............................................10 1.2.1. Cốt truyện liền mạch, tuyến tính .....................................................................10 1.2.2.Cốt truyện huyền ảo .........................................................................................19 1.2.3. Cốt truyện ghép mảnh .....................................................................................24 1.2.4. Cốt truyện khung .............................................................................................27 1.2.5. Cốt truyện tâm lí..............................................................................................29 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA ..33 2.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................................33 2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa.....................................34 2.2.1. Nhân vật hướng sáng.......................................................................................35 2.2.2. Nhân vật tha hoá..............................................................................................49 CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA .....................................................................................................................61 3.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học .............................................................................61 3.2. Ngôn ngữ truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ...........................................................62 3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ và nhạc tính ..............................................................62 3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất họa ..................................................................................71 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ 1986 đến nay, đã có những thay đổi lớn lao và phát triển mạnh mẽ. Đi cùng với sự thay đổi chung ấy, thể loại truyện ngắn cũng ngày càng khẳng định vị thế của mình. Trong những thập niên qua, truyện ngắn đã có những thay đổi sâu sắc từ tư duy nghệ thuật, quan niệm về con người đến nghệ thuật trần thuật ... Điều đó không những đã làm nên một diện mạo mới cho truyện ngắn mà còn đem lại những thành tựu rực rỡ cho thể loại này. Góp phần vào sự “lên ngôi” của truyện ngắn đương đại, không chỉ có những cây bút kỳ cựu, những nhà văn thuộc thế hệ đi trước mà còn có sự đóng góp không nhỏ của thế hệ nhà văn trẻ đang rất sung sức hôm nay. Nhà văn trẻ, theo quan niệm chung hiện nay, là các cây bút dưới 40 tuổi, chủ yếu thuộc thế hệ 7X, 8X (những người sinh trong khoảng thời gian những năm 1970, 1980). Họ đang xuất hiện ngày càng đông đảo, là một lực lượng viết trẻ, khoẻ, có chất, và ngày càng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng. Trong những năm vừa qua, giới lí luận – phê bình cũng đã dành cho thể loại truyện ngắn nhiều sự quan tâm. Đã có những hội thảo được mở rộng và có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều đựơc trình bày. Cũng đã có nhiều bài viết, chuyên luận nghiên cứu về truyện ngắn đương đại. Nhưng thực tế cũng đang đặt ra những câu hỏi : Truyện của các nhà văn trẻ như thế nào ? Họ đang viết về điều gì? Viết như thế nào? Những tác phẩm của họ kế thừa thế hệ đi trước điều gì và cách tân, sáng tạo ra sao? Họ đã và đang đóng góp gì cho sự phát triển của truyện ngắn đương đại? Quả thật, còn hiếm những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 nghiên cứu chuyên sâu về các cây bút văn xuôi trẻ hiện nay mặc dù họ đang xuất hiện đông đảo và khá thuyết phục. 2. Bằng giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo văn nghệ 2003 – 2004 (với tác phẩm Cơn mưa hoa mận trắng), Phạm Duy Nghĩa đã gia nhập làng văn với một cốt cách văn xuôi “trang trọng”, “vững chãi”, “cổ điển” và anh ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Miệt mài hơn 10 năm trong nghề viết Phạm Duy Nghĩa đã trở thành một nhà văn có dấu ấn và bản sắc riêng. Anh đã được trao một số giải thưởng như: Giải