intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

21
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina; Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN LƢƠNG VŨ KHÁNH HƢỜNG NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DONGSUNG VINA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 8340417 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TẠ THỊ TUYẾT BÌNH HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Tạ Thị Tuyết Bình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Lƣơng Vũ Khánh Hƣờng
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Công đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau Đại học, khoa An toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Cô giáo PGS.TS Tạ Thị Tuyết Bình đã luôn tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên Công ty TNHH DONGSUNG Vina đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn !
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ......................................................................... 1 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 5. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................. 5 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 6 1.1. Một số hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới ............ 6 1.1.1. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động của Australia ................ 6 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động của Hoa Kỳ .................. 7 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động của Trung Quốc ......... 10 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) .......................................................................................... 12 1.1.5. Hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001:2007 ............................................................................................ 14 1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam ..................... 16 1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018........................................................................................................ 18 1.3.1. Cấu trúc và nội dung của tiêu chuẩn .............................................. 18 1.3.2. Mục đích và phạm vi áp dụng ....................................................... 19 1.3.3. Một số khác biệt so với OSHAS 18001 ......................................... 19
  5. 1.3.4. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ......... 21 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 24 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DONGSUNG VINA .......... 25 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh .......... 25 2.1.1. Giới thiệu về Công ty .................................................................... 25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty .............................................. 26 2.1.3. Quy trình sản xuất ......................................................................... 27 2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty .......... 28 2.2.1. Điều kiện lao động tại công ty....................................................... 28 2.2.2. Chính sách an toàn vệ sinh lao động của công ty ........................... 28 2.2.3. Tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động của Công ty .................. 29 2.2.4. Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động 33 2.2.5. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các công tác về an toàn vệ sinh lao động .............................................................................. 65 2.3. Đánh giá công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty........... 84 2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................ 84 2.3.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................ 85 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 86 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DONGSUNG VINA .......................................................... 87 3.1. Sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ISO 45001:2008 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina ................. 87 3.2. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina .... 92 3.2.1. Bối cảnh của Công ty .................................................................... 92
  6. 3.2.2. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina ................ 93 3.2.3. Những nội dung hỗ trợ ................................................................ 103 3.2.4. Cải tiến ....................................................................................... 107 3.3. Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018 tại Công ty .................................................... 114 3.3.1. Giúp công ty quản lý tốt hơn về các vấn đề liên quan tới an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ........................................................................... 115 3.3.2. Đáp ứng các vấn đề liên quan đến pháp luật ................................ 115 3.3.3. Đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của khách hàng ...................... 115 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 116 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 118 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AT : An toàn ATLĐ : An toàn lao động ATSKMT : An toàn, sức khỏe và môi trường ATVSLĐ : An toàn - Vệ sinh lao đông ATVSV : An toàn vệ sinh viên BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp BVMT : Bảo vệ môi trường DN : Doanh nghiệp BHLĐ : Bảo hộ lao động ILO : International Labour Organization - Tổ chức Lao động Quốc tế LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội NLĐ : Người lao động NNĐHNH : Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm NSDLĐ : Người sử dụng lao động PCCC : Phòng cháy chữa cháy PCCN : Phòng chống cháy nổ PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SXKD : Sản xuất kinh doanh TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh TNLĐ : Tai nạn lao động VSLĐ : Vệ sinh lao động
  8. DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Sự khác biệt OSHAS 18001 và ISO 45001 ....................................... 21 Bảng 2.1. Bảng các hóa chất sử dụng sản xuất tại công ty ................................ 46 Bảng 2.2. Mục tiêu về an toàn vệ sinh lao động ................................................ 57 Bảng 2.3. Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động năm 2020 của Công ty .............. 63 Bảng 2.4. Tình hình tai nạn lao động tại Công ty .............................................. 65 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường lao động năm 2019 ............ 67 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường lao động năm 2020 ............ 68 Bảng 2.7. Hồ sơ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Công ty .................... 70 Bảng 2.8. Tổng hợp số lượng học viên tham gia huấn luyện theo luật ............. 71 Bảng 3.1. So sánh luật pháp Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động và ISO 45001:2018, OHSAS 18001:2007 ................................................... 88 Bảng 3.2. Liệt kê tất cả các sáng kiến thực hiện .............................................. 114 Hình Hình 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa Kỳ ... 9 Hình 1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động OHSAS 18001:2007 ..... 15 Hình 1.3: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 17 Hình 1.4: Mô hình quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam17 Hình 1.5: Sơ đồ cấu trúc hệ thống ISO 45001- 2018......................................... 18 Hình 2.1: Tổng quan về công ty ......................................................................... 26 Hình 3.1. Phổ biến chính sách an toàn vệ sinh lao động ................................... 93 Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ................................................. 26 Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất ............................................................................. 27 Sơ đồ 2.3. Quá trình việc phân tích rủi ro .......................................................... 52 Sơ đồ 2.4. Tính toán mức độ rủi ro .................................................................... 54 Sơ đồ 3.1. Bộ máy an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở ......................................... 95 Sơ đồ 3.2. Quy trình nhận diện và đánh giá rủi ro ........................................... 100
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Hàng năm, có khoảng 2,78 triệu ca tử vong liên quan đến an toàn lao động trên toàn thế giới. Ngoài ra, có khoảng 374 triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm. ILO ước tính trên toàn thế giới, tổng chi phí cho các thương tích, bệnh tật và tử vong liên quan đến lao động là khoảng 3,94% GDP toàn cầu, khoảng 2,99 nghìn tỷ USD. Lao động là hoạt động quan trọng thiết yếu của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cũng như sự phát triển cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của mọi hình thái xã hội và điều này không tách rời với cách thức lao động an toàn và môi trường lao động trong lành. Chính vì lẽ đó, pháp luật đã quy định quyền và nghĩa vụ của các mối quan hệ trong lao động, sản xuất, trong đó có quyền và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ con người, bảo vệ nguồn nhân lực - chủ thể và động lực của mọi hoạt động xã hội. Trong xu thế hội nhập quốc tế, trước yêu cầu của khách hàng đòi hỏi các sản phẩm mà họ sử dụng không chỉ yêu cầu về chất lượng mà còn yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất trong môi trường an toàn, vệ sinh; đảm bảo các quyền lợi xã hội của NLĐ làm ra sản phẩm đó như tiền công, chế độ phúc lợi…, đồng thời cũng là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ; môi trường lao động, môi trường sống nên Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 yêu cầu các cấp uỷ Đảng, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tập trung thực hiện tốt 6 nhiệm vụ cơ bản: (1) Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân;
  10. 2 (2) Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng ngừa tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo đảm vệ sinh lao động cho người lao động; (3) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, sử dụng trang thiết bị bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động; (4) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; (5) Đổi mới cơ chế, chính sách, đa dạng hoá nguồn lực xã hội trong công tác an toàn, vệ sinh lao động; (6) Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động. Thực hiện chủ trương của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ các văn bản pháp luật khung chủ yếu nhất về ATVSLĐ. Nước ta sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng, đầu tư công nghệ, quy trình sản xuất mới và thực hiện công tác ATVSLĐ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất về an toàn, vệ sinh lao động và ô nhiễm môi trường đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Ngày nay, công tác an toàn, vệ sinh lao động giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập. Khi công tác an toàn, vệ sinh lao động được chú trọng và thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty như: nâng cao năng suất, hạn chế rủi ro, giảm thiểu nhiều chi phí phát sinh do sự cố, tai nạn; đồng thời người lao động cũng được nâng cao ý thức, yên tâm làm việc, ổn định chỗ làm và được đảm bảo về sức khỏe cũng như tiền lương. Tuy nhiên, ở Việt Nam trên 97% các doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tới 45% - 50% tổng thu nhập quốc dân (GDP) chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà chưa quan tâm đến vấn đề
  11. 3 an toàn, vệ sinh lao động. Đây là thực trạng không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn là của nhiều quốc gia trong khu vực. Bởi vậy, nhiều quốc gia đã và đang thực hiện những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn vào công tác an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, do trong quá trình thực hiện thường gặp phải những khó khăn khác nhau. Điều đó đặt ra vấn đề là cần phải xây dựng các giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách có hệ thống công tác an toàn, vệ sinh lao động. Công tác an toàn, vệ sinh lao động ở Việt Nam cũng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo trong các văn kiện, chính sách và sự tham gia hưởng ứng của các doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020, nêu rõ “Hỗ trợ thí điểm cho 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động (OHSAS 18001, ISO 45001...) và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động”. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đang rất phát triển và được quan tâm. Việc phát triển ngành điện tử đã có những đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động phổ thông khu vực nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, đi đôi với những lợi ích mà ngành này mang lại cũng có những vấn đề cần cấp thiết, đó là vấn đề an toàn lao động, vấn đề về nguy hại sức khỏe và bệnh nghề nghiệp đang ngày đêm tiềm ẩn và có ảnh hưởng trực tiếp đối với những người công nhân sản xuất. Trong quá trình làm việc, nhiều lao động đã phản ánh thường xuyên đau mỏi xương khớp, suy giảm thị lực, ù tai,... Thời gian công nhân gắn bó với công việc này thường ngắn, nguyên nhân là do tâm lý e ngại công việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt có tới 80-85% lao động trong lĩnh vực này là nữ từ 18-30 tuổi. Những lao động này đều đang ở độ tuổi sinh sản nên yêu cầu đảm bảo an toàn lao động lại càng cấp thiết hơn.
  12. 4 Công ty TNHH Dongsung Vina là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sản xuất và gia công các loại băng, phim, xốp có tác dụng để lót, đệm, cách điện, cách nhiệt, chống thấm, giảm chấn bảo vệ màn hình và các phụ kiện khác dùng cho xe ô tô, điện thoại di động và các thiệt bị điện tử đi vào hoạt động từ ngày 23/10/2013. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại công ty vẫn luôn được chú trọng. Hiện nay, công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công ty đang thực hiện theo các văn bản, quy phạm pháp luật của nhà nước, mặc dù có những ưu điểm nhất định song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Với mong muốn đưa ra hệ thống quản lý mới, hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tôi xin thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina. - Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong và ngoài nước. - Thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina. - Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động. - Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Dongsung Vina.
  13. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu liên quan tới công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong, ngoài nước và tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina. - Điều tra, khảo sát: Dùng các bảng hỏi để thu thập thông tin về tình hình an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina. - Thống kê phân tích: Thống kê, phân tích, mô hình hóa, so sánh các số liệu thu thập được từ đó đánh giá tình hình tại Công ty TNHH Dongsung Vina. 5. Những đóng góp mới của luận văn Đánh giá được thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina và đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Dongsung Vina. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo về phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina Chương 3: Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina
  14. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới 1.1.1. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động của Australia Năm 1985, Quốc Hội Australia thông qua đạo luật Sức khỏe và An toàn đã ban hành các quy chế về sức khỏe và an toàn lao động để thiết lập các tiêu chuẩn cần đạt được cho việc quản lý các mối nguy hiểm đặc biệt như tiếng ồn, hóa chất, máy móc thiết bị và lao động thủ công. Trên cơ sở hài hòa các Luật An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của các tiểu bang, bắt đầu từ tháng 7 năm 2008, Australia xây dựng đạo Luật An toàn và sức khỏe nơi làm việc (WHS) toàn lãnh thổ Australia, với việc bỏ các tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết, thay vào đó sử dụng kết hợp các nhiệm vụ chung của việc chăm sóc sức khỏe, tiêu chuẩn hiệu suất và tiêu chuẩn quy trình. Các tiêu chuẩn và qui chuẩn thường đặt ra việc xác định nguy cơ, xác định rủi ro, đánh giá nguy cơ và kiểm soát nguy cơ. Hiện nay trên toàn Australia có 232 tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật có liên quan đến công tác ATSKNN và chia theo các nhóm ngành nghề phát triển ở Australia. Theo Luật ATSKNN, người sử dụng lao động, nhà kinh doanh được yêu cầu phải đảm bảo "sức khoẻ và an toàn của người lao động, và những người khác tại nơi làm việc" cho đến mức "thực tế hợp lý" [15]. Để xác định "thực tế hợp lý" trong hoàn cảnh nào, tất cả các vấn đề liên quan được tính đến, bao gồm: - Khả năng xảy ra nguy cơ hoặc rủi ro liên quan xảy ra; - Mức độ nguy hại có thể là kết quả của nguy cơ hoặc rủi ro; - Những gì mà người có liên quan được biết, hoặc phải biết một cách hợp lý,về nguy cơ hoặc nguy cơ, và về cách loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro; - Phải có các giải pháp thích hợp để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro; - Sau khi đánh giá mức độ rủi ro và các giải pháp có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro, NSDLĐ cần tính toán đến các chi phí liên quan đến các giải
  15. 7 pháp để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro, so với thiệt hại do nguy cơ gây ra (tính toán chi phí-lợi ích). Theo luật của Australia, việc tuân thủ tiêu chuẩn là bắt buộc, để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý. Vì tiêu chuẩn Australia được xây dựng cho các nơi làm việc và có thể chứa nhiều thông tin liên quan hơn cho các điều kiện hoạt động trên lãnh thổ Australia, như các yếu tố địa lý, điều kiện khí hậu, yêu cầu về giấy phép,... Tiêu chuẩn quốc tế có thể là một nguồn bổ sung hữu ích cho người làm nhiệm vụ, đặc biệt khi sử dụng đạt được mức độ an toàn chung tương đương hoặc tốt hơn so với Tiêu chuẩn Australia. Các chuyên gia của doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các bước hợp lý để thu thập và cập nhật kiến thức về sức khoẻ và an toàn lao động. Kiến thức cập nhật có thể bao gồm các kiến thức về Tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến công việc của của họ. 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động của Hoa Kỳ Vào năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật về An toàn Lao động và An toàn để đảm bảo an toàn cho người lao động tại nơi làm việc. Mục tiêu của họ là các doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động tại nơi làm việc, như việc hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, mức độ ồn quá mức, nguy hiểm cơ khí, nhiệt hoặc lạnh, hoặc điều kiện làm việc không vệ sinh. Năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã thành lập cơ quan ATSKNN (OSHA), đồng thời yêu cầu cơ quan này ban hành và thực thi các tiêu chuẩn cho việc đảm bảo sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc. OSHA là một bộ phận của Bộ Lao động Hoa Kỳ giám sát việc quản lý Đạo luật và thực thi các tiêu chuẩn ở tất cả 50 tiểu bang. Đồng thời, Quốc hội cũng thành lập Viện quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH), có nhiệm vụ là để cung cấp cho OSHA, doanh nghiệp và người lao động về các kiến thức và nghiên cứu các vấn đề về về sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc; Ủy ban đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề
  16. 8 nghiệp (OSHRC) có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, đồng thời xem xét phúc thẩm các hành động cưỡng chế thực hiện của OSHA. OSHA có quyền hạn rất lớn để tiến hành kiểm tra tại nơi làm việc, phát hành thông báo vi phạm và lệnh giảm nhẹ, phạt tiền, ban hành các tiêu chuẩn mới, đình chỉ hoạt động hoặc buộc người sử dụng lao động phải thực hiện các giải pháp đảm bảo ATSKNN tại nơi làm việc có nguy cơ cao cho NLĐ. Do bị hạn chế về ngân sách và quyền lực mà OSHA chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lượng cán bộ thanh tra còn ít, cơ sở làm việc còn thiếu thốn Hầu hết các tiêu chuẩn của OSHA là lạc hậu và không đầy đủ do thiếu các nguồn lực, nhân lực để có thể ban hành một bộ tiêu chuẩn đầy đủ. Nhiều thương tích và tử vong vẫn xảy ra khi mà doanh nghiệp không vi phạm các tiêu chuẩn hiện hành. Do đó, OSHA đang trong quá trình thay đổi về số lượng và chất lượng các tiêu chuẩn hiện hành. Các tiêu chuẩn do cơ quan An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) ban hành. Để xây dựng được một tiêu chuẩn, OSHA phải xây dựng một quá trình mở rộng và kéo dài tới bao gồm thời gian gia công, thông báo để các doanh nghiệp và đại diện người lao động tham gia đóng góp. Người ta gọi quá trình này là "Quá trình rulemaking" (Định ra các qui tắc) [15]. OSHA có thể bắt đầu tiến hành xây dựng mới, sửa chữa các tiêu chuẩn ATVSLĐ theo sáng kiến riêng của mình hoặc theo kiến nghị từ các bên liên quan, bao gồm: - Bộ trưởng Y tế và con người (HHS); - Viện Quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH); - Chính quyền các bang và địa phương; - Tổ chức đại diện cho giới chủ, người lao động lao động và bất kỳ các bên quan tâm khác. - Các tiêu chuẩn liên quan sẽ được OSHA sửa đổi khi có 1 trong 4 cơ quan trên yêu cầu.
