intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý An toàn, vệ sinh lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

24
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý An toàn, vệ sinh lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam; Đề xuất áp dụng được tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý An toàn, vệ sinh lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN THỊ VIÊN NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001: 2018 VÀO QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH FUKOKU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NHIỆP MÃ SỐ: 8340417 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN CHIÊN HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý An toàn, vệ sinh lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Chiên. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ rang, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Viên
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Công Đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô khoa Sau đại học và khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập làm thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc tới TS.Vũ Văn Chiên đã luôn tận tình hướng dẫn tôi làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo công ty TNHH Fukoku Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 5. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 3 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 4 1.1. Một số hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới ............ 4 1.1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Hoa Kỳ........................... 4 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Anh ................................ 7 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động củaNhật Bản ......................... 9 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của ILO............................... 10 1.1.5. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.......................................................................................... 11 1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam ..................... 13 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ........................ 14 1.2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động................... 14 1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018........................................................................................................ 19 1.3.1. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 45001:2018.................................... 19 1.3.2. Mục đích và phạm vi áp dụng ................................................................. 21 1.3.3. Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 ..................................... 22
  5. 5 1.3.4. So sánh điểm khác biệt giữa OHSAS 18001 và ISO 45001 ................... 22 1.3.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 24 1.4. Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam 24 1.5. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ........... 27 1.5.1. Lợi ích ..................................................................................................... 27 1.5.2. Khó khăn ................................................................................................. 28 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FUKOKU VIỆT NAM ............. 30 2.1. Tổng quan về công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam......... 30 2.1.1. Giới thiệu về công ty ............................................................................... 30 2.1.2. Cơ cấu t chức và lao động của công ty ................................................. 31 2.1.3. Quy trình sản xuất ................................................................................... 39 2.2. Thực trạng về công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam ................................................................. 42 2.2.1. Chính sách an toàn, vệ sinh lao động tại công ty .................................... 42 2.2.2. Điều kiện lao động tại công ty ................................................................ 44 2.2.3. T chức bộ máy về an toàn, vệ sinh lao động ......................................... 45 2.2.4. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động ................................... 47 2.2.5. Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động....................................... 47 2.2.6. Nhận diện mối nguy – đánh giá rủi ro .................................................... 48 2.2.7. Quy định quản lý máy móc, thiết bị ........................................................ 49 2.2.8. Quy định xử lý tai nạn, sự cố .................................................................. 51 2.2.9. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại công ty ...................... 52 2.2.10. Phương tiện bảo vệ cá nhân .................................................................. 52 2.2.11. Thực hiện các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của các bên hữu quan .. 53 2.3. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế trong công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty ......................................................................................... 53
