Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Phong cách thơ Phạm Tiến Duật
lượt xem 1
download
Đề tài nghiên cứu với mong muốn khẳng định những giá trị thẩm mỹ cao cả và lâu bền của thơ trữ tình cách mạng nói chung và thơ Phạm Tiến Duật nói riêng một cách cụ thể trong quá trình đổi mới văn học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Phong cách thơ Phạm Tiến Duật
- §¹i häc th¸i nguyªn TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NguyÔn ThÞ Thung Phong c¸ch th¬ Ph¹m TiÕn DuËt LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam M· sè: 60.22.34 Th¸i Nguyªn - 2008
- §¹i häc th¸i nguyªn TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NguyÔn ThÞ Thung Phong c¸ch th¬ Ph¹m TiÕn DuËt LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam M· sè: 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: Pgs. ts. vò v¨n sü Th¸i Nguyªn - 2008
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp văn chương của Phạm Tiến Duật khởi từ tuyến đường mòn vận tải Trường Sơn 559, con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc. Thơ Phạm Tiến Duật "đã lưu lại trong lịch sử dân tộc dấu mốc sáng tạo của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp từ trong các sự kiện và in đậm chất sử thi của một thế kỷ đầy biến động". Là một gương mặt độc đáo của văn học Việt Nam 1945 - 1975, Phạm Tiến Duật đã góp phần sáng tạo một thứ ngôn ngữ thơ thô nhám, gân guốc và được đánh giá là một tác giả tiêu biểu của nền thơ chống Mỹ. Phạm Tiến Duật cũng là một trong những nhà thơ Việt Nam được chọn lọc đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Nhiều bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Trường Sơn đã để lại như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong... có lẽ sẽ còn in đậm trong ký ức lịch sử; bồi đắp cho thế hệ sau lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Thơ Phạm Tiến Duật làm chúng ta như sống lại không khí của những năm tháng hào hùng, gian khổ nhưng hết sức lạc quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng ở những phẩm chất tốt đẹp, vững bền của con người Việt Nam trước những thử thách lịch sử. Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài Phong cách thơ Phạm Tiến Duật để nghiên cứu. Luận văn muốn khẳng định những giá trị thẩm mỹ cao cả và lâu bền của thơ trữ tình cách mạng nói chung và thơ Phạm Tiến Duật nói riêng một cách cụ thể trong quá trình đổi mới văn học. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng thơ ông lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người. Phải đến cuộc thi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 -1970, ông mới thực sự ghi được tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam. Chùm thơ đoạt giải nhất của ông gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về một phong cách thơ rất lạ. Bắt đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan tâm đánh giá thơ ông. Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến Duật là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 10, 1970 của Nhị Ca). Nhị Ca cho rằng chùm thơ được giải bốn bài của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượng với độc giả về một phong cách thơ "rất lạ", lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu. Ông chỉ ra rằng, đây là một hồn thơ "được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ thở hết không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu quyết liệt, dũng cảm". Nhị Ca cũng rất quan tâm đến việc tạo dựng câu thơ, một trong những yếu tố làm nên sự mới mẻ của Phạm Tiến Duật so với các nhà thơ khác là "dáng dấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn, như hạt gạo đỏ đồng chiêm vừa chắc dạ, vừa béo ngọt". Bên cạnh đó, Nhị Ca đã có ý kiến nhận xét khá xác đáng về những thành công cũng như hạn chế qua việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu của tập Vầng trăng quầng lửa. Nhà văn Nguyễn Minh Châu (trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 7, 1972) có bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già cho rằng: "Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã làm xôn xao đời sống thơ ca vốn có. Thơ Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía". Dưới quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị như vậy, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật (in trên Tạp chí Văn học, số 4, 1974) đã khẳng định: "hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở, cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông tự nhiên và rất thật". Ông cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật "là tiếng nói khoẻ khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi mà hào hùng của dân tộc". Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Thiện cũng phê phán một số bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 thơ như Qua một mảnh trời thành phố Vinh, Vòng trắng...mà trong điều kiện chiến tranh được coi là có tư tưởng lệch lạc làm yếu sức mạnh của cộng đồng. Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà thơ, nhà phê bình Vũ Quần Phương trong bài Một đóng góp của dòng thơ quân đội vào nền thơ Việt Nam (trong Tạp chí Văn học, số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế thừa những kinh nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo Vũ Quần Phương, điều đó khiến cho thơ Phạm Tiến Duật "đầy rẫy những chi tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng...". Năm năm sau, năm 1985, Vũ Quần Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu tác giả Phạm Tiến Duật trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985), với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền thơ trữ tình cách mạng. Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với nhan đề Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật (Tạp chí Văn học, số 4, 1986) đã đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật. Nhà văn đã khẳng định vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của Phạm Tiến Duật. Một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về thơ Phạm Tiến Duật là của Trần Đăng Xuyền trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập III (Nxb Đại học Sư phạm I, 2002). Tác giả công trình đã giới thiệu tiểu sử, con người nhà thơ. Ông cho rằng "Vùng thẩm mĩ" của thơ Phạm Tiến Duật là rừng Trường Sơn. Tác giả đặc biệt quan tâm đến phong cách thơ Phạm Tiến Duật là tính chất trẻ trung, giọng thơ ngang tàng, sự xô bồ, rậm rạp mà khái quát của chi tiết, ngôn ngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ. Cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, tác giả Trần Đăng Xuyền vẫn mong đợi một sự đổi mới của nhà thơ Phạm Tiến Duật để thơ ông có thể đến được, hoà nhập với cuộc sống mới. Bài nghiên cứu mới nhất gần đây về Phạm Tiến Duật của Vũ Văn Sỹ, in trước ngày mất của Phạm Tiến Duật với nhan đề Phạm Tiến Duật, người "chứa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 được Trường Sơn nhiều nhất"...(trong Tạp chí Nhà văn, số 12, 2007). Vũ Văn Sỹ đánh giá cao vị trí của Phạm Tiến Duật trong hành trình thơ trữ tình cách mạng. Ông cho rằng "Thơ Phạm Tiến Duật đã lưu lại trong lịch sử văn học dấu mốc của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp trên các sự kiện và biến cố in đậm chất sử thi của một thế kỉ đầy biến động." Cùng với những bài viết trên, có thể kể đến các bài của Thiếu Mai, Mai Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc... đăng tải trên các báo và tạp chí. Phạm Tiến Duật cũng từng được nhắc đến và giới thiệu trong các công trình tiểu luận và nghiên cứu như Dọc đường văn học (Nxb Văn học, H, 1996); Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập III (Nxb Hội nhà văn, H, 2000); Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX (Nxb Hội nhà văn,H, 2003). Hầu hết các cuốn sách đều tập trung phân tích, nghiên cứu những giá trị mới mẻ mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đưa lại. Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu về Phạm Tiến Duật đều cho rằng, đó là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam. Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật trên thi đàn đã làm cho thơ ca của thế hệ trẻ thời chống Mỹ có vị trí và có cá tính. Trong công trình này, chúng tôi kế thừa các ý kiến gợi ý của những người đi trước, tập trung phân tích Phong cách thơ Phạm Tiến Duật một cách có hệ thống, có tính thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng và phương thức nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của Phạm Tiến Duật. 