thưởng Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2006, Giải thưởng Phan Xi Păng tỉnh Lào Cai 2002 – 2007, ..., được kết nạp vào Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, là Uỷ viên Ban nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Hà Nội, nhất là được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007 với số phiếu bầu cao nhất. Hiện nay anh đang giữ chức Trưởng ban Lí luận phê bình của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Liên tục từ năm 2002 đến 2010, tác phẩm của anh đều đặn được in ấn bởi các nhà xuất bản có uy tín như Nxb Văn học, Nxb Lao động, Nxb Quân đội,..., và được độc giả trân trọng đón nhận. Tất cả đã cho thấy sự tin yêu, kỳ vọng của giới chuyên môn và độc giả dành cho một nhà văn trẻ tài năng, triển vọng. Phạm Duy Nghĩa là "một trong số ít những nhà văn nam viết hay hiện nay"[24]. Truyện ngắn của anh “cổ điển” mà vẫn “có sức hấp dẫn và thuyết phục cao, khiến người đọc phải ngỡ ngàng về khả năng chiếm lĩnh và bút lực” của nhà văn. Tìm hiểu “Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”, đề tài nhằm khám phá những điều làm nên sức cuốn hút của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Đồng thời, qua đó góp phần định vị một gương mặt nhà văn trẻ bắt đầu có dấu ấn riêng trong nền văn xuôi đương đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Đến với văn chương, mỗi người một vạch xuất phát, một con đường. Nhiều người chọn cách xuất hiện ồn ào, đình đám, với những tuyên ngôn, lập thuyết gây xôn xao dư luận, có người lại chọn cách âm thầm, từ tốn nhưng cũng không kém phần rạng rỡ, vinh quang. Phạm Duy Nghĩa đến với văn chương như mối duyên kì ngộ. Năm 1999, khi còn là một thầy giáo, trong một lần đưa giáo sinh đi xóa mù ở vùng cao, những ám ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi đây đã thôi thúc anh phải cầm bút. Và, anh lặng lẽ viết, lặng lẽ kể những câu chuyện sâu sắc, ảm ảnh về xứ sở gói trong mây trắng ấy bằng những áng văn tinh tế, đầy chất thơ, bằng một giọng kể có nghề đầy sức gợi ... Để rồi khi xuất hiện, ngay lập tức được công nhận là nhà văn, một nhà văn thực tài. Nguyễn Trọng Hoàn đã cho rằng tập truyện Tiếng gọi lưng chừng dốc là “một khởi đầu đầy ấn tượng” của Phạm Duy Nghĩa. Tác giả cũng nhận thấy “phần lớn truyện của Phạm Duy Nghĩa đậm đặc chất thơ” và “yếu tố ngoại cảnh được khai thác triệt để, tạo ra sức biểu hiện tự nhiên đồng thời trở thành những dẫn dụ mê hồn và cuốn hút". Nhận xét về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Phạm Duy Nghĩa, tác giả này cho rằng : “Nhân vật trong tác phẩm của Nghĩa đa dạng, ít nhiều đều có yếu tố nổi trội, đôi lúc khác thường ... đó là những đầu mối cắt nghĩa của anh với khát vọng hoàn thiện về tâm hồn và nhân cách”. Kim Ngọc Đại, cũng từ Tiếng gọi lưng chừng dốc, đã nhận thấy "một cốt cách văn xuôi trang trọng" của “Một nhà văn chân thành mà sắc sảo, chầm chậm mà dứt khoát, toàn tâm toàn ý với văn chương”. Tác giả này cũng phát hiện ra, sự lôi cuốn hấp dẫn của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa không chỉ ở những “chi tiết đời sống”, “những phong tục tập quán’, “những cá tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 làm nên những số phận rất đời ...” đã được nhà văn, “chất, chở, đẩy, vạch, ném toang ra trước mắt mọi người một cách hồn nhiên mà trang trọng, tha thiết mà u trầm, khoáng đạt mà viên mãn, xưa cũ mà tươi rói ...” mà còn hấp dẫn ở “rất nhiều đoạn văn đẹp đến lung linh”. Nhà văn Sương Nguyệt Minh nhận ra ở Phạm Duy Nghĩa một “lối hành văn hoạt, cái sự tươi xanh con chữ tuôn chảy lấp lánh, dào dạt từ trong bút có nghề”, cái cách đặt nhân vật “trong các hoàn cảnh đặc biệt để lộ diện, lộ hồn”. Cho rằng “hiện thực kết hợp với lãng mạn pha trộn huyền ảo là bút pháp cơ bản trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”, nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng khẳng định: "Những câu văn hay, những đoạn văn hay cộng với những chi tiết đặc sắc, nhưng đồng thời chỉ khi nào thiên về lãng mạn và huyền ảo thì Nghĩa mới là Nghĩa nhất". Dành nhiều tình cảm cho nhà văn trẻ, Sương Nguyệt Minh cũng chân thành chỉ ra truyện