Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu vùng đất và con người Phổ Yên từ văn hóa đến văn học dân gian
lượt xem 3
download
Trên cơ sở khảo sát, phân tích các giá trị văn hóa đến văn học dân gian của vùng Phổ Yên, lần đầu tiên văn học dân gian vùng Phổ Yên được nghiên cứu dưới góc độ của khoa học nghiên cứu văn học dân gian; chỉ ra mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân vùng Phổ Yên. Đề xuất ý kiến nhằm lưu giữ, bảo tồn và khôi phục vốn văn hóa cổ truyền nơi đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu vùng đất và con người Phổ Yên từ văn hóa đến văn học dân gian
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------------------- VI THỊ HÀ MY TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƢỜI PHỔ YÊN TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------------------- VI THỊ HÀ MY TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƢỜI PHỔ YÊN TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ ANH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn khoa Sau đại học; khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa học này! Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Văn học Việt Nam chuyên ngành văn học dân gian khóa 16 - những ngƣời đã cung cấp cho em tri thức và phƣơng pháp khoa học cần thiết để em hoàn thành luận văn này! Đặc biệt, em xin bày tỏ tình cảm kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Anh Tuấn - Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc sĩ này! Trong quá trình điền dã, điều tra, khảo cứu các tƣ liệu phục vụ cho luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng văn hóa thông tin huyện Phổ Yên và các cá nhân trên địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010 Tác giả Vi Thị Hà My Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 II. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 3 III. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6 IV. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 6 V. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 7 VI. Đóng góp của luận văn ........................................................................ 7 VII. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 7 XVI. Cấu trúc luận văn .............................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 9 Chƣơng một. PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HÓA LỊCH SỬ............. 9 1. Đặc điểm địa lý ...................................................................................... 9 2. Đặc điểm lịch sử .................................................................................... 11 3. Các danh nhân tiêu biểu ......................................................................... 17 3.1. Lí Bí ................................................................................................... 17 3.2. Nguyễn Cấu ........................................................................................ 18 3.3. Đỗ Cận................................................................................................ 19 4. Các địa danh văn hóa lịch sử .................................................................. 23 4.1. Các địa danh lịch sử tiêu biểu ............................................................. 24 4.1.1. Khu di tích lịch sử và đền Lục giáp .................................................. 24 4.1.2. Tảo Địch - một cứ điểm của nghĩa quân Quận Hẻo .......................... 25 4.1.3. Đèo Nứa - Đèo Ông Cấn .................................................................. 26 4.1.4. Khu di tích lịch sử xã Tiên Phong .................................................... 27 4.2. Các địa danh văn hóa gắn liền với các lễ hội dân gian tiêu biểu .......... 28 4.2.1. Đình Phúc Duyên ............................................................................. 28 4.2.2. Đình làng Thanh Thù ....................................................................... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5. Văn học dân gian vùng Phổ Yên ............................................................ 31 Chƣơng hai. PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HỌC DÂN GIAN ĐA THỂ LOẠI ..............................................................................37 1. Khái quát chung ..................................................................................... 37 2. Các thể loại tiêu biểu ............................................................................. 38 2.1. Thể loại truyền thuyết ......................................................................... 38 2.1.1. Số lƣợng .......................................................................................... 38 2.1.2. Phân loại .......................................................................................... 39 2.1.3. Kết cấu ............................................................................................. 46 2.1.4. Nhân vật........................................................................................... 48 2.2. Thể loại tục ngữ .................................................................................. 62 2.2.1. Nội dung tục ngữ ............................................................................. 62 2.2.2. Các hình thức nghệ thuật của thể loại tục ngữ ................................. 64 2.3. Thể loại ca dao .................................................................................... 65 2.3.1.Nội dung ca dao ................................................................................ 66 2.3.1.1. Những câu ca dao nói về vùng đất và con ngƣời Phổ Yên ............ 66 2.3.1.2. Những câu ca dao lƣu hành ở vùng Phổ Yên ................................. 69 2.3.2. Các hình thức nghệ thuật của thể loại ca dao .................................... 76 2.3.2.1. Biểu tƣợng .................................................................................... 76 2.3.2.2. Kết cấu .......................................................................................... 79 Chƣơng ba. VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN VÙNG PHỔ YÊN ................... 83 1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục tín ngƣỡng của nhân dân vùng Phổ Yên ....................................................................... 83 1.1. Truyền thuyết về Mạnh Điền Quốc vƣơng và lễ hội đền Giá ............... 84 1.2. Truyền thuyết về Cao Sơn Quý Minh và lễ hội đình làng Xuân Trù .... 87 1.3. Truyền thuyết về Bà mẹ yêu nƣớc và tục cúng “Cơm hòm” ................ 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2. Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt dân ca của nhân dân vùng Phổ Yên ............................................................................................ 91 2.1. Làn điệu dân ca Hát ví ........................................................................ 93 2.1. Làn điệu dân ca Hò gọi bạn ................................................................. 103 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Nhƣ chúng ta đã biết, văn học dân gian là một di sản quý báu chứa đựng biết bao tinh hoa văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. Kho tàng văn học dân gian Việt Nam hết sức phong phú bao gồm sản phẩm tinh thần của 54 dân tộc anh em. Trong xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng đƣợc mở rộng nhƣ hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung và văn học dân gian của mỗi dân tộc nói riêng càng phải đƣợc bảo tồn và phát huy hơn nữa. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [21, tr.1]. Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản khóa VIII cũng đã chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [21, tr.1]. Vì vậy, nghiên cứu văn học dân gian là một việc làm cần thiết, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên. Tồn tại trong lịch sử ngàn năm cùng đất nƣớc, vùng đất và con ngƣời nơi đây vốn có truyền thống lịch sử lâu đời. Nhiều sự kiện nổi bật, nhiều chiến tích vẻ vang, nhiều con ngƣời tiêu biểu đã góp phần vun đắp nên truyền thống quý báu đó. Nhân dân vùng Phổ Yên đã tham gia vào tất cả các phong trào đấu tranh yêu nƣớc, đóng góp vào công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Nơi đây còn là vùng đất ghi nhận sự có mặt của nhiều vị anh hùng dân tộc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 danh nhân tiêu biểu. Ngay từ khoa thi đầu tiên của khoa cử Nho học (năm 1075) đến khoa thi cuối cùng của nhà Lê Trung Hƣng (năm 1879), trong số 10 ngƣời của đất Thái Nguyên đỗ tiến sĩ, huyện Phổ Yên có hai ngƣời là Nguyễn Cấu và Đỗ Cận. Nằm ở vị trí phía nam của tỉnh, vùng đất Phổ Yên còn tiếp giáp và giao thoa với nền văn hóa Kinh Bắc. Sự tập trung và giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc trong vùng đã tạo nên một bức tranh văn hóa dân gian đa dạng, nhiều màu sắc. Những làn điệu dân ca độc đáo nhƣ hát ví, hò gọi bạn; Những câu ca dao, bài vè lƣu hành trên mảnh đất Phổ Yên; Những truyện truyền thuyết (nhƣ truyền thuyết về Cao Sơn Quý Minh, truyền thuyết về Thánh Tam Giang...) và các lễ hội dân gian (tiêu biểu nhƣ lễ hội đền Lục Giáp, lễ hội đền Giá)… Tất cả đã góp phần tô điểm, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần và văn học dân gian nơi đây. Nhƣng trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự biến đổi không ngừng của đời sống văn hóa, đến nay vốn văn hoa dân gian truyền thống đó đã bị mai một rất nhiều. Hơn nữa, việc tìm hiểu về vấn đề này chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức từ phía các nhà nghiên cứu. Cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống chỉnh thể văn hóa và văn học dân gian của vùng Phổ Yên. Vì vậy, việc nghiên cứu, lƣu giữ, bảo tồn và khôi phục vốn văn hóa truyền thống đó là việc làm vô cùng cần thiết. 3. Là một ngƣời đam mê nghiên cứu về văn hóa và văn học dân gian, ngƣời thực hiện đề tài luôn mong muốn đƣợc tìm hiểu sâu hơn nữa, rộng hơn nữa về kho tàng văn hóa và văn học dân gian của dân tộc. Những kiến thức thu nhận trên không chỉ làm giàu thêm vốn hiểu biết mà đó còn là những tri thức vô cùng quý báu giúp ích công tác giảng dạy sau này của ngƣời nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 Với những lý do mang tính lý luận và thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu vùng đất và con ngƣời Phổ Yên từ văn hóa đến văn học dân gian. II. Lịch sử nghiên cứu Phổ Yên là một vùng đất đƣợc hình thành và có địa danh từ khá sớm. Trong những bộ sách lớn về lịch sử của dân tộc nhƣ Lịch triều hiến chƣơng loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn), địa danh Phổ Yên đều đƣợc các tác giả nhắc tới. Gần đây hơn là một số cuốn sách nhƣ Địa chí Thái Nguyên (Tỉnh ủy - UBND Thái Nguyên), Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên (Nguyễn Hữu Khánh). Ngoài những thông tin về lịch sử, địa giới hành chính, tên gọi của huyện qua các giai đoạn lịch sử, những tƣ liệu trên còn giới thiệu về huyện Phổ Yên là vùng đất của truyền thống yêu nƣớc, là nơi ghi nhận sự có mặt của nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu. Theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Đỗ Cận: người huyện Phổ Yên, đỗ đồng tiến sĩ đời Lê Hồng Đức, phụng mệnh đi sứ, có làm bài “Kim lăng ký”, làm quan đến thượng thư” [39, tr.208]. Theo sách Địa chí Thái Nguyên: “Nhờ tài năng và sự cống hiến, Đỗ Cận đã làm tới chức Thượng thư đứng đầu trong sáu bộ của triều đình nhà Lê với hàm Tòng nhị phẩm. Thành đạt trên con đường sự nghiệp như ông, quả là ít người thời ấy có thể phấn đấu vươn tới được” [46, tr.1990]. Và “Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn) quê ở ấp Thái Bình, châu Giã Năng (vùng đất Phổ Yên ngày nay), là người đã lãnh đạo nhân dân ta nổi lên đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, lập Nhà nước Vạn Xuân (năm 544); đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc sau hơn 500 năm dưới thời Bắc thuộc [46, tr.967]. “Nguyễn Cấu, tức Nguyễn Đình Cấu, quê ở làng Thanh Thù, tổng Tiểu Lễ, huyện Thiên Phúc tỉnh Bắc Hà, xứ Kinh Bắc, nay là thôn Thanh Thù, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Ông đỗ đệ tam giáp đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận Năm thứ 4 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Thị vệ. Nguyễn Cấu làm quan suốt sáu đời vua Lê” [46, tr.1088]. Đã từ rất lâu, Phổ Yên là nơi sinh sống của đồng bào nhiều dân tộc. Có thể nói, chính sự tập trung và giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc trong vùng đã tạo nên một bức tranh văn hóa và văn học dân gian thật đa dạng và nhiều màu sắc. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian của vùng Phổ Yên nói riêng chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức từ phía các nhà nghiên cứu. Hầu hết những tài liệu đề cập tới vấn đề này mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu về một yếu tố, một phƣơng diện nào đó của văn hóa và văn học dân gian nơi đây. Trong cuốn Địa chí Thái Nguyên (Tỉnh ủy - UBND tỉnh Thái Nguyên), các tác giả đã giới thiệu tới độc giả một số những đặc điểm nổi bật về văn hóa dân gian của vùng Phổ Yên. Đây là nơi diễn ra nhiều lễ hội dân gian truyền thống (theo số liệu thống kê năm 2008, huyện Phổ Yên có 48 lễ hội), tiêu biểu nhƣ: “Lễ hội đền Giá (xã Đông Cao) tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm để tưởng niệm Thánh Gióng và Mạnh Điền Quốc Vương (là những người có công đánh đuổi giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6). Trong lễ hội có dâng hương... và các trò chơi dân gian, hát dân ca...”. “Hội đền Lục Giáp (Miếu Vật), xã Đắc Sơn, tổ chức vào ngày 15 tháng Ba (âm lịch) hằng năm để tưởng niệm các danh nhân Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Đỗ Cận. Trong lễ hội có dâng hương, rước kiệu, hát ví, đấu cờ, đấu vật”… [46, tr 967]. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng giới thiệu về các làn điệu dân ca hát ví, hò gọi bạn, hát trống quân nhƣ những yếu tố góp phần làm nên sự phong phú cho nghệ thuật diễn xƣớng dân gian của vùng Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. “Hò gọi bạn là hình thức sinh hoạt ca hát dân dã, linh hoạt..., nó có sức lôi cuốn nam nữ thanh niên vào một sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 hoạt giải trí đầy hứng khởi và thăng hoa; Hát ví cũng là một hình thức hát đối đáp dân dã, không cần phông màn, sân khấu... Hát ví là một hình thức gặp gỡ, tâm tình và giao lưu văn nghệ hấp dẫn, cuốn hút được nhiều người tham gia và người nghe”; Trống quân là điệu hát dân gian quen thuộc khi xưa của người Kinh sống ở các làng ở huyện Phổ Yên, Phú Bình, nơi tiếp giáp với vùng quê Kinh Bắc. Trống quân được tổ chức hát vui trong các ngày lễ hội ở đền và đình làng” [46, tr.776]. Tác giả Nguyễn Hữu Khánh với hai cuốn sách Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu và Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên xƣa đã cung cấp cho độc giả những thông tin sâu hơn, chi tiết hơn về văn hóa dân gian vùng Phổ Yên. Trong cuốn Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu, tác giả đã sƣu tầm và giới thiệu tới độc giả một số làn điệu dân ca bao gồm: hát ví, hò gọi bạn, hát trống quân và hát xẩm, đồng thời khẳng định tính độc đáo, sáng tạo, đậm chất nhân văn sâu sắc của các làn điệu dân ca này. Đây chính là những loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian đã ăn sâu trong nền nếp sinh hoạt, không thể phai mờ trong tâm hồn của ngƣời dân sở tại. Tuy nhiên, sự thể hiện của tính chất sáng tạo, độc đáo ấy trên những phƣơng diện, khía cạnh nào lại chƣa đƣợc tác giả đi sâu phân tích. Với mỗi làn điệu, tác giả đã ghi lại một số lời dân ca sƣu tầm đƣợc và nêu sơ lƣợc về hình thức diễn xƣớng (không gian và trình tự diễn ra) của mỗi buổi hát. Trong cuốn Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên xƣa, tác giả Nguyễn Hữu Khánh đã giới thiệu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, các lễ hội dân gian truyền thống của huyện Phổ Yên nhƣ: Di tích và lễ hội đền Giá (thuộc xã Đông Cao); Di tích và lễ hội đền Đồng Thụ (thuộc xã Thuận Thành); đình làng và lễ hội làng Phúc Duyên (thuộc xã Tân Hƣơng)... Gắn liền với những di tích lịch sử tiêu biểu đó là những truyện truyền thuyết về các vị anh hùng dân tộc nhƣ: truyền thuyết về Thánh Gióng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 và Mạnh