intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

22
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng công tác an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ Phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons. Đề xuất được các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN ĐỖ QUANG LÂU NÂNG CAO HIỆU QUẢ AN TOÀN TRONG LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ CẦN TRỤC THÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG RICONS LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 8340417 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VŨ LIỆU HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Vũ Liệu. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Đỗ Quang Lâu
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng quý thầy, cô giáo Trường Đại học Công đoàn đã giúp đỡ, tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt trong suốt thời gian qua tôi học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy, các cô khoa Sau Đại học, khoa Bảo hộ lao động đã tận tâm truyền đạt tất cả các kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng sống, để tôi có nền tảng vững chắc, vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tế, cuộc sống. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn – TS. Trần Vũ Liệu. Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn, thầy đã rất nhiệt tình dạy dỗ, giúp đỡ và hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons cùng toàn thể đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn tại Công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã đứng đằng sau là chỗ dựa vững chắc kể cả về tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình trình bày và diễn giải báo cáo, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô giáo để khóa luận hoàn thiện hơn. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4 5. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 5 6. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ CẦN TRỤC THÁP ................................................ 6 1.1. Khái quát về Cần trục tháp....................................................................... 6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cần trục tháp ...................................... 7 1.1.2. Phân loại Cần trục tháp ............................................................................. 7 1.1.3. Cấu tạo chính của Cần trục tháp ............................................................. 13 1.2. Sự cố liên quan đến việc sử dụng cần trục tháp tại Việt Nam ............. 18 1.3. Tổng quan các yêu cầu pháp luật về sử dụng Cần trục tháp .............. 20 1.3.1. Tổng quan các yêu cầu pháp luật về Cần trục tháp ................................ 20 1.3.2. Tổng quan yêu cầu pháp luật về công nhân lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp ...................................................................................................... 22 1.3.3. Tổng quan về yêu cầu pháp luật về ứng cứu sự cố khẩn cấp.................. 23 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ......................... 24 1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài ................... 24 1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài ....................... 24 1.5. Tổng quan về quản lý rủi ro.................................................................... 25
  5. 1.5.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 25 1.5.2. Phương pháp xác định nguyên nhân và nhận diện mối nguy ................. 26 1.5.3. Cơ sở để xác định tiêu chí đánh giá rủi ro .............................................. 27 1.5.4. Các bước nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ CẦN TRỤC THÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG RICONS ................................................................................. 36 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Ricons ................... 36 2.1.1. Sự hình thành và phát triển ..................................................................... 36 2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi ........................................................ 37 2.1.3. Giải thưởng, thành tựu ............................................................................ 37 2.1.4. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 37 2.2. Quy trình lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp ......................... 38 2.2.1. Quy trình lắp đặt Cần trục tháp ............................................................... 38 2.2.2. Quy trình vận hành Cần trục tháp ........................................................... 49 2.2.3. Quy trình tháo dỡ Cần trục tháp .............................................................. 51 2.3. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy ............................................... 55 2.3.1. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong lắp dựng ........................ 55 2.3.2. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong vận hành ....................... 61 2.3.3. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong tháo dỡ .......................... 64 2.4. Thực trạng về việc sử dụng cần trục tháp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ Xây dựng Ricons ....................................................................... 64 2.4.1. Thực trạng về việc sử dụng cần trục tháp tại công ty ............................. 64 2.4.2. Thực trạng của nhân sự lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp ............. 65 2.4.3. Quy định về công tác quản lý hồ sơ cần trục tháp .................................. 66 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 67
  6. Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ AN TOÀN TRONG THI CÔNG LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ CẦN TRỤC THÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG RICONS . 70 3.1. Giải pháp kiểm soát rủi ro ...................................................................... 70 3.1.1. Trong thi công lắp dựng cần trục tháp ........................................................ 70 3.1.2. Giải pháp kiểm soát rủi ro trong vận hành cần trục tháp ........................ 91 3.1.3. Giải pháp kiểm soát rủi ro trong tháo dỡ cần trục tháp .......................... 99 3.2. Giải pháp về kỹ thuật............................................................................... 99 3.2.1. Giải pháp phòng tránh ngã cao ............................................................... 99 3.2.2. Giải pháp an toàn điện........................................................................... 102 3.3. Giải pháp về công tác tổ chức ............................................................... 104 3.3.1. Biển cảnh báo giới hạn khu vực ............................................................ 104 3.3.2. Cảnh báo tín hiệu .................................................................................. 105 3.3.3. Phân cấp trách nhiệm cụ thể đối với các đơn vị nhà thầu trong công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các dự án ............................................... 106 3.3.4. Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại dự án ...................... 109 3.3.5. Giải pháp hành chính thông qua cơ chế thưởng, phạt .......................... 111 3.4. Giải pháp trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân.................................. 112 3.4.1. Phạm vi.................................................................................................. 112 3.4.2. Phân loại ................................................................................................ 112 3.5. Ứng dụng giải pháp về công tác tổ chức trong công đoạn công nhân vận hành trèo lên cabin................................................................................. 113 3.5.1. Các giải pháp đề xuất ............................................................................ 113 3.5.2. Kết quả thu được của giải pháp............................................................. 114 3.5.3. Ưu, nhược điểm của các giải pháp và các bài học rút ra ...................... 117 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 119 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 122
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động ATVSV An toàn vệ sinh viên AT&SKNN An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp BAT Ban an toàn BATLĐ Ban an toàn lao động BCH Ban chỉ huy BHLĐ Bảo hộ lao động BLĐTB&XH Bộ Lao động và Thương binh xã hội BNN Bệnh nghề nghiệp CBCNV Cán bộ công nhân viên CNCH Cứu nạn cứu hộ CVAT Chuyên viên an toàn ILO Tổ chức Lao động Quốc tế ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động PCCN Phòng chống cháy nổ PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân TNLĐ Tai nạn lao động YCNN Yêu cầu nghiêm ngặt
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1: Bảng tổng hợp thông số chung của cần trục tháp............................. 12 Bảng 1.2: Một vài quy định nhà nước về an toàn đối với cần trục tháp ........... 20 Bảng 1.3: Mức đánh giá tần suất xảy ra rủi ro .................................................. 27 Bảng 1.4: Mức đánh giá hậu quả thương tật ..................................................... 28 Bảng 1.5: Mức độ rủi ro .................................................................................... 29 Bảng 1.6: Mức đánh giá khả năng nhận biết rủi ro ........................................... 29 Bảng 1.7: Mức đánh giá mức độ rủi ro với những rủi ro tiềm ẩn ..................... 30 Bảng 1.8: Quy định mức độ rủi ro .................................................................... 31 Bảng 2.1: Kế hoạch nhân lực cho việc lắp đặt cần trục tháp ............................ 39 Bảng 2.2: Mô tả công việc lắp dựng cần trục tháp ........................................... 40 Bảng 2.3: Mô tả công việc trong quá trình vận hành ........................................ 49 Bảng 2.4: Mô tả công việc tháo dỡ cần trục tháp ............................................. 51 Bảng 2.5: Bảng đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong lắp dựng......... 55 Bảng 2.6: Bảng đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong vận hành ........ 61 Bảng 3.1: Giải pháp kiểm soát rủi ro trong thi công lắp dựng.......................... 70 Bảng 3.2: Giải pháp kiểm soát rủi ro trong vận hành cần trục tháp ................. 91 Bảng 3.3: Bảng màu tem an toàn cho sử dụng theo tháng .............................. 103 Bảng 3.4: Danh mục một số phương tiện bảo vệ cá nhân thường dùng ......... 112 Bảng 3.5: Bảng kết quả mức độ rủi ro trước và sau khi áp dụng giải pháp.... 115 Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ xương cá ................................................................................ 26 Sơ đồ 1.2: Thứ tự ưu tiên của các nhóm biện pháp quản lý rủi ro.................... 33
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cần trục tháp có thân tháp quay .......................................................... 9 Hình 1.2: Cần trục tháp có thân tháp không quay............................................. 11 Hình 1.3: Cấu tạo cần trục tháp......................................................................... 14 Hình 1.4: Cần trục tháp đổ gục vào nhà dân ..................................................... 18 Hình 1.5: Cần trục tháp đổ gục vào công trình ................................................. 19 Hình 1.6: Cần trục tháp đổ sập ra bên ngoài đường ......................................... 20 Hình 2.1: Công tác móng và lắp đặt chân đế .................................................... 41 Hình 2.2: Công tác tập kết cần trục tháp ........................................................... 42 Hình 2.3: Lắp khung thân chính 7.5 m và khung nâng thân ............................. 43 Hình 2.4: Lắp khung thân cẩu 3m ..................................................................... 43 Hình 2.5: Lắp đặt cơ cấu mâm quay, đốt thân quay ......................................... 44 Hình 2.6: Lắp đoạn đỉnh cần trục tháp .............................................................. 44 Hình 2.7: Lắp cabin ........................................................................................... 45 Hình 2.8: Lắp đặt đối trọng cần ........................................................................ 45 Hình 2.9: Lắp bê-tông đối trọng........................................................................ 46 Hình 2.10: Lắp đoạn cần dài ............................................................................. 47 Hình 2.11: Lắp hoàn chỉnh bê tông đối trọng còn lại ....................................... 47 Hình 2.12: Hoàn thiện hệ thống cơ điện ........................................................... 48 Hình 2.13: Lắp ráp phụ kiện ............................................................................. 48 Hình 2.14: Hạ thấp độ cao cẩu tháp .................................................................. 52 Hình 2.15: Tháo hạ bê tông đối trọng cần......................................................... 52 Hình 2.16: Tháo hạ đoạn cần dài ...................................................................... 53 Hình 2.17: Tháo hạ cục bê tông đối trọng còn lại và đối trọng cần.................. 53 Hình 2.18: Tháo hạ cabin điều khiển và đoạn đỉnh tháp .................................. 53 Hình 2.19: Tháo hạ chân chuyển tiếp và các đoạn thân 3m ............................. 54 Hình 2.20: Tháo hạ khung nâng thân và đoạn thân dài 7.5 m .......................... 54 Hình 2.21: Tháo hạ 4 chân đế cẩu tháp ............................................................. 54 Hình 3.1: Hệ thống chống rơi ngã cá nhân ..................................................... 100
  10. Hình 3.2: Lắp đặt lồng bảo vệ đối với thang đứng và tuân thủ quy tắc 3 điểm khi leo thang .................................................................................... 101 Hình 3.3: Lắp đặt rào chắn bảo vệ chân cẩu ................................................... 101 Hình 3.4: Lắp đặt lan can trên gông cẩu tháp ................................................. 102 Hình 3.5: Tủ điện thiết bị nâng ....................................................................... 103 Hình 3.6: Cài đặt giá trị dòng rò cho tủ điện thiết bị nâng ............................. 104 Hình 3.7: Biển cảnh báo, dây cảnh báo khu vực thi công .............................. 104 Hình 3.8: Kiểm tra sức khỏe cho công nhân lắp dựng, vận hành ................... 109 Hình 3.9: Một buổi huấn luyện an toàn công nhân mới ................................. 110 Hình 3.10: Video đào tạo “Nguyên tắc an toàn vận hành cần trục” ............... 110
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác an toàn, vệ sinh lao động ATVSLĐ luôn là một trong những chủ trương hàng đầu của Nhà nước và Chính phủ nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn tính mạng sức kho người lao động, giảm thiểu tới mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, nước ta đang trong thời kì hội nhập, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, máy móc, công cụ kỹ thuật dần thay thế con người trong những công việc khó khăn, nặng nhọc, năng suất lao động ngày càng được cải thiện, chất lượng sản phẩm tăng cao. Tuy nhiên luôn tồn tại những nguy cơ rủi ro đặc thù tác động xấu đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Vì vậy công tác ATVSLĐ là vô cùng quan trọng. Ngành Xây dựng luôn giữ vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là lực lượng chủ yếu tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong suốt hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua các giai đoạn phát triển với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ lịch sử, ngành Xây dựng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao, luôn giữ vững và khẳng định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thi công các công trình xây dựng là một trong những nghành nghề có một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và phức tạp. Người lao động phải làm việc di chuyển đi lại trong không gian mặt bằng thi công rộng, điều kiện và địa hình cũng như thời tiết khác nhau. Người làm việc thường phải làm trên cao và tiếp xúc với nhiều loại máy móc thiết bị có yêu cầu ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm luôn thường trực nên dẫn đến nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động.
  12. 2 Thực tế, theo thống kê cho thấy cả nước trung bình hàng năm xảy ra khoảng 6.000 vụ tai nạn lao động, cháy nổ làm chết và bị thương nhiều người. Riêng trong lĩnh vực thi công, xây dựng luôn có số vụ tai nạn lao động cao (chiếm khoảng 40% tổng số vụ tại nạn lao động được thống kê hàng năm . Năm 2019 lĩnh vực xây dựng chiếm 17,12% tổng số vụ tai nạn và 17,8% tổng số người chết, năm 2020 chiếm 23,24% tổng số vụ tai nạn và 28,71% tổng số người chết. Cho thấy hoạt động xây dựng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về mất an toàn lao động. Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho người lao động, để lại gánh nặng cho người thân, gia đình mà còn gây hiệu ứng tâm lý không tốt đối với ngành nghề này. Những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn lao động trong các công trình xây dựng thường phải kể đến: Người ngã từ trên cao xuống; Vật liệu, vật tư, thiết bị, dụng cụ rơi, văng bắn từ trên cao xuống vào người; Sự cố sập đổ sàn, giàn giáo, kết cấu công trình; Tai nạn gây ra do máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Tai nạn điện; Thiếu dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân; Làm việc trong không gian kín không có hệ thống thông gió hợp lý… Trong đó, nổi bật là các sự cố, tai nạn nghiêm trọng liên quan đến máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt (YCNN) về an toàn lao động ATLĐ , gây hậu quả chết người và thiệt hại về tài sản lớn như: cần trục tháp, vận thăng,…. Cùng với tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng của các công trình xây dựng quy mô lớn, những năm qua, trên khắp đất nước Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều các cẩu tháp xây dựng. Việc sử dụng cần cẩu tháp trong thi công nhà cao tầng tại các thành phố lớn hiện nay đang rất phổ biến. Tại 2 thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, không khó để bắt gặp những cần trục tháp có trọng lượng lên tới hàng chục tấn vắt ngang ra đường, vỉa hè... nằm ngay sát với các khu dân cư đông đúc hoặc đường giao thông thì đây là mối nguy hiểm hiện hữu đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của người tham gia giao thông và các hộ dân.
  13. 3 Xuất phát từ việc vận hành cẩu tháp, nhiều tai nạn đã xảy ra, thậm chí gây chết người nhưng tình trạng mất an toàn từ những công trình cao tầng đang xây dựng vẫn tiếp diễn khiến người dân luôn trong tình trạng lo sợ nguy hiểm rình rập từ trên cao. Theo thống kê riêng trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn lao động tại các công trình xây dựng cao tầng, trong đó có khá nhiều vụ liên quan đến hoạt động của cẩu tháp xây dựng. Hà Nội hiện có hàng nghìn công trình xây dựng nhà cao tầng sử dụng cẩu tháp để vận chuyển vật liệu xây dựng thi công. Tại các quận Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy,... đều có công trình xây dựng với quy mô lớn đang triển khai thi công, công trình nào cũng xuất hiện những cẩu tháp như “cánh tay sắt” khổng lồ vươn ra khu vực đường giao thông hàng chục mét, bất chấp nỗi lo lắng, sợ hãi của người dân qua lại mỗi ngày. Đáng lo ngại hơn khi tại các công trình này, dù đang hoạt động nhưng lại thiếu sự cảnh báo từ phía đơn vị thi công. Nỗi lo của người dân là có cơ sở khi nhiều vụ sập cần cẩu, gây tai nạn lao động đã xảy ra trên địa bàn thành phố. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực: xây lắp (tổng thầu thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp , đầu tư đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, cho thuê văn phòng , sản xuất (bình nóng lạnh, … . Với thế mạnh về đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn cao và đã tham gia nhiều dự án. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình qua các dự án, công trình đã tham gia. Về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty cũng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, do vậy mỗi dự án khi triển khai thực hiện đều có bộ máy quản lý công tác an toàn và đầu tư chi phí tài chính cho công tác an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình thi công lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì nhận thức được vấn đề này nên tác
  14. 4 giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng công tác an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ Phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons. Đề xuất được các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp. Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tìm hiểu thu thập thông tin về quá trình thành lập hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons. Tìm hiểu thu thập thông tin về công việc lắp đặt, tháo dỡ vận hành an toàn cần trục tháp hiện nay ở Việt Nam. Tìm hiểu thu thập thông tin về phương án ứng cứu sự cố khẩn cấp cho công nhân lắp đặt, tháo dỡ vận hành cần trục tháp hiện nay ở Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons và ở Việt Nam. Phương pháp cho điểm Xây dựng bộ tiêu chí ước lượng tần suất xảy ra mối nguy, hậu quả thương tật, khả năng nhận biết mối nguy hại trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp. Từ đó xác định được mức độ dựa theo bảng ma trận rủi ro. Phương pháp điều tra khảo sát Khảo sát điều kiện làm việc, máy móc, thiết bị, phỏng vấn trực tiếp NLĐ, khảo sát tình hình thực trạng công tác ATVSLĐ tại công trường.
  15. 5 Phương pháp phân tích, tổng hợp Phân tích nguy cơ rủi ro dựa trên hiện trạng quá trình hoạt động, làm việc, số lần/tần suất vi phạm của nhân viên, báo cáo an toàn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của Trưởng Ban an toàn dự án, các biên bản xử phạt an toàn lao động và báo cáo sự cố, tai nạn của công ty trong các năm qua. Đồng thời từ các số liệu đó tổng hợp được những thông tin, dữ liệu cần thiết, có độ tin cậy để phục vụ thực hiện đề tài. 5. Đóng góp của đề tài Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân gây rủi ro trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ Phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả an toàn trong thi công lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp trong và ngoài nước. Chương 2: Thực trạng công tác lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons. Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả an toàn trong thi công lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons.
  16. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ CẦN TRỤC THÁP 1.1. Khái quát về Cần trục tháp Cần trục tháp hay còn gọi là cẩu tháp, đây là loại cần trục có bộ phận thân tháp lắp ráp từ các đoạn tháp rời tăng dần theo chiều cao của công trình, có tầm với rất lớn có thể đến 60 m . Thường được dùng trong xây dựng cao ốc và các công trình xây dựng lớn. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng xây dựng các công trình cao tầng tại Việt Nam, cần trục tháp đã được sử dụng ngày càng nhiều trong việc thi công các công trình cao tầng. Cần trục tháp đáp ứng yêu cầu vận chuyển khối lượng lớn vật liệu, thiết bị với chiều cao và tầm vươn rộng, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công. Vấn đề khó khăn mà thi công nhà cao tầng cần phải giải quyết là: cao trình và khối lượng vận chuyển thẳng đứng lớn, lưu lượng dày đặc; quy cách, số lượng vật liệu xây dựng và thiết bị lớn, công nhân lên xuống nhiều, lưu lượng đi lại cao; thời gian thi công gấp, mặt bằng công tác phức tạp, nặng nề,... Theo đó, điều kiện để các loại cần trục tháp được sử dụng phải được lựa chọn chủng loại với sức nâng, tầm với, đối trọng cân bằng, cách xử lý móng, đài móng, ray, các liên kết phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường. Vì vậy để thi công nhà cao tầng được thuận lợi, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh và đạt hiệu quả kinh tế cao, phải giải quyết tốt những khó khăn trên. Một trong những vấn đề mấu chốt là lựa chọn máy móc và công cụ thi công chính xác, thích hợp và sử dụng chúng một cách hợp lý, trong đó cần cẩu tháp là quan trọng nhất, quyết định tới tiến độ thi công công trình. Tuy nhiên, khi sử dụng cần trục tháp, đặc biệt là khi xây dựng các cao ốc trong khu dân cư tại khu vực nội thành, do điều kiện thi công chật hẹp và các đơn vị thi công thường sử dụng cần trục tháp không đúng quy định nên