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Như đã nói ở phần trên, đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là tính thống nhất của các yếu tố chỉnh thể trong tác phẩm - sự biểu hiện của tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật như là một nét riêng, nét lặp lại hữu hình và có thể tri giác được trong sáng tác của nhà thơ. 3.2. Nhiệm vụ của Luận văn - Thứ nhất: Làm sáng tỏ nhận thức về phong cách nghệ thuật nói chung để làm định hướng khi tìm hiểu về phong cách thơ Phạm Tiến Duật. - Thứ hai: Thông qua toàn bộ sáng tác, phân tích hệ thống hình tượng trữ tình, lí giải thế giới nghệ thuật và các phương thức thể hiện đem lại ấn tượng khi đọc thơ Phạm Tiến Duật, khẳng định phong cách thơ Phạm Tiến Duật trong nền thơ hiện đại Việt Nam. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Trong Luận văn, chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu. - Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành như văn học sử, ngôn ngữ học và thi pháp học. - Luận văn cũng quán triệt quan điểm lịch sử trong suốt quá trình lí giải về đối tượng nghiên cứu. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đề cập đến các khía cạnh thi pháp thơ Phạm Tiến Duật, nhưng chúng tôi hi vọng rằng đây là Luận văn đầu tiên nghiên cứu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật một cách có hệ thống. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn có 3 chương: Chương 1: Phạm Tiến Duật và thế hệ trẻ thơ chống Mỹ. Chương 2: Hệ thống hình tượng trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật. Chương 3: Sự độc đáo của nghệ thuật biểu hiện trong thơ Phạm Tiến Duật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Chƣơng 1 PHẠM TIẾN DUẬT VÀ THẾ HỆ TRẺ THƠ CHỐNG MỸ Thơ Phạm Tiến Duật dù độc đáo nhưng cũng không nằm ngoài dòng chảy của lịch sử văn học của thế kỷ. Một thời kỳ mà do những yêu cầu chung của lịch sử, thơ ca dù tự giác hay không tự giác đều hướng đến sự khám phá những giá trị tinh thần sử thi của thời đại. Chúng tôi nhận thức rằng, nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật không thể tách rời thành tựu thơ chống Mỹ. Trong chương này, trước hết chúng tôi làm sáng tỏ nhận thức của mình về khái niệm phong cách làm định hướng, từ đó tìm hiểu khái quát về thơ trẻ chống Mỹ nói chung, trong đó có thơ Phạm Tiến Duật. 1.1. KHÁI NIỆM PHONG CÁCH Có nhiều cách diễn đạt khác nhau bàn về phong cách. Trong Luận văn này, chúng tôi thống nhất theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên: "Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tƣơng đối ổn định của hệ thống hình tƣợng, của các phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lƣu văn học hay văn học dân tộc" [13; 207 - 208]. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm tính chỉnh thể có thể cảm nhận được một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. Với ý nghĩa này, người ta có thể phân biệt được phong cách lớn như phong cách thời đại, phong cách trào lưu, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân của tác giả. Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách mà chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 cách độc đáo. Cái nét riêng đó thể hiện ở tác phẩm và được lặp đi lặp lại làm ta có thể phân biệt được tác giả này với tác giả khác. Cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận của nhà văn. Nghiên cứu về phong trào Thơ Mới (1932-1945), chúng ta thấy nguyên tắc xuyên suốt mà các thi sĩ tập trung vào để xây dựng hình tượng nghệ thuật là đi tìm cái đẹp, khám phá cái đẹp ở bề sâu cái tôi cá nhân. Ta luôn bắt gặp trong Thơ Mới một cái "tôi" ở vị trí trung tâm cảm hứng, giãi bày, thổ lộ. "Tôi" chỉ là một khách tình si. "Tôi" chỉ là một kiếp đi hoang. "Tôi" là một cô hồn. "Tôi" là con chim đến từ núi lạ. "Tôi" là kẻ lạc loài. "Tôi" là chiếc thuyền say ... "Tôi" trở thành nguyên tắc cắt nghĩa thế giới một cách riêng tư. Cả tạo vật chỉ là sự phản chiếu của một cái "tôi" tự ý thức về tồn tại của mình, thế hệ mình. Thế giới cái "tôi" mang lại những giá trị thẩm mĩ mới nhưng thường là