Điền Quốc Vƣơng, truyền thuyết về Bà Đỗ Thị Mỹ Mai, sự tích “Cơm hòm”. Qua việc tổng hợp tƣ liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian của vùng Phổ Yên nói riêng là một vấn đề nghiên cứu mới, chƣa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích, tổng hợp và đánh giá toàn diện về vấn đề này. Những tài liệu mà chúng tôi tập hợp đƣợc mới chỉ đề cập đến nó dƣới dạng liệt kê và giới thiệu. Tuy nhiên, đó sẽ là nguồn tƣ liệu quý báu và cần thiết cho ngƣời nghiên cứu đề tài. Những tri thức mang tính chất nền tảng, cơ sở ấy cùng với những gợi ý của các nhà nghiên cứu chính là yếu tố quan trọng giúp ngƣời nghiên cứu đề tài có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn về văn học dân gian của vùng Phổ Yên, Thái Nguyên. III. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát các tài liệu về văn hóa và văn học dân gian của vùng Phổ Yên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những giá trị từ văn hóa đến văn học qua việc phân tích các thể loại văn học dân gian nơi đây. Đồng thời, với luận văn này, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân vùng Phổ Yên. IV. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các tài liệu về văn hóa và văn học dân gian của Phổ Yên. Trong quá trình thực hiện, nguồn tƣ liệu chính mà chúng tôi tham khảo là những tài liệu văn học dân gian đƣợc ghi lại trƣớc chúng tôi trong các cuốn sách nhƣ: Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên xƣa, Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu (Nguyễn Hữu Khánh) và tƣ liệu mà chúng tôi đã sƣu tập đƣợc trong quá trình điền dã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Tìm hiểu và giới thiệu những nét nổi bật về văn hóa dân gian của vùng Phổ Yên - một vùng văn hóa đa dạng và giàu tính tiếp biến. 2. Khảo sát, sƣu tầm, thống kê và phân loại các tài liệu văn học dân gian ở vùng Phổ Yên. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ phân tích và luận giải về những giá trị của các thể loại văn học dân gian nơi đây. 3. Dựa trên những tri thức về văn hóa và văn học dân gian đã tìm hiểu đƣợc, ngƣời nghiên cứu sẽ phân tích và chỉ rõ mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa trong truyền thống của ngƣời dân vùng Phổ Yên. VI. Đóng góp của luận văn 1. Trên cơ sở khảo sát, phân tích các giá trị văn hóa đến văn học dân gian của vùng Phổ Yên, lần đầu tiên văn học dân gian vùng Phổ Yên đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ của khoa học nghiên cứu văn học dân gian. 2. Chỉ ra mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian của ngƣời dân vùng Phổ Yên. Đề xuất ý kiến nhằm lƣu giữ, bảo tồn và khôi phục vốn văn hóa cổ truyền nơi đây. VII. Phƣơng pháp nghiên cứu 1. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Trên quan niệm văn hóa dân gian và văn học dân gian là một chỉnh thể, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích và nhận xét về các giá trị từ văn hóa đến văn học dân gian của vùng Phổ Yên; Chỉ rõ mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa của ngƣời dân Phổ Yên. 2. Phƣơng pháp điền dã: Chúng tôi tiến hành điền dã trên địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên, trao đổi với những cán bộ văn hóa, những ngƣời dân địa phƣơng đã nhiều năm thu thập tƣ liệu về văn hóa và văn học dân gian vùng Phổ Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để tiếp cận đối tƣợng khoa học một cách chi tiết, cụ thể và đánh giá vấn đề đƣợc toàn vẹn, khái quát. 4. Phƣơng pháp liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã vận dụng tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ lịch sử, văn hóa học, dân tộc học... để có sự nhìn nhận, đánh giá tổng hợp nhất về vấn đề nghiên cứu. XVI. Cấu trúc Luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chƣơng với ba nội dung chính nhƣ sau: Chƣơng một: Phổ Yên - một vùng văn hóa lịch sử Chƣơng hai: Phổ Yên - một vùng văn học dân gian đa thể loại 1. Khái quát chung 2. Các thể loại tiêu biểu 2.1. Thể loại truyền thuyết 2.2. Thể loại tục ngữ 2.3. Thể loại ca dao Chƣơng ba: Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân vùng Phổ Yên 1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục, tín ngƣỡng của nhân dân vùng Phổ Yên 2. Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt dân ca của nhân dân vùng Phổ Yên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng một PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HÓA LỊCH SỬ 1. Đặc điểm địa lý Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có tọa độ từ 21 o19’ đến 21o34’ độ vĩ bắc, 105o40’ đến 105o56’ độ kinh đông. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 256,68km2; huyện lỵ đƣợc đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía nam và cách Thủ đô Hà Nội 56km về phía bắc. Phía tây của Phổ Yên giáp với huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), phía bắc và tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên), phía đông và đông bắc giáp các huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) và huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), phía nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Với đặc điểm này, Phổ Yên thƣờng đƣợc ví nhƣ chiếc cầu nối liền đồng bằng Bắc Bộ với vùng trung du, miền núi phía bắc nƣớc ta. “…Nó không chỉ là vị trí án ngữ con đường không xa từ phía bắc xuống nam mà còn là cánh cửa trung tâm lớn nhất mở ra để đi lên miền Việt Bắc bao la và quan trọng hơn, ngay từ rất sớm, Phổ Yên - Thái Nguyên đã là một trong những bộ phận lãnh thổ, một trong những trung tâm quan trọng của quốc gia dân tộc Việt nam” [53, tr.37]. Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hằng năm chia làm hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Ngƣời dân nơi đây đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp do mƣa tập trung vào mùa nóng với lƣợng mƣa lớn, chế độ thủy văn lại không đều, nên thƣờng gây ngập úng lũ lụt. Hơn nữa, trên 50% diện tích đất nông nghiệp vùng này là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì nhiêu kém. Nhƣng quan sát kỹ hơn, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra những lợi thế của mảnh đất lâu đời này: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Phổ Yên có hai con sông chính chảy qua, đó là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình rồi chảy về Phổ Yên. Dòng sông Công xƣa còn gọi là sông Giã (Giã Giang) bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hóa), chảy qua huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên. Chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên khoảng 25km, sông Công nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành. Sự hợp lƣu giữa hai dòng sông tại xã Thuận Thành đã tạo cho Phổ Yên một thế đứng khá bền vững. Từ xa xƣa, do điều kiện tự nhiên hiểm trở, đƣờng bộ kém phát triển nên những dòng sông chính là tuyến giao thông quan trọng của mỗi vùng. Dòng sông Cầu với hợp lƣu của sông Công không những là trục giao thông căn bản nối liền hai miền xuôi - ngƣợc của tỉnh Thái Nguyên mà nó còn tạo cho Phổ Yên có đƣợc “vị thế giữa ngã ba sông”. Đây một điều kiện vô cùng thuận lợi để ngƣời dân trao đổi và buôn bán hàng hóa. Hơn nữa, phía hạ lƣu sông Cầu đƣợc mở rộng, độ dốc thấp, dân cƣ đông đúc hơn, nhu cầu trao đổi hàng hóa nhiều nên đã hình thành một số bến cảng sông, trong đó có bến cảng Đại Phùng. Nơi ấy ngày nay chính là bến sông Chã thuộc xã Đông Cao, huyện Phổ Yên. Có bến cảng nên đã hình thành chợ phiên để giao lƣu hàng hóa. “Trà Thị” (chợ Chè, chợ Chã) bên bến cảng Đại Phùng đã trở thành một điểm giao thƣơng, phát triển kinh tế khá sầm uất giữa hai miền xuôi ngƣợc. “Chợ Chã ngược lên Thái Nguyên, trở thành một bến lớn, trung tâm giao dịch phía cực bắc” [46, tr.140]. Cho đến ngày nay, khi mà giao thông đƣờng bộ đã rất phát triển nhƣng với lợi thế “trên bến dưới thuyền”, chợ Chã (Trà Thị xƣa) vẫn là trung tâm giao lƣu hàng hóa của các vùng đông nam huyện Phổ Yên. Thêm nữa, Phổ Yên có đƣờng quốc lộ số 3 và đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc. Theo tuyến đƣờng này, thị trấn Phổ Yên chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 cách nội thành Hà Nội chƣa đầy 60km. Nói rõ hơn, ra khỏi trung tâm huyện lỵ chừng vài chục cây số, ngƣời Phổ Yên đã có thể tiếp xúc với nền văn minh của đồng bằng sông Hồng lâu đời. Ngƣợc lên cũng chừng vài chục cây số, ngƣời Phổ Yên đã tới trung tâm tỉnh lỵ xƣa và giao lƣu với cƣ dân miền núi Việt Bắc. Những đặc điểm địa lý tự nhiên trên chính là điều kiện thuận lợi để vùng đất Phổ Yên sớm trở thành một trung tâm thu hút đƣợc nhiều tầng lớp cƣ dân quanh vùng đến giao thƣơng, buôn bán, thậm chí họ còn chọn mảnh đất này là nơi định cƣ và lập nghiệp. Vì vậy “Cư dân ở Phổ Yên gồm nhiều dân tộc khác nhau, có bộ phận đã định cư lâu đời…, có bộ phận là đồng bào các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hà Đông… di cư, phiêu bạt lên sinh cơ, lập nghiệp” [46, tr.958]. Song song với sự giao lƣu về mặt kinh tế là sự giao lƣu và giao thoa về mặt văn hóa, xã hội. Đặc biệt, các khu vực có vị trí địa lý tiếp giáp với Phổ Yên nhƣ Bắc Giang, Vĩnh Phúc... đều là những vùng miền có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Cuộc sống cộng cƣ và quần tụ trong sự đan xen, đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc ở Phổ Yên chính là một trong những yếu tố đóng vai trò cơ sở cho sự hình thành, phát triển của văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian vùng Phổ Yên - Thái Nguyên nói riêng. 2. Đặc điểm lịch sử Vùng đất Phổ Yên đƣợc hình thành và có địa danh khá sớm. Thời các vua Hùng dựng nƣớc, vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là huyện Phổ Yên thuộc bộ Vũ Định của nƣớc Văn Lang; thời An Dƣơng Vƣơng thuộc nƣớc Âu Lạc; thời thuộc Hán thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ. Từ thế kỷ thứ V - VI, vùng đất này là trung tâm của châu Giã Năng thời thuộc phong kiến Tùy - Lƣơng. Sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “Huyện Phổ Yên xưa là đất bộ Vũ Định (thời các vua Hùng), chưa rõ tên huyện đặt từ thời nào, do phiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 thần họ Ma nối đời quản trị; bản triều Nguyễn đầu thời Gia Long vẫn theo như thế”… [53, tr.33]. Thời nhà Lý (thế kỷ XI - XII), nƣớc ta đƣợc chia thành 24 lộ, trong đó có vùng đất Thái Nguyên đƣợc gọi là châu Thái Nguyên và châu Vũ Lặc. Huyện Phổ Yên thời nhà Trần đƣợc gọi là huyện An (Yên) Định, là 1 trong 11 huyện của trấn Thái Nguyên. Tiếp đến thời Lê sơ, năm Quang Thuận thứ 10 (1469), thừa tuyên Thái Nguyên lại đổi thành thừa tuyên Ninh Sóc, kiêm quản 3 phủ, 8 huyện, 7 châu và Phổ An (Yên) là một trong số bảy huyện của phủ Phú Bình. Dƣới triều Nguyễn (năm 1831) vua Minh Mệnh cải cách hành chính, đổi trấn thành tỉnh, trấn Thái Nguyên đƣợc đổi thành tỉnh Thái Nguyên (1 trong 13 tỉnh của miền bắc nƣớc ta lúc đó) có hai phủ là Phú Bình và Thông Hóa. Huyện Phổ Yên thuộc phủ Phú Bình, huyện lỵ đặt ở xã Lợi Xã (tổng Hoàng Đàm). Từ năm Tự Đức thứ 4 (1851), huyện Phổ Yên do tri phủ Phú Bình kiêm lý, lỵ sở trƣớc đặt ở Lợi Xã, nay bỏ. Huyện hạt Phổ Yên cách tây phủ thành 32 dặm, phía đông giáp thôn Cầu Đông, xã Nghĩa Hƣng, huyện Tƣ Nông; phía tây giáp hai xã Mi Khƣu, Đăng Cao (huyện Bình Xuyên) và xã Ký Phú huyện Đại Từ; phía bắc giáp xã Niệm Quang (huyện Đồng Hỷ), phía nam giáp xã Nam Lý (huyện Kim Anh) và xã Đông Cao (huyện Đa Phúc), thuộc tỉnh Bắc Ninh. Huyện đƣợc chia làm 6 tổng, gồm 24 xã, 1 trang, 1 phƣờng. Nhƣ vậy, cho tới thời vua Đồng Khánh nhà Nguyễn (1886 - 1888), các tổng Thiên Thù, Tiểu Lễ (huyện Hiệp Hòa), Thƣợng Giã (huyện Thiên Phúc) - phần đất cực nam và đông nam của huyện Phổ Yên ngày nay thuộc về phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh. Dƣới thời Pháp thuộc, huyện Phổ Yên nằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên - Đạo quan binh I Phả Lại. Từ tháng 10 - 1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm 1918, Phổ Yên là một phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8 tổng, 36 làng. Tìm hiểu những thông tin trên đã giúp chúng ta nhận thấy Phổ Yên là một vùng đất đƣợc hình thành từ rất lâu đời. Trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển, vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là Phổ Yên tuy đã đƣợc điều chỉnh nhiều lần về địa giới hành chính, về tên gọi nhƣng điều đáng lƣu ý là vai trò lịch sử và vị trí chiến lƣợc quan trọng của vùng vẫn luôn luôn đƣợc khẳng định và phát huy. “Đất Phổ Yên xưa vốn là một mảnh đất cội nguồn dân tộc, một vùng nằm giữa đồng bằng và miền núi, có vị trí kinh tế quốc phòng quan trọng bậc nhất”… [53, tr.57]. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng non sông và đất nƣớc, dƣờng nhƣ mảnh đất này đã chất chứa và đúc kết trong nó nhiều giá trị truyền thống và văn hóa. Ngƣời dân Phổ Yên không những cần cù, chăm chỉ trong lao động sản xuất mà họ còn dũng cảm, kiên cƣờng trong đấu tranh chống giặc. Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, từ thời vua Hùng, thời Bắc thuộc cho đến thời phong kiến…, mảnh đất và con ngƣời nơi đây đều nhiệt tình ủng hộ và tham gia, đóng góp công sức vào phong trào đấu tranh chung của toàn dân tộc. Thời kỳ đấu tranh giành độc lập với nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhƣ: khởi nghĩa Hai Bà Trƣng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lí Bí, khởi nghĩa Phùng Hƣng, khởi nghĩa Ngô Quyền… đều có sự góp sức của nhân dân vùng đất mà ngày nay là huyện Phổ Yên. Nơi đây đã trở thành “vùng đệm chiến lược”, đóng vai trò cầu nối, góp sức ngƣời sức của vào chiến thắng của các cuộc khởi nghĩa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 Vùng Hà Châu, Chợ Chã của Thái Nguyên có một vị trí thuận lợi cả về đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ. Chốt chặn ở vùng ngã ba sông Cầu và sông Công là điểm khống chế huyết mạch giao thông thủy bộ. Vùng ngã ba sông còn đƣợc gọi là vùng Giã. Đây là một địa điểm chiến lƣợc chỉ huy bảo vệ vùng đồng bằng. Với truyền thống bất khuất, ngƣời dân vùng Phổ Yên tích cực ủng hộ, che chở quân khởi nghĩa, hăng hái tham gia chiến đấu chống lại quân xâm lƣợc. Châu Giã Năng (gồm một phần đất phía đông bắc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cả huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, phía bắc huyện Phú Bình) mà trung tâm là vùng đất huyện Phổ Yên gắn liền với chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lí Bí. Vùng đất Thái Nguyên không những là nơi xuất phát, khởi binh của cuộc khởi nghĩa Lí Bí mà còn là một trong những “hậu phương chiến lược”, cung cấp dồi dào về lƣơng thực và lực lƣợng quân lính cho nghĩa quân Lí Bí. Từ thế kỷ X, dƣới sự chỉ huy của Lí Thƣờng Kiệt, nhân dân Phổ Yên đã trực tiếp tham gia xây dựng phòng tuyến phía bắc sông Cầu (một phần phòng tuyến kéo dài qua địa bàn huyện Phổ Yên ngày nay) và trực tiếp chiến đấu góp phần đánh quân xâm lƣợc quân Tống ngay trên mảnh đất quê hƣơng mình. Thế kỷ XII, nhân dân huyện Phổ Yên đã cùng Dƣơng Tự Minh (thủ lĩnh phủ Phú Lƣơng) chăm lo xây dựng, chiến đấu bảo vệ và giữ yên bờ cõi khu vực phía bắc Đại Việt. Đầu thế kỷ XV, hàng trăm ngƣời dân Phổ Yên đã cùng với tƣớng quân Lƣu Nhân Chú tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, đánh đuổi quân xâm lƣợc Minh, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhân dân nơi đây vẫn lƣu truyền mãi câu truyện về sự kiện tƣớng Lƣu Nhân Chú về tuyển mộ binh lính tại quê hƣơng Phổ Yên. Sau khi tuyển mộ đƣợc 200 ngƣời, ông đã cho mở hội đấu vật ở ngôi miếu làng Sơn Cốt để thử tài võ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 433 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 347 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 184 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 118 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 135 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 195 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc
120 p | 87 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 103 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương
143 p | 108 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung
129 p | 127 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 134 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 22 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 80 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn