intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

63
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích và đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƢỢNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƢỢNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THANH HÀ HÀ NỘI - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Thanh Hà. Các số liệu trong luận văn được thu thập, xử lý trình bày khách quan, trung thực. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn trung thực, rõ ràng. Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Phƣợng
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, các phòng ban của Học viện cùng quý Thầy, Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian qua, làm cơ sở cho em thực hiện luận văn này. Với tình cảm trân trọng nhất, Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Thanh Hà, người Thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Công an quận Hai Bà Trưng đã tận giúp đỡ em trong việc thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng ủng hộ, động viên em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Với tinh thần cầu thị rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô cùng quý độc giả quan tâm đến luận văn để em có thể nhận thức sâu sắc hơn và hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phƣợng
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7 3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8 5.1. Phương pháp luận................................................................................ 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................. 9 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN NHÂN DÂN ................. 11 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................................... 11 1.1.1. Kỹ năng ........................................................................................... 11 1.1.2. Giao tiếp .......................................................................................... 13 1.1.3. Giao tiếp hành chính ....................................................................... 16 1.1.4. Giao tiếp hành chính của chiến sỹ công an .................................... 18 1.2. VAI TRÒ, YÊU CẦU, ĐẶC TRƯNG CỦA GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN. ................................................ 20 1.2.1. Vai trò của giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ công an ...... 20 1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................... 22
  6. 1.2.3. Đặc trưng ........................................................................................ 27 1.3. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN. ................................................................................ 30 1.3.1. Quy định của pháp luật về kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ công an ........................................................................................ 30 1.3.2. Kỹ năng giao tiếp với cấp trên trong giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ ............................................................................................... 31 1.3.3. Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ ......................................................................................... 31 1.3.4. Kỹ năng giao tiếp với người dân trong giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ ............................................................................................... 32 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH. ........................................................................................................ 32 1.4.1. Yếu tố chính trị ............................................................................... 32 1.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội .................................................................... 34 1.4.3. Yếu tố văn hóa ................................................................................ 36 1.4.4. Yếu tố tâm lý................................................................................... 37 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 39 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN QUẬN HAI BÀ TRƢNG,.......... 40 THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 40 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG AN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ............................................................................... 40 2.1.1. Lịch sử phát triển ............................................................................ 40 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................... 43 2.1.2.1. Vị trí và chức năng....................................................................... 43
  7. 2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ............................................................... 43 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy của Công an quận Hai Bà Trưng ...................... 43 2.2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. .............................................................................................. 46 2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về kỹ năng giao tiếp hành chính ... 46 2.2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp với cấp trên ...................................... 49 2.2.3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp ............................... 54 2.2.4. Thực trạng kỹ năng giao tiếp với người dân................................... 60 2.2.4.1. Thái độ giao tiếp .......................................................................... 60 2.2.4.2. Kỹ năng nghe ............................................................................... 65 2.2.4.3. Kỹ năng nói .................................................................................. 68 2.2.4.4. Kỹ năng phản hồi ......................................................................... 71 2.2.4.5. Kỹ năng soạn thảo văn bản .......................................................... 72 2.2.4.6. Kỹ năng giải quyết, xử lý công việc ............................................ 73 2.2.4.7. Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ ........................................................................ 76 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ CHIẾN SỸ CÔNG AN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. .............................................................................................. 76 2.3.1. Những ưu điểm ............................................................................... 76 2.3.2. Những hạn chế ................................................................................ 78 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................... 79 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 80