ngắn của Phạm Duy đây đó còn sự “giản đơn”, “bố trí sắp đặt” ở một số truyện. Nhưng nhà văn, đại tá này cũng không ngần ngại khi khẳng định: Phạm Duy Nghĩa là "một nhà văn đích thực". Còn nhà văn Dạ Ngân, người đã nhìn thấy ở Phạm Duy Nghĩa một “bản lĩnh văn xuôi trời cho” cũng thấy được sự “từng trải”, “thái độ nhân sinh điềm đạm ... được truyền tải bằng giọng văn đượm buồn lấp lánh” hay sự “vững chãi, trang trọng”, “đào xới và tôn vinh tính người trong con người” ở truyện ngắn của anh. Theo dõi bước đường thành danh của Phạm Duy Nghĩa, nhà văn Dạ Ngân cũng thấy rõ trong tác phẩm của anh bên cạnh những truyện ngắn “trong suốt” khi viết về núi rừng Tây Bắc, gần đây “bắt đầu có sự sắc sảo gai ngạnh khi đề cập đến tình trạng tha hoá của một bộ phận giới chức hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 thời”, “sự bứt phá, giễu nhại một cách chát chúa mà vẫn nghiêm trang, tỉ mẩn” của “một ngòi bút vâm váp, bạo liệt trong những tình huống nhiều tác giả khác có thể ngại miêu tả”. Bùi Việt Thắng thì cho rằng “Khu vườn văn chương của Phạm Duy Nghĩa tràn đầy màu xanh - chất thơ của đời sống và được tắm gội bằng ánh sáng nhân văn rực rỡ, nồng thắm” và “nhìn thấy trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa những con người ở phần thánh thiện, dù họ ở lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, địa vị xã hội nào”. Còn nhà văn Mã A Lềnh đã đi từ “thích thú” đến “chia sẻ” và cuối cùng là bị “ám ảnh” bởi những trang văn “đặt nhân vật vào đúng hoàn cảnh và không gian cuộc sống cộng với nhiều chi tiết rất thật, sống động như những cuốn phim ngắn ít lời, tỏ rõ sự chắc tay xảo thuật văn chương” và “có thể coi mỗi truyện là một bài thơ”. Với kinh nghiệm của một người đi trước, Mã A Lềnh cũng chỉ ra sự sắp đặt trong cốt truyện, giáo điều trong lời văn hay sự khiên cưỡng trong quá trình phát triển tâm lí nhân vật ở một số truyện. Tuy vậy, nhà văn này cũng khẳng định chắc nịch, Phạm Duy Nghĩa “đích thực là một nhà văn”. Vẫn còn đây đó, một số ý kiến cho rằng, Phạm Duy Nghĩa không chịu thay đổi không gian và nhân vật trung tâm, ngôn ngữ đặc kinh như là một vị khách của miền núi, hay sự bố trí, sắp đặt trong tổ chức truyện,... Nhưng hầu hết các ý kiến đều dành những lời khen ngợi và khẳng định tài năng Phạm Duy Nghĩa. Là một nhà văn cả tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, nhưng với những thành công của mình, Phạm Duy Nghĩa đã và đang đặt dấu ấn của mình trong nền văn xuôi đương đại. Cùng với những tác giả thuộc thế hệ thứ tư trong “bốn thế hệ đang cùng chung sức tôn tạo nên một nền truyện ngắn Việt Nam hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 đại”. Phạm Duy Nghĩa đang góp sức làm nên một nền văn xuôi trẻ khoẻ khoắn và đa sắc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, bên cạnh những lời nói đầu trong các tập truyện ngắn, chủ yếu mới dừng lại ở cấp độ các bài viết, bài phỏng vấn in trên các báo, tạp chí và internet, hoặc được nghiên cứu một phần trong các luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên...Thậm chí, dù được coi là một trong nhưng cây viết trẻ người kinh tiêu biểu viết về miền núi hiện nay, nhưng trong luận án tiến sĩ “Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi” của mình, nhà văn hầu như không đề cập đến tác phẩm của mình ngoài vài dòng mang tính giới thiệu, điểm qua. Chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về nghệ thuật Phạm Duy Nghĩa. Những ý kiến đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình, các bạn học viên, sinh viên đi trước là những gợi ý thiết thực giúp chúng tôi triển khai công trình nhỏ mang tên “Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nhằm tìm hiểu, khám phá những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, luận văn đi sâu nghiên cứu các sáng tác của tác giả: 1. Tập truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc, Nxb Văn học, H, 2002 2. Tập truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng,NxbThanh niên, H, 2007. 3. Tập Phạm Duy Nghĩa - 12 truyện ngắn, Nxb Lao động, H, 2010. 4. Tập Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, Nxb Văn học, H, 2010. Để có cái nhìn phong phú và toàn diện, luận văn cũng tham khảo sáng tác của một số tác giả trẻ cùng thế hệ với Phạm Duy Nghĩa ( như Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Ngọc Tư,…) và sáng tác, nghiên cứu của một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 số tên tuổi lớn ( như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Vi Hồng, Ma Văn Kháng, Cao Duy Sơn, Nguyễn Huy Thiệp…) 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1. Về mặt lí luận Góp phần khám phá, phát hiện những sáng tạo mới mẻ, độc đáo trong việc tiếp cận hiện thực, con người đương đại (nhất là ở miền núi) và một số phương diện nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc, nổi bật của nhà văn trẻ Phạm Duy Nghĩa. 5.2. Về mặt thực tiễn - Góp thêm một tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến sáng tác của Phạm Duy Nghĩa. - Tìm ra những nét chung và dấu ấn riêng cũng như sự đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cốt truyện truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Chƣơng 2: Nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Chƣơng 3: Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CỐT TRUYỆN TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 1.1. KHÁI NIỆM CỐT TRUYỆN Cốt truyện (plot) là "Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các tác phẩm tự sự" [11]. Cần phân biệt hai khái niệm truyện (story) và cốt truyện (plot). "Truyện là chuỗi những sự kiện về một vấn đề (hoặc nhiều vấn đề) nào đó diễn ra theo trật tự tự nhiên, tuân thủ thời gian tuyến tính, nương theo sự chảy trôi của cuộc sống theo quan hệ nhân quả mà không có sự đảo lộn sắp đặt của người kể. Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc".[4] Truyện ngắn là một thể loại năng động, cốt truyện luôn tồn tại những dấu hiệu không ổn định, biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú. Những năm gần đây, đặc trưng thể loại văn học không còn là sự trói buộc chặt chẽ đối với các nhà văn, truyện ngắn ngày càng được viết một cách linh hoạt không bị gò ép thi pháp truyền thống. Đối với tác phẩm tự sự truyền thống, cốt truyện đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định thành công của tác phẩm. Thông qua cốt truyện, người đọc có thể dùng tóm lược lại nội dung câu chuyện mà nhà văn đã kể. Hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 thực vận động trong tác phẩm theo chiều tuyến tính, giúp người đọc định hướng rõ ràng khi tiếp nhận. Trong truyện ngắn đương đại, cốt truyện đang có xu hướng trở nên mờ nhạt. Nhiều truyện ngắn biểu hiện sự co giãn cốt truyện. Nhiều truyện ngắn được lắp ghép bởi các mảng trần thuật khác nhau, biểu hiện của sự phân rã cốt truyện những năm đầu thế kỉ 21. Có thể nói rằng, truyện ngắn là "nơi phô diễn những cách tân về cốt truyện một cách hiệu quả nhất" và độc giả hôm nay đang chứng kiến sự đổi thay của cốt truyện ngắn đương đại. Ngoài việc kế thừa phát huy cốt truyện truyền thống, truyện ngắn hôm nay còn thừa nhận sự xuất hiện và thay thế của cốt truyện mới. Có thể kể đến các kiểu cốt truyện như : cốt truyện ghép mảnh, cốt truyện khung (truyện lồng truyện), cốt truyện huyễn ảo, cốt truyện dòng ý thức, cốt truyện siêu văn bản, .... Văn xuôi miền núi là một bộ phận văn chương có mối ràng buộc rất chặt với truyền thống (bởi cả những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan) Viết chủ yếu về miền núi, vì thế mà cốt truyện truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa cũng không thể bỏ quá xa những kết cấu truyền thống. Đó là cốt truyện liền mạch, tôn trọng trật tự tuyến tính, duy trì quan hệ nhân quả. Văn học là cuộc vận động không ngừng, nhà văn muốn tồn tại cũng phải không ngừng sáng tạo, Phạm Duy Nghĩa bên cạnh những cốt truyện truyền thống, đã có ý thức làm mới mình bằng một số cốt truyện mang yếu tố cách tân. Đó là các kiểu cốt truyện huyền ảo, cốt truyện khung (truyện lồng truyện), cốt truyện ghép mảnh, cốt truyện tâm lí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 1.2. CÁC KIỂU CỐT TRUYỆN TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 1.2.1. Cốt truyện liền mạch, tuyến tính Đọc truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa cảm nhận đầu tiên của người đọc đó là chất "cổ điển" và "truyền thống". Ở đó ta bắt gặp cái âm hưởng của truyện Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tô Hoài, Ma Văn Kháng,.... Nghĩa là rất quen thuộc, có phần "già dặn" so với phần lớn những cây viết trẻ đương thời. Điều này thể hiện ngay trong cách tổ chức cốt truyện. Cốt truyện Phạm Duy Nghĩa phần lớn là cốt truyện liền mạch, tuyến tính. Ở đó thời gian cốt truyện trùng với thời gian trần thuật, các sự kiện được triển khai liên tục theo mạch thời gian từ trước đến sau, quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú trọng. Đây là kiểu cốt truyện truyền thống, ra đời từ thời cổ đại còn tồn tại đến ngày nay, dễ đọc, dễ nắm bắt. Kiểu trần thuật phổ biến trong truyện ngắn được viết theo lối truyền thống là truyện thường mở đầu bằng cách giới thiệu về một địa điểm, địa danh nào đó, nói chính xác thì đó chính là bối cảnh không gian của truyện. Tức là, bao giờ cũng bắt đầu từ xuất xứ. Đây là mở đầu của Trên đồi lập lòe ánh lửa: "Làng Muồi cách thị trấn Mường Dồ một dãy núi đá vôi. Tên Làng Muồi là tên chung, còn làng Muồi là ngôi làng ở ngay đầu xã. Dân trong làng sống bằng ruộng, nương, bằng việc chọc bới, săn lùng ba ba, tắc kè, rắn rết. Trừ ít vụ xô xát, chửi càn, nói tục, nhìn chung quanh năm tĩnh lặng, thanh bình. Riêng nhà Thắm ở lưng chừng đồi". Để rồi, từ ngôi nhà ở lưng chừng đồi giữa cái làng quê "thanh bình, tĩnh lặng" ấy sẽ xảy ra bao chuyện không hề tĩnh lặng cũng chẳng bình thường. Cơn mưa hoa mận trắng từ những dòng đầu tiên, đã mở ra trước mắt người đọc một không gian như thế này: "Từ ngày lên Kin Chu Phìn, Thuận luôn có cảm giác sống trong một thế giới bưng bít, biệt lập. Căn nhà lợp tranh bé nhỏ của chị nép mình cạnh rừng vầu. Gian Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 ngủ liền với vách lớp học. Những đêm xuân, Thuận nằm nghe tiếng dúi gặm măng sồn sột sau nhà. Quanh năm, sương mù vón lại trên đỉnh núi Rú. Ngọn xám ngắt tỏa khí lạnh buốt, nhô ra bức thành đá sứt sẹo, lởm chởm, phủ cây dại bùng nhùng. Lâu lâu, từ núi vọng về một âm thanh đục ngầu của đá lở. Gió rít ùng ục trong rừng vầu đắng, rừng nứa ngộ, nghe như nghẽn lại trong tầng lá rậm rì. Những buổi chiều vào rừng nhặt củi, Thuận thấy loi nhoi trong sương một đôi bóng áo chàm". Không gian hoang vắng nơi tận cùng heo hút ấy càng khắc sâu nỗi cô đơn cùng cực của con người, góp phần lí giải phần nào nỗi "thèm người" rất thật của cô giáo Thuận, cũng tạo điều kiện cho những khát khao dục vọng thầm kín của con người có cơ hội bùng lên mãnh liệt. Hoặc, mở đầu bằng bối cảnh xảy ra câu chuyện. Đó là một cuộc gặp gỡ tình cờ trên một chuyến tàu (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên): "Tôi ra ga vào một buổi sáng mùa đông giá lạnh. Khoang tàu nghẽn đặc người. Chen qua đám hành khách ồn ào, hỗn độn, tôi vừa tìm được số ghế bên cửa sổ thì tàu chuyển bánh..... Ngồi cạnh tôi là một cô gái chạc mười chín, hai mươi", để sau đó là một câu chuyện như trò đùa của số phận; hay có lúc mở đầu tác phẩm lại là sự lí giải về nguồn gốc câu chuyện: "Trong quãng đời làm nghề nghiên cứu văn hóa dân gian, tôi đã từng lên những vùng xa xôi bên dãy Hoàng Liên hiểm trở. Trong một chuyến đi tôi gặp lại Tần, một người tôi quen trong lần tham gia đoàn làm phim tại lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì. Hôm đó xong việc thì đã muộn. Tôi đứng ở ngã ba đường, chờ mãi không thấy chiếc xe khách nào chạy về thị xã. Thấy tôi tần ngần, Tần rủ tôi về chơi nhà anh ta ở Ô Cán Hồ, cách ngã ba hơn mười cây số. Máu giang hồ nghệ sĩ nổi lên, tôi vui vẻ bằng lòng." (Chuyện ở Ô Cán Hồ). Trước khi tham gia vào các sự kiện, tình huống truyện, nhân vật thường được giới thiệu khái quát về lai lịch, diện mạo, tính tình. Ở Thông trên đá, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 trước khi kể về câu chuyện tình éo le của Ngân, bên cạnh nhân vật "tôi" được giới thiệu một cách sơ lược: "Hồi ấy tôi dạy học tại một trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học