intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông – thực tiễn tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

83
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu mô hình, hiệu quả hoạt động, quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT cho các cá nhân, tổ chức tại Trung tâm HCC cấp tỉnh nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng; tìm ra những hạn chế, tồn tại, những yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm HCC trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông – thực tiễn tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……../……… ……/….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH THÙY CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG, THỰC TIỄN TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……../……… ……/….. HỌC VIÊN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH THÙY CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG, THỰC TIỄN TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ THỊ THANH TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do tôi thực hiện, nội dung nghiên cứu, ý kiến khảo sát đều là trung thực, các nguồn tài liệu được trích dẫn cụ thể, rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu khoa học của luận văn chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác./. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Thùy
  4. LỜI CẢM ƠN Học viên xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô, Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; Lãnh đạo, đồng nghiệp tại Sở Nội vụ Đồng Tháp và các cơ quan, đơn vị bạn đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này. Đặc biệt học viên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Tạ Thị Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình viết luận văn./. Đồng Tháp, tháng 11/2017 Nguyễn Thị Minh Thùy
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Dịch các thuật ngữ trong phần mềm thống kê SPSS Danh mục sơ đồ Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH .......................................................................................................................... 9 1.1. Khái lƣợc về Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh ...................................... 9 1.1.1. Khái niệm về Trung tâm Hành chính công .................................................. 9 1.1.2. Đặc điểm của Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh .................................. 11 1.1.3. Vai trò của Trung tâm HCC cấp tỉnh ......................................................... 12 1.2. Một số vấn đề về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông...................... 13 1.2.1. Khái niệm về cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông ..................... 13 1.2.2. Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính ................................... 16 1.3. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh 19
  6. 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông .............................................. 19 1.3.2. Các lĩnh vực thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh .......................................................................................... 20 1.3.3. Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh ........................................................................... 21 1.4. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh ...................................................................... 27 1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh ............................................................... 28 1.5.1. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông ........................................................................................................... 28 1.5.2. Năng lực của công chức ............................................................................. 29 1.5.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, công tác kiểm tra, giám sát ..................................................................................................... 30 1.6. Tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh ............................ 31 1.6.1. Kinh nghiệm tại một số địa phương ........................................................... 31 1.6.2. Bài học cho tỉnh Đồng Tháp ...................................................................... 35 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 38 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP............................................................................................... 39 2.1. Giới thiệu về Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh Đồng Tháp ................ 39 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................. 39 2.1.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 43
