intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý bệnh viện: Kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017

Chia sẻ: Trần Văn Yan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

292
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017” với 2 mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi báo cáo sự cố y khoa và tìm hiểu một số rào cản đối với việc thực hiện báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý bệnh viện: Kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ MỘT SỐ RÀO CẢN TRONG BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01 HÀ NỘI, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ MỘT SỐ RÀO CẢN TRONG BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01 HÀ NỘI, 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng/khoa, các bộ môn của Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Phòng Quản lý chất lượng và các Khoa/phòng khác của Bệnh viện quận Thủ Đức đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo các bộ môn của Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho lớp cao học Quản lý bệnh viện khoá 08 Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Thầy TS.BS. Nguyễn Văn Hoạt – Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội và Thầy PGS.TS.BS. Hoàng Văn Minh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ nhóm học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình, những người luôn giúp đỡ và động viên nhóm học viên trong học tập, công tác cũng như trong cuộc sống. Chân thành cảm ơn. Học viên Trần Thị Bích Bo
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................7 DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................9 DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................10 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................5 1.1. CÁC KHÁI NIỆM .........................................................................................5 1.2. PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA ....................................................................5 1.2.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với người bệnh .........6 1.2.2. Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn ................................6 1.2.3. Phân loại theo báo cáo bắt buộc .............................................................7 1.3. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ Y KHOA....................8 1.4. BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA ........................................................................9 1.5. HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ Y KHOA ............................................................10 1.6. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CỐ Y KHOA ......................11 1.7. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .....................................................17 1.8. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC ....................18 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................23 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng .........................................................23 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ............................................................23 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................24 2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........................................................................24 2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ...........................................24 2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng ....................24 2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định tính .......................24 2.5. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................................................25 2.5.1. Biến số nghiên cứu định lượng .............................................................25 2.5.2. Thang đo nghiên cứu định lượng ..........................................................25
  5. 2.5.3. Chỉ số nghiên cứu định lượng ...............................................................27 2.5.4. Biến số nghiên cứu định tính ................................................................27 2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................28 2.7. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..........30 2.7.1. Phương pháp phân tích số liệu định lượng ...........................................30 2.7.2. Phương pháp phân tích số liệu định tính ..............................................30 2.8. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .........................................................................31 2.9. KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ SAI SỐ CỦA NGHIÊN CỨU ..........................31 2.10. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................31 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................33 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............33 3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu .............................................................33 3.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu ......................................................34 3.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .........................................34 3.1.4. Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu .....................................35 3.1.5. Vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu .............................................35 3.1.6. Phân bố số lượng người bệnh được điều trị/chăm sóc trung bình trong một ngày ............................................................................................................36 3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC .............................................................................................................37 3.2.1. Kiến thức báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức ...........................................................................37 3.2.2. Thái độ báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức ...................................................................................41 3.2.3. Hành vi báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức ...................................................................................44 3.2.4. Tần suất báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện quận Thủ Đức ...................................................................................47 3.2.5. Một số yếu tố liên quan đến hành vi báo cáo y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức ..............................................49 3.2.6. Phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa đúng với kiến thức, thái độ báo cáo sự cố y khoa và đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu ..................................................................................52 3.3. RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA ..54 Chương 4 BÀN LUẬN ..........................................................................................58
  6. 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................58 4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC ................................59 4.3. RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA ..68 Chương 5 KẾT LUẬN...........................................................................................71 Chương 6 KHUYẾN NGHỊ...................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................1 Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ............................................................................................................................1 Phụ lục 2 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Ban Giám đốc Bệnh viện Quận Thủ Đức)............................................................................................................6 Phụ lục 3 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và Điều dưỡng Bệnh viện Quận Thủ Đức) ..................................................8 Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Quận Thủ Đức) ......................................................................10 Phụ lục 5 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Nhân viên chuyên trách quản lý sự cố - Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Quận Thủ Đức) ....................12 Phụ lục 6 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Trưởng Khối Nội, Ngoại, Hồi sức Bệnh viện Quận Thủ Đức) ...........................................................................14 Phụ lục 7 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho Bác sỹ, Điều dưỡng Bệnh viện Quận Thủ Đức) ..................................................................................................16 Phụ lục 8 HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM .....................................................18 Phụ lục 9 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ...............................................22 Phụ lục 10 QUY TRÌNH BÁO CÁO SỰ CỐ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC ...................................................................................................................................27 Phụ lục 11 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN ...............2
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCSC: Báo cáo sự cố BV: Bệnh viện BS: Bác sỹ CSSK: Chăm sóc sức khoẻ ĐD: Điều dưỡng ĐDT: Điều dưỡng trưởng HSOPSC Hospital Survey on Patient Safety Culture JCI: Joint Commission International LĐK: Lãnh đạo khoa NB: Người bệnh NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện PVS: Phỏng vấn sâu P. QLCL: Phòng Quản lý chất lượng TLN: Thảo luận nhóm WHO: World Health Organization (Tổ Chức Y Tế Thế Giới)
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại ............................................6 Bảng 1.2. Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo ...........................7 Bảng 1.3. Tổng kết các nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa trước đây ...................15 Bảng 1.4. Phân loại mức độ ảnh hưởng đến người bệnh của sự cố .........................21 Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ...........................................33 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .............................................34 Bảng 3.3. Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu.........................................35 Bảng 3.4. Vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu .................................................35 Bảng 3.5. Thái độ của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ....................................................................41 Bảng 3.6. Hành vi của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ....................................................................44 Bảng 3.7. Báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017 ...........................................................................................47 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................49 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với kiến thức chung về báo cáo sự cố y khoa của đối tượng nghiên cứu năm 2017 ......................................50 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với thái độ báo cáo sự cố y khoa của đối tượng nghiên cứu năm 2017 ........................................................51 Bảng 3.11. Phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa đúng với kiến thức, thái độ báo cáo sự cố y khoa và đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................52 Bảng 3.12. Rào cản đối với việc thực hiện báo cáo sự cố y khoa .............................54