cô đơn, u sầu, lắm khi còn đau đớn, tuyệt vọng. Thế giới Thơ Mới hoàn toàn đồng nhất vào cái "tôi", một cái "tôi" bao trùm tất cả. Ở thơ trữ tình cách mạng, đặc biệt là thơ trẻ thời chống Mỹ, các nhà thơ không đi tìm vẻ đẹp ở cái tôi trong con người cá nhân nữa mà chủ yếu tập trung khai thác giá trị cao cả trong cuộc sống thường nhật, cuộc sống chiến trường; đi tìm vẻ đẹp của con người trong các mối quan hệ đa dạng với xã hội, với cộng đồng, dân tộc. Con người thực sự được khẳng định phẩm chất cách mạng của mình trong các mối quan hệ ấy. Như vậy, trong các sáng tác của một nhà văn (nhà thơ), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về hệ thống hình tượng, về thế giới và hệ thống bút pháp phù hợp với cách cảm nhận ấy. Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm lí, sinh lí, cá tính, xu hướng đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành của phong cách nhà văn, nhà thơ. Từ đó có thể thấy rằng, muốn tìm hiểu phong cách tác giả, ta cần đặt các tác phẩm của tác giả trong khuynh hướng sáng tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 chung. Trước khi đi sâu vào tìm hiểu tính thống nhất của các yếu tố chỉnh thể trong tác phẩm - sự biểu hiện của tính nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật, trước tiên, Luận văn muốn trình bày những nét khái quát nhất về thơ trẻ chống Mỹ nói chung trong đó có thơ Phạm Tiến Duật. 1.2. THẾ HỆ CÁC NHÀ THƠ TRẺ THỜI CHỐNG MỸ Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1964-1975) có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn hoc dân tộc. Đây là thời kì văn học phát triển rực rỡ trên nhiều thể loại để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: Làm cuốn "biên niên văn học" về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Trong sự phát triển đó, thơ chống Mỹ, nhất là thơ của các nhà thơ trẻ thời kỳ này đã gây được sự chú ý đặc biệt, nhanh chóng trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Người ta sẽ không thể hình dung một cách đầy đủ diện mạo và đóng góp to lớn của nền thơ chống Mỹ nếu thiếu vắng mảng thơ của các cây bút trẻ xuất hiện thời kỳ này. Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển mới của nền thơ ca chiến tranh và cách mạng. 1.2.1. Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc Từ tháng 8 năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới gay go, căng thẳng và vô cùng ác liệt. Phản ánh kịp thời và động viên chiến đấu, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng trong thời kỳ chống Mỹ. Đó không chỉ là đòi hỏi cả thời đại mà còn là sự thôi thúc bên trong của chính các nhà thơ. Nhanh nhạy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu của chúng ta đã "nhập cuộc" tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của toàn dân tộc. Suốt trong những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ đã tiếp bước nhau dàn quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại chống Mỹ. Nền thơ chống Mỹ được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: Thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước Cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh...), thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Pháp (Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông...) và thế hệ nhà thơ ra đời trong thời kỳ chống Mỹ. Mỗi thế hệ nhà thơ nói trên đều có thế mạnh riêng và có những đóng góp đáng ghi nhận đối với nền thơ chống Mỹ. Chỉ trong vòng mười năm, nền thơ chống Mỹ đã liên tiếp xuất hiện một đội ngũ những gương mặt thơ trẻ như Thái Giang, Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ....Đó là những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ thời kỳ chống Mỹ. Thuộc lớp người phần lớn được sinh ra từ sau Cách mạng, được trau dồi tri thức văn hoá trong nhà trường của chế độ mới, nhiều nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã từ cánh cửa nhà trường đi thẳng tới chiến trường cầm súng chiến đấu. Hiện thực đời sống những năm tháng chống Mỹ, ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã tôi luyện họ thành những con người vững vàng trong cuộc sống, có bản lĩnh trong nghệ thuật. Sáp mặt với thực tế chiến tranh, những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ tự ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thế hệ mình. Trong thực tế, các nhà thơ trẻ chỉ thực sự khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ chống Mỹ khi họ có một sự thống nhất chung cao độ của cả một thế hệ, có cách nhìn riêng, có giọng điệu riêng khi viết về cuộc chiến tranh. Các nhà thơ trẻ một mặt có ý thức kế thừa, nhưng mặt khác chính điều kiện sáng tác giàu chất sử thi ấy đã tạo ra tiếng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 nói riêng, giọng điệu riêng cho thế hệ của họ. Như những mầm cây có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi, trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, một thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã vượt lên tự khẳng định mình, vừa tiếp nối truyền thống của các thế hệ trước, vừa có sáng tạo độc đáo làm nên những nét riêng của cả một giai đoạn thơ ca. 1.2.2. Các chặng đƣờng thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc Nhìn tổng quát, thơ trẻ chống Mỹ cứu nước là một dòng chảy liên tục, nhưng mỗi bước phát triển mang dấu ấn phong cách riêng và có thể chia làm ba chặng đường: 1.2.2.1. Chặng đường thứ nhất: từ 1964 đến 1968 Ở chặng đường đầu tiên này, đội ngũ những nhà thơ trẻ bước đầu được khẳng định với sự xuất hiện của những cây bút như Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Dương Hương Ly, Phạm Ngọc Cảnh, Vũ Quần Phương, Lữ Huy Nguyên, Cảnh Trà, Vương Trọng...Những nhà thơ trẻ này, lúc đầu được tập hợp và giới thiệu trong tập thơ Sức mới, (1965, Nxb Văn học, Hà Nội). Nhà thơ Chế Lan Viên viết tựa cho tập thơ đã biểu dương "Điều đáng yêu nhất của tập thơ này là nó nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống, của chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc nước ta". Nhìn chung, thơ của các nhà thơ trẻ chặng đường này vừa trẻ trung tươi tắn, vừa bồng bột sôi nổi. Các tác giả đều chọn lọc chất liệu cuộc sống theo hướng thi vị hoá. Cảm xúc trong thơ họ vừa mang đậm màu sắc lí tưởng, ít nhiều còn vương dấu vết của sách vở nhà trường. Những mô típ quen thuộc trong thơ chặng đường này thường là những buổi chia tay, những đêm hành quân, những dự cảm vào cuộc vv... thể hiện khát vọng ra trận của tuổi trẻ thời đại chống Mỹ. Thơ của những nhà thơ trẻ chặng đường này rưng rưng cảm xúc, thấm đậm chất trữ tình, chứa chan chất men say nồng của tuổi trẻ. Họ nói tới khao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 khát của thế hệ trẻ được cầm súng trực tiếp chiến đấu bằng một cảm xúc chân thành, trong sáng nhất: Ôi ta thèm được cầm khẩu súng Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè Nằm chờ giặc trên quê hương anh dũng Ta cay nồng mùi lá rụng bờ tre. (Gửi Bến Tre - Lê Anh Xuân) Những năm đầu của cuộc chiến tranh, thơ của các nhà thơ trẻ còn bồng bột, mang cái nhìn lãng mạn. Hình ảnh thế hệ trẻ cầm súng chỉ thấp thoáng trong thơ họ. Có chăng đó chỉ là hình ảnh những bước chân du kích, những anh giải phóng quân: Phía trước chúng tôi cả miền Nam ruột thịt Đang hành quân mải miết đêm ngày Bước chân biểu tình, bước chân du kích Anh giải phóng quân, đuổi giặc không giầy. (Hành quân - Lữ Huy Nguyên) Thơ chặng đường này, các nhà thơ hay nói tới những cuộc chia ly đầy lưu luyến và lãng mạn: Nào đâu phải người đi không lưu luyến Mắt người trong như nước giếng ban đầu Mảnh trăng liềm nghiêng một nỗi nhớ nhau. (Lưu Quang Vũ) Và những cuộc chia ly thấm đẫm tinh thần lạc quan của thời đại: Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng. (Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 Thơ trẻ chặng đường này thường nói đến những đêm hành quân với một niềm vui háo hức, hăm hở, đầy tin tưởng: "Đường nào vui bằng đường ra trận tuyến", "Ta náo nức như suối về sông biển" (Lưu Quang Vũ). Cái nhìn lãng mạn, lí tưởng hoá, thi vị hoá cũng rất đậm trong thơ Lê Anh Xuân ở chặng đường này: Em đẹp lắm như mùa xuân bừng dậy Súng trên vai cũng đẹp như em Em ơi! Sao tóc em thơm vậy Hay là em vừa đi qua vườn sầu riêng Ta yêu giọng em cười trong trẻo Ngọt ngào như nước dừa xiêm Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo Dịu dàng như những nàng tiên. Trong những năm cuối của chặng đường thứ nhất, thơ trẻ bắt