  7. 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp..................................... 46 2.2.1. Về các lĩnh vực được tổ chức tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp ...................... 46 2.2.2. Về thực hiện quy trình cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp ............................................................................. 47 2.2.3. Thực trạng mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................... 53 2.3. Nhận xét thành tựu, hạn chế và nguyên nhân ............................................ 662 2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân ......................................................................... 62 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 65 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................... 68 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP............................................................................................... 69 3.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.............. 69 3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh....................................................................................... 71 3.3. Một số giải pháp cụ thể ................................................................................... 72 3.3.1. Tăng cường chỉ đạo, điều hành, trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ................................ 72 3.3.2. Đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa TTHC, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan xây dựng quy trình liên thông giải quyết TTHC phù hợp ................... 73 3.3.3. Nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức ..................... 80
  8. 3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh các kênh thông tin tuyên truyền về cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC cấp tỉnh ........................... 83 3.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh . 85 3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và bộ, ngành Trung ƣơng ................. 87 3.4.1. Đối với Chính phủ ...................................................................................... 87 3.4.2. Đối với bộ, ngành Trung ương................................................................... 89 3.4.3. Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp ................................................................. 89 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................... 91 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 93 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 97
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ HCC Hành chính công TTHC Thủ tục hành chính CCHC Cải cách hành chính UBND Ủy ban nhân dân MC, MCLT Một cửa, một cửa liên thông CCVC Công chức, viên chức
  10. DỊCH CÁC THUẬT NGỮ TRONG PHẦN MỀM THỐNG KÊ SPSS TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Frequency table Bảng tần suất Frequency Tần số Valid Hợp lệ Percent Tỷ lệ phần trăm Valid percent Tỷ lệ phần trăm hợp lệ Cumulative Phần trăm tích lũy Count Số lượng Total Tổng
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm HCC tỉnh Đồng 44 1 Tháp 2 Sơ đồ 2.2. Các bước luân chuyển hồ sơ TTHC thực hiện 49 cơ chế một cửa tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp 3 Sơ đồ 2.3. Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa 50 liên thông tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp 4 Sơ đồ 3.4. Luân chuyển hồ sơ liên thông lĩnh vực xây 76 dựng 5 Sơ đồ 3.5. Luân chuyển hồ sơ liên thông lĩnh vực đăng ký 76 kinh doanh ngành nghề có điều kiện 6 Sơ đồ 3.6. Luân chuyển hồ sơ liên thông lĩnh vực giao 77 thông vận tải từ cấp huyện lên cấp tỉnh 7 Sơ đồ 3.7. Mô hình liên thông phi địa giới hành chính 78 8 Sơ đồ 3.8. Mô hình nhận hồ sơ TTHC tại nhà 79
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1. Cá nhân, tổ chức đánh giá về mức độ đầy đủ, 54 1 chính xác của thông tin của TTHC Bảng 2.2. Sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với tiếp 2 55 cận thông tin về TTHC Bảng 2.3. Đánh giá mực độ thuận tiện, dễ thực hiện 3 của quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT 56 tại Trung tâm HCC 4 Bảng 2.4. Đánh giá về công chức tiếp nhận và trả kết 59 quả tại Trung tâm HCC 5 Bảng 2.5. Sự đồng thuận, ủng hộ thành lập Trung tâm 61 HCC của công chức một cửa 6 Bảng 2.6. Sự đồng thuận, ủng hộ thành lập Trung tâm 62 HCC của công chức chuyên môn các sở
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên sơ đồ, biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 2.1. Thời gian giải quyết TTHC 57 2 Biểu đồ 2.2. Số lần đi lại thực hiện TTHC của cá nhân, tổ 57 chức 3 Biểu đồ 2.3. Chất lượng kết quả giải quyết TTHC 58 Biểu đồ 2.4. Sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự 4 phục vụ của công chức tiếp nhận và trả kết quả tại Trung 59 tâm HCC 5 Biểu đồ 2.5. Sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với toàn 60 bộ quá trình giải quyết TTHC tại Trung tâm HCC 6 Biểu đồ 2.6. Sự đồng thuận, ủng hộ thành lập Trung tâm 60 HCC cấp tỉnh
  14. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 23/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ đang được triển khai rộng khắp tại các địa phương trong cả nước và được xem là cơ sở để giải quyết TTHC của tổ chức, công dân, tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 23/5/2015 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước. Trong quá trình thực hiện, nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông đạt hiệu quả cao, góp phần giảm phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân đến liên hệ giải quyết TTHC và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông vẫn còn những tồn tại, hạn chế, cá nhân, tổ chức vẫn còn phải đi lại nhiều lần, nhiều nơi để thực hiện thủ tục hành chính trong khi đã có quy định về một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Tại tỉnh Đồng Tháp, việc giải quyết TTHC cấp tỉnh do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của từng sở thực hiện, các sở chưa chủ động phối hợp trong giải quyết TTHC có liên quan với nhau theo cơ chế một cửa liên thông nên dẫn đến tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, nhiều nơi gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức. Trong bối cảnh cải cách TTHC theo yêu cầu của tiến trình CCHC hướng đến sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trên tỉnh Đồng Tháp đã quyết định thành lập Trung tâm HCC cấp tỉnh để gom lại các đầu mối để phối hợp chặt chẽ, kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết TTHC của các sở đối với cá nhân, tổ chức, trả kết quả giải quyết TTHC đúng hạn, trước hạn, không để cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, nhiều nơi. Việc 1
  15. thành lập Trung tâm HCC là một giải pháp mới, mặt pháp lý chưa được hoàn thiện về các quy định có liên quan, trong quá trình hoạt động không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Với mong muốn tìm hiểu về Trung tâm HCC cấp tỉnh, nhằm tiếp tục phát huy thành tựu, đồng thời, đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế, tác giả chọn đề tài “Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông – thực tiễn tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp” nhằm phân tích sâu hơn các vấn đề, đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC của các sở tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC - Trương Quang Vinh (200) với công trình “Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa, một dấu” cấp quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh” [45] đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu”, đồng thời, khẳng định sự cần thiết của việc thí điểm cũng như đề xuất những giải pháp để hoàn thiện và mở rộng cơ chế này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Công trình “Cải cách TTHC (khảo sát mô hình một cửa tại UBND xã thuộc tỉnh Sóc Trăng)” [18] của Nguyễn Thị Ngọc Phương (2000) nghiên cứu tại một cấp chính quyền cụ thể. Tác giải luận văn tập trung làm rõ việc thực hiện cải cách TTHC theo mô hình một cửa tại cấp xã của tỉnh Sóc Trăng để thấy rõ lợi ích của việc thực hiện mô hình một cửa tại cấp xã trong việc giải quyết TTHC của người dân. - Nguyễn Xuân Cương (2005) “Cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Lâm Đồng” [5] đã cho thấy sự cần thiết phải áp dụng cơ chế “một cửa” trong giải quyết tranh chấp đất đai của người dân để các tranh chấp này được giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật. Tuy 2
  16. nhiên, phạm vi đề tài nghiên cứu khá hẹp khi chỉ đề cập đến việc thực hiện cơ chế một cửa đối với một lĩnh vực cụ thể. - Công trình “Mô hình “một cửa” trong giải quyết TTHC tại UBND thành phố Cà Mau, thực trạng và giải pháp đổi mới” [2] của Nguyễn Phương Bắc (2006) đã tập trung làm rõ thực trạng giải quyết TTHC theo mô hình “một cửa” tại thành phố Cà Mau với những hạn chế của mô hình có nguyễn nhân xuất phát từ sự không rõ ràng của những quy định về “một cửa” để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế phù hợp, khả thi. - Bạch Thị Thu Hằng (2008) với công trình “Kiện toàn mô hình một cửa tại UBND xã ở thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” [12] đã nghiên cứu về thực tiễn thực hiện mô hình một cửa tại UBND cấp xã của thị xã Bà Rịa, phân tích những ưu điển, hạn chế, hiệu quả của cơ chế một cửa xét trên góc độ cải cách thủ tục hành chính, từ đó đề xuất các giải pháp kiện toàn mô hình một cửa tại UBND cấp xã nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính ở địa phương và góp phần thiết thực vào cải cách hành chính. - Công trình “Nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” [11] của Phan Khắc Duy (2010) đã nghiên cứu khá toàn diện việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg tại UBND cấp huyện của một tỉnh cụ thể để tổng kết thành tựu, hạn chế và giải pháp. - Trần Văn Tấn (2011) với “Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông – nghiên cứu từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp” [20] tập trung nghiên cứu cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại 03 cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Công trình nghiên cứu này đã đề xuất thành lập Trung tâm Hành chính công cấp huyện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. 3
  17. - Nguyễn Văn Minh (2012) với công trình “Hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông tại tỉnh Khánh Hòa” [17] đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại tỉnh Khánh Hòa (một số quy trình tiêu biểu), làm rõ những mặt được, hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp một cửa liên thông, thống nhất thủ tục và lĩnh vực áp dụng, rà soát, đơn giản hóa, kiện toàn tổ chức thực hiện. - Võ Thị Phiến (2015) với “Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại cấp xã, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” [19] đã nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cấp xã, đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp khắc phục. - Công trình “Giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” [27] của Đặng Thị Thủy (2015) nghiên cứu thực tiễn giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của UBND quận Bình Thủy, chỉ ra những tồn tại, yếu kém, qua đó đề ra phương hướng và giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết TTHC. - Lê Thị Kim Chung (2015) với công trình “Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau” [10] đã làm rõ lý luận, pháp lý về cơ chế một cửa; phân tích thực trạng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại thành phố Cà Mau từ năm 2011 đến 2015, đề xuất giải pháp hoàn thiện việc thực hiện cơ chế này tại thành phố Cà Mau. 2.2. Các công trình nghiên cứu về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh Có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến cơ chế MC, MCLT trong giải quyết TTHC trên các lĩnh vực, trên địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh cụ thể, tuy nhiên chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào về việc thực hiện cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC cấp tỉnh. Trên thực tiễn, Trung tâm Hành chính 4
  18. công là mô hình mới được tỉnh Quảng Ninh thực hiện đầu tiên trên cả nước từ năm 2013 và từ năm 2015 nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai áp dụng, thành lập Trung tâm HCC cấp tỉnh, cấp huyện, tính đến nay đã có 20 tỉnh thành lập Trung tâm HCC cấp tỉnh; tuy nhiên về nghiên cứu khoa học chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu về cơ chế MC, MCLT thực hiện tại Trung tâm HCC cấp tỉnh, về mặt pháp lý cũng chưa có quy định cụ thể về mô hình tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Trung tâm HCC cấp tỉnh trong thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT. Các đề tài nghiên cứu đã đề cập bên trên giúp cho tác giả luận văn có cái nhìn tổng quát về thực hiện cơ chế MC, MCLT tại các cấp chính quyền, quy trình, cách thức giải quyết TTHC của từng cấp, những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong thực hiện cơ chế MC, MCLT tại các cấp, từ đó nhìn nhận lại việc thực hiện cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC cấp tỉnh, một mô hình mới thì việc vận hành, hoạt động, tổ chức như thế nào trong thực hiện cơ chế MC, MCLT, những khó khăn, tồn tại, hạn chế, kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tìm hiểu mô hình, hiệu quả hoạt động, quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT cho các cá nhân, tổ chức tại Trung tâm HCC cấp tỉnh nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng; tìm ra những hạn chế, tồn tại, những yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm HCC trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt mục đích trên, luận văn thực hiện các phần việc như sau: 5
  19. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh. - Tìm hiểu thực trạng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp; khảo sát thực tế đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức; so sánh kết quả giải quyết TTHC giữa các năm nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm HCC cấp tỉnh. - Trên cơ sở thực trạng, phương hướng phát triển, luận văn đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Tập trung nghiên cứu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp với 16 lĩnh vực của 16 sở (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải). + Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi Trung tâm Hành chính công chính thức đi vào hoạt động, từ ngày 03/10/2016 đến tháng 11/2017 và định hướng các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công đến năm 2020. 6
  20. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận như sau: - Phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp, rà soát các thông tin, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các văn bản, quy định của pháp luật, báo cáo,….thu thập thông tin phục vụ xây dựng đề cương, các nội dung của luận văn; - Phương pháp phân tích được sử dụng cho các bảng số liệu, các vấn đề từ thực trạng hoạt động của Trung tâm Hành chính công để có giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn; - Phương pháp so sánh các kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông khi chưa thành lập Trung tâm Hành chính công và khi đã thành lập Trung tâm Hành chính công để thấy được vai trò của Trung tâm Hành chính công, sự cần thiết phải thành lập Trung tâm Hành chính công; - Nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát lấy ý kiến các đối tượng có liên quan như: cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp; công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả, thẩm định giải quyết thủ tục hành chính; Lãnh đạo các sở, cơ quan ngang sở, trên cơ sở đó sử dụng phương pháp thống kế để có được kết quả khảo sát, tiếp tục dùng phương pháp sơ đồ hóa để thể hiện kết quả khảo sát về các vấn đề, ý kiến có liên quan đến hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp. 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Luận văn mở ra các vấn đề mới cần nghiên cứu đối với học thuật về Trung tâm Hành chính công; việc cung ứng dịch vụ hành chính công, giải quyết TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước theo cơ chế MC, MCLT tập trung tại Trung tâm HCC; nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức TTHCC cấp tỉnh. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1