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu.........................................34 Biểu đồ 3.2. Số lượng bác sỹ và điều dưỡng ............................................................36 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố số lượng người bệnh được điều trị/chăm sóc trung bình trong 1 ngày ......................................................................................................36 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ..........................37 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức trả lời đúng các câu hỏi về sự cố bắt buộc phải báo cáo ................................................39 Biểu đồ 3.6. Kiến thức chung về báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017 ................................................40 Biểu đồ 3.7. Kiến thức chung về báo cáo sự cố y khoa của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017 ..........................................41 Biểu đồ 3.8. Thái độ chung của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ..................................................43 Biểu đồ 3.9. Thái độ chung của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017...........................................44 Biểu đồ 3.10. Hành vi chung của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ...................................................46 Biểu đồ 3.11. Hành vi chung của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa năm 2017 ...........................................46 Biểu đồ 3.12. Báo cáo sự cố y khoa của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017 .........................................................................47 Biểu đồ 3.13. Đơn vị tiếp nhận sự cố y khoa được báo cáo tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017 .........................................................................48
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa sự cố .............9 Hình 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................17 Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức bệnh viện quận Thủ Đức ....................................................19
  11. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Sự cố y khoa là một sự việc xảy ra bất ngờ bao gồm chết hay chấn thương vật lý, tâm lý nghiêm trọng, hoặc những việc dẫn đến rủi ro đối với người bệnh. Một sự cố y khoa sẽ hữu ích nếu được công khai, phân tích để từ đó rút kinh nghiệm nhằm không lặp lại lần sau. Tuy nhiên, có nhiều rào cản ảnh hưởng lớn trong việc ghi nhận và báo cáo sự cố. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017” với 2 mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi báo cáo sự cố y khoa và tìm hiểu một số rào cản đối với việc thực hiện báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 10,4% nhân viên y tế có kiến thức đúng về báo cáo sự cố; 88,4% nhân viên ủng hộ việc báo cáo sự cố; 25,7% nhân viên có hành vi đúng; 27% nhân viên đã từng báo cáo từ 1 sự cố trở lên. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người lo sợ khi tham gia báo cáo (30,5%); trong đó thiếu sự phản hồi thông tin từ phòng Quản lý chất lượng là nổi trội hơn cả và nhóm bác sỹ có kiến thức đúng, có thái độ tích cực trong báo cáo cao hơn nhóm điều dưỡng nhưng lại có hành vi đúng về báo cáo sự cố thấp hơn. Nhóm có thái độ tích cực về sự cố có hành vi đúng cao hơn so nhóm chưa có thái độ tích cực (OR = 3,15; 95% CI = 1,93 – 5,15). Từ đó, chúng tôi khuyến nghị cần tập huấn về kiến thức, mục đích, cách thức và quy trình báo cáo sự cố, chỉnh sửa lại quy trình báo cáo sự cố, quy định rõ trách nhiệm của người báo cáo, tăng cường việc phản hồi thông tin từ phòng quản lý chất lượng, quy định cụ thể thời gian tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin cho từng loại sự cố. 1
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự cố y khoa là sự việc không mong muốn, xảy ra bất ngờ và có thể dẫn tới tử vong hay chấn thương vật lý hoặc tâm lý nghiêm trọng đối với người bệnh [23]. Sự cố y khoa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình cung cấp các dịch vụ y tế từ khâu chẩn đoán điều trị và chăm sóc, đặc biệt khi mà các nhân viên thường xuyên bị áp lực do công việc và áp lực về tâm lý. Vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh và nhiều khi rất khó kiểm soát. Khi sự cố y khoa xảy ra, cả người bệnh và người thầy thuốc đều là gặp bất lợi. Đối với người bệnh sự cố y khoa có thể gây ra các biến cố sức khỏe, gây ra khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí chết người [5]. Một cuộc điều tra của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh - Hoa Kỳ được Daniel R. Levinson thực hiện vào năm 2010 trên 780 bệnh án cho thấy 13,5% bệnh nhân nội trú đã gặp phải các sự cố y khoa. Trong các sự cố y khoa đó khoảng 49% sự cố có thể phòng ngừa được [16]. Một số nghiên cứu khác cho thấy đa phần sự cố y khoa là do phẫu thuật hoặc có liên quan đến phẫu thuật. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm có khoảng 230 triệu ca phẫu thuật trong đó có 0,4% đến 0,8% trường hợp tử vong do sự cố y khoa và có từ 3% đến 16% bị các tai biến khác [10]; hay thống kê của Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc gần 50% các sự cố y khoa xảy ra sau các ca phẫu thuật [29]. Hiện nay, sự cố y khoa là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhằm hạn chế sự cố y khoa như các quy chế chuyên môn, quy chế bệnh viện, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, chương trình và tài liệu đào tạo an toàn người bệnh. Bên cạnh đó Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng đã ghi rõ những điều khoản về quyền lợi của người bệnh khi khám, chữa bệnh [6]. Tuy nhiên, vấn đề báo cáo sự cố y khoa cũng như những giải pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn người bệnh vẫn chưa được thực hiện tốt ở nhiều bệnh viện. 2
  13. Để phòng tránh được các sự cố y khoa, việc nhận diện sự cố, báo cáo sự cố, và học hỏi từ sự cố, sai sót, chú trọng xác định nguyên nhân gốc rễ vấn đề và có hoạt động thích hợp cải thiện cho tương lai là hết sức quan trọng. Sự cố y khoa có thể được giảm thiểu nếu được phát hiện, báo cáo kịp thời, phân tích và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, rào cản chính đối với việc ghi nhận và báo cáo sự cố là nhận thức và tâm lý lo ngại bị buộc tội và trừng phạt ở nhân viên y tế. Bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện tuyến quận/huyện nhưng mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám chữa bệnh trung bình khoảng 4.500 lượt bệnh nhân ngoại trú, và khoảng 450 bệnh nhân điều trị nội trú. Nhân viên y tế làm việc tại bênh viện luôn phải đối mặt với tình trạng bệnh viện bị quá tải, căng thẳng và cũng đã có một số sự cố y khoa xảy ra. Theo báo cáo năm 2016, bệnh viện đã tiếp nhận 88 báo cáo sự cố y khoa. Tuy nhiên số liệu này còn quá ít so với thực tế. Để có một cái nhìn khách quan về kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện quận Thủ Đức, nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học phục vụ công tác quản lý bệnh viện nói chung và công tác đảm bảo an toàn người bệnh tại Bệnh viện Quận Thủ Đức nói riêng, chủ động phòng ngừa những sự cố, sai sót lặp lại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017”. Qua kết quả nghiên cứu tác giả mong muốn đưa ra được những giải pháp, đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công tác báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện Quận Thủ Đức. 3
  14. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017; 2. Tìm hiểu một số rào cản đối với việc thực hiện báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017. 4
  15. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Sự cố y khoa không mong muốn là tổn thương làm cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày nằm viện hoặc chết. Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh hơn là do biến chứng bệnh của người bệnh [37]. Theo tiêu chuẩn quốc tế Joint Commission International (JCI): Sự cố y khoa là sự việc không mong muốn, xảy ra bất ngờ và có thể dẫn tới tử vong hay chấn thương vật lý hoặc tâm lý nghiêm trọng đối với người bệnh [23]. Hiện tại Bộ Y tế đang xây dựng Thông tư hướng dẫn quản lý sự cố y khoa trong các cơ sở khám chữa bệnh nhưng chưa được ban hành chính thức. 1.2. PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác nhau. Các cách phân loại hiện tại bao gồm: Phân loại theo nguy cơ đối với người bệnh, phân loại theo báo cáo bắt buộc và phân loại theo đặc điểm chuyên môn [2]. 5
  16. 1.2.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với người bệnh Bảng 1.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại Mức độ Mô tả Mức độ nguy hại A Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót Không nguy hại cho người bệnh B Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên người bệnh C Sự cố đã xảy ra trên người bệnh nhưng không gây hại D Sự cố đã xảy ra trên người bệnh đòi hỏi phải theo dõi E Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tổn hại sức khỏe tạm thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn Nguy hại cho F Sự cố xảy ra trên người bệnh ảnh hưởng tới sức người bệnh khỏe hoặc kéo dài ngày nằm viện G Sự cố xảy ra trên người bệnh dẫn đến tàn tật vĩnh viễn H Sự cố xảy ra trên người bệnh phải can thiệp để cứu sống người bệnh I Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong 1.2.2. Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự cố gồm: (1) sự cố y khoa do nhầm tên người bệnh, (2) sự cố y khoa do thông tin bàn giao của cán bộ y tế không đầy đủ, (3) do sai sót trong sử dụng thuốc, có thể xảy ra trong tất cả các công đoạn từ kê đơn, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, sử dụng thuốc và theo dõi sau dùng thuốc, (4) sự cố y khoa do nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật (nhầm vị trí, nhầm phương pháp, nhầm người bệnh), (5) do nhiễm khuẩn bệnh viện và (6) là sự cố y khoa do người bệnh bị té ngã trong khi đang điều trị tại các cơ sở y tế [2]. 6
  17. 1.2.3. Phân loại theo báo cáo bắt buộc Các sự cố y khoa nghiêm trọng bắt buộc phải báo cáo: (1) sự cố do phẫu thuật, thủ thuật, (2) sự cố do môi trường, (3) sự cố liên quan tới chăm sóc, (4) sự cố liên quan tới quản lý người bệnh, (5) sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị và (6) sự cố liên quan tới tội phạm [2]. Bảng 1.2. Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo [16] 1) Sự cố do phẫu thuật, thủ thuật - Phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh - Phẫu thuật nhầm người bệnh - Phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh - Sót gạc dụng cụ - Tử vong trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật thường quy 2) Sự cố do môi trường - Bị shock do điện giật - Bị bỏng trong khi điều trị tại bệnh viện - Cháy nổ ôxy, bình ga, hóa chất độc hại 3) Sự cố liên quan tới chăm sóc - Dùng nhầm thuốc (sự cố liên quan 5 đúng) - Nhầm nhóm máu hoặc sản phẩm của máu - Sản phụ chuyển dạ hoặc chấn thương đối với sản phụ có nguy cơ thấp - Bệnh nhân bị ngã trong thời gian nằm viện - Loét do tỳ đè giai đoạn 3-4 và xuất hiện trong khi nằm viện - Thụ tinh nhân tạo nhầm tinh trùng hoặc nhầm trứng - Không chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh dẫn đến xử lý không kịp thời - Hạ đường huyết 7