  8. CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................ 81 3.1. Phương hướng hoàn thiện kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội ........................... 81 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................... 85 3.2.1. Nâng cao nhận thức vai trò của kỹ năng giao tiếp hành chính ....... 85 3.2.2. Hoàn thiện thể chế về kỹ năng giao tiếp hành chính ...................... 88 3.2.3. Đổi mới công tác tuyển dụng theo hướng đưa kỹ năng giao tiếp vào tiêu chí tuyển dụng .................................................................................. 889 3.2.4. Xây dựng văn hóa công sở.............................................................. 91 3.2.5. Xây dựng mạng lưới thông tin ........................................................ 94 3.2.6. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, hiệu quả, khoa học..... 97 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102 1. Kết luận ................................................................................................... 102 2. Kiến nghị................................................................................................. 103 2.1. Đối với Công an Thành phố Hà Nội ................................................ 103 2.2. Đối với công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội ................. 104 2.3. Đối với các cơ sở tham gia đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp hành chính cho cán bộ, chiến sỹ ............................................................. 104 2.4. Đối với cán bộ, chiến sỹ ................................................................... 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 106 PHỤ LỤC ................................................................................................... 1100
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU Trang Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về văn bản pháp luật quy định về kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ ..................................................... 46 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về kỹ năng giao tiếp của cán bộ, chiến sỹ đối với cấp trên .............................................................................................. 49 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ đối với đồng nghiệp ........................................................................ 56 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về kỹ năng giao tiếp thông qua lời nói của cán bộ, chiến sỹ đối với đồng nghiệp ............................................................ 58 Bảng 2.5a. Kết quả khảo sát của về thái độ giao tiếp của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là cán bộ, chiến sỹ) ................................................... 61 Bảng 2.5b. Kết quả khảo sát của về thái độ giao tiếp của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là cán bộ, chiến sỹ) ................................................... 62 Bảng 2.6a. Kết quả khảo sát của về thái độ giao tiếp của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là người dân) ............................................................. 63 Bảng 2.6b. Kết quả khảo sát của về thái độ giao tiếp của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là người dân) ............................................................. 64 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát kỹ năng nghe của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là cán bộ, chiến sỹ) ............................................................... 65 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát kỹ năng nghe của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là người dân) ......................................................................... 66 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát kỹ năng nói của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là cán bộ, chiến sỹ).......................................................................... 68 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát kỹ năng nói của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là người dân) ......................................................................... 69
  10. Bảng 2.11. Kết quả khảo sát kỹ năng phản hồi của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là cán bộ, chiến sỹ) ............................................................... 71 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát kỹ năng nói của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là người dân) ......................................................................... 71 Bảng 2.13. Kết quả khảo sát kỹ năng soạn thảo văn bản của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là cán bộ, chiến sỹ) ......................................... 72 Bảng 2.14. Kết quả khảo sát kỹ năng soạn thảo văn bản của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là người dân) ................................................... 72 Bảng 2.15. Kết quả khảo sát kỹ năng kỹ năng giải quyết, xử lý công việc của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là cán bộ, chiến sỹ) .............. 73 Bảng 2.16. Kết quả khảo sát kỹ năng kỹ năng giải quyết, xử lý công việc của cán bộ, chiến sỹ (đối tượng khảo sát là người dân) ........................ 74
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài được lựa chọn xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của giao tiếp nói chung và kỹ năng giao tiếp hành chính nói riêng. Giao tiếp là phương tiện quan trọng để thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa con người với con người, là công cụ quan trọng thể hiện tính nhân bản trong quá trình thực thi công vụ và quan hệ với đồng nghiệp, là yếu tố để từng cá nhân trong tổ chức chứng tỏ được bản thân cũng như tìm ra được những giải pháp tốt nhất để giải quyết công việc. Nói cách khác, giao tiếp là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho mỗi cá nhân trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu phải có kỹ năng giao tiếp đã trở thành những yêu cầu bắt buộc đối với nhiều ngành nghề trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp không phải tự nhiên mà có được, nó được hình thành qua quá trình học tập, tiếp thu, lắng nghe, quan sát và sàng lọc cách giao tiếp của những người xung quanh mình. Với kỹ năng giao tiếp tốt, mỗi cá nhân sẽ nhanh chóng đi đến thành công trong giao dịch, mang lại hiệu quả công việc ở bất kỳ một cơ quan hay một tổ chức nào. Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của bối cảnh cải cách hành chính và nền hành chính phục vụ. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ những yếu kém, hạn chế trong giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ VII, Đảng ta xác định công cuộc cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm phải được thực hiện. Vấn đề cải cách hành chính thực sự là vấn đề trọng tâm của chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước với mục tiêu được đặt ra là xây dựng một nền hành chính trong sạch, có 1
  12. đủ năng lực sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước thông qua giao tiếp. Theo tinh thần của Đại hội VI, đội ngũ cán bộ, công chức viên chức đang được đặt ra khẩn trương với mục tiêu đào tạo đội ngũ chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại. Đây là nhiệm vụ to lớn trong việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ cho cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Dưới áp lực của việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập quốc tế, cải cách hành chính sẽ được đẩy mạnh. Giao tiếp hành chính trong lực lượng Công an nhân dân sẽ được chuyên môn hóa, thay đổi theo hướng ngày càng hướng tới phục vụ người dân, hướng vào nâng cao chất lượng và hiệu quả hành chính để làm vừa lòng người dân chứ không chậm chạp, tụt hậu so với đời sống xã hội sinh động. Thứ ba, xuất phát thực trạng kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân nói chung và tại Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nói riêng. Trong những năm qua, kỹ năng giao tiếp của công chức, viên chức nói chung, và của cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng Công an nhân dân luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Trong các cơ quan, tổ chức đều có quy định rõ ràng, công khai về chức năng, nhiệm vụ, quy trình công tác của công chức viên chức trong cơ quan Nhà nước. Nhờ đó, văn hóa giao tiếp ứng xử và kỹ năng giao tiếp hành chính của công chức cũng như cán bộ, chiến sỹ ngày càng được cải thiện rõ rệt, từng bước nâng cao hiệu quả làm việc cũng như uy tín của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong công cuộc đổi mới giai đoạn hiện nay. Chính vì thế không phải ngẫu nhiên mà tầm quan trọng của giao tiếp là một trong những vấn đề cơ bản được nhấn mạnh trong Quy chế 2
  13. văn hóa công sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg và cũng là một trong những nội dung được đề cập đến của chương trình đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống nhà nước. Kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Bởi lẽ, trên thực tế, cán bộ, chiến sỹ trong ngành Công an nói chung và cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nói riêng là những người làm việc trong lĩnh vực đặc thù và thể hiện tính chất chuẩn mực cao trong thực thi công vụ. Vì đặc thù công việc của đội ngũ này rất cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có như vậy họ mới có những mối quan hệ tốt đẹp với người dân, mới dành được thiện cảm của người dân, tổ chức, qua đó mới có khả năng giải quyết các tình huống trong công việc. Họ chính là cầu nối giữa cơ quan nhà nước với người dân. Do đó, nếu đội ngũ này có kỹ năng giao tiếp hành chính tốt, hiệu quả công việc sẽ cao hơn, ngược lại nếu kỹ năng giao tiếp của đội ngũ này kém, rất dễ dẫn đến những bức xúc, hiểu lầm từ phía người dân, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như các nhiệm vụ khác của cơ quan, đơn vị. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp hành chính tốt sẽ là “yếu tố” giúp cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng sẽ có được những thành công nhất định trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống nói chung, từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ và phục vụ nhân dân. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của tôi. 3
  14. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giao tiếp ứng xử và kỹ năng giao tiếp là đề tài đã được rất nhiều học giả, các nhà nghiên cứu thực hiện trong những năm qua. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (2003) “Giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt nam hiện nay”. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống các vấn đề về giao tiếp và giao tiếp hành chính, trên cở sở đó đã khảo sát thực trạng của hoạt động giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam. Các giải pháp trong đề tài hướng đến mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nói chung và năng lực làm việc của cán bộ, công chức nói riêng. - Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm chủ biên, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã xây dựng các vấn đề lý luận trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể là các vấn đề lý luận về kiến thức, kỹ năng (chuyên môn, nghiệp vụ, về trình độ lý luận, chính trị, về các kỹ năng quản lý nhà nước, trong đó có kỹ năng giao tiếp), về tinh thần thái độ trong thực thi công vụ. Các Luận án, Luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu như: - Tác giả Đào Thị Ái Thi (2008), “Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam”. Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Luận án đã xây dựng các vấn đề lý luận về giao tiếp hành chính trong bối cảnh cải cách hành chính; khảo sát thực trạng các kỹ năng giao tiếp hành chính trong thực thi công vụ, chỉ ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân 4
  15. của những bất cập hạn chế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các kỹ năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. - Trịnh Thanh Hà: Xây dựng văn hóa ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Hà Nội, 2009. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Luận án đã xây dựng các vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử, giao tiếp của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước; phân tích thực trạng văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những bất cập, hạn chế; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước bằng việc xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử công vụ hiệu quả. Giao tiếp hành chính cũng là một trong yếu tố thuộc văn hóa công vụ, do đó, đây là một trong những công trình nghiên cứu được học viên sử dụng làm căn cứ khoa học để tiếp cận nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho đề tài luận văn. - Vũ Minh Nguyệt, Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp của công chức cấp quận trong việc tiếp công dân, thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Hà Nội, 2012. Công trình nghiên cứu này, trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giao tiếp, tác giả đã phân tích thực trạng công tác bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp của công chức cấp huyện trong tiếp công dân; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, trong đó các giải pháp về nâng cao nhận thức, giải pháp về bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng giao tiếp, giải pháp về thể chế, tài chính. - Tác giả Châu Thúy Kiều (2010) “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ tâm lý học Thành phố Hồ Chí Minh. Từ góc nhìn tâm lý học, tác giả luận văn đã phân tích được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên sư phạm trường Cao đẳng Cần thơ, trên cơ sở đó tác giả đã phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng 5
  16. và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên sư phạm trường Cao đẳng Cần thơ. - Tác giả Trần Kim Chín (2011), “Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính cho đội ngũ cán bộ công chức quận quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh” . Luận văn thạc sĩ quản lý công. Từ góc độ Quản lý công, tác giả công trình này đã phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp quận trong quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh; đề xuất các giải pháp trong công tác bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công chức cấp quận góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Tác giả Lâm Thị Ngoan (2013) với đề tài “Nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ, viên chức văn phòng tại các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ quản lý công. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp đối với cán bộ công chức, viên chức trong trường Đại học, tác giả Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về giao tiếp; phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp cán bộ công chức, viên chức trong trường Đại học trên địa bàn TP. Hà nội; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức, viên chức trong trường Đại học trên địa bàn TP. Hà nội. - Tác giả Đào Thị Ái Loan (2015) với đề tài “Kỹ năng giao tiếp hành chính của chủ tịch UBND phường”, Luận văn Thạc sỹ quản lý công. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, một trong những tiêu chí xác định năng lực của chủ tịch UBND phường là kỹ năng giao tiếp, tác giả luận văn hệ thống hóa các vấn đề về lý thuyết giao tiếp hành chính; phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp hành chính của chủ tịch UBND phường; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ năng giao tiếp hành chính của UBND phường. - Ngân Thanh Hải: Kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, công chức 6
  17. trong quá trình thực thi công vụ (nghiên cứu thực tiễn tại UBND huyện KrôngNô, tỉnh Đắk Nông), Khóa luận tốt nghiệp Quản lý Hành chính công, TP Hồ Chí Minh, 2009. Đề tài khoa học này cũng tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về giao tiếp hành chính của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ (nghiên cứu thực tiễn tại UBND huyện KrôngNô, tỉnh Đắk Nông), qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động này tại UBND huyện KrôngNô, tỉnh Đắk Nông. Các đề tài và các công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận đến giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trên nhiều góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu là nghiên cứu trên góc độ khái quát lý thuyết, hoặc nghiên cứu thực tiễn ở những lĩnh vực hoạt động cụ thể với những đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về “Kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”. Điều này cho thấy khoảng trống nghiên cứu và khẳng định tính mới, tính sáng tạo của đề tài luận văn. Đề tài được lựa chọn với mong muốn hoàn thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp hành chính cho cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, tác giả hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp hành chính. 7
  18. - Phân tích và đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đối tượng và thu thập số liệu trong giai đoạn 2013 – 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ các nguồn như sách chuyên khảo, giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ cùng chuyên ngành và nội dung nghiên cứu là giao tiếp, kỹ năng giao tiếp hành chính. Thông tin về thực tiễn được tác giả tìm hiểu thông qua các báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo đánh giá xếp loại viên chức, người lao động hàng năm và báo cáo tổng kết công tác giai đoạn 2013 – 2017 của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng và báo cáo tổng kết của Công an thành phố Hà Nội. 8
  19. - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và trên cơ sở khung lý luận được trình bày ở Chương 1, tác giả thiết kế bảng hỏi để tiến hành điều tra. Bảng hỏi được thiết kế dành riêng đối với từng đối tượng khác nhau. Tổng số phiếu phát ra là 320 phiếu, đối tượng nhận phiếu điều tra gồm: + 160 phiếu dành cho nhóm đối tượng là cán bộ, chiến sỹ làm việc tại Công an quận Hai bà Trưng, thành phố Hà Nội; + 160 phiếu dành cho nhóm đối tượng là người dân tham gia các giao dịch hành chính tại Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Nội dung điều tra: việc sử dụng các kỹ năng trong giao tiếp trong nội bộ đơn vị và hệ thống cơ quan như khi giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với đồng nghiệp, với công dân và tổ chức; trong đó tập trung vào các kỹ năng như kỹ năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ và kỹ năng xử lý các tình huống, xử lý mâu thuẫn phát sinh trong quá trình công tác.... - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Đối tượng phỏng vấn được chia thành 3 nhóm gồm: + Cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; + Chiến sỹ công an; + Người dân. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề: Về lý luận: kỹ năng giao tiếp hành chính, tầm quan trọng và nội dung của kỹ năng giao tiếp hành chính, các cách thức bồi dưỡng, cải thiện các kỹ 9
  20. năng giao tiếp hành chính trong trong thực thi công vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng; Về chính sách: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn trình bày một số đề xuất một số giải pháp để điều chỉnh các quy định liên quan đến kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Về thực tiễn: làm rõ thực trạng về kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; chứng minh rằng có thể nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho họ nếu có biện pháp tác động thích hợp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân. Chương 2: Thực trạng về kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0