intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông mía của Đào Thắng)

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã khẳng định Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng là các tác giả tiêu biểu khi viết về đề tài nông thôn sau đổi mới (Hai nhà văn đã nhận giải thưởng của Hội nhà văn); qua sáng tác của hai tác giả, có cách nhìn nhận toàn diện, đánh giá văn học viết về nông thôn sau thời kỳ đổi mới, nhất là loại văn xuôi lớn như tiểu thuyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông mía của Đào Thắng)

  1. ĐẠI ĐẠIHỌC HỌCTHÁI THÁINGUYÊN NGUYÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNGĐẠI TRƢỜNG ĐẠIHỌC HỌCSƢ SƢPHẠM PHẠM TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM …………………… …………………… …………………… NGUYỄN NGUYỄNVIỆT VIỆTANH ANH NGUYỄN VIỆT ANH TIỂU TIỂUTHUYẾT THUYẾTVIẾTVIẾTVỀVỀNÔNG NÔNGTHÔN THÔNSAU SAUĐỔI ĐỔIMỚI MỚI TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU ĐỔI MỚI (Qua Mảnh (Qua Mảnhđất đấtlắm lắmngười ngườinhiều nhiềuma macủa củaNguyễn NguyễnKhắc KhắcTrƣờng Trƣờng (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Dòng và vàDòng Dòngsông míacủa sôngmía củaĐào ĐàoThắng) Thắng) sông mía của Đào Thắng) Chuyên Chuyênngành: ngành: Văn Vănhọc họcViệt ViệtNam Nam Mã Mãsố: số: 60 6022 2234 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN LUẬN LUẬNVĂN VĂNTHẠC THẠCSĨ SĨNGỮ NGỮVĂN VĂN NGƯỜI HƯỜN NGƯỜI HƯỜNDẪN DẪN KHOA KHOAHỌC: HỌC: PGS.TS PGS.TSTRỊNH BÁĐĨNH TRỊNHBÁ ĐĨNH THÁI NGUYÊN - 2010 THÁI THÁINGUYÊN NGUYÊN--2010 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -3-
  2. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh- người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học- Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái nguyên, tháng 9 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Việt Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -4-
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọ đề tài 1.1. Nông thôn là một trong những mảng đề tài lớn được chú ý của văn học Việt Nam. Kinh tế Việt Nam cho đến nay phần lớn vẫn là nền kinh tế nông nghiệp cuộc sống đa phần là cuộc sống nông thôn nên đề tài nông thôn càng chiếm vị trí quan trọng, thu hút được sự chú ý của các nhà văn có tài và tâm huyết với nghề. Với sự phản ánh hiện thực nông thôn, từ lâu các nhà văn đã thể hiện được phần quan trọng cuộc sống, con người Việt Nam qua các chặng đường phát triển của dân tộc. Tuy nhiên ở mỗi thời kì cũng có những ràng buộc lịch sử nhất định. 1.2. Từ đổi mới năm 86, với tinh thần tự do- dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật đã mang đến cho văn học một không khí hoàn toàn khác hẳn. Nó như nguồn động viên, cổ vũ tinh thần lớn lao cho các nhà văn, giúp họ được thoải mái hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá theo cách riêng của bản thân mình. Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng viết về nông thôn vì thế cũng có những bước chuyển biến quan trọng trong việc đổi mới tư duy và nghệ thuật biểu hiện. Đào sâu vào vấn đề nhận thức và đánh giá lại lịch sử dân tộc, với cái nhìn thế sự, con người (người nông dân) đã xuất hiện trên trang văn với đầy đủ những cung bậc tình cảm, tâm trạng. Cùng với đó là cuộc sống riêng tư, số phận con người được quan tâm- chú ý trong nhiều chiều đã tạo ra ấn tượng tốt, được độc giả tích cực đón nhận với thái độ trân trọng và chia sẻ. 1.3. Mảnh đất lắm người nhiều ma (1991) của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông mía (2004) của Đào Thắng là hai tiểu thuyết viết về nông thôn xuất sắc của văn học Việt Nam sau đổi mới. Mảnh đất lắm người nhiều ma là tiểu thuyết đặt ra một cách sáng rõ cái nhìn mới về nông thôn trong sự soi chiếu nhiều chiều, còn Dòng sông mía đã đưa đến cho người đọc thấy rõ một nông thôn vừa đằm thắm- vạm vỡ, vừa đầy ắp thế sự với biết bao xung đột diễn ra trong sinh hoạt làng xã, cộng đồng dân cư. Như vậy, có thể thấy hai tiểu thuyết này đã là tiêu biểu cho văn xuôi viết về nông thôn sau đổi mới, đưa đến cho người đọc những khám phá, trải nghiệm riêng rất đáng ghi nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -5-
  4. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những cái nhìn khái quát Sau Đại hội Đảng VI (1986), văn học Việt Nam từ đó cho đến nay được coi là thời kỳ có nhiều biến động. Do vậy, để đưa ra được một cách nhìn nhận bao quát, đánh giá một cách toàn diện và hệ thống là vấn đề không hề đơn giản. Ở đây, chúng tôi chỉ xin lược qua hai bộ phận nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Sự đổi mới tiểu thuyết và đề tài nông thôn trong tiểu thuyết. Xét trên phương diện đổi mới trong văn xuôi, nhất là ở lĩnh vực tiểu thuyết đã có nhiều bài viết, đề cập đến các phương diện và khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến: - Nguyễn Đăng Mạnh: Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển (Nhân dân, Ngày 26/10/1985) đã đưa đến cho người đọc thấy rõ đặc điểm của một xu hướng tiểu thuyết đang nổi lên trong đời sống văn học những năm 80. Đó là những tiểu thuyết nhà văn- qua tác phẩm- tham gia vào cuộc sống như một nhà tư tưởng, trong đó nội dung triết luận chiếm một vị trí quan trọng. - Bùi Việt Thắng: Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975. Tác giả đã chỉ ra kỹ hơn đổi mới nghệ thuật ở một thể loại tiêu biểu là tiểu thuyết từ phương diện cấu trúc lịch sử- sự kiện sang cấu trúc lịch sử- tâm hồn. Tác giả cho rằng, ký ức là một yếu tố quan trọng được nhà văn dùng để tổ chức tác phẩm và bước đầu đặt ra vấn đề xác định ảnh hưởng của loại hình nghệ thuật khác đối với cấu trúc thể loại tiểu thuyết. - Bích Thu với Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới (Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb Khoa học xã hội, 2001) đã chú ý đến ba phương diện: Cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ. - Nguyễn Thị Bình với Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975 (Tạp chí văn học số 4- 2003), khẳng định sự đổi mới của văn xuôi “từ hiện thực của các sự kiện, biến cố, hiện thực của lịch sử đến hiện thực của con người”, tác giả đi đên nhận định: trong tính phong phú nhiều chiều, con người “thiên về tính cá biệt hơn tính điển hình”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -6-
  5. Qua đây, ta có thể nhận thấy rằng: mỗi tác giả có cách nhìn, cách đánh giá khác nhau, song tất cả đều thống nhất ở mục tiêu chỉ ra chỉ ra sự đổi mới trong cách tân tiểu thuyết, thể hiện nỗ lực đáng kể trong sáng tạo của các cây bút văn xuôi Việt Nam trong thời kỳ mới. * Với đề tài trong nông thôn có thể kể đến: + Mấy suy nghĩ về việc tìm hiểu hiện thực ở nông thôn và viết về đề tài nông thôn - Tác giả Xuân Tình. + Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80- Tác giả Trần Cương. + Bức tranh làng quê và những số phận - Tác giả Nguyễn Văn Long. + Nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn thời kỳ đổi mới (Tạp chí văn học số 12- 1995). + Nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi mới (Tạp chí văn học, Số 12- 1995). Tuy mỗi bài viết đề cập đến những khía cạnh và cấp độ khác nhau của cuộc sống, nhưng đại đa số đều thống nhất ý kiến là từ sau Đại hội VI, văn xuôi viết về nông thôn có sự thay đổi. Nhà nghiên cứu Hoàng Châu trong bản báo cáo Tổng kết đợt 1 cuộc thi viết về nông thôn đã đưa ra nhận định: “Chính những tư tưởng dân chủ của thời đại đã tạo ra thành công cho các tác phẩm viết về nông thôn trong cuộc thi này”. Có thể nhận thấy, hiện thực được phản ánh trong tác phẩm đã trở nên sinh động, đa dạng và phong phú. Qua bài viết “Văn xuôi viết về nông thôn nửa nửa sau những năm 80” của tác giả Trần Cương đã nhận định, đã có hai sự chuyển biến của văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 86 so với những năm trước đó là “sự chuyển biến trong chủ đề” và “sự chuyển biến trong phạm vi bao quát hiện thực”. Theo tác giả dường như “Lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc về con người mà trước kia chưa có. Đó là chủ đề về số phận con người và hạnh phúc cá nhân”. Ở phạm vi phản ánh hiện thực, tác giả cũng đưa ra nhận xét rằng “các nhân vật như đã nhìn nhận và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -7-
  6. phản ánh hiện thực nông thôn kĩ càng. Họ thấy những gì ở tầng sâu, mạnh ngầm của đời sống nông thôn”. Như vậy, với các ý kiến- nhận xét trên có thể nhận thấy, mảng đề tài viết về nông thôn là mảng đề tài hấp dẫn, thu hút các bài nghiên cứu, nhận xét của các nhà phê bình. Nó tỏ rõ sự hoan nghênh, tán dương của các tác giả đối với các nhà văn khi tiếp cận với hiện thực nông thôn trong muôn mặt của cuộc sống này. 2.2. Về hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía 2.2.1. Về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trƣờng) * Vài nét về tác giả Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh ngày 06/07/1946 tại Đồng Hỷ- Thái Nguyên. Nguyễn Khăc Trường gia nhập quân đội từ 1965 ở quân chủng Phòng không- Không quân. Sau 1975, học trường viết văn Nguyễn Du. Học xong về công tác tại tạp chí văn nghệ quân đội. Từ 1983, về công tác ở tổ văn xuôi tuần báo Văn Nghệ. Hiện nay là phó tổng biên tập báo Văn Nghệ. Cho đến nay, Nguyên Khắc Trường đã cho ra đời các tác phẩm: + Cửa khẩu (Truyện vừa, 1972). + Thác rừng (Tập truyện, 1972). + Miền đất mặt trời (Tập truyện, 1982). + Mảnh đất lắm người nhiều ma (Tiểu thuyết, 1990). * Các bài viết có liên quan đến tác phẩm Với Mảnh đất lắm người nhiều ma, tác phẩm đã vinh dự được nhận giải thưởng của Hội nhà văn, một dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp viết văn của Nguyễn Khắc Trường thì đã có nhiều ý kiến, bài viết khác nhau: Trước hết , với thành công mà cuốn tiểu thuyết này đem lại, đã đưa đến cuộc thảo luận do báo Văn Nghệ tổ chức ngày 25-01-1991, sau đó được tập trung in trên tờ báo Văn Nghệ số 11, ngày 16-03-1991. Nổi bật trong cuộc thảo luận này là các ý kiến: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -8-
  7. + Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức: theo ông nông thôn được Nguyễn Khắc Trường nói đến là “nông thôn với cách nhìn chân thực, chủ động”, với “nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực”. Nông thôn theo cách nhìn nhận của tác giả “không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên từ những nguyên nhân bên trong, những chuyện làng xóm”. + Với Giáo sư Phong Lê, ông đã thể hiện sự quan sát khá tỉ mỉ và tinh tường khi nhận ra cái gây được ấn tượng ở đây là “là các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen đó. Không chỉ là chất thơ, mà còn là bi kịch, và là những bi kịch gọi nhau. Không chỉ là những con người nhân danh đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diệt lẫn nhau mà còn là đủ những dạng “dị dạng” bị đẩy ra hoặc bị vào những cuộc giao tranh quyết liệt đó”. + Bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra chỗ thành công của tác giả “là tạo được một không khí riêng cho tác phẩm, một không khí âm dương lẫn lộn, có nhân vật thật khó tách bạch đâu là phần quỷ, đâu là phần người”. + Trong cuộc hội thảo này, Giáo sư Trần Đình Sử đã đã tỏ rõ sự thích thú, đam mê của mình khi đọc tiểu thuyết này, bởi ở đấy có sức lôi cuốn đặc biệt từ đầu đến cuối. Qua tác phẩm, ông nhận ra “một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn”. Và ý thức dòng họ đã được tác giả khắc hoạ “như một hiện tượng chìm sâu, ngấm ngầm, dai dẳng nhưng có vai trò rất lớn”. Bên cạnh những ý kiến trên, là các ý kiến đóng góp của các bài viết: Nguyễn Phan Hách, Ngô Thảo, Hồ Phương, Thiếu Mai…Nhìn chung những bài viết này đều có chung cách nhìn nhận về hiện thực nông thôn được phản ánh trong tác phẩm, nổi bật lên là ý thức dòng dọ. Nó như một sức manh vô hình, chi phối đến tất cả các mối qua hệ giữa con người với con người. Vì nó mà con người ta có thể không được sống theo những gì họ mong muốn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn -9-
  8. Cũng trong cuộc hội thảo này, ý kiến của Nguyễn Khắc Trường, tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma đã góp phần giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về quá trình ra đời của tác phẩm. Đó là “nhằm truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp, sự tha hoá về đạo đức của nông thôn chúng ta…Tôi thấy, một trong những nguyên nhân sâu xa ấy là vấn đề dòng họ…Đây là cái nhân của mỗi một làng từ ngày khai thiên lập địa, từ thời mở đất, thường là mỗi dòng họ lập nên một làng”. Bên cạnh những ý kiến đóng góp trong cuộc hội thảo, là các ý kiến của một số cây bút xuất hiện trên một số các bài báo, chuyên luận khác. Trong đó phải kể đến: + Lê Thành Nghị với Đọc mảnh đất lắm người nhiều ma (Tác phẩm mới, Hà Nội, số 8, tháng 8, 1991) đã nhận ra vấn đề bao quát của tác phẩm là “Vấn đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn”. Theo tác giả, thực chất làm nên bộ mặt nông thôn hôm nay, cũng như từ ngàn xưa là sự chi phối “khá triệt để về ý thức của các dòng họ”. Chính điều này đã chi phối hết thảy ý nghĩ, hành động của con người, ngay cả với người có vị trí cao nhất- Bí thư đảng uỷ Trịnh Bá Thủ thì mọi hành động của hắn đều bị xô lệch đi qua từ “trường” ý thức dòng họ. + Hồng Diệu với Mảnh đất lắm người nhiều ma (Văn nghệ Quân đội, Hà Nội số 8, tháng 8, 1991) đã khẳng định rõ đây là một tác phẩm “nổi bật lên một dáng vẻ rất riêng trong những quyển sách viết về nông thôn ta dưới chế độ đổi mới”. Cũng trong bài viết này, tác giả khẳng định, trong tiểu thuyết này không chỉ mang giọng điệu hài hước mà còn có một giọng điệu khác “chìm ở tầng dưới, đó là giọng bi thảm”. Đây có coi là một phát hiện rất mới mẻ của tác giả Hồng Diệu. + Bài viết của tác giả Ngọc Anh (trong báo Giáo dục và thời đại, 27-5-1991) đã khẳng định rõ những thành công về mặt nghệ thuật của Nguyễn Khắc Trường, đó là việc tác giả đã tỏ rõ sự vững vàng từ “việc dựng truyện, xây dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ”. Tác giả Ngọc Anh đã nhấn mạnh tính chỉnh thể và kết cấu của tác phẩm “sự việc nọ nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác”. Nhiều sự việc diễn ra dối dắm, phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn sâu vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo cứ như “sự việc nó đúng phải xảy ra như thế”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 10 -
  9. + Lê Nguyên Cẩn với Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ cái nhìn văn hoá (Tạp chí khoa học số 5, 2005, Trường ĐHSP Hà Nội). Đây là một bài viết có chiều sâu, thể hiện sự chuyên sâu trong tìm hiểu các vấn đề trong tác phẩm có gắn với cái nhìn văn hoá. Trước hết tác giả chỉ rõ, cái tạo ra giá trị của tác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với một thời kỳ khó khăn mà đất nước ta phải trải qua còn là “Thế giới kỳ ảo mà tác giả đã dụng công xây dựng với các yếu tố kỳ ảo rất đặc trưng, đó là môtíp cái chết đi liền với môtíp ma hiện hồn”. Ta nhận thấy văn hoá tâm linh được các thế lực trong làng triệt để lợi dụng. Đi liền với đó, tác giả bài viết cũng đã chỉ ra các biểu hiện khác nhau của văn hóa cũng lần lượt xuất hiện. Đó là “Văn hóa lịch sử”; “Văn hoá ẩm thực”; “Văn hoá cưới xin tang lễ”. Đây có thể coi là bài viết hay, hấp dẫn vì đã có tiếp cận tác phẩm theo hướng văn hoá học 2.2.2. Về tiểu thuyết Dòng sông mía (Đào Thắng) * Vài nét về tiểu sử Đào Thắng tên thật là Đào Đình Thắng, sinh ngày 10-08-1946, quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông từng là chiến sỹ pháo cao xạ chiến đấu ở khu IV tuyến lửa những năm tháng chống Mỹ. Ông tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du khóa I, và công tác tại xưởng phim quân đội, từng là chuyên viên Cục tư tưởng- Văn hóa. Hiện ông là chánh văn phòng Hội nhà văn. Cho đến nay, Đào Thắng đã xuất bản các tác phẩm: + Điểm cao thành phố (Tiểu thuyết, 1982). + Nước mắt (Tiểu thuyết, 1991). + Dòng sông mía (Tiểu thuyết, 2004). + Đất xanh (2006). + Ngàn năm (2006). * Các bài viết có liên quan đến tác phẩm Trong sự nghiệp sáng tác của tác giả, có thể coi Dòng sông mía là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà văn. Đây là một trong bốn tiểu thuyết đoạt giải A giải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 11 -
  10. thưởng cao nhất của Hội nhà văn Việt Nam trao cho các tác phẩm suất sắc. Theo đánh giá của nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thì “Các tác phẩm trao giải là gương mặt, là bước đi của tiểu thuyết Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI”. Xoay quanh tiểu thuyết này, cũng đã có những ý kiến đánh giá, trong đó có thể kể đến: + Việt Chiến ở chuyên mục Văn học thứ Bảy (27-08-2005) trên trang điện tử Thanh niên thì tác giả Đào Thắng “khá sung sức và thành công trong việc miêu tả đời sống nông thôn trong nhiều thập kỷ qua của đất nước”. Nông thôn được phản ánh trong Dòng sông mía vừa “vạm vỡ- đằm thắm, vừa đầy ắp thế sự với biết bao thế sự xung đột xung quanh một gia đình, một dòng tộc”. Và cũng theo ghi nhận của tác giả bài báo này thì “chỗ chênh vênh lại chính là sự thành công của Đào Thắng khi tác giả này không rơi vào chủ nghĩa lạc quan, chủ nghĩa khách quan lạnh lùng ngay cả khi miêu tả những tình huống tồi tệ, bi đát nhất của cuộc sống”. + Bài báo của tác giả Ngô Thị Kim Cúc trên trang Việt Báo nhận định: “Quyển sách cuốn hút người đọc từ những trang đầu tiên, không phải vì hành văn hay cấu trúc mà ở sức sống ngồn ngộn tỏa ra từ trang sách, tràn đầy sức mạnh tâm linh của một vùng đất, được thức dậy bằng tất cả niềm yêu thương, đau đớn”. Theo ý kiến của tác giả bài viết thì có thể xem tác phẩm này như “gia phả của một dòng họ ưu tú ở nông thôn, lịch sử của một ngôi làng bên bề sông Châu đậm chất văn hóa dân gian, bi kịch của những thế hệ đàn bà nông thôn, số phận mỏng manh, trải qua bao trầm luân, mất mát ”. + Gần đây nhất, phải kể đến ý kiến của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến với nhan đề “Trên đất nước có bao nhiêu làng mía”. Qua bài viết này, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã đề cập đến “đời sống tính dục của những con người làng mía, đặt ra nhiều vấn đè xung quanh cái dâm: dâm và đấu tranh giai cấp, dâm và cải cách ruộng đất, dâm trong quan hệ gia đình- họ hàng, dâm trong cộng đồng làng xã. Dâm trong Dòng sông mía thường là bản năng thô bạo”, nhưng theo tác giả, nó cũng có cái “lý” của nó. Và yếu tố này, chắc chắn sẽ tạo sự hứng thú, hấp dẫn, gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ độc giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 12 -
  11. Bên cạnh những bài viết trên, là những ý kiến của các tác giả khác có liên quan đến tác phẩm này. Trong đó có thể kể đến bài của Trần Mạnh Hảo với Dòng sông mía của Đào Thắng hay tiếng nấc của dòng Châu Giang (Tạp chí nhà văn số 7, 2005) hay bài của tác giả Văn Chính: Cha, con và dòng sông mía (đăng trên trang Phongdiep.net). Như vậy, qua các bài viết và các công trình nghiên cứu trên, ta nhận thấy mặc dù các bài viết được trình bày, thể hiện ở các khía cạnh- bình diện khác nhau, nhưng tất cả đều đã thể hiện sự quan tâm của giới nghiên cứu- phê bình đối với thể loại tiểu thuyết nói chung và vấn đề nông thôn nói riêng. Tuy nhiên có thể nhận thấy, chưa có một bài viết hay công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về Nông thôn trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lăm người nhiều ma và Dòng sông mía. Vì thế, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề mới mẻ và có ý nghĩa còn chờ đợi sự khám phá của người nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu - Khẳng định Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng là các tác giả tiêu biểu khi viết về đề tài nông thôn sau đổi mới (Hai nhà văn đã nhận giải thưởng của Hội nhà văn). - Qua sáng tác của hai tác giả, có cách nhìn nhận toàn diện, đánh giá văn học viết về nông thôn sau thời kỳ đổi mới, nhất là loại văn xuôi lớn như tiểu thuyết. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Vấn đề con người nông thôn qua hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) và Dòng sông mía (Đào Thắng). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) và Dòng sông mía (Đào Thắng) trong tương quan so sánh với các tác phẩm viết về nông thôn trước và sau đổi mới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 13 -
  12. - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp khái quát tổng hợp 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn tập trung tìm hiểu cách tiếp cận nông thôn qua hai tác phẩm một cách toàn diện và hệ thống. - Khẳng định cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng qua việc phản ánh nông thôn sau đổi mới. - Thông qua những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai tiểu thuyết, nhấn mạnh tài năng của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng Hy vọng, thông qua luận văn này sẽ góp phần bỏ sung thêm cho bức tranh toàn cảnh về nông thôn đươc hoàn chỉnh hơn. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được triển khai thành ba chương: - Chương 1: Nông thôn sau đổi mới trong văn xuôi - Chương 2: Triết lý mới về nông thôn qua việc thể hiện con người trong hai tiểu thuyết - Chương 3: Ngôn ngữ mới của tiểu thuyết viết về nông thôn trong hai tiểu thuyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 14 -
  13. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 VĂN XUÔI VỀ NÔNG THÔN SAU ĐỔI MỚI Văn học viết về nông thôn ở ta có một quá trình dài, có thể nói là một truyền thống khá vững chắc. Ở mỗi thời kỳ lại có những đặc điểm khác nhau. Để làm nổi bật đặc sắc văn xuôi thời kỳ sau đổi mới, chúng tôi cho rằng cũng cần phác qua đặc điểm văn xuôi viết về đề tài nông thôn trước đây. 1.1. Văn xuôi viết về nông thôn trƣớc đổi mới (1986) 1.1.1. Thời kỳ 1930- 1945 Xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này đã có sự biến đổi to lớn, từ chế độ thuần nhất phong kiến đã chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Nghĩa là có sự thay đổi trong cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế và cơ cấu giai cấp, nhưng riêng ở nông thôn Việt Nam thì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự tồn tại của giai cấp địa chủ và nông dân về cơ bản vẫn là như trước. Điều đáng nói là sự áp bức giai cấp ở đây (cụ thể giữa địa chủ và nông dân), ngày một gay gắt hơn, căng thẳng hơn. Bức tranh này chúng ta có thể nhận thấy rõ qua nhiều tác phẩm kí sự, truyện ngắn, đặc biệt là những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của các tác giả tiêu biểu thuộc trào lưu hiện thực phê phán như : Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan); Tắt đèn (Ngô Tát Tố); Chí Phèo (Nam Cao)….Tập hợp lại, đó là một toàn cảnh tiêu biểu, bao quát được thực trạng của nông thôn Việt Nam xảy ra trước Cách mạnh tháng Tám 1945. Trong Bước Đường cùng (Nguyễn Công Hoan), tác giả đã thành công trong việc vạch trần bản chất xấu xa, đầy tội lỗi của bộ mặt cai trị nông thôn và dựng lên nhân vật Nghị Lại- một nhân vật điển hình khá toàn diện về giai cấp điạ chủ thối nát, phản động với tính cách xảo quyệt, thủ đoạn đầy mưu mô. Tác giả tập trung vạch trần dục vọng cướp ruộng đất của bọn địa chủ, chủ yếu bằng thủ đoạn cho vay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 15 -
  14. cắt cổ. Chính đây là nguyên nhân đã đẩy gia đình anh Pha vào cảnh nhà nát cửa tan, tới cảnh bước đường cùng. Với Tắt đèn (Ngô Tất Tố), tác giả cũng tỏ ra xuất sắc trong việc chỉ ra hệ thống chính quyền thống trị ở nông thôn. Bọn cường hào nắm quyền ở làng Đông Xá đúng là những con người xấu xa và hung ác. Trong vụ sưu thuế, khi làm theo lệnh của bọn thống trị cấp trên và theo bản chất của giai cấp, chúng đã cùm trói, đánh đập anh Dậu một cách dã man vì nghèo mà không có tiền nộp sưu thuế bởi sưu cao thuế nặng, bởi phải nộp thêm thứ thuế có tên hết sức vô lí: là thuế cho người cho người đã mất (anh Dậu phải nộp thuế thân cho người em trai đã mất). Vì lý do này mà chị Dậu đã phải bán cả con lẫn chó. Qua đấy, bản chất bóc lột tàn bạo, dã man của giai cấp địa chủ như càng được bộc lộ một cách tăng tiến. Qua lời nói của hai vợ chồng nhà Nghị Quế, người đọc đã đã thấy rõ nhân phẩm, phẩm giá của con người (cụ thể là cái Tý ) ở đây bị đối xử, bị coi như súc vật, thậm chí có khi còn không bằng súc vật. Lời nói của nhân vật Nghị Quế đã cho thấy rõ điều đó: “Tôi nuôi chó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn nuôi đứa ở”[54,72]; hay qua lời diếc móc của mụ vợ tên đại địa chủ: “ Mày ăn cơm chó nhà bà cũng chưa đáng đâu. Con chó nhà bà còn được mấy chục, con người như mày, bà chỉ mua có một đồng đấy thôi”.[54,73]. Đến với truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, bộ mặt của bọn cường hào, ác bá hiện lên trong làng quê Vũ Đại cũng thật là ghê gớm. Trước hết là cảnh “Quần ngư tranh thực” giữa hai phe cánh cha con Bá Kiến và phe cánh Đội Tảo, nhưng nổi lên rõ nét hơn vẫn là những tội ác của chúng với người nông dân. Đặc biệt, với tác phẩm Chí Phèo, tác giả đã phát hiện tội ác dã man nhất của bọn cường hào nông thôn lúc bấy giờ là đẩy người nông dân (cụ thể là Chí Phèo) từ một cố nông với bản chất hiền lành, chân chất, chịu khó làm ăn đến chỗ bị lưu manh hoá mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính, có muốn trở thành người lương thiện cũng không thể. Bức tranh toàn cảnh nông thôn của các nhà văn hiện thực như những đàn chim én báo hiệu mùa xuân cách mạng sắp tới gần. Ở những tác phẩm này, ngoài giá trị hiện thực còn chứa đựng giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc. Đó là những đòi hỏi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 16 -
  15. về quyền sống, quyền làm người. Đó là sự quan tâm đến số phận của những kiếp người bé nhỏ, đầy bất hạnh. Đó là ý thức phản kháng của nhân vật khi bị dồn vào những bước đường không còn lối thoát. 1.1.2. Thời kỳ 1945- 1954 Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi này, nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà. Và một điều mà chúng ta dễ nhận thấy là bộ mặt của nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi to lớn. Thành công của cuộc Cách mạng đã đem đến cho người nông dân cuộc sống mới, sinh mệnh mới. Giờ đây ruộng đất đã được trao tận tay với quyền làm chủ và họ bắt đầu quá trình xây dựng và kiến thiết cuộc sống mới. Nhưng cũng trong giai đoạn này, người nông dân lại phải tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, giải phóng đất nước. Chính vì vậy, trong những năm này, văn xuôi viết về nông thôn hầu như không tách riêng ra thành một mảnh rõ rệt với văn xuôi nói chung. Đề tài nông thôn cũng nằm trong đề tài kháng chiến, hoà quện trong một cái tên chung là văn xuôi kháng chiến. Gần 90% dân số nước ta trong giai đoạn này là giai cấp nông dân, bởi vậy phần lớn những chiến sĩ cách mạng xuất thân từ các làng quê, từ những người nông dân được nhắc tới trong bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyên Đình Chiểu vốn là những người: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen; Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Thì đến nay: Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 17 -
  16. giờ đây những người nông dân này đã chuyển sang cầm súng đạn, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Các làng quê giờ đây trở thành hậu phương vững chắc, tiếp sức cho tiền tuyến, đảm bảo thắng lợi cả về vật chất lẫn tinh thần. Những bà mẹ hậu phương trở thành mẹ chung, sẵn sàng chở che, nuôi dấu chiến sĩ bồ đội; những người phụ nữ- người vợ đảm đang vừa lo tăng gia sản xuất, vừa lo chiến đấu; những lớp trai trẻ bừng bừng khí thế ra trận... Tất cả những gương sáng đó đều có mặt trong một thể loại văn học mang đậm tính thời sự- đó là thể ký. Có thể kể đến Truyện và ký (Trần Đăng); Nhật ký ở rừng (Nam Cao); Ký sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng); Tuỳ bút kháng chiến (Nguyễn Tuân)...Đây đều là những tác phẩm tiêu biểu của thể loại ký trong giai đoạn văn học này. Ngoài ra trong giai đoạn văn học này, văn xuôi lấy bối cảnh trực tiếp là nông thôn còn có các truyện ngắn Thư nhà (Hồ Phương); Làng (Kim Lân); Con Trâu (Nguyễn Văn Bổng)...đều là những sáng tác tiêu biểu có giá trị. 1.1.3. Thời kỳ 1954- 1960 Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, Đảng ta đã chủ trương chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trước khi bắt đầu những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc phải bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế-xã hội do bị tàn phá nặng nề. Một số vấn đề lớn được đặt ra là làm sao đáp ứng được những nhu cầu của con người sau những năm tháng chiến tranh, đồng thời vẫn phải củng cố, giữ vững mục tiêu của Đảng của cách mạng. Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn này nổi bật lên hai sự kiện quan trọng: đó là Cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Hai sự kiện này thể hiện rất rõ trong văn học. Văn xuôi viết về nông thôn trong cải cách ruộng đất có các sáng tác: Bếp đỏ lửa (Nguyễn Văn Bổng); Nông dân với địa chủ (Nguyễn Công Hoan); Ông lão hàng xóm (Kim Lân)... Đây là những tác phẩm của các tác giả có quá trình và có thành tựu sáng tác từ trước cách mạng. Văn xuôi viết về phong trào hợp tác xã nông nghiệp cũng có những sáng tác tiêu biểu của các tác giả như: Đào Vũ với Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm; Vũ Thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 18 -
  17. Thường với Cái hom giỏ và Gánh vác; Nguyên Khải với Tầm nhìn xa, Mùa lạc, Hãy đi xa hơn nữa, Gia đình lớn; Nguyễn Kiên với Đồng tháng năm và Vụ mùa chưa gặt… Trong Cái sân gạch của Đào Vũ, không khí nông thôn trong những ngày đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp đã được tác giả miêu tả nổi bật. Với nhân vật chính là lão Am, tác giả đã dựng lên được hình tượng một người nông dân tương đối sắc nét với những toan tính , nghĩ suy xung quanh sự kiện vào hợp tác xã. Đến với các tác phẩm của Nguyễn Khải như Tầm nhìn xa, Gia đình lớn lại xoay quanh những mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và tập thể xã hội. Những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm này là những mẫu người tiêu biểu, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng tư, bé nhỏ của mình để xây dựng tập thể lớn, cống hiến cho công việc chung của toàn xã hội. Qua Tầm nhìn xa, Nguyễn Khải được đánh giá là đã phát hiện và thể hiện thành công sự biến tướng của bản chất tư hữu ở người nông dân ở những điều kiện và hoàn cảnh mới qua nhân vật Tuy Kiền. 1.1.4. Thời kỳ 1964- 1975 Giai đoạn này cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nông thôn vừa là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam tiền tuyến vừa sẵn sàng chiến đấu giữ vững nền độc lập, bởi vậy văn xuôi viết về nông thôn trong giai đoạn chống Mỹ ít nhiều mang âm điệu sử thi anh hùng. Đây là thời kỳ văn xuôi viết về nông thôn có được nhiều thành tựu cả về tác phẩm lẫn đội ngũ sáng tác, có thể kể đến: Nguyễn Thị Ngọc Tú với Đất lành, Buổi sáng; Chu Văn với Bão Biển, Đất mặn; Nguyễn Khải với Chủ tịch huyện; Nguyễn Minh Châu với Cửa sông…Nhìn chung, qua các tác phẩm trên đã phản ánh được hiện thực nông thôn sống động với nhiều sự kiện và chi tiết tiêu biểu, nêu được những tấm gương sáng về nhiệt tình cách mạng và khí thế chống Mỹ cứu nước của hậu phương. Đặc biệt qua các tác phẩm của Chu Văn (Bảo biển) hay Nguyễn Khải (Chủ tịch huyện) đã có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về người nông dân. Với cuốn tiểu thuyết Bão biển, tác giả đã lấy bối cảnh là nông thôn trước thời chống Mỹ. Khó khăn lúc này là làm sao động viên người nông dân mang nặng tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 19 -
  18. tưởng tư hữu đưa tài sản của mình vào hợp tác xã, việc thay đổi tập quán canh tác, áp dụng kỹ thuật mới của thuỷ lợi, của khẩn hoang…Tất cả những khó khăn ấy đều đổ lên vai người cán bộ cơ sở. Họ vừa phải đưa ra chủ trương, phải làm tốt công tác tư tưởng, vừa phải hiện thực hoá những chủ trương ấy. Đó là những thế hệ người trẻ tuổi có văn hoá, có tư tưởng tiến bộ xông xáo nhiệt tình như Tiệp, Thất. Bên cạnh đó, trong hàng ngũ của cán bộ lãnh đạo lại có những người sa ngã, tha hoá bởi những đòi hỏi của lợi ích cá nhân như Hối (chủ nhiệm hợp tác xã Sa Bình); Thản (uỷ viên quản trị hợp tác xã Giang Ninh). Chính điều này đã gây ra những dư luận không tốt trong nhân dân, làm cho lòng tin của quần chúng nhân dân với cán bộ đảng viên bị giảm sút. Với Chủ tịch huyện, tác giả đã đặt ra cách nhìn trực diện về người lãnh đạo các cấp, cùng với đó là các vấn đề quan trọng không chỉ có ý nghĩa thời sự lúc bấy giờ, mà ý nghĩa và tầm quan trọng của nó cho đến nay vẫn có tác dụng đối với con người và cuộc sống. Đó là vấn đề cách nghĩ, cách sống của con người trong quan hệ sản xuất mới; vấn đề về sự trau dồi tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực của những cán bộ quản lý nông thôn; vấn đề đấu tranh bản thân, đấu tranh nội bộ; vấn đề xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với chính quyền; giữa cá nhân với tập thể. Qua truyện ngắn này, Nguyễn Khải đặt vấn đề về người cán bộ ở nông thôn trong việc đáp ứng những yêu cầu mới của hoàn cảnh. Để có thể nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng sâu kín của quần chúng, để có tầm nhìn bao quát sâu rộng, và có phản ứng nhanh nhạy trước những biến chuyển không ngừng của đời sống…ngoài việc giữ gìn và trau dồi những phẩm chất đạo đức cách mạng, người cán bộ lãnh đạo còn phải năng động, xông xáo, phải đi tìm hiểu cặn kẽ tình hình thực tế và không bao giờ được chủ quan chỉ nhìn nhận đánh giá con người và cuộc sống ở những biểu hiện bề ngoài. 1.1.5. Thời kỳ 1975- 1985 Văn xuôi viết về nông thôn giai đoạn này đã bắt đầu chuyển động với các tiểu thuyết Nhìn dưới mặt trời (Nguyễn Kiên); Bí thư cấp huyện (Đào Vũ). Đây là hai tác giả có quá trình viết về nông thôn từ rất sớm, nhưng những vấn đề được lựa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 20 -
  19. chọn đưa vào thời điểm đó thực sự là những vấn đề xã hội bức thiết: đó là hiện tượng ô dù, tham ô được nhắc tới để mọi người cùng nhận thức và tìm cách loại bỏ (Nhìn dưới mặt trời); đó còn là nỗi khổ cực của người nông dân do cách thức làm ăn ở hợp tác cũ khi chưa có khoán được đề cập khá quyết liệt (Bí thư cấp huyện ). Với cuốn tiểu thuyết Cù lao tràm xuất hiện năm 1985 của Nguyễn Mạnh Tuấn có thể nhận thấy, văn xuôi viết về nông thôn đã chuyển lên một bình diện mới. Trong tác phẩm này, tác giả đã nhấn mạnh đến vấn đề phẩm chất và năng lực của người cán bộ nông thôn và vấn đề xác định một đường lối, chính sách thích hợp trong cải tạo, xây dựng nông thôn Nam Bộ. Với Cù lao tràm Nguyễn Mạnh Tuấn đã “bước đầu chạm đúng vào thời điểm nóng nhất của hiện thực, của mọi mối quan tâm”. Nó “đã thở được hơi thở nóng hổi của nông thôn Nam Bộ”[25]. 1.2. Chủ đề nông thôn sau đổi mới qua các truyện ngắn và tiểu thuyết 1.2.1. Vài nét về hoàn cảnh Với chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 đã đưa nước ta đi đến thống nhất hoàn toàn, khép lại một trang sử hào hùng oanh liệt của dân tộc. Giờ đây cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với muôn vàn khó khăn chồng chất. Dẫu cho cuộc chiến đã lùi xa, tiếng súng đã chấm dứt những hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh đã làm cho cuộc sống thời kỳ sau chiến tranh vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn gấp bội. Công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết cả trong nhận thức và trong thực tiến. Có thể thấy, đó là thời kỳ mà nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Cơ chế quản lý bao cấp tỏ ra bất lực. Do vậy, cùng với sự thay đổi mọi mặt trong đời sống xã hội đã kéo theo sự thay đổi trong nhận thức và tâm lý ở mỗi người. Nếu như trước kia mọi người cùng đồng lòng chung sức cho chiến thắng của dân tộc thì ngày nay con người phải đối mặt với bao lo toan cá nhân, cho cuộc sống thường ngày. Với muôn vàn khó khăn xuất hiện, bỗng làm lay động mọi suy nghĩ và niềm tin của cá nhân mỗi người. Như nhà văn Nguyễn Khãi đã nhận xét: “Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó. Hoà bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong. Nhiều người không thể chết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 21 -
  20. trong nhà tù, trên trận địa, trong chiến tranh mà lại chết trong “ao tù trưởng giả” khi cả nước đã dành được độc lập và tự do”[26]. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, để giải quyết khó khăn trước mắt, nhằm xây dựng và phát triển đất nước thì đổi mới là một lựa chọn khẩn thiết, dứt khoát và tất yếu, là cái đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, cũng là nỗi khát khao cháy bỏng của toàn dân tộc nhằm thoát khỏi những khó khăn, thử thách của một đât nước mà cuộc chiến tranh kéo dài vừa mới qua đi. Dưới ánh sánh của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã diễn ra với hai khẩu hiệu: “Lấy dân làm gốc” và “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Hai khẩu hiệu trên như một luồng gió mới thổi vào đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống văn học nghệ thuật, mở ra một thời kỳ mới cho văn học Việt Nam. Và một điểm cốt yếu của cuộc đổi mới này chính là chính là việc đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, cách nghĩ cho đúng, làm cho đúng những quy luật khách quan vốn có của nó. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh: “Ai cũng nói đổi mới nhưng đổi mới thật sự là gì? Theo tôi, đổi mới là nghĩ đúng, làm đúng quy luật khách quan, là tôn trọng tinh thần khoa học”[38] Nói về vấn đề này, Giáo sư Phan Cư Đệ đã đưa ra một quan niệm mới có cơ sở lý luận và thực tiễn như sau: “Đổi mới tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhưng đồng thời cũng là một công việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc…Trong quá trình đổi mới tư duy, tất nhiên không chỉ có phê phán mà chủ yếu là phải suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, cá nhân và tập thể cùng đổi mới và sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI”[10]. Cũng nhìn nhận về vấn đề trên, nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường trong lời kết thúc cuộc toạ đàm Văn học đổi mới và phát triển đã có phần thoả đáng khi nhìn nhận công cuộc đổi mới văn học: “Đổi mới trong văn học, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là cái nhìn và cái tâm của nhà văn. Đề tài, nhân vật, phong cách cá tính không là cái gì nếu không có cái nhìn thời đại sâu sắc, thấu suốt nhân tình, nếu không có được một cái tâm trong sáng, nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ về chức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 22 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2