đầu giàu có thêm nhờ chất suy nghĩ và khả năng khái quát. Tuy nhiên, về cơ bản, sự từng trải, sự chiêm nghiệm cá nhân, sự lắng đọng trong suy tư còn ít thấy trong thơ của những nhà thơ trẻ chặng đường này. Không khí của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được gợi lên một phần trong thơ của các nhà thơ trẻ nhưng hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến đấu chưa nhiều ở các trang thơ. Hình ảnh con người và thời đại chống Mỹ chủ yếu được nhấn mạnh ở cái thanh tao, đường hoàng, cái thơ mộng của cuộc sống và con người trong lửa đạn: một tiếng gà trưa, nụ cười, tiếng hát, nhịp đập bình yên của trái tim con người làm nổi bật "cái yên trong cái động", "sự sống át cái chết", cái bình thản tự tin của một dân tộc gan góc, bất khuất, kiên cường. Nhìn chung, các tác giả thơ trẻ chặng đường này đều có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng đời sống trong trẻo của chiến tranh. Nhưng thơ chặng đường này đã tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của thơ trẻ chống Mỹ ở những chặng đường sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 1.2.2.2. Chặng đường thứ hai: từ 1969 đến 1972 Cùng với những tác giả xuất hiện ở chặng thứ nhất, đến chặng thứ hai này đội ngũ thơ trẻ được bổ sung thêm nhiều cây bút tài năng khác như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Vương Anh, Bế Kiến Quốc, Phan Thị Thanh Nhàn, Vương Trọng.... Chính sáng tác của những nhà thơ trẻ này đã góp phần quan trọng đưa nền thơ chống Mỹ phát triển đến đỉnh cao, làm thay đổi bộ mặt của cả nền thơ chống Mỹ. Ở chặng đường này, những nhà thơ trẻ đã thực sự khẳng định được tiếng nói riêng của thế hệ mình qua những vần thơ giàu chi tiết chân thực, sinh động như còn vương bụi đất chiến trường và mùi khói lửa đạn bom, mang khí thế hừng hực của cuộc chiến đấu. Nếu ở chặng đường trước, những nhà thơ trẻ có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng hiện thực đời sống có vẻ nên thơ, trong trẻo thì ở chặng đường này, họ có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong các mảng hiện thực trần trụi, thô nhám, dữ dội, đầy ác liệt của cuộc sống chiến trường. Cảm hứng thơ vì thế càng trở nên mãnh liệt, sôi nổi, khác hơn ở chặng đường trước. Thơ trẻ trong chặng đường này có xu hướng vươn tới tầm khái quát những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với những sắc thái dữ dội, ác liệt của nó, làm ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ trong thời đại chống Mỹ. Những chi tiết chân thực của đời sống chiến trường ùa vào các trang thơ. Không khí sôi sục của những năm tháng chống Mỹ được truyền vào các bài thơ. Đời sống thực của người lính được thể hiện chân thực trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm....Chưa bao giờ hình ảnh thế hệ trẻ sống, chiến đấu giữa chiến trường lại được thơ tập trung khắc hoạ đạt được tính chân thực cao như thơ trẻ chống Mỹ. Đó là những người lính lái xe, chiến sỹ công binh, anh bộ đội coi kho, cô thanh niên xung phong, cô gái giao liên: ... Đi qua hầu hết tuổi thanh xuân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 Để lại trong rừng những gì quý nhất Mất mọi thứ để nhân dân không mất (Đi trong rừng - Phạm Tiến Duật) Chứa đựng nhiều chi tiết chân thực, tươi ròng sức sống, thể hiện được nhiều gương mặt trẻ trung, tinh nghịch mà kiên cường, anh dũng, thơ Phạm Tiến Duật được coi như "một góc bảo tàng tươi sống" về Trường Sơn (Đỗ Trung Lai) trong những năm tháng chống Mỹ. Thơ trẻ chặng đường này vẫn tiếp tục viết về đề tài quê hương, đất nước, nhưng với một ý thức tự giác cao hơn và tình cảm sâu nặng hơn. Sự thống nhất cao độ giữa ý thức của nhà thơ với trách nhiệm công dân, tư cách người chiến sĩ cầm súng đã tạo nên cho những trang thơ của những nhà thơ trẻ một chiều sâu mới trong nhận thức và trong tình cảm. Thấm thía hơn thực tế chiến tranh, các nhà thơ trẻ càng nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, càng thấy mình gắn bó sâu nặng hơn với nhân dân, với đất nước. Thơ họ chí nh là tiếng lòng những con người trực tiếp cầm súng, lấy máu mình để giữ gìn, bảo vệ non sông. Vùng làng của Phạm Tiến Duật, Mùa giống của Cảnh Trà, đặc biệt là những trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên một cách thấm thía và đầy xúc động tình cảm thiêng liêng, sâu nặng ấy. Thơ trẻ chống Mỹ ở chặng đường thứ hai này đã đạt tới một mức độ nhất định chiều sâu của suy nghĩ và tầm cao của sự khái quát. Thường là từ những chi tiết, những hình ảnh thực của chiến tranh, của đời sống chiến trường, các nhà thơ trẻ đã soi rọi vào đó luồng ánh sáng của tư tưởng để làm nổi bật lên ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Và cũng thường từ những chi tiết, những hình ảnh cụ thể, các nhà thơ trẻ đã "quy nạp", tổng hợp, nâng lên thành những khái quát. Từ những trái cây chín, từ một ngọn" lửa đèn, Phạm Tiến Duật đã khái quát thành sức sống tiềm tàng, bất diệt của đất nước và con người Việt Nam. Từ những tiếng chim kể chuyện trên đồi chốt, nhà thơ nói tới nỗi đau một thời bị cắt chia: "Mẹ ơi đất nước cắt chia - Tiếng kêu con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 cuốc vọng về quả tim". Từ hơi ấm ổ rơm, bằng hình ảnh "rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm", tác giả nói lên một cách thấm thía, sự gắn bó máu thịt của tình quân dân, những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. 1.2.2 3. Chặng đường thứ ba: từ 1973 đến 1985 Đến chặng này, thơ trẻ chống Mỹ được bổ sung thêm những nhà thơ đồng thời là chiến sỹ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường. Sự xuất hiện của những cây bút trẻ như Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc vv... đã làm cho đội ngũ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ thêm đông đảo và thực sự bề thế. Chặng cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã tạo nên thế mạnh của những nhà thơ trẻ ở chặng đường này: có cái nhìn bao quát, toàn cảnh về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Tầm nhìn cùng với nhận thức về hiện thực cuộc sống chiến trường được mở rộng và sâu sắc hơn. Chứng kiến chiến thắng vĩ đại, oai hùng của dân tộc, những nhà thơ trẻ đồng thời cũng thấu hiểu sự hy sinh, mất mát, cái giá phải trả cho những vinh quang đó. Bức tranh hiện thực đời sống chiến trường hiện lên qua những trang thơ trẻ ở chặng đường này cũng phong phú, đa dạng và phức tạp hơn: có hy sinh, mất mát, có chiến thắng lạc quan, tin tưởng. Thái độ, tình cảm của nhà thơ viết về sự thực của đời sống chiến trường, nhất là về những gian khổ, hy sinh cũng chân thực hơn. Tính chất sâu lắng, tỉnh táo ngày càng đậm thay cho tính chất thi vị, hồn nhiên ở những chặng đường trước. Thơ trẻ chặng đường này nói nhiều, nói sâu sắc, thấm thía về người mẹ, nhân dân, về những con người vô danh, về những con người bình thường mà kiên cường, bất khuất, về Tổ quốc và về thế hệ mình. Ý thức về cái tôi - thế hệ của các nhà thơ trẻ đạt đến độ sâu sắc nhất. Chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kỳ chống Mỹ hiện lên cụ thể, chân thực, phong phú và sâu sắc: Những thằng con trai 18 tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 16 Nhiều khi bực quá khóc oà ... phanh ngực áo và mở trần bản chất mỉm cười trước những lời lời to tát nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc. (Thanh Thảo) Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn Sống thì đi mà chết thì nằm (Trần Mạnh Hảo) Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc? nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ quốc? (Thanh Thảo) Sáng tạo những vần thơ giàu chất suy nghĩ, triết lý, những hình tượng thơ mang ý nghĩa khái quát là xu hướng chính của thơ trẻ ở chặng đường này. Cũng chính ở chặng đường này, khuynh hướng muốn phản ánh những mảng hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại đã xuất hiện như một đòi hỏi chính đáng của thời đại. Không phải ngẫu nhiên mà từ sau 1975, thơ trẻ chống Mỹ xuất hiện hàng loạt những trường ca viết về chiến tranh, thể hiện khát vọng tổng kết cuộc chiến thông qua cách nhìn và sự trải nghiệm riêng của mỗ i nhà thơ. Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Mặt trời trong lòng đất, Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo, Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo...là sự thể hiện cụ thể những khát vọng đó. Với những đặc trưng và ưu thế của thể trường ca, trong những trường ca tiêu biểu của chặng đường này, các nhà thơ trẻ đã kết hợp khá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 17 nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, đan xen phối hợp nhiều thể thơ trong một trường ca, phác hoạ được nhiều chân dung của nhân vật trữ tình nhằm vươn tới xu hướng khái quát, tổng hợp mở rộng hiện thực, tăng cường tính triết lí, chính luận trong thơ. Qua những trường ca này, tính chất dữ dội, khốc liệt của chiến tranh được khơi sâu, nhấn mạnh. Các nhà thơ trẻ đã tập trung khám phá những ngọn nguồn sâu xa nhất tạo nên sức mạnh tinh thần thiêng liêng của dân tộc trong thời đại chống Mỹ, lý giải động cơ cầm súng của con người Việt Nam và nguyên nhân của những chiến công. Những hình tượng chứa đựng phẩm chất và tinh thần chung của cả dân tộc và thời đại như người mẹ, người lính, tổ quốc, nhân dân, đất nước vv... thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình thâm trầm sâu lắng, qua những suy tư sâu sắc đạt tới tầm cao của sự khái quát, triết lí. Do có độ lùi nhất định về thời gian, cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện với một cách nhìn trầm tĩnh hơn, hiện thực chiến tranh được tái hiện toàn vẹn, đầy đặn, sâu sắc và chân thực hơn. 1.2.3. Thơ trẻ chống Mỹ - một dàn đồng ca thống nhất Thực tế, sự phân chia thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ thành các chặng đường như trên chỉ mang tính chất tương đối khó có thể chia tách một cách rõ ràng. Trong quá trình vận động và phát triển của thơ trẻ chống Mỹ, mỗi nhà thơ có một tiếng nói, một cách thể hiện, nhưng tất cả vẫn nằm trong dàn đồng ca của một màn hợp xướng để cổ động và ngợi ca sự nghiệp kháng chiến, xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc. 1.2.3.1. Hiện thực sinh động, cụ thể, giàu chất sử thi Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ chung của cả nền văn học thời kỳ chống Mỹ nói chung và thơ ca nói riêng. Trong sự nỗ lực chung ấy, thơ trẻ chống Mỹ đã vượt lên, góp vào nền thơ chống Mỹ những trang thơ viết về đời sống chiến trường, phản ánh được tính chất dữ dội, ác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 18 liệt, những hy sinh gian khổ của con người Việt Nam trong chiến tranh. Về phương diện này, có thể xem thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là một dòng thơ giàu có chi tiết cụ thể, sống động. Nhiều nhà thơ trẻ đã mạnh dạn đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bề bộn của đời sống chiến trường, vừa độc đáo lại giàu chất sử thi. Sống giữa chiến trường, những nhà thơ trẻ đã chứng kiến tận mắt những cảnh tượng dữ dội, ác liệt của chiến tranh nên có thể nói, họ đã ghi lại một cách đầy đủ về quang cảnh chiến trường Trường Sơn. Có những sự thật trần trụi tưởng chừng như vô lí ở Trường Sơn cũng được các tác giả ghi lại : Cây lá thiếu màu xanh Rừng hoang thừa tiếng nổ (Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu) Sống giữa chiến trường đầy gian khổ và ác liệt, các nhà thơ vẫn kể bằng một giọng điềm tĩnh, bình thản: Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà (Gửi em cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật) Không phải là người đứng ngoài để tưởng tượng về chiến tranh nữa, các nhà thơ trẻ đã thực sự sống giữa chiến trường. Cái thế mạnh của người trong cuộc này đã tạo nên những vần thơ giàu chi tiết chân thực: - Đây Quảng Trị lần đầu ta gặp Bom B52 cắt dọc đội hình - Dọc triền sông súng nổ đêm ngày - Sau trận đánh ta còn nghe súng nổ - Bom dội từ trời sâu, đạn nổ dưới chân trời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 429 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 346 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 184 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 117 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 134 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 192 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc
120 p | 87 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 103 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương
143 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung
129 p | 127 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 134 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn