intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa Amiăng đến sức khỏe và môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa Amiăng đến sức khỏe và môi trường" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá và nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của sợi Amiăng trong người dân tại 05 thôn của xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định năm 2021 ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống; Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tác hại của sợi Amiăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa Amiăng đến sức khỏe và môi trường

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN THỊ LY VIỆN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG SÂU VÙNG XA VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA TẤM LỢP CHỨA AMIĂNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 8340417 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH TRUNG HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa Amiăng đến sức khỏe và môi trường” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đình Trung. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền ở hữu trí tuệ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ly Viện
  3. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Công đoàn và làm việc tại Công ty Cổ phần Bảo Bình Gia Lai đến nay luận văn thạc sĩ của em về “Nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa Amiăng đến sức khỏe và môi trường” đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Công đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau đại học và khoa An toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Nguyễn Đình Trung đã cho em ý tưởng làm luận văn và thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các bác, cô, chú, anh, chị tại xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 3 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu ........................................................... 4 7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ............. 5 1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 5 1.2. Phân loại Amiăng ........................................................................................ 7 1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng Amiăng .................................................... 9 1.3.1. Lược sử tình hình sản xuất và sử dụng Amiăng trên thế giới .................... 9 1.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng Amiăng trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam .................................................................................................................... 13 1.4. Tình hình cấm sản xuất và hƣớng tới ngừng sử dụng Amiăng trên thế giới ............................................................................................................... 22 1.5. Các văn bản pháp luật tại Việt Nam liên quan đến việc quản lý Amiăng .............................................................................................................. 26 1.5.1. Luật Bảo hiểm xã hội ............................................................................... 26 1.5.2. Luật Hoá chất ........................................................................................... 26 1.5.3. Nghị định 108/2008/NĐ-CP .................................................................... 27 1.5.4. Quyết định 115/2001/QĐ-TTg................................................................. 27
  5. 1.5.5. Quyết định 121/2008/QĐ-TTg................................................................. 28 1.5.6. Quyết định 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ...................................................... 28 1.5.7. Vận hành máy trộn amiăng - xi măng ...................................................... 28 1.5.8. Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ............................................................. 29 1.5.9. Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT/BKHCNMT-BXD .................... 29 1.5.10. Về sử dụng Amiăng trong sản xuất vật liệu ........................................... 29 1.5.11. Về sử dụng Amiăng chrysotile trong xây dựng ..................................... 30 1.5.12. Các thông tư liên quan ........................................................................... 31 1. . Phơi nhiễm với Amiăng ............................................................................ 31 1.7. Những báo cáo ảnh hƣởng sức khỏe của Amiăng .................................. 32 1.7.1. Mỹ ............................................................................................................ 33 1.7.2. Nga ........................................................................................................... 33 1.7.3. Châu Á...................................................................................................... 34 1.8. Các ảnh hƣởng của Amiăng đến sức khỏe con ngƣời............................ 35 1.9. Các nghiên cứu thống kê về các ảnh hƣởng sức khỏe của Amiăng...... 37 1.10. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa tiếp xúc Amiăng và ung thƣ phổi .................................................................................................................... 39 1.10.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 39 1.10.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 48 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 54 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN ĐANG SỬ DỤNG TẤM LỢP TẠI 05 THÔN CỦA XÃ AN TOÀN ..................................... 55 2.1. Giới thiệu về xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định.................... 55 2.2. Kết quả khảo sát tình trạng sử dụng tại xã An Toàn ............................ 58 2.3. Kiến thức, thái độ của ngƣời dân về ô nhiễm và tác hại của Amiăng trong môi trƣờng .............................................................................................. 63 2.4. Thực trạng sử dụng tấm lợp Amiăng trong môi trƣờng ....................... 67 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 72
  6. Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HƢỚNG DẪN NGƢỜI DÂN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TẤM LỢP CÓ CHỨA SỢI AMIĂNG.............................................. 73 3.1. Các khuyến cáo xử lý tấm lợp chứa sợi Amiăng trên thế giới .............. 73 3.3.1. Tháo dỡ..................................................................................................... 73 3.3.2. Khử độc khu vực làm việc ....................................................................... 74 3.3.3. Khử độc cá nhân....................................................................................... 74 3.3.4. Phòng tránh khi sửa chữa, tháo dỡ tấm lợp có chứa Amiăng .................. 76 3.3.5. Xử lý vật liệu Amiăng .............................................................................. 78 3.2. Giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu sử dụng tấm lợp chứa sợi amiăng ............................................................................................................... 80 3.3. Giải pháp tuyên truyền ............................................................................. 80 3.4. Khảo sát sau khi tuyên truyền, hỗ trợ hƣớng dẫn ngƣời dân sống an toàn cùng tấm lợp có chứa sợi amiăng ........................................................... 81 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 85 PHỤ LỤC
  7. DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT AC : Fribo-xi măng ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp CI : Chứng CDC : Trung tâm kiểm soát bệnh tật CSSX : Cơ sở sản xuất FIOH : Viện sức khỏe nghề nghiệp của Phần Lan HGĐ : Hộ gia đình ILO : Tổ chức Lao động thế giới IARC : Tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới NC : Nghiên cứu NIOSH : Viện quốc gia an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ OSHA : Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp QA/QC : Bảo đảm chất lượng/quản lý chất lượng SMR : Tỷ lệ tử vong chuẩn hóa THTV : Trường hợp tử vong VSCP : Vệ sinh cho phép WHA : Hội đồng Y tế thế giới WHO : Tổ chức Y tế thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các đặc tính lý-hoá của mỗi loamiăng ............................................... 7 Bảng 1.2. Mười nước tiêu thụ Amiăng nhiều nhất thế giới .............................. 11 Bảng 1.3. Lượng Amiăng tiêu thụ theo đầu người năm 2010 .......................... 12 Bảng 1.4. Lượng Amiăng nhập vào Việt Nam từ 2000-2012........................... 15 Bảng 1.5. Phân bố các nhà máy tấm lợp AC ở Việt Nam ................................ 17 Bảng 1.6. Danh sách các nước đã cấm hoàn toàn Amiăng (đến 12/08/2019) *25 Bảng 2.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................... 58 Bảng 2.2. Một số đặc điểm chung của hộ gia đình ........................................... 59 Bảng 2.3. Vật liệu Fibro - xi măng được sử dụng trong xây dựng công trình nhà ở ................................................................................................. 60 Bảng 2.4. Đánh giá của đại diện hộ gia đình về tình trạng môi trường xung quanh ................................................................................................ 63 Bảng 2.5. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới cuộc sống .......................................................................................... 65 Bảng 2.6. Kiến thức của người dân về Amiăng và bảo vệ môi trường ............ 66 Bảng 2.7. Tình hình kinh doanh của hai cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng67 Bảng 2.8. Thời gian sử dụng tấm lợp AC của các hộ gia đình đã và/hoặc đang sử dụng ............................................................................................. 70 Bảng 2.9. Mức độ tiếp xúc của người dân với tấm lợp Fibro - xi măng .......... 71
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Mức tiêu thụ Amiăng theo đầu người năm 2010 theo USGS ...... 12 Biểu đồ 1.2. Lượng Amiăng nhập vào Việt Nam, 1992-2012 .......................... 16 Biểu đồ 2.1. Số hộ gia đình có sử dụng tấm lợp Fibro - xi măng ở các thôn thuộc xã An Toàn, huyện An Lão, Bình Định năm 2021 ................ 59 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lợp mái nhà bằng tấm lợp chứa AC và diện tích tấm lợp Fibro – xi măng trung bình sử dụng so sánh giữa các thôn ............. 61 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ lợp mái bếp bằng Fibro – xi măng và diện tích tấm lợp Fibro – xi măng trung bình sử dụng so sánh giữa các thôn ............. 61 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ lợp mái chuồng, trại bằng Fibro – xi măng và diện tích tấm lợp Fibro – xi măng trung bình sử dụng so sánh giữa các thôn ....... 62 Biểu đồ 2.5. Quan tâm của người dân đến ô nhiễm môi trường ....................... 63 Biểu đồ 2.6. Đánh giá thực trạng môi trường xung quanh hộ gia đình ............ 64 Biểu đồ 2.7. Sản lượng tấm lợp AC bán ra của 2 cơ sở trên địa bàn giai đoạn 2019-2021 ......................................................................................... 68 Biểu đồ 2.8. Mục đích sử dụng tấm lợp của các hộ gia đình đã và đang sử dụng .................................................................................................. 69 Biểu đồ 2.9. Thời gian sử dụng tấm lợp AC của các hộ gia đình đã và/hoặc đang sử dụng .................................................................................... 70
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các sản phẩm chứa sợi amiăng ........................................................... 6 Hình 1.2. Amiang Serpentine (trắng) .................................................................. 8 Hình 1.3. Amiang amphibole (xanh) .................................................................. 8 Hình 1.4: Giảm thiểu tốc mái được trích từ công văn số 2260/SXD - QLN&PTĐT của Sở xây dựng tỉnh Bình Định ................................ 21 Hình 2.1: Dân cư tại xã An Toàn ...................................................................... 57 Hình 3.1. Hiệu quả của các phương pháp xử lý của chất thải chứa sợi amiăng 73 Hình 3.2. Không nên dùng tấm lợp có chứa Amiăng lấy nước sinh hoạt......... 75 Hình 3.3. Không nên dùng tấm lợp có chứa Amiăng san lấp ........................... 75 Hình 3.4. Phủ sơn bảo vệ cho mái đã lợp ximang Amiăng .............................. 76 Hình 3.5. Một số loại sơn phủ mái .................................................................... 76 Hình 3.6. Làm ướt khi tháo dỡ .......................................................................... 77 Hình 3.7. Đảm bảo an toàn khi tháo dỡ ............................................................ 77 Hình 3.8. Mang bao tay ..................................................................................... 78 Hình 3.9. Mặc đồ bảo hộ ................................................................................... 78 Hình 3.10. Bao bọc bằng túi nilon khi vận chuyển các tấm lợp và mảnh vỡ ... 79 Hình 3.11. Giặt quần áo và tắm rửa cẩn thận khi tiếp xúc với Amiăng ........... 79
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, sự đóng góp của Amiăng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp là không thể phủ nhận. Nhưng bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng vật liệu Amiăng có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có hơn 100.000 người tử vong do các bệnh liên quan tới phơi nhiễm Amiăng và 1.5 triệu người phải sống chung với bệnh tật do Amiăng gây ra, 80% các trường hợp ung thư trung biểu mô có liên quan tới Amiăng và cứ thêm 01 kg Amiăng được sử dụng trên bình quân đầu người một năm thì số trường hợp mắc ung thư tăng gấp 2,4 lần. Hơn nữa, Amiăng được coi là chất gây ung thư nghề nghiệp độc hại nhất với hơn một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp. Amiăng trắng được khẳng định là có hại cho sức khỏe. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiăng vào nhóm các chất gây ung thư ở người. Theo Tạp chí chuyên đề của IARC năm 2012 đã đưa ra “mặc dù có sự khác biệt về mức độ độc hại của các nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố, nhưng kết luận chung là tất cả các loại Amiăng, bao gồm cả Amiăng trắng đều gây ung thư” và “không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư”. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những ý kiến khác nhau về tác hại của Amiăng trắng tới sức khỏe con người. Những người ủng hộ việc tiếp tục sử dụng Amiăng trắng cho rằng Amiăng trắng không độc hại tới sức khỏe nếu áp dụng các biện pháp kiểm soát an toàn trong sản xuất và sử dụng. Việc cấm sử dụng Amiăng không chỉ ở các nước phát triển (các nước Bắc Âu, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) mà cả các nước đang phát triển (Algeri, Uruguay, Jordan, Mozambic, Hondurat,..). - Nhật Bản Ngày 29/06/2005, nhiều công nhân tại nhà máy ống fibro xi măng Kanzaki Kubota trước kia đã bị ung thư do tiếp xúc với Amiăng. Tháng 03/2006, 105 nhân viên nhà máy này (chiếm 10% tổng số lao động) đã chết vì
  12. 2 bệnh liên quan đến Amiăng tạo ra một cú sốc trên các phương tiện truyền thông. Năm (05) người dân sống trong bán kính 1km cách nhà máy đã bị bệnh bụi phổi do Amiăng và 2 người đã chết - Cú sốc Kobuta làm cho Chính phủ Nhật Bản phải tổ chức ngay một cuộc họp khẩn cấp bàn về vấn đề Amiăng và sau đó ban hành đạo luật cấm hoàn toàn Amiăng tại Nhật Bản. - Tính đến tháng 7/2014, công ty Kubota đã chi trả cho 274 người dân và người từng sống tại các nhà máy với tổng số tiền gần 100 triệu USD. Tại xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định số lượng hộ dân sống dưới tấm lợp fibro xi măng là chủ yếu nhưng tác hại của của sợi Amiang chưa có nhiều thông tin, kiến thức về hậu quả của sợi Amiang gây ảnh hưởng đến sức khỏe được phổ biến và cập nhật đến người dân. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân đang sống chung với sợi Amiang nên tác giả chọn đề tài: “Nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa Amiang đến sức khỏe và môi trường” làm luận văn thạc sĩ Ngành Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá và nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của sợi Amiăng trong người dân tại 05 thôn của xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định năm 2021 ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống. - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tác hại của sợi Amiăng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình đã và đang sử dụng tấm lợp có chứa Amiăng nằm trong 05 thôn của xã An Toàn. Phạm vi nghiên cứu: xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2021.
  13. 3 4. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng sử dụng tấm lợp có chứa sợi Amiăng tại 05 thôn của xã An Toàn. - Hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của sợi Amiăng đến sức khỏe. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu định lượng Tại xã An Toàn của huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời điểm khảo sát thông tin đã từng sử dụng và đang sử dụng tấm lợp có chứa Amiăng là 120 hộ dân. Hiện tại tất cả các hộ dân đều đang sử dụng tấm lợp cho nhà ở, nhà bếp, chuồng nuôi gia súc hoặc làm tường nhà, hàng rào, và tấm che bể chứa nước. 5.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Hộ gia đình nằm trong 05 thôn của xã An Toàn; - Đại diện hộ gia đình đủ sức khỏe để tham gia phỏng vấn; - Tự nguyện tham gia nghiên cứu. 5.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Những hộ dân từ chối tham gia khảo sát. 5.2. Nghiên cứu định tính - Đại diện lãnh đạo xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định; - Đại diện y tế xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định; - Người dân đã và đang sống trong nhà có sử dụng tấm lợp Amiăng trên địa bàn xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định. 5.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Có hợp đồng lao động chính thức đối với đại diện lãnh đạo xã và đại diện y tế xã. 5.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Không sẵn lòng tham gia nghiên cứu; - Thời gian công tác dưới 06 tháng (tính đến thời điểm nghiên cứu); - Những người đi học dài hạn, nghỉ thai sản, nghỉ ốm…
  14. 4 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu Luận văn khảo sát, làm rõ hơn thực trạng đã và đang sử dụng tấm lợp có chứa sợi Amiăng tại 05 thôn tại xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Trên cơ sở nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của 1 số quốc gia trên thế giới về công tác quản lý an toàn, sức khỏe cho người dân, luận văn đã đưa ra quan điểm và hỗ trợ kiến thức cơ bản cho người dân để phòng, chống các nguy cơ độc hại từ sợi Amiăng. Góp phần tăng cường nhận thức của người dân sau khi thải bỏ tấm lợp có chứa sợi Amiăng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sau khi không sử dụng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được trình bày gồm có 3 chương chính; kết luận và khuyến nghị. Chương 1: Tổng quan và các nghiên cứu trên thế giới Chương 2: Thực trạng nhận thức của người dân đang sử dụng tấm lợp tại 05 thôn của xã An Toàn Chương 3: Giải pháp hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức về tấm lợp có chứa sợi Amiăng
  15. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Khái niệm Amiăng là silicát kép của can xi (Ca) và magie (Mg), chứa SiO2 có trong tự nhiên và là chất độc hại trong danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động. Có khoảng trên 300 sản phẩm thương mại có sử dụng Amiăng, ngoài việc sử dụng cho công nghiệp xây dựng, cách nhiệt, cách điện, cách âm, má phanh, đóng tàu thủy... Amiăng còn được sử dụng trong công nghệ quốc phòng, du hành vũ trụ, nhà máy điện hạt nhân... Amiăng có các đặc tính như: - Tính đàn hồi và dẻo dai cao. Mức độ dẻo dai của amiăng phụ thuộc vào đường kính sợi và hàm lượng nước trong sợi độ bền cao, có thể kéo được, - Rất bền bởi nhiệt. Nhiệt độ bắt đầu bốc hơi nước là khoảng 5000C - Trơ về hoá học. Chrysotil chỉ mất 2% trọng lượng khi tiếp xúc với dung dịch soda 25% ở nhiệt độ 100-1050C trong 5 giờ. - Tính dẫn điện thấp. Tính dẫn điện của amiăng phụ thuộc vào hình thái và thành phần hoá học của sợi. - Tính hút ẩm và thấm nước thấp so với các sợi hữu cơ khác - Thời gian tồn tại của amiăng được biết là rất lâu. Chúng rất ổn định và không bị phá huỷ theo thời gian. Do những đặc tính đặc biệt này, từ lâu amiăng đã được khai thác và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.
  16. 6 Tấm lợp Ống dẫn nước Ống khói Vật liệu cách nhiệt Ống cách nhiệt Gioăng Hình 1.1: Các sản phẩm chứa sợi amiăng Nguồn: Tác giả thực hiện cho đề tài
  17. 7 Bảng 1.1. Các đặc tính lý-hoá của mỗi loamiăng Đặc tính Chrysotile Anthophyllite Amosite Tremolite Actinolite Crocidolite Độ rắn 2.5-4.0 5.5-6.0 5.5-6.0 5.5 6 4 Tỷ trọng 2.4-2.6 2.85-3.1 3.1-3.25 2.9-3.2 3.0-3.2 3.2-3.3 Tỷ nhiệt 0.266 0.210 0.193 0.212 0.217 0.201 Độ căng 30,000 2,800 25,000 70-560 70 35,000 kg/cm2 Nhiệt độ cháy 982 982 871-982 982 - 649 0 C Mức độ lọc Chậm Trung bình Nhanh Trung Trung Nhanh bình bình Tích điện Có Không Không Không Không Không Nhiệt độ nóng 1521 1468 1399 1316 1393 1393 chảy 0C Mức đàn hồi Tốt Kém Khá tốt kém kém Khá tốt Độ dẻo Rất tốt Kém Khá tốt Kém Kém Khá kém Bền với axit Kém Khá tốt Khá tốt Rất tốt Rất tốt Tốt Bền với bazơ Rất tốt Tốt Tốt Rất tốt Tốt Tốt Nhiệt độ bốc 450-770 620-960 600-800 600-850 950-1040 400-600 hơi nước 0C Nguồn: [13] 1.2. Phân loại Amiăng Amiăng được chia làm 2 nhóm: - Nhóm serpentine: chrysotile (Amiăng trắng), nhóm sợi serpentine có dạng xoắn, xốp mềm và cũng là loại sợi Amiăng duy nhất còn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
  18. 8 Hình 1.2. Amiang Serpentine (trắng) Nguồn [15] - Nhóm amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite (Amiăng xanh), Tremolite, Anthophyllite. Nhóm sợi amphibole có cấu tạo dạng thẳng, hình kim, gọi chung là Amiăng nâu và xanh. Nhóm amphibole đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hình 1.3. Amiang amphibole (xanh) Nguồn [15] Tất cả các loại Amiăng, kể cả Amiăng trắng (Chrysotile) được khẳng định là có hại cho sức khỏe. Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973 Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người.
  19. 9 1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng Amiăng 1.3.1. Lược sử tình hình sản xuất và sử dụng Amiăng trên thế giới Amiăng được sử dụng từ hơn 3000 năm trước, những bằng chứng về việc sử dụng Amiăng trong những lò gốm và vật cách ly, trám kẽ hở của nhà gỗ đã được tìm thấy khi khai quật địa chất ở khu vực thuộc Phần Lan ngày nay. Người Ai Cập cổ cũng sử dụng Amiăng để làm tăng độ bền của quần áo. Amiăng cũng được sử dụng để ướp các Faraon. Nền văn minh Ba Tư cổ nhập khẩu Amiăng từ Ấn Độ để liệm xác. Họ tin rằng Amiăng là tóc của một con vật nhỏ bí ẩn, sống trong lửa và chết trong nước. Gần cuối thế kỉ 19 việc sử dụng Amiăng đã trở nên rất phổ biến do nhu cầu gia tăng, Amiăng đã bắt đầu được khai thác mỏ đầu tiên vào năm 1876 ở Thetford, tỉnh Quebec, Canada. Thời gian đó ở Thetford hàng năm sản xuất 300 tấn Amiăng. Thời gian ngắn sau đó việc khai thác Amiăng đã xuất hiện ở Nga, ở Australia và Châu Phi, đặc biệt ở Nam Phi. Trong công nghiệp, Amiăng được sử dụng bắt đầu từ năm 1880 đến năm 1900, Amiăng được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Johns Manville đã viết “Amiăng phục vụ cho nhiều người trên nhiều phương diện khác nhau trên toàn thế giới”. Amiăng lần đầu tiên