  17. 7 vươn qua các công trình lân cận hoặc vươn ra ngoài đường, gây ra những hiểm họa khôn lường. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cần trục tháp Cần cẩu tháp lần đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1900. Nhiều thành phố trên khắp thế giới đã sử dụng cần cẩu tháp để đưa vật liệu lên các tòa nhà mà không chiếm quá nhiều không gian. Nhưng một vấn đề với cần cẩu tháp là chúng cần được bắt vít xuống đất và được bảo đảm để chúng không bị lật, điều đó có nghĩa là ta không thể di chuyển chúng trong suốt quá trình xây dựng dự án. Năm 1949, một công ty có tên Liebherr đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Họ đã phát minh ra cần cẩu tháp di động đầu tiên, đúng như tên gọi của nó, một cần cẩu mà các công ty xây dựng có thể di chuyển xung quanh trong khi vẫn được hưởng những lợi ích của cần cẩu tháp. Hans Liebherr đã giúp phát triển cần cẩu tháp di động vào cuối những năm 1940 với sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ sư thiết kế. Họ làm việc ở miền Nam nước Đức và cuối cùng bắt đầu bán một cần cẩu tháp di động có tên là TK-10 cho các công ty xây dựng làm việc để xây dựng lại nước Đức sau Thế chiến II. Có rất nhiều người trong ngành công nghiệp cần trục ban đầu hoài nghi về sản phẩm Liebherr. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc sử dụng cần cẩu tháp so với các loại cần cẩu khác là bởi vì nó đã được gắn chặt vào mặt đất, nó có thể nâng được các vật nặng hơn các cần cẩu khác. Nhưng chỉ trong vài tháng, Liebherr đã có thể thuyết phục mọi người rằng cần cẩu tháp di động của mình sẽ hoạt động và nó đã bán rất chạy khi lần đầu tiên được đưa vào sản xuất hàng loạt. Cho tới ngày nay, chúng ngày càng trở nên phổ biến hơn trên các công trình, cả ở Đức và các nơi khác trên thế giới. 1.1.2. Phân loại Cần trục tháp Dựa trên đặc điểm làm việc của thân tháp thì cần trục tháp được chia làm hai loại: - Cần trục tháp có thân tháp quay
  18. 8 - Cần trục tháp có thân tháp không quay đầu tháp quay Dựa vào dạng cần, chia hai loại: - Cần trục tháp có cần nâng hạ. - Cần trục tháp có cần đặt nằm ngang. Dựa vào khả năng di chuyển: - Cần trục tháp đặt cố định. - Cần trục tháp di chuyển trên ray. Dựa vào khả năng thay đổi độ cao, có các loại sau: - Cần trục tháp tự nâng, tăng dần độ cao bằng cách nối dài thêm thân tháp. - Cần trục tháp tự leo, cần trục leo dần lên cao theo sự phát triển độ cao của công trình. - Cần trục tháp không thay đổi được độ cao. Hiện nay, ở Việt Nam các đơn vị sử dụng cần trục tháp thường hay phân biệt chính ở dạng cần trục tháp có thân tháp quay và thân tháp không quay. 1.1.2.1. Cần trục tháp có thân tháp quay Cần trục tháp có thân tháp quay, là loại cần trục tháp đặt rời khỏi công trình, mà không neo thân tháp vào công trình, do tháp phải quay. Đồng thời cơ cấu mâm quay cũng phải hạ thấp xuống dưới chân tháp. Loại này có thể đứng cố định một chỗ khi cẩu lắp, nhưng cũng có thể di chuyển trên mặt đất xung quanh công trình bằng cơ cấu bánh xích hay bánh lốp hoặc di chuyển tịnh trên ray tịnh tiến dọc theo công trình đế cần trục tháp di chuyển thì kém ổn định hơn đứng cố định một chỗ . Do không neo vào công trình nên loại cần trục tháp này kém ổn định. Để tăng tính ổn định cho loại cần trục này, thì đối trọng của chúng thường phải được bố trí thấp xuống, hạ thấp trọng tâm máy khi hoạt động. Cấu tạo cơ bản của loại này gồm: Dưới cùng là đế cần trục, có thể đứng cố định một chỗ hay di chuyển song song mặt đất. Ngay trên là mâm quay đỡ toàn bộ phần quay trên mặt bằng, của cần trục. Trên mâm quay là bàn máy có đặt thân tháp dựng đứng ở một bên tâm cần trục trục đi qua tâm mâm quay ,