  6. 6 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................... 53 2.3.2. Hạn chế.................................................................................................... 54 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 56
  7. Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001: 2018 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FUKOKU VIỆT NAM .......................... 57 3.1. Cơ sở đề xuất áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam ............................................................................................ 57 3.2. Qui trình xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ........................................................... 57 3.3. Xây dựng một số quy trình Hệ thống Quản lý an toànvệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ........................................................... 59 3.3.1. Bối cảnh của công ty ............................................................................... 59 3.3.2. Lãnh đạo và sự tham gia từ người lao động............................................ 61 3.3.3. Hoạch định .............................................................................................. 67 3.3.4. Hỗ trợ ...................................................................................................... 81 3.3.5. Thực hiện................................................................................................. 83 3.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động..................................................................... 85 3.3.7. Cải tiến .................................................................................................... 86 3.4. Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018 tại công ty ....................................................... 87 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 95 Bảng 1.1: So sánh OHSAS 18001 với ISO 45001 ............................................................................... 22 1.3.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................................... 24 Bảng 2.2: Thống kê số lượng lao động theo giới tính qua các năm ................................................. 39 Bảng 2.3: Kết quả quan trắc môi trường lao động của công ty giai đoạn 2019-2021 .................... 44 Bảng 3.1. Những mong đợi và nhu cầu của các bên liên quan ........................................................ 60 * Đánh giá rủi ro....................................................................................................................... 70 * Biện pháp kiểm soát hiện hành ............................................................................................. 71
  8. 8 Trước khi đánh giá rủi ro, từ các mối nguy đã được nhận biết, bộ phận sẽ phải liệt kê các biện pháp, chương trình đang được áp dụng để kiểm soát mối nguy. Cần phải xem xét đến những yêu cầu khác của pháp luật và các yêu cầu của bên quan tâm (như công ty mẹ, khách hàng…) để xác định có tiêu chuẩn nào quy định về mức cho phép liên quan đến rủi ro đang xét hay không. Từ đó, xem xét lại thực tế công ty có đang tuân thủ những quy định trên không. Những yếu tố này sẽ là cơ sở để đề ra các việc phải làm khi triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro cần thực hiện tiếp theo. ................................................................................................. 71 * Cơ hội OH&S và các cơ hội .................................................................................................... 71 Bộ phận sẽ phải thực hiện đánh giá các cơ hội OH&S và cơ hội khác đối với các mối nguy đãđược xác định bao gồm từ cấp độ I nhằm cải tiến, loại bỏ và giảm thiểu rủi ro OH&S. ..... 71 Tổng hợp các mối nguy có điểm đánh giá từ cấp độ II ............................................................ 71 Đối sách cứng cho mối nguy và đánh giá lại mức độ rủi ro ..................................................... 71 Bảng 3.2. Đối sách giảm thiểu mối nguy .......................................................................................... 72 Lấy ý kiến của các nhân viên liên quan .................................................................................... 74 Phê duyệt HIRARC .................................................................................................................... 74 Thời điểm xem xét, cập nhật lại mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp . 74 Bảng 3.3. Bảng cấp độ mối nguy ...................................................................................................... 75 Bảng 3.4. Tần suất thao tác (F)......................................................................................................... 76 Bảng 3.5. Rủi ro, cơ hội trong quản lý an toàn vệ sinh lao động ..................................................... 77 Bảng 3.6. Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001: 2018 tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam ................................................... 87
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động ILO: T chức lao động quốc tế ISO: T chức tiêu chuẩn hóa quốc tế OH&S: An toàn sức khỏe nghề nghiệp TNLĐ: Tai nạn lao động TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
  10. 10 DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1: So sánh OHSAS 18001 với ISO 45001............................................. 22 Bảng 2.2: Thống kê số lượng lao động theo giới tính qua các năm .................. 39 Bảng 2.3: Kết quả quan trắc môi trường lao động của công ty giai đoạn 2018- 2020 ................................................................................................... 44 Bảng 2.4: Ma trận đánh giá rủi ro ...................................................................... 49 Bảng 3.1. Những mong đợi và nhu cầu của các bên liên quan .......................... 60 Bảng 3.2. Đối sách giảm thiểu mối nguy ........................................................... 72 Bảng 3.3. Bảng cấp độ mối nguy ....................................................................... 75 Bảng 3.4. Tần suất thao tác (F) .......................................................................... 76 Bảng 3.5. Rủi ro, cơ hội trong quản lý an toàn vệ sinh lao động....................... 77 Bảng 3.6. Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001: 2018 tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam.............................................................................. 87 Hình Hình 1.1. Hệ thống An toàn vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa Kỳ................ 6 Hình 1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo OHSAS 18001 ....... 13 Hình 1.3. Mô hình hệ thống quản lý cho tiêu chuẩn ISO 45001 ....................... 20 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu t chức công ty ..................................................................... 31 Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm Brake .................................................. 39 Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm TGV ................................................... 40 Sơ đồ 2.4. Quy trình sản xuất sản phẩm DCV ................................................... 41 Sơ đồ 2.5. Bộ máy an toàn, vệ sinh lao động tại công ty ................................... 46 Sơ đồ 3.1. Thứ tự ưu tiên cho việc thưc hiện đối sách....................................... 72
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề an sinh xã hội, an toàn đang ngày càng được coi trọng hơn, nó giúp nâng cao sức khỏe, đảm bảo đời sống ngày càng tốt hơn, ngoài ra, an sinh xã hội, an toàn được thực hiện tốt còn mang lại những ý nghĩa về mặt kinh tế. Ở Việt Nam, sự quan tâm đến công tác An toàn, vệ sinh lao động được thể hiện rõ qua việc Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đi kèm với các Nghị định, thông tư hướng dẫn đã được ban hành và hướng dẫn áp dụng. Tại các doanh nghiệp, người sử dụng lao động đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác An toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất kinh doanh, làm tốt công tác này giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế, pháp lý do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định của pháp luật vẫn là chưa đủ để nâng cao công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Dẫn chứng cụ thể là “Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2019 trên toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động làm 8.327 người bị nạn [15]. Năm 2020 trên toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động làm 8.610 người bị nạn”[16]. Con số này đang có xu hướng tăng qua các năm, đây là một thực trạng đáng báo động mà doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành cần quan tâm và đưa ra phương hướng xử lý. Khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp t n thất rất nhiều về mặt kinh tế, uy tín trên thị trường cũng như mất đi lòng tin của người lao động. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng số vụ tai nạn lao động, số ca mắc bệnh nghề nghiệp vẫn còn cao là do chưa hiểu đúng và chưa có phương pháp phù hợp để quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, chưa xây dựng được một hệ thống quản lý để duy trì, thúc đẩy công tác an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp.
  12. 2 Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp không chỉ góp phần rất lớn vào việc hạn chế các sự cố, tai nạn xảy ra mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, lòng tin với người lao động và khách hàng. Công ty TNHH Fukoku Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn từ Nhật Bản với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, gia công các linh kiện từ cao su công nghiệp, nhựa t ng hợp, sắt và thép cũng đang dần tiếp cận với xu hướng về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, từ đó nâng cao công tác này tại công ty. Hiện nay, công ty mới chỉ đang áp dụng hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo các quy định của pháp luật và theo các yêu cầu của công ty mẹ. Áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 45001:2018 đang là yêu cầu của các khách hàng của công ty TNHH Fukoku Việt Nam, và lãnh đạo công ty cũng đã thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý này. Vì vậy, đứng trên góc độ người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, tôi xin đề xuất một phương án xây dựng hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho công ty TNHH Fukoku Việt Nam, đó là đề tài: “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam. - Đề xuất áp dụng được tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý An toàn, vệ sinh lao động tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam.
  13. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu t ng thể các tài liệu về luật và các văn bản dưới luật liên quan đến An toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam, công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam và một số nước; Nghiên cứu số liệu của Công ty TNHH Fukoku Việt Nam về số lượng lao động, tình hình thực hiện công tác An toàn, vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe lao động, tình hình tai nạn lao động. - Thống kê phân tích: Thống kê, mô hình hóa, so sánh các số liệu về Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các số liệu khác về quản lý An toàn, vệ sinh lao động của công ty TNHH Fukoku Việt Nam. 5. Đóng góp mới của đề tài Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam và đề xuất áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018 tại công ty TNHH Fukoku Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam Chương 3: Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Fukoku Việt Nam
  14. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới 1.1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một quốc gia phát triển rất lớn mạnh về mặt kinh tế, chính trị cũng như có một sự quan tâm nhất định đến vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, đến sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên, hàng năm tại Hoa Kỳ vẫn xảy ra những thiệt hại nhất định về người và tài sản liên quan đến các tai nạn tại nơi làm việc. “Cụ thể, mỗi năm có gần 5.000 lao động chết vì tai nạn ở nơi làm việc, có khoảng 6 triệu người lao động ở cả trong và ngoài nước bị tai nạn (từ thương tích nhẹ tới nặng không gây tử vong) với chi phí hàng năm cho bảo hiểm tai nạn thương tích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là trên 125 tỷ đô la” [20]. “Đạo luật liên quan đến An toàn vệ sinh lao động tại Hoa Kỳ được thông qua nhằm mục đích đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho người lao động, như hạn chế các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động.” “Ngoài ra, năm 1970, Cơ quan An toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) tại Hoa Kỳ đã được thành lập” [20]. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là ban hành và thực thi các tiêu chuẩn cho việc đảm bảo sức khỏe cũng như cho sự an toàn của người lao động tại nơi làm việc. Cơ quan này trực thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm giám sát việc quản lý Đạo luật và thực thi các tiêu chuẩn trên quốc gia này. “Để cung cấp các kiến thức và nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc cho Cơ quan An toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng như cho doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội cũng đã thành lập ra Viện quốc gia về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (gọi tắt là OSHA). Thẩm quyền của Viện quốc gia về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Hoa Kỳ là tiến hành các cuộc kiểm tra tại nơi làm việc, đưa ra các thông báo
  15. 5 vi phạm và lệnh giảm nhẹ, phạt tiền, bàn hành ra các tiêu chuẩn mới, thậm trí có thể đình chỉ hoạt động của các t chức, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hay yêu cầu người sử dụng lao động phải thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.” “Tại Hoa Kỳ, đạo luật an toàn sức khỏe nghề nghiệp yêu cầu người sử dụng lao động phải cung cấp “Một nơi làm việc không có nguy cơ, hoặc có khả năng gây tử vong hoặc gây t n hại nghiêm trọng cho nhân viên của mình”. Yêu cầu này cho thấy, tại nơi làm việc, chủ sử dụng lao động phải đưa ra được các đối sách, biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể xuất hiện tại nơi làm việc, từ đó bảo vệ được sự an toàn cho người lao động, tránh được các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, có những tiêu chuẩn cụ thể cần phải được đáp ứng, một trong số đó là các mối nguy hiểm cần phải được khắc phục. Nhưng đạo