được dùng làm ống dẫn nước từ đầu thế kỷ XX, Amiăng được sử dụng tại Hoa Kỳ từ năm 1903 làm vật liệu trong tàu chạy bằng hơi nước, làm má phanh từ năm 1906, dùng cách điện, cách nhiệt trong các tàu thuỷ của hạm đội Anh từ năm 1944… Người ta thấy trên 3.000 sản phẩm thương mại có sử dụng Amiăng, ngoài việc sử dụng cho công nghiệp xây dựng, cách nhiệt, cách điện, cách âm, má phanh, đóng tầu thủy... Amiăng còn được sử dụng trong công nghệ quốc phòng, du hành vũ trụ, nhà máy điện hạt nhân... Việc sử dụng Amiăng xanh và nâu, các sản phẩm có chứa loại sợi này và phun tất cả các dạng Amiăng đều bị cấm theo Công ước của ILO về vấn đề An toàn trong sử dụng Amiăng (số 162) từ năm 1986. Tuy nhiên, Amiăng trắng vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi với khoảng 90% được dùng trong vật liệu xây dựng là lĩnh vực được sử dụng lớn nhất ở các nước đang phát triển.
  20. 10 Các dạng sử dụng còn lại của Amiăng trắng là cho các vật liệu chịu ma sát (7%), dệt may và các ứng dụng khác [10]. Theo thống kê trên thế giới, lượng tiêu thụ Amiăng cao nhất là khoảng 5 triệu tấn/năm và bắt đầu giảm vào năm 1980, đến giai đoạn 2000-2012 sản xuất khá ổn định vào khoảng 2 triệu tấn (giảm 60% trong 20 năm qua). Có 7 nước sản xuất Amiăng chính, mỗi năm mỗi nước sản xuất khoảng 50.000 tấn, riêng Nga và Canada chiếm 78% [3]. Nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới đã giảm sử dụng một cách đáng kể và tiến tới cấm sử dụng Amiăng do hậu quả của việc gia tăng tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có liên quan đến sử dụng Amiăng. Tuy nhiên Amiăng vẫn được sử dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan [4]. Theo các báo cáo ở Hội nghị Quốc tế về Amiăng cho các nước Trung và Đông Âu tháng 11/1997, một số nước sử dụng nhiều Amiăng nhất thế giới trong năm 1994-1995 là Trung Quốc 220.000 tấn, Nhật bản 195.000 tấn, Brazin 190.000 tấn, Thái Lan 164.000 tấn và Ấn Độ 123.000 tấn. Các nước Đông Âu như Bungary sử dụng 32.000 tấn/năm. Hungary hơn 7000 tấn/năm, Rumani 7.500 tấn/năm. Nguồn Amiăng của những nước này nhập khẩu từ Liên Xô cũ và chủ yếu làm vật liệu xây dựng, ống dẫn nước, má phanh ô tô [5]. Lượng tiêu thụ Amiăng ở một số nước tiên tiến đã giảm mạnh trong nhiều năm qua [3] ở Anh năm 1976 là 143.000 tấn và giảm xuống còn 10.000 tấn vào năm 1995; ở Pháp đã nhập khẩu khoảng 176.000 tấn amiăng năm 1976 và nhập khẩu đã ngừng vào năm 1996 khi Pháp cấm sử dụng amiăng; ở Đức việc sử dụng amiăng khoảng 175.000 tấn hàng năm từ năm 1965 đến 1975, sau đó giảm dần và cấm sử dụng vào cuối năm 1993. Do việc sử dụng Amiăng bị cấm ở Liên minh châu Âu nên hiện tại, Amiăng không còn được tiêu thụ ở Anh, Pháp và Đức. Ở Nhật tiêu thụ Amiăng vào khoảng 320.000 tấn năm 1998 và giảm liên tục theo năm, đến năm 2005 chỉ còn 5.000 tấn/năm và đã cấm hẳn sử dụng Amiăng năm 2012. Ở Singapore, việc nhập khẩu Amiăng thô (chỉ có Amiăng trắng) đã giảm theo lộ trình từ 243 tấn năm 1997
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0