  18. - Vàng da ở trẻ trong 28 ngày đầu - Tai biến do tiêm/chọc dò tủy sống 4) Sự cố liên quan tới quản lý người bệnh - Giao nhầm trẻ sơ sinh lúc xuất viện - Người bệnh gặp sự cố y khoa ở ngoài cơ sở y tế - Người bệnh chết do tự tử, tự sát hoặc tự gây hại 5) Sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị - Sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn, thiết bị và chất sinh học - Sử dụng các thiết bị hỏng/thiếu chính xác trong điều trị và chăm sóc - Đặt thiết bị gây tắc mạch do không khí 6) Sự cố liên quan tới tội phạm - Do thầy thuốc, NVYT chủ định gây sai phạm - Bắt cóc người bệnh - Lạm dụng tình dục đối với người bệnh trong cơ sở y tế 1.3. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ Y KHOA Theo tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ Y tế có hướng dẫn cách thức phân tích nguyên nhân gây ra sự cố bằng phân tích nguyên nhân gốc với mô hình phân tích nguyên nhân sự cố theo Reason J. Cathey. Theo tác giả Reason JT và công sự (2001) mô tả về mô hình pho mát Thụy Sĩ giải thích cách thức các sự cố xảy ra trong hệ thống. Mô hình cho thấy lỗi ở một tầng của hệ thống chăm sóc sức khỏe thường chưa đủ để gây sự cố, nó là kết quả của nhiều tầng lớp bảo vệ khác nhau trong đó phân thành lỗi cá nhân và lỗi hệ thống [32]. Lỗi cá nhân hay còn gọi là lỗi hoạt động, là những người thuộc tầng phòng thủ cuối cùng trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc người bệnh, và khi sự cố xảy ra họ thường bị đổ lỗi. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều lỗi cá nhân do hệ thống gây ra, và 80% sự cố do lỗi hệ thống. Lỗi hệ thống liên quan đến các qui trình, qui định của tổ 8
  19. chức, các chính sách không phù hợp, và các yếu tố này không được chú ý khi xem xét phân tích nguyên nhân sự cố, do đó các lỗi tương tự tiếp tục xảy ra. Trong y tế, lỗi hoạt động liên quan trực tiếp tới người hành nghề vì họ ở lớp hàng rào phòng ngự cuối cùng trực tiếp với người bệnh. Khi sự cố xảy ra người làm công tác khám chữa bệnh trực tiếp (bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh…) dễ bị gán lỗi. Tuy nhiên, các yếu tố hệ thống có vai trò rất quan trọng liên quan tới các sự cố đó là công tác quản lý, tổ chức lao động, môi trường làm việc, và thường ít được chú ý xem xét về sự liên quan. Các nhà nghiên cứu nhận định cứ có một lỗi hoạt động thường có 3 – 4 yếu tố liên quan tới lỗi hệ thống. Hình 1.1. Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa sự cố Việc phân tích xác định nguyên nhân gốc không chỉ đơn giản là tìm kiếm lỗi cá nhân mang tính triệu chứng mà phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gián tiếp thúc đẩy sự cố xảy ra. Việc phân tích nguyên nhân gốc và thực hiện các hành động khắc phục được coi là quá trình cải tiến liên tục của cơ sở y tế. 1.4. BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA Báo cáo sự cố y khoa là việc thu thập các thông tin từ bất kỳ sự việc nào đó có nguy cơ gây hại hoặc đã gây hại cho người bệnh. Hệ thống báo cáo sự cố y khoa đóng vai trò cơ bản trong việc rút kinh nghiệm từ thực tiễn các sai sót, thất bại được ghi nhận lại trong các báo cáo sự cố, tăng cường an toàn người bệnh, ngăn chặn tình 9
  20. trạng lặp lại cũng như giảm thiểu được nguy cơ xảy ra các sự cố tương tự trong tương lai. Sự cố y khoa được báo cáo dưới hình thức văn bản giấy, thông tin điện tử (mail, website) hoặc điện thoại để ghi nhận những nguy cơ tiềm tàng hay thật sự xảy ra cho người bệnh. Nhân viên tự giác tuân thủ qui trình báo cáo sự cố tại đơn vị công tác. Để nâng cao nhận thức của nhân viên về các sự cố, sai sót, hoặc những nguy cơ tiềm ẩn có rủi ro cao, Lãnh đạo bệnh viện cần xây dựng và duy trì môi trường khuyến khích mọi người báo cáo những sai sót, thừa nhận sai phạm, đưa ra ý kiến và trao đổi ý kiến. Khi nhân viên lo sợ bị trách phạt, họ ít khi báo cáo sai sót và như vậy cơ sở y tế mất một nguồn thông tin giá trị về an toàn cho người bệnh. Và để tăng số lượng và chất lượng báo cáo sự cố, bệnh viện nên có phương cách bảo vệ người có liên quan khỏi các hình thức xử lý kỷ luật, cho phép báo cáo bí mật hoặc giấu tên người báo cáo, tách cơ quan thu thập, phân tích các báo cáo ra khỏi cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cung cấp cho người báo cáo những thông tin phản hồi nhanh chóng, hữu ích, dễ hiểu; và đơn giản hóa qui trình báo cáo [9]. 1.5. HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ Y KHOA Hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ [2]. Theo tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh – Bộ Y tế do Nhà xuất bản Y học Hà Nội ban hành vào năm 2014 có thống kê tổng hợp về hậu quả của sự cố y khoa của các nghiên cứu trên thế giới [2]: Tại Mỹ (Utah – Colorado): Các sự cố y khoa không mong muốn đã làm tăng chi phí bình quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262 USD và tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh. Theo một nghiên cứu khác của Viện Y học Mỹ chi phí tăng 2595 USD và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh [36]. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1