luật an toàn sức khỏe nghề nghiệp đã chỉ ra rằng không phải tất cả các mối nguy đều có thể khắc phục được.” Các tiêu chuẩn này không đưa ra yêu cầu người sử dụng lao động phải tiến hành đánh giá rủi ro mặc dù đã được cơ quan an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) đề xuất. Đây là một hạn chế lớn của công tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Hoa Kỳ. “Ngân sách không đủ, giới hạn về quyền lực khiến cho cơ quan an toàn sức khỏe nghề nghiệp chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình. Nhân lực thanh tra còn ít, cơ sở làm việc còn thiếu thốn. Đa số các tiêu chuẩn mà cơ quan này ban hành ra còn lạc hậu, chưa phù hợp với thực tế do thiếu các nguồn lực để xây dựng lên một bộ tiêu chuẩn hoàn thiện. Thực tế là dù không vi phạm các điều khoản trong tiêu chuẩn đề ra, nhưng vẫn xảy ra các tai nạn, thậm trí là tử vong tại nơi làm việc. Vì vậy mà cơ quan an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) của Hoa Kỳ cần thay đ i về số lượng và chất lượng các tiêu chuẩn hiện hành. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sức khỏe nghề nghiệp của Hoa Kỳ chủ yếu do các Hiệp hội của các ngành nghề biên soạn, vì vậy
  16. 6 các nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp sẽ ở các ngành nghề khác nhau.” Cơ quan an toàn sức khỏe nghề nghiệp OSHA có thể bắt đầu tiến hành xây dựng mới, sửa chữa các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn vệ sinh lao động theo chuyên môn, sang kiến riêng của mình hoặc tham khảo các kiến nghị từ các bên liên quan như: - Bộ trưởng bộ Y tế và con người (HHS) - Chính quyền các bang và địa phương - T chức đại diện cho người sử dụng lao động, người lao động và bất kỳ các bên liên quan khác - Các t chức liên quan khác (khi nhận được yêu cầu thay đ i từ 1 trong 4 t chức trên. Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động ANSI Z10 được xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ và Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn này được ban hành năm 2005. “Tiêu chuẩn Z10 của Hoa Kỳ sử dụng chu trình quản lý PDCA (Plan – Do – Check – Act), bao gồm 05 thành phần chính: Hình 1.1. Hệ thống An toàn vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa Kỳ (Nguồn:[20])
  17. 7 - Sự quản lý của lãnh đạo và sự tham gia của người lao động (Management Leadership and Employee participation) - Hoạch định (Planning) - Thực hiện và vận hành (Implementation and Operation) - Đánh giá và hành động khắc phục (Evaluation and corrective action) - Xem xét của lãnh đạo (Management review)” Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực thi các yêu cầu của luật pháp, các cơ quan liên quan dễ dàng kiểm tra, đánh giá tính phù hợp của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này còn 1 số hạn chế như chưa hướng tới sự tham gia của người lao động, còn chưa đưa ra các biện pháp để giải quyết triệt để các rủi ro. 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Anh Vương Quốc Anh là một quốc gia có truyền thống và thế mạnh liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động. Biểu hiện như, hàng loạt các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn, sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng và ban hành ra tại Anh, cũng như được áp dụng trên nhiều quốc gia. “Tại Anh, vào năm 1974 hệ thống pháp luật về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc được ra đời và có nhiều sự thay đ i vào năm 2008. Bộ luật này ra đời cung cấp một nền tảng, khuôn kh pháp lý thống nhất cho một hệ thống quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Cơ quan quản lý Sức khỏe và an toàn và các cơ quan thực thi khác (như chính quyền địa phương có trách nhiệm thực thi đạo luật này cùng các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Đạo luật này đưa ra các vấn đề mà các quy định, tiêu chuẩn phải đi vào cụ thể. Các quy định, tiêu chuẩn được sử dụng để b sung chi tiết cho các nhiệm vụ chính trong đạo luật. Các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ do Bộ Y tế và An toàn chịu trách nhiệm ban hành. Các quy tắc và tiêu chuẩn được ban hành ra sẽ đưa ra các hướng dẫn thực tế về các điều khoản trong luật An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc hoặc các yêu cầu của
  18. 8 thực tế sản xuất. Các quy định và tiêu chuẩn này không được coi là luật nhưng vẫn cần phải tuân thủ. Trong trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ theo các điều khoản trong các quy định và tiêu chuẩn này thì có thể sẽ bị xử phạt.” “Luật về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc năm 1974 của Anh dựa trên nguyên tắc là những người tạo ra rủi ro cho người lao động hoặc những người khác (nhà thầu, khách hàng…) trong quá trình thực hiện công việc có trách nhiệm phải đưa ra các biện pháp để kiểm soát các rủi ro đó. Luật này quy định trách nhiệm cụ thể cho người sử dụng lao động, người lao động hay những bên liên quan khác như nhà thiết kế, nhà sản xuất, nơi cung cấp nguyên vật liệu, nhà nhập khẩu… Nội dung chính của luật này là người sử dụng lao động có trách nhiệm về mặt pháp luật đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động của doanh nghiệp mình trong quá trình làm việc, tại nơi làm việc cũng như những người có thể bị ảnh hưởng và chịu rủi ro tại doanh nghiệp. Người lao động được quyền yêu cầu được đảm bảo cho sự an toàn và sức khỏe cho họ theo như những quy định và tiêu chuẩn hiện hành.” Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) là t chức chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Đây là một điểm mạnh của hệ thống an toàn vệ sinh lao động tại Anh, khi có một t chức rất mạnh, đủ năng lực để xây dựng các tiêu chuẩn hoàn thiện. Năm 2004, Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) đã biên soạn và ban hành Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động BS 8800: 2004. Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn này đã ra đời năm 1996, và được b sung, chỉnh sửa vào năm 2004. “Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn BS 8800: 2004 bao gồm 7 thành phần: - Xem xét ban đầu (Initial Review) - Chính sách (policy) - T chức bộ máy (Organazing)
  19. 9 - Hoạch định và thực hiện (Planning and Implementing) - Đo lường kết quả hoạt động (Measuring performance) - Kiểm toán (Audit) - Xem xét kết quả hoạt động (Performance review)” (Nguồn:[20]) Có thể thấy, tiêu chuẩn này khá đầy đủ và phù hợp với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn này vẫn còn một số hạn chế như: liên quan đến hoạt động đo lường, tiêu chuẩn chưa đưa ra yêu cầu phải phân tích kết quả đo lường, điều này sẽ dẫn đến kết quả, số liệu thu thập được sẽ chưa được sử dụng một cách hiệu quả để nâng cao hệ thống. 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Nhật Bản Tại Nhật Bản, đối với các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động thì yêu cầu người sử dụng lao động phải đưa ra các biện pháp để người lao động hạn chế tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Năm 1947, Luật Tiêu chuẩn Lao động được ban hành, trong đó có các điều khoản liên quan đến vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Điều đó cho thấy, ngay từ rất sớm, tại Nhật Bản, các vấn đề liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp, đánh giá mối nguy hiểm đã được quan tâm. “Hiện nay, Nhật Bản có 3 luật quy định liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, bao gồm: Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp, Luật t chức phòng chống tai nạn công nghiệp và Luật đo đạc môi trường làm việc. Các cơ quan quản lý vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhật Bản biên soạn ra các Pháp lệnh (tương đương với quy chuẩn), đó cũng chính là 10 nhóm quy chuẩn: Pháp lệnh an toàn và sức khỏe công nghiệp, Pháp lệnh an toàn của nồi hơi và bình chịu áp lực, Pháp lệnh an toàn của cần cẩu và thiết bị tương tự khác, Pháp lệnh Phòng chống dung môi hữu cơ độc hại; Pháp lệnh phòng chống ngộ độc chì, Pháp lệnh phòng chống nguy hại do các chất hóa học, Pháp lệnh an toàn và sức khỏe của việc dưới áp lực
  20. 10 cao, Pháp lệnh phòng chống bức xạ ion hóa nguy hiểm, Pháp lệnh về tiêu chuẩn sức khỏe trong văn phòng..” “Dưới pháp lệnh là các hướng dẫn thực hiện như: Hướng dẫn về an toàn lao động và hệ thống quản lý y tế, Hướng dẫn đánh giá rủi ro, Hướng dẫn đánh giá rủi ro về hóa chất… Ngoài ra còn một loạt các tiêu chuẩn khác được ban hành như: tiêu chuẩn Đo lường môi trường làm việc, Tiêu chuẩn đánh giá môi trường làm việc…” Các pháp lệnh của Nhật Bản ban hành khá chi tiết cho các công việc, ngành nghề, tuy nhiên vẫn còn nhiều công việc có tính chất nguy hiểm, có hại khác chưa được xây dựng pháp lệnh. Vì vậy mà tháng 4 năm 2006, khi Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp sửa đ i năm 2005 có hiệu lực, Nhật Bản đã yêu cầu các t chức, cơ quan có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tại nơi làm việc cho các ngành sản xuất khác nhau. 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của ILO ILO (T chức lao động quốc tế - International Labour Organization) được đánh giá là một trong ít những t chức uy tín nhất xây dựng nên một tiêu chuẩn phù hợp nhất về an toàn vệ sinh lao động. Mục đích hoạt động của ILO là cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống cho người lao động. Một trong những mục tiêu chính của ILO là tạo ra môi trường làm việc an toàn, bảo vệ người lao động khỏi mắc các bệnh nghề nghiệp, cải thiện môi trường và điều kiện lao động. Trên cơ sở đó, ILO đã xây dựng ra các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để giúp cho người sử dụng lao động cũng như người lao động có những công cụ để đảm bảo cho sự an toàn, hạn chế tối đa thiệt hại về người trong quá trình lao động. “Năm 2003, ILO đã thông qua một chiến lược toàn cầu để cải thiện an toàn lao động và sức khỏe của người lao động, một trong các hoạt động của chiến lược là giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe văn hóa phòng ngừa, thúc đẩy và phát triển các công cụ có liên quan, hỗ trợ kỹ thuật” [4].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2