ở miền núi. Là một thầy giáo trẻ, đẹp trai lồng lộng lại giảng bài hay", là lời giới thiệu khá kĩ về nhân vật chính: "Trong một lớp tôi chủ nhiệm đồng thời dạy môn văn, có Ngân là nữ học trò tôi chú ý nhất. Ngân không xinh theo kiểu rực rỡ, nở bung mà lắng sâu đằm dịu. Tóc Ngân dài chấm gót và dáng đi mềm mại như một con mèo. Ngân lại nết na, lễ phép, giản dị, cần cù. Tóm lại, ở Ngân hội tụ đủ tính tốt trên đời, lại phảng phất hương vị đồng quê...Qua vài lần tiếp xúc với Ngân, hình bóng một người vợ đảm đang, một nàng dâu hiền thảo cứ ló rạng trong tôi ngày một rõ nét dần". Sau đó mới là mối tình chớm nở của họ, là sự tan vỡ của mối tình ấy và cuộc đời éo le, vất vả của Ngân,.... Trước khi gặp Thắm (Lưng đồi lập lòe ánh lửa) một cách "chính thức", tác giả để cho người đọc được tiếp xúc với nàng qua " mịt mù bao khói sương huyền thoại" của những lời đồn đại và thêu dệt. Rằng "nàng như người trong cổ tích", "từng đoạt giải nhất sinh viên thanh lịch ở trường đại học", rồi "nàng không phải hạng tầm thường" "đã gặp Thắm một lần là không hể nào quên", rằng "nàng nhân đạo lắm", "nàng giản dị, truyền thống", "nàng sạch như sương, trong như nước cất",.. để rồi nàng trở thành một "thương hiệu", một "huyền thoại" khiến người ta tò mò, háo hức khám phá về nàng, về câu chuyện đời nàng. Cốt truyện truyền thống luôn tuân theo trật tự thời gian, vì thế truỵên thường bắt đầu bằng một thời điểm trong quá khứ với cái nhìn hồi cố của người kể truyện rồi kể ngược trở lại về phía hiện tại theo dòng tuyến tính. Không khó để gặp trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa những kết cấu như thế. Chẳng hạn truyện Lá Vàng Chải: “Dạo ấy, đôi công nhân chúng tôi xây đập tràn ở Lá Vàng Chải”, truyện Ngôi nhà nhỏ ven hồ: " Mùa thu năm ấy họa sĩ Viễn rời thành phố về sống tại ngôi nhà cũ kĩ ở vùng hồ". Rồi, cứ thế, các sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 kiện cứ tuần tự, chuyện xảy ra trước, kể trước, chuyện xảy ra sau, kể sau, dần dần cho đến khi kết thúc. Lối kể chuyện trùng khít thời gian cốt truyện và thời gian trần thuật ấy làm cho câu chuyện trở nên dễ hiểu, dễ nắm bắt, phù hợp với khả năng tiếp nhận của số đông người đọc ở miền núi. Tuy nhiên, ở một số truyện các thành phần cốt truyện không được trình bày tuần tự theo một trật tự liền mạch của chuỗi sự kiện cũng như theo trật tự tổ chức cốt truyện truyền thống. Đó là những tác phẩm được mở đầu bằng hiện tại rồi ngược về quá khứ, bắt đầu khi sự kiện đã xẩy ra rồi đi tìm nguyên nhân nguồn cội. Vệt sáng trên ban công mở ra bằng những suy nghĩ day dứt, hối hận của nhân vật tôi: "Tôi không bao giờ gặp lại con bé nữa. Mỗi lần nhớ đến nó, cái vẻ hồn nhiên tươi tắn như được chắt ra từ những cánh bằng lăng tím muốt lại tràn ngập tâm hồn tôi, đọng mãi trong tôi một nỗi buồn dai dẳng. Nó không còn bé bỏng, tôi biết thế, nhưng trong kí ức của tôi nó luôn là một cô bé, mãi mãi không bao giờ lớn thêm", rồi nhớ lại quá khứ đã qua:"Tôi gặp con bé vào một buổi tối cuối mùa xuân. Hôm ấy...". Còn ở Lá bạch đàn thì hiện tại lại hiện ra rất đột ngột, táo bạo: " Chiếc áo phông rớt xuống. Rồi đến đôi tất trắng. Mỏng, nhẹ như sương. Ngón tay anh chạm vào chiếc cúc quần bò của Liên. Chiếc cúc bằng đồng, lành lạnh, như con mắt gườm gườm. Anh dừng lại, nhìn qua ô cửa căn phòng khách bé nhỏ, một giường". Theo ánh nhìn đó, thời gian trở về buổi chiều hôm ấy khi Minh tình cờ gặp lại Liên, rồi lại trở lại câu chuyện dở dang của hai người và lại chiếu về quá khứ xa hơn, "mười năm trước". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 Việc xáo trộn trật tự trước sau của cốt truyện để tạo ra một trật tự trần thuật theo dụng ý của tác giả là một việc làm quen thuộc nhằm mang lại hiệu quả nghệ thuật cùng sự hấp dẫn cho tác phẩm. Với sự thay đổi vị trí của các yếu tố trong nội bộ cốt truyện như vậy, truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa đã tránh được sự nhàm chán đơn điệu, tạo nên sức hấp dẫn mới. Điều này có được cũng là nhờ một phần ở cách kể chuyện đầy dẫn dụ của nhà văn. Nhất là, sự đan xen quá khứ, hiện tại không hề đột ngột mà những đan xen ấy như những lớp lang của truyện, hết lớp này đến lớp khác, trọn vẹn, tuần tự, mạch chuyện không có cảm giác bị chặt vụn, đột ngột, trật tự tuyến tính vẫn được đảm bảo. Người đọc cũng không gặp khó khăn khi nắm bắt cốt truyện. Không khoát ngôn về những điều "đao to búa lớn", truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa là sự kiếm tìm lặng lẽ những câu chuyện cuộc sống với những con người rất người và rất đời. Và, mỗi truyện lại truyền tải một thông điệp riêng mang đầy ý nghĩa nhân văn. Đó là hành trình đi tìm tình yêu và tự do trong Lá Vàng Chải, là sự kiếm tìm đáp án cho câu hỏi: Hạnh phúc là gì? trong Lá bạch đàn. Là niềm tin rằng: tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu của con người có thể cứu rỗi con người, chắp cánh cho tâm hồn người bay vào tương lai tốt đẹp (Ngôi nhà nhỏ bên hồ), niềm tin mãnh liệt vào sức sống của con người "ở nơi khắc nghiệt mới có bản lĩnh lầm lụi vươn lên" như loài thông "mọc trên núi đá bao giờ cũng cứng rắn hơn thông mọc trên đất thường" (Thông trên đá). Có khi lại gửi đến độc giả một thông điệp như tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn: "văn chương mà làm gì khi người viết ra nó quay lưng lại với nỗi khổ đau của con người." (Vệt sáng trên ban công). Dung dị, cổ điển mà không hề nhàm chán, những cốt truyện mang tính truyền thống của Phạm Duy Nghĩa cuốn hút người ta bởi cái duyên ngầm. Nét duyên ấy ẩn hiện trong mỗi truyện bằng "một cái "tứ" rất riêng" được chắt ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 từ cuộc sống đời thường và triển khai một cách tự nhiên với “một lớp chi tiết bề mặt rất sống động” (La Khắc Hoà). Chi tiết là tiểu tiết trong tác phẩm tự sự. Truyện ngắn có thể không có cốt truyện nhưng không thể nghèo chi tiết bởi "truyện ngắn là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết" (Nguyễn Công Hoan). Trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, những "chi tiết đời sống" rất thật đã góp phần làm nên hồn cốt tác phẩm. Có chi tiết đóng vai trò trung tâm thẩm mỹ, là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật, như chi tiết giấc mơ về cơn mưa hoa mận trắng tinh khiết, tươi lành đến với Thuận (Cơn mưa hoa mận trắng) ngay sau cuộc "giằng giữ, bảo toàn đến tận cùng, khốc liệt", gửi đến cho độc giả khát vọng về một sự thanh lọc trong tâm hồn con người; chi tiết Tú (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh) cất tiếng gọi tìm người mình yêu trên đỉnh núi gió gào buốt lạnh mà chỉ nhận lại tiếng vọng của chính mình cho thấy nỗi cô đơn đau đớn cùng cực của con người... Ngoài ra, rất nhiều chi tiết phụ trợ mang chức năng đẩy câu chuyện vận động, phát triển......Nhờ những chi tiết mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách cũng như hành động, tâm tư nhân vật được bộ lộ đầy đủ. Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa chân thực còn cần phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn đối với cuộc sống và con người. Chi tiết Thuận ăn thịt con khỉ chết cháy với câu chuyện người đàn bà oán hận chồng bỏ vào núi Rú rồi mất tích, chuyện anh Trương lâm trường, sống lâu với khỉ, cười khèng khẹc như khỉ, mọc đuôi như khỉ muốn nói rằng sự cô đơn nơi hoang dã dễ khiến con người trở nên tha hóa, biến dạng. Chi tiết anh chồng Thuận bị con ngựa đá vào bọng đái để rồi đến đêm “Chị vùi mặt vào tảng ngực trần hồi khét, cào cấu, khóc suốt đêm”, là để nói cái hạnh phúc trần gian bị tước đoạt phũ phàng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 16 Chi tiết nhạc sĩ Vi Văn Quăm trần truồng vùng vẫy điên cuồng, nhảy múa như một hung thần và gào thét dữ dội bên bờ suối giữa rừng già trong đêm trăng, hay chi tiết "ông sếp" cũng trần truồng đi tung tăng như đứa trẻ giữa bãi đậu tương một cách khoái chá, sung sướng, phải chăng là muốn nói đến sự khát khao tự do, khát khao được là chính mình của con người giữa cuộc đời nhộm nhoạm và đầy lừa dối? Dụng công cho những chi tiết ấy, nhà văn đã tạo nên sức nặng rất riêng cốt truyện của mình. Và, bằng việc “thả những chi tiết đắt giá vào một cấu trúc quen thuộc” Phạm Duy Nghĩa cũng đã tạo cho mình diện mạo rất