  17. 9 Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z10 được xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ (AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI, American National Standards Institute). Tiêu chuẩn này được ban hành năm 2005. Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z10, cũng giống như các mô hình quản lý đã xem xét ở trên, sử dụng chu trình quản lý Deming (Plan - Do - Check - Act) , bao gồm 5 thành phần chính: Hình 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa K Nguồn: [15] - Sự quản lý của lãnh đạo cùng với sự tham gia của người lao động (Management Leadership and Employee Participation); - Hoạch định (Planning); - Thực hiện, vận hành Implementation and Operation); - Đánh giá, hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action); - Xem xét của lãnh đạo (Management Review).
  18. 10 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động của Trung Quốc Hiện nay Trung Quốc đã trở thành "Công xưởng của thế giới" [15]. Các luật, quy định và hệ thống pháp luật về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp đang nỗ lực để theo kịp được sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các luật, quy định và nghị định quy định về quyền của người lao động và bảo vệ sức khoẻ và an toàn. Luật Lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, là cơ sở cơ bản để xét xử quan hệ lao động và đã thiết lập hệ thống hợp đồng lao động và hợp đồng nhóm, cơ chế phối hợp ba bên để giải quyết tranh chấp và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn lao động. Năm 2001 và 2002, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật phòng chống bệnh nghề nghiệp và Luật an toàn sản xuất. Hai luật quan trọng này cho phép cơ quan quản lý y tế và Cục an toàn lao động đảm nhận nhiệm vụ và trách nhiệm: - Cơ quan quản lý y tế + Xây dựng các tiêu chuẩn phòng chống bệnh nghề nghiệp, + Chẩn đoán, điều trị, giám sát, báo cáo bệnh nghề nghiệp + Xác định các hoá chất độc hại và An toàn sử dụng các chất độc hại tại nơi làm việc, + An toàn các đồng vị phóng xạ và thiết bị phát bức xạ, + Đánh giá rủi ro nghề nghiệp tại nơi làm việc, + Giám sát các cơ quan y tế, dịch vụ y tế lao động, + Nghiên cứu phòng chống bệnh nghề nghiệp, + Quản lý sức khoẻ lao động trong các dự án xây dựng. - Các nhiệm vụ và trách nhiệm của phòng quản lý an toàn lao động bao gồm + Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn lao động, + Báo cáo nguy cơ, rủi ro nghề nghiệp, + Cứu hộ trong các tai nạn, điều tra tai nạn, an toàn tính mạng và tài sản,
  19. 11 + Quy định về sản xuất, vận hành, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng hoá chất nguy hiểm và xử lý chất thải hóa học nguy hiểm, + Quản lý an toàn lao động trong các dự án xây dựng. Nguồn: [15] Hệ thống quy định về sức khoẻ nghề nghiệp Hệ thống quản lý y tế toàn quốc từ chính quyền trung ương đến chính quyền quận hạt bao gồm các bộ phận hành chính y tế của Bộ Y tế, tỉnh, thành phố và cấp quận. Ngoài ra, trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) và viện phòng chống bệnh nghề nghiệp các cấp là các cơ quan dịch vụ y tế rất quan trọng, liên kết với hệ thống quản lý này. Hệ thống quản lý an toàn lao động Hệ thống quản lý an toàn lao động toàn quốc bao gồm: Ủy ban quản lý Nhà nước về an toàn lao động, các ban hành chính về an toàn lao động ở cấp tỉnh, thành phố và cấp quận. Năm 2004, Hội đồng Nhà nước ban hành Quy chế Giấy phép Sản xuất An toàn, và phiên bản sửa đổi đã được ban hành vào năm 2013. Các quy định yêu cầu trước khi chính thức sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp phải có giấy phép sản xuất an toàn từ phòng quản lý an toàn lao động cấp tỉnh. Tính đến năm 2011, Trung Quốc đã ban hành 412 tiêu chuẩn về an toàn thiết bị máy móc và an toàn trong sản xuất. Ngoài ra, các quy định về bảo hộ lao động phòng chống chất độc hại tại nơi làm việc đã được Hội đồng Nhà nước ban hành năm 2002. Theo quy định này, các doanh nghiệp không có giấy phép về sức khoẻ và an toàn lao động không thể bắt đầu sản xuất liên quan đến các chất độc hại. Tính đến tháng 6 năm 2008, Trung Quốc có khoảng 60.000 nhân viên thực thi pháp luật trong các đơn vị hành chính về an toàn lao động trong cả nước, nghĩa là có khoảng một thanh tra chính phủ cho mỗi 12.000 công nhân. Thanh tra an toàn thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp công nghiệp, tiến hành đánh giá an toàn lao động và kiểm tra giấy phép sản xuất an toàn và
  20. 12 giấy phép về sức khoẻ và an toàn lao động để thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy định về an toàn lao động. 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Hiến chương của ILO đặt ra các nguyên tắc để bảo vệ người lao động khỏi bệnh tật và chấn thương phát sinh từ việc làm của họ. Trên cơ sở đó, ILO xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm cung cấp các công cụ cần thiết cho chính phủ các nước thành viên, người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo cho sự an toàn tối đa trong công việc. Năm 2003, ILO đã thông qua một chiến lược toàn cầu để cải thiện an toàn lao động và sức khỏe trong đó bao gồm việc giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe văn hóa phòng ngừa, thúc đẩy và phát triển các công cụ có liên quan, hỗ trợ kỹ thuật. Trong chiến lược toàn cầu của mình, bên cạnh công ước khung 155 về an toàn và sức khỏe nơi làm việc, ILO còn khuyến nghị theo 12 công ước, như công ước về An toàn trong XD, về An toàn trong khai thác mỏ, an toàn trong sử dụng Amiang… ILO còn đưa ra một bộ “Qui tắc thực hành” (Code of Practice) đặt ra những hướng dẫn thiết thực cho các cơ quan QLNN, người sử dụng lao động, đại diện người lao động trên cơ sở đó xây dựng những qui định riêng để quản lý ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Ví dụ như Quy tắc Thực hành hướng dẫn về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ở một số ngành kinh tế (xây dựng, các mỏ lộ thiên, mỏ than, các ngành công nghiệp sắt thép, kim loại màu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đóng tàu và sửa chữa tàu, lâm nghiệp…), về bảo vệ công nhân đối với nguy hiểm nhất định (bức xạ, laser, đơn vị hiển thị hình ảnh, hóa chất, amiăng, chất khí…) với các biện pháp nhất định (hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp; hướng dẫn giám sát sức khỏe của người lao động; ghi chép, báo cáo tai nạn lao động và bệnh tật…) [15]. Hiến chương của ILO đặt ra các nguyên tắc để bảo vệ người lao động khỏi bệnh tật và chấn thương phát sinh từ việc làm của họ. Trên cơ sở đó, ILO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0