  19. 9 và đối trọng ở bên còn lại qua tâm cần trục. phía đỉnh tháp có tay cần gắn trụ tháp bằng khớp nối cần, cùng cabin buồng lái và pu-ly treo cần trên đỉnh cần. Tay cần được treo bởi cáp treo tay cần qua pu-ly treo cần và neo vào giá đối trọng. Tay cần luôn quay theo tháp mỗi khi thân tháp quay. Cũng bởi tính ổn định kém khi hoạt động nên chiều cao của thân tháp bị hạn chế trước bởi thiết kế chế tạo, mà không có thể thay đổi tùy ý theo chiều cao công trình như loại cần trục neo tháp vào công trình. Tay cần và đặc biệt là trụ thân tháp được lắp sẵn khi chế tạo không có thể khuếch đại thêm các đốt khi hoạt động. Một số trong số các cần trục tháp loại này là cần trục tháp họ GTMR , thì các đốt thân tháp cũng như các đốt tay cần gập lại được xếp gọn trên bệ máy, được kéo bởi xe kéo, mỗi khi không hoạt động mà được vận chuyển trên đường giao thông. Một số khác thì thân tháp được cấu tạo là hệ ống lồng thụt thò dạng ống tele, Telescopic crane , đảm bảo nâng hạ chiều cao trụ thân tháp trong phạm vị nhất định được khống chế trong thiết kế chế tạo. Một số loại cần trục này có khả năng nâng hạ độ cao nâng bằng các quay nghiêng tay cần quanh khớp quay tay cần tay cần nghiêng , nhưng gặp một hạn chế là độ cao nâng gia tăng bởi góc nghiêng tay cần tỷ lệ nghịch với tầm với của cần trục. Hình 1.1: Cần trục tháp có thân tháp quay Nguồn: Tác giả
  20. 10 Cần trục tháp có thân tháp quay, do đặc điểm cấu tạo hạn chế về chiều cao tháp để tăng ổn định nên thường không thích hợp cho phục vụ nhà siêu cao tầng. Chúng thường thích hợp cho thi công các công trình thấp tầng hay nhà nhiều tầng số tầng không lớn. Bù lại một số trong số chúng có khả năng di chuyển quanh công trình hay dọc theo công trình nên chúng thích hợp cho thi công các công trình có dạng chạy dài, nhà xưởng hoặc nhà phố, biệt thự. 1.1.2.2. Cần trục tháp có thân tháp không quay Do thân tháp không quay nên cần trục tháp đầu quay thường được chế tạo với tay cần nằm ngang, khi đó phải dùng cơ cấu xe con di chuyền trên tay cần để thay đổi tầm với. Tuy nhiên, cũng vẫn có loại cần trục tháp đầu quay thay đổi tầm với cùng độ cao nâng bằng cách quay nghiêng cần một góc nghiêng cần so với phương nằm ngang, quanh khớp quay tay cần nối với thân tháp. Do thân tháp được neo vào công trình, việc đảm bảo ổn định cho cần trục khi hoạt động tốt hơn cần trục tháp thân tháp quay. Vì thân tháp neo cố định vào công trình không thể quay được nên mâm quay cùng các phần quay được của cần trục phải đặt trên cao tại đỉnh thân tháp. Cấu tạo của phần quay của cần trục bao gồm: mâm quay có tâm trùng với tâm trụ tháp trục máy . Bên trên mâm quay là 2 tay cần đặt ở 2 phía đối diện của trục máy là tay cần đối trọng và tay cần chính nâng vật cẩu. Trên đỉnh cao nhất nối dài của thân tháp phía trên mâm quay là pu-ly đỡ cáp treo cần chính. Cáp treo cần treo cần chính vắt qua pu-ly treo cần để neo vào đối trọng đặt trên cao tại đầu mút tay cần đối trọng. Buồng lái cabin được treo cùng phía với tay cần chính tại phần trên mâm quay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0