riêng của một nhà văn trẻ. Mặc dù được coi là nằm ngoài hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện nhưng ở mỗi tác phẩm văn học - nhất là những tác phẩm văn học có giá trị, sự xuất hiện của yếu tố ngoài cốt truyện đã góp phần đáng kể vào việc soi sáng thêm chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, bộc lộ những quan điểm, thái độ của tác giả, giúp người đọc tiếp cận sâu sắc hơn tác phẩm. Phạm Duy Nghĩa đã tận dụng những ưu thế đó của yếu tố ngoài cốt truyện để làm giàu có thêm cho cốt truyện của mình. Dù cốt truyện đơn giản, nhưng truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa luôn được làm sinh động và tự nhiên bởi những mẩu chuyện luôn được bổ sung cho cốt truyện chính. Đó là “những chuyện tầm phào” Minh (Lá bạch đàn) nhặt nhạnh, chép vào cuốn sổ tay của anh: cách dạy vợ "quái chiêu" của một hoạ sĩ, một nhà khảo cổ; lời tâm sự của một cô y tá bỏ chồng vì chồng khi ngủ luôn phát ra những âm thanh gợi những tưởng tượng hết sức ghê tởm, lời kể của một phụ nữ ghê sợ chồng mỗi khi gần gũi vì bị ám ảnh chồng mình là một con thuồng luồng hay là trang nhật kí của một cô bé về người bố thiếu tế nhị của mình,… Cả sự đúc kết của chính Minh khi lí giải về nguyên nhân đổ vỡ của hạnh phúc gia đình : “Sự rạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 17 nứt hạnh phúc gia đình ngày càng trở nên đa dạng trong cuộc sống hiện đại. Lâu nay người ta thường chỉ nhắc đến những hiện tượng phổ biến ... Trong thực tế còn tồn tại những bất hạnh khó đặt tên, tưởng chừng không đáng kể. Chúng vụn vặt như một mẩu, mảnh kim loại lẫn trong cỏ cây, đất cát nhưng có thể ngấm ngầm gây vi trùng uốn ván chết người". Chuyện về người chú tàn tật kì lạ, về anh công nhân có bàn tay dị dạng mà tài hoa ở Cô gái xuống ga Vĩnh Yên, ở Trên đồi lập loè ánh lửa là câu chuyện về cuộc đời người điên tên Hải vốn là một Bí thư xã đoàn năng nổ bị ghen ghét, vu vạ mà phát điên, câu chuyện về đôi gian phu dâm phụ cả gan dẫn nhau lên bãi tha ma làng làm chuyện bậy bạ và phải hứng chịu hậu quả đáng sợ. Ở Cơn mưa hoa mận trắng là những mảng kí ức mang “mùi bùn”, “mùi cá” của nhân vật Thuận. Những câu chuyện ấy đã làm sinh động thêm không khí truyện, giúp cho câu chuyện chính đi hết một cách tự nhiên và nhiều lúc làm giảm độ căng của truyện. Có khi người đọc còn không phân biệt đâu là chính, là phụ vì chúng thật quá, như thế những câu chuyện ấy tự chúng đã tồn tại như vậy, nhà văn chỉ việc đưa vào trang viết của mình mà không cần sắp đặt gì cả. Và như thế, người đọc cứ bị cuốn đi, hút đi như đang xem một bộ phim 3D sống động, như thể mình cũng đang sống trong thế giới của câu chuyện cho đến tận dấu chấm kết thúc của tác phẩm, mới bừng ngộ và lí giải được tại sao một truyện nói về những điều không mới, kể một câu chuyện hết sức bình thường lại làm mê hoặc người ta đến thế. Đặc biệt, mỗi truyện của Phạm Duy Nghĩa, nhất là những trang văn viết về miền núi lại "tựa" trên một cái nền thiên nhiên rất riêng, đầy ám ảnh : Đó là một Tiếng gọi lưng chừng dốc tựa vào "rặng núi xanh thẳm đằng xa đang trong cuộc giằng co với mây trắng", có "cây móc cao buông trùm hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 446 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 351 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Con người trong thơ thiền Lý Trần dưới góc nhìn thi pháp học hiện đại
131 p | 209 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 121 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 143 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 198 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 104 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 136 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 108 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu thơ các vua thời Thịnh Trần (từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông)
132 p | 120 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu đoạn văn kết thúc truyện ngắn của Nam Cao
118 p | 35 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 22 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn