intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỀ ÁN THẠC SĨ TẰNG MÀNH CHƯỚNG TÊN ĐỀ ÁN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẰNG MÀNH CHƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG, MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Sau hơn 4 tháng thực hiện đề án, trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, giáo trình và sự định hướng của Giảng viên hướng dẫn thì cơ bản đề án đã dần hoàn thiện. Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Học viên. Học viên cam kết rằng các số liệu và kết quả được nêu trong đề án là trung thực và đã được thu thập một cách công bằng và cẩn thận trong quá trình thực hiện đề án. Những thông tin này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chúng tôi cam kết giữ bí mật về cho đến khi đề án hoàn thành và được công bố chính thức. Học viên xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ và định hướng mà Học viên nhận được trong quá trình thực hiện dự án này đã được cảm ơn một cách chân thành. Học viên luôn trân trọng sự hỗ trợ đó và cam kết sẽ luôn tôn trọng và ghi nhận đóng góp của tất cả những tập thể, cá nhân đã hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện đề án. Ngoài ra, Học viên cam kết rằng tất cả các thông tin trích dẫn trong đề án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc một cách rõ ràng và chính xác. Học viên tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của những người khác và cam kết tuân thủ tất cả các quy định và nguyên tắc về bản quyền. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2024 Tác giả đề án Tằng Mành Chướng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ sâu sát của quý Thầy, cô và anh chị cán bộ công chức phường Bình Trị Đông, sau hơn 4 tháng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu đến nay đề án của Học viên cũng đã cơ bản hoàn thành. Học viên xin ghi nhận và trân quý những tình cảm, sự hỗ trợ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân, quý Thầy Cô bằng sự cầu thị, học hỏi chân thành nhất. Học viên xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô thuộc Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học đã tận tình tạo điều kiện về thời gian, địa điểm cho Học viên đảm bảo tham gia đầy đủ các môn học trong chương trình đào tạo và hỗ trợ Học viên hoàn thành các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn hiện hành đối với Thạc sĩ định hướng ứng dụng. Học viên cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng viên bộ môn đã tận tâm giảng dạy, trao đổi, truyền đạt những kiến thức quý báu góp phần làm hành trang vững vàng cho học viên trong việc thực hiện đề án. Đặc biệt, Học viên xin chân thành cảm ơn Cô TS. Nguyễn Thị Hồng Duyên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho Học viên từ lúc nhận đề tài đến lúc hoàn thành đề án. Cô đã bằng kinh nghiệm, sự nhiệt huyết của mình để truyền lửa, động viên và tạo cơ hội cho thế hệ trẻ có đam mê nghiên cứu khoa học được thể hiện bản thân mình thông qua việc tìm tòi tài liệu, học hỏi kinh nghiệm và thử thách bản thân để đề xuất những giải pháp mới, sáng tạo để hoàn thành đề án một cách tốt nhất. Học viên cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ công chức Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông, các anh chị thuộc Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Bình Tân, đã hết lòng hỗ trợ tài liệu tham khảo, cung cấp số liệu, hỗ trợ trong công tác khảo sát bảng hỏi và hiến kế nhiều giải pháp thiết thực cho Học viên hoàn thành đề án này. Một lần nữa Học viên xin trân trọng cảm ơn và ghi nhận tất cả sự hỗ trợ của quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện đề án này.
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội CBCC Cán bộ công chức HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội LĐ-TB&XH Lao động – thương binh và xã hội NXB Nhà xuất bản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  6. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH 1. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê tổng số công ty, doanh nghiệp (tổ chức) và hộ kinh doanh trên địa bàn phường Bình Trị Đông giai đoạn 2021 – 2023 ................................................. 25 Bảng 2.2. Bảng thống kê tỷ lệ hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số trên địa bàn phường ....................................................................................................................................... 26 Bảng 2.3. Bảng thống kê số liệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” trên địa bàn phường Bình Trị Đông giai đoạn 2021 – 2023 ................................................. 27 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp công tác chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 – 2023 trên địa bàn phường Bình Trị Đông ......................................................... 32 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp công tác chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 – 2023 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội phường Bình Trị Đông và các đơn vị trên địa bàn quận Bình Tân. .................................................... 35 Bảng 2.6. Bảng thống kê số liệu các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” phường Bình Trị Đông giai đoạn 2021 - 2023 .............................................................. 38 Bảng 2.7. Bảng tình hình thực hiện giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn phường Bình Trị Đông giai đoạn 2021 – 2023 ............................................................. 40 2. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ tỉ lệ thành phần các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn phường Bình Trị Đông, tính đến tháng 3/2024........................................................................... 26 Hình 2.2. Sơ đồ thống kê các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững . 31 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn phường Bình Trị Đông giai đoạn 2021 - 2023 .......................................................................................... 34
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH.................................................................... iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v Phần MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................2 2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................................. 2 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .............................................................. 5 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững được tiếp cận dưới bình diện khoa học xã hội ................................................................................5 2.2.2. Các công trình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững được tiếp cận dưới bình diện khoa học về chính sách công ...........................................................7 2.2.3. Các công trình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững được tiếp cận dưới bình diện khoa học quản lý công .....................................................................9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án .................................................10 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 10 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 10 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án ........................................................11 4.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 11 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 11 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................11 5.1. Phương pháp luận .............................................................................................. 11 5.2. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 11 5.3. Phương pháp quan sát thực địa ........................................................................ 12
  8. vi 5.4. Phương pháp điều tra xã hội bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu. .................. 12 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn ..............................................13 7. Kết cấu đề án ....................................................................................................13 Phần NỘI DUNG..................................................................................................... 14 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .............................................................................................. 14 1.1. Một số khái niệm về giảm nghèo bền vững ................................................14 1.1.1. Khái niệm về nghèo........................................................................................ 14 1.1.2. Khái niệm về giảm nghèo .............................................................................. 15 1.1.3. Khái niệm về giảm nghèo bền vững............................................................. 15 1.2. Các tiêu chí về giảm nghèo bền vững .........................................................16 1.2.1. Tiêu chí thu nhập ............................................................................................ 16 1.2.2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ....................................... 16 1.2.2.1. Việc làm ............................................................................................16 1.2.2.2. Y tế ....................................................................................................16 1.2.2.3. Giáo dục ............................................................................................17 1.2.2.4. Nhà ở .................................................................................................17 1.2.2.5. Nước sinh hoạt và vệ sinh .................................................................17 1.2.2.6. Thông tin ...........................................................................................17 1.3. Các yếu tố tác động thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững ..............18 1.3.1. Yếu tố bên trong ............................................................................................. 18 1.3.2. Yếu tố bên ngoài ............................................................................................. 18 1.4. Cơ sở pháp lý trong thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững .............19 1.4.1. Cơ sở pháp lý mang tính chất vĩ mô............................................................. 19 1.4.2. Cơ sở pháp lý mang tính chất vi mô............................................................. 21 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................23 Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................ 24
  9. vii 2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến hiệu quả thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ......................................................................................................................24 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................................... 24 2.1.2. Điều kiện về kinh tế ....................................................................................... 24 2.1.3 Điều kiện về văn hóa, xã hội ......................................................................... 25 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường giai đoạn 2021 - 2023 .....................................................................27 2.2.1. Thực trạng về triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, quận Bình Tân trong thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông.............................................................................................. 27 2.2.2. Thực trạng về bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ....................................................... 28 2.2.3. Thực trạng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông 30 2.2.4. Thực trạng trong thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ........................................................................ 31 2.2.5. Thực trạng trong công tác phối hợp trong quá trình thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ........................................... 34 2.2.6. Thực trạng trong công tác hợp tác quốc tế, hợp tác công tư, xã hội hóa về thực thi giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ................... 36 2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................................................39 2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ........................................................................ 39 2.3.2. Hạn chế ............................................................................................................ 40 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ..................................................................................... 41 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................41
  10. viii Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG, TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......... 42 3.1. Định hướng về giảm nghèo bền vững .........................................................42 3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng ................................................................. 42 3.1.2. Quan điểm, chỉ đạo của Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 42 3.1.3. Quan điểm, chỉ đạo của Quận Bình Tân, phường Bình Trị Đông ............ 43 3.1.4. Định hướng của đề án trong việc thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ........................................................................ 43 3.2. Các giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh ........44 3.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, tổ tự quản giảm nghèo trên địa bàn phường Bình Trị Đông ............................................................ 44 3.2.1.1. Mục đích ...........................................................................................44 3.2.1.2. Cách thức thực hiện ..........................................................................44 3.2.2. Giải pháp về tăng cường hoạt động truyền thông, vận động quần chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ...................................................................................... 45 3.2.2.1. Mục đích ...........................................................................................45 3.2.2.2. Cách thức thực hiện ..........................................................................45 3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác phối hợp thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ................................. 46 3.2.3.1. Mục đích ...........................................................................................46 3.2.3.2. Cách thức thực hiện ..........................................................................46 3.2.4. Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực, xã hội hóa công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ....................................................... 46 3.2.4.1. Mục đích ...........................................................................................46 3.2.4.2. Cách thức thực hiện ..........................................................................46
  11. ix 3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả kéo giảm các chiều thiếu hụt trong chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông ........................ 47 3.2.5.1. Mục đích ...........................................................................................47 3.2.5.2. Cách thức thực hiện ..........................................................................47 3.3. Tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................................................52 3.3.1. Phân công nhiệm vụ ....................................................................................... 52 3.3.2. Lộ trình thực hiện ........................................................................................... 53 3.3.3. Nguồn kinh phí tổ chức thực hiện ................................................................ 55 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 57 1. Kết luận ............................................................................................................57 2. Một số kiến nghị...............................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 59 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 65
  12. 1 Phần MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Giảm nghèo bền vững là một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta thực hiện liên tục xuyên suốt trong hơn 15 năm qua. Qua các biện pháp và chính sách hỗ trợ, đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống của những người dân khó khăn. Trên cơ sở tầm quan trọng của việc giảm nghèo bền vững, tác giả đã chọn đề án nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện. Đề án được xây dựng từ 4 lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ hoạt động giảm nghèo bền vững đối với việc đảm bảo an ninh về đời sống vật chất và tinh thần của nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Có thể nhận thấy rằng chương trình giảm nghèo bền vững đã cung cấp một loạt các biện pháp hỗ trợ đa chiều cho các hộ nghèo và cận nghèo, giúp họ vượt qua tình trạng nghèo đói một cách ổn định. Những biện pháp này không chỉ tập trung vào việc tăng cường sản xuất và kinh doanh, mà còn chú trọng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường bảo vệ xã hội. Chẳng hạn, chương trình đã triển khai các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng dinh dưỡng và sức khỏe, bảo đảm an sinh xã hội thông qua các chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; việc hỗ trợ giáo dục và đào tạo kỹ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động; việc chú trọng cung cấp nhà ở ổn định và tiếp cận nguồn nước sạch tạo điều kiện sống tốt hơn cho cộng đồng. Điều này cũng đi kèm với các biện pháp hỗ trợ xã hội và pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của các hộ nghèo và cận nghèo. Thứ hai, xuất phát từ việc Đảng và Nhà nước luôn xem giảm nghèo bền vững là một trong những nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Việc thực hiện giảm nghèo bền vững được quan tâm và lãnh đạo xuyên suốt các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra chỉ tiêu hàng năm giảm 1-1,5% đối với tỷ lệ nghèo đa chiều [18]. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra thực hiện với quyết tâm cao, bên cạnh đó cần phát huy nội lực, khơi dậy tinh thần, ý chí quyết tâm vương lên thoát nghèo của các đối tượng thuộc
  13. 2 hộ nghèo, hộ cận nghèo và sự chung tay của toàn xã hội trong thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững. Tự Nghị quyết Đại hội Đảng, các cấp, các ngành, các tỉnh, thành phố đã cụ thể hóa các chương trình của trung ương phù hợp với đặc thù của địa phương. Thứ ba, xuất phát từ thực trạng hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu giai đoạn 2021 – 2025, toàn phường có 174 hộ nghèo và 129 hộ cận nghèo. Trong giai đoạn này, hoạt động giảm nghèo bền vững đã được phường chú trọng triển khai bằng nhiều kế hoạch, chương trình, giải pháp cụ thể, chính vì vậy tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đã giảm dần, cụ thể: năm 2021 đã giảm 44 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo, năm 2022 đã giảm 101 hộ nghèo và 91 hộ cận nghèo, năm 2023 thì không còn hộ nghèo và chỉ còn 24 hộ cận nghèo. Để đạt được mục tiêu đó phường đã được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, sự chỉ đạo của Đảng ủy phường, sự phối hợp chung tay của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và sự động thuận của toàn xã hội đã góp phần hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo bền vững trước thời hạn. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo còn lỏng lẻo; dân số đông chủ yếu lao động nhập cư; chưa có nhiều điều kiện về việc làm và thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Thứ tư, căn cứ vào kết quả khảo sát, thống kê các công trình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững, cho thấy hiện nay các công trình tiếp cận, nghiên cứu các nội dung liên quan đến thực hiện giảm nghèo bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nghiên cứu về nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn hiếm công trình nghiên cứu. Vì vậy, học viên chọn đề tài này làm đề án tốt nghiệp có giá trị về lý luận, thực tiễn và mang tính thời sự. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Quyển “Inclusive Growth for Sustainable Poverty Reduction in Developing Asia: The Enabling Role of Infrastructure Development” (2004) (Tăng trưởng bao trùm để giảm nghèo bền vững ở các nước đang phát triển ở Châu Á: Vai trò tạo điều kiện cho phát triển cơ sở hạ tầng) của Ifzal Ali and Xianbin Yao. Bài viết nhấn mạnh việc duy trì và đẩy
  14. 3 nhanh quá trình giảm nghèo đòi hỏi phải tăng cường nỗ lực để tăng trưởng toàn diện. Từ kinh nghiệm trước đây ở một số nước đang phát triển ở châu Á cho thấy tầm quan trọng của tăng trưởng bao trùm đối với việc giảm nghèo. Quyển “Poverty Reduction, Policies and Practices in Developing Asia” (2015) (Giảm nghèo, Chính sách và Thực tiễn ở các nước đang phát triển ở Châu Á) của nhóm tác giả Almas Heshmati, Esfandiar Maasoumi, Guanghua Wan; Nội dung bài viết bao gồm 7 phần trình bày lý thuyết, phương pháp, nghiên cứu thực nghiệm và các bài viết định hướng chính sách nhằm mục đích giảm nghèo. Các nội dung xoay quanh phân tích tình trạng đói nghèo và đề ra các giải pháp giảm thiểu bằng phương pháp tài chính vi mô, từ đó đề xuất các hiến kế cho các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu tại các nước đang phát triển ở Châu Á các chính sách, chiến lược toàn diện và hiệu quả. Học viên quan tâm đến phần thứ 3 của bài viết đã nêu được các chính sách giảm nghèo tại đô thị, đây là nội dung mà Học viên có thể xem xét để đưa vào chương 3 đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Quyển “Pathways to sustained poverty reduction: Balancing growth from above and below” (2019) (con đường giảm nghèo bền vững: cân bằng tăng trưởng từ trên xuống) của Andrew Shepherd and Vidya Diwakar. Bài viết đã cho ta hiểu thêm về khái niệm về “tăng trưởng từ trên cao” (growth from above GfA) cũng như thấy được vai trò tăng trưởng từ trên cao để thúc đẩy giảm nghèo như thúc đẩy sản xuất sử dụng nhiều lao động, phân phối lại lợi nhuận từ việc phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Báo cáo “Asia poverty reduction report 2020” (2020) (Báo cáo giảm nghèo Châu Á năm 2020) được các nhà nghiên cứu từ trường Cao đẳng Phát triển Quốc tế và Nông nghiệp Toàn cầu (CIDGA) chuẩn bị tại Diễn đàn Boao cho Châu Á. Báo cáo gồm 6 chương đã tổng hợp tình hình giảm nghèo của 47 quốc gia Châu Á. Đồng thời, báo cáo cũng đã phân tích những thách thức, thành tựu và đề xuất 4 mô hình giảm nghèo điển hình của Châu Á. Báo cáo này đã giúp Học viên có thể tham khảo thêm các mô hình điển hình giảm nghèo tại các nước Châu Á tại chương 4, làm tiền đề góp phần định hình các giải pháp mới áp dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương.
  15. 4 Quyển “Reshaping Social Policy to Combat Poverty and Inequality” (2020) (Định hình lại chính sách xã hội để chống đói nghèo và bất bình đẳng) của Augustine Nduka Eneanya. Bài viết bao gồm 10 chương khái quát về lịch sử các chính sách để từ đó định hình khung chính sách hiện nay. Từ đây, học viên có thể tham khảo thêm cách nhìn của các nước về khái niệm nghèo, chống đói nghèo và các giải pháp tổ chức thực hiện chống đói nghèo ở một số quốc gia phát triển. Sổ tay “Environment, Climate and Poverty Reduction” (2023) (Môi trường, Khí hậu và giảm nghèo) của UNDP. Sổ tay gồm 8 chương xoay quanh các vấn đề về nghèo đói và môi trường từ đó xây dựng các giải pháp về tài chính và truyền thông để thực hiện công tác giảm đói nghèo và cải thiện môi trường. Từ việc tham khảo quyển sổ tay, Học viên đã tham khảo được các cách tiếp cận về nghèo đói và có thêm những giải pháp mới cho đề án của mình. Báo cáo “Global Multidimensional Poverty Index 2022: Unpacking deprivation bundles to reduce multidimensional poverty” (2022) (Chỉ số Nghèo đa chiều Toàn cầu 2022: Giải mã các nhóm thiếu hụt để giảm nghèo đa chiều) của UNDP. Báo cáo này gồm 2 phần xem xét các mối liên kết lẫn nhau, hay những thiếu hụt liên kết đồng thời mà người nghèo đa chiều phải đối mặt trên khắp thế giới. Báo cáo lần đầu tiên trình bày phân tích chuyên sâu về các sự kết hợp có thể xảy ra - hoặc các nhóm - của sự thiếu hụt trong mười chỉ số được đo lường trong MPI toàn cầu. Phân tích này điều tra những thiếu hụt liên kết nào xảy ra thường xuyên nhất, ở đâu và làm thế nào chúng có thể được giải quyết bằng các phương pháp tiếp cận đa ngành để giảm nghèo. Báo cáo “Global multidimensional poverty index 2023: Unstacking global poverty - data for high-impact action” (2023) (Chỉ số nghèo đa chiều toàn cầu 2023: Giảm nghèo toàn cầu - dữ liệu cho hành động có tác động cao) của UNDP. Báo cáo này bao gồm 6 nội dung trình bày những cập nhật ngắn gọn về tình trạng nghèo đa chiều (sau đây gọi tắt là “nghèo”) trên thế giới. Nó tổng hợp dữ liệu từ 110 quốc gia đang phát triển với 6,1 tỷ người, chiếm 92% dân số ở các nước đang phát triển. Nó kể một câu chuyện quan trọng và dai dẳng về tình trạng nghèo đói phổ biến trên thế giới và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của người nghèo, sự thiếu thốn và
  16. 5 mức độ nghèo đói của họ đến mức nào để cung cấp thông tin và đẩy nhanh các nỗ lực chấm dứt nghèo đói dưới mọi hình thức. Như vậy, kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình nước ngoài đã giúp đề án kế thừa một số nội dung nghiên cứu luận về giảm nghèo bền vững, từ đó đề án có thể vận dụng trong quá trình xây dựng khung lý thuyết ở chương một. Đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động giảm nghèo một số quốc gia để từ đó giúp đề án có cơ sở khoa học để tham chiếu với quá trình đánh giá thực trạng giảm nghèo bền vững ở địa bàn nghiên cứu của đề án ở chương hai, định hình nên khung giải pháp phù hợp áp dụng tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Hiện nay trong nước có rất nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, giáo trình, bài viết về thực hiện chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững tại một số địa phương. Để hỗ trợ cho đề án, học viên cũng đã nghiên cứu và tập hợp các công trình nghiên cứu, tài liệu thành các nhóm phục vụ cho việc hình thành khung pháp lý, lý luận chung, tạo tiền đề nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp thực hiện, cụ thể: 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững được tiếp cận dưới bình diện khoa học xã hội Sách chuyên khảo “Nghèo đa chiều của dân cư vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa” (2020) của Trần Nguyệt Minh Thu, Nxb Khoa học xã hội đã giúp đề án có cái nhìn về thực trạng nghèo đa chiều khu vực ven đô kể từ năm 1998 đến năm 2017 để từ đó tham chiếu xây dựng khung giải pháp phù hợp với địa phương. Quyển sách “Chính sách giảm nghèo bền vững của một số nước và một số gợi ý đối với Việt Nam” (2021) do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành là tài liệu tập trung phân tích kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo của một số nước, đánh giá tình hình và thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Sách gồm 4 chương về tổng quan, kinh nghiệm một số quốc gia, thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Việt Nam và các quan điểm, chủ trương của Đảng và
  17. 6 các giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam từ nay đến năm 2045. Báo cáo “Tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam” (2015) của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Mục tiêu tổng thể của báo cáo nhằm đánh giá tổng quan các kết quả chính của các nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2013 về giảm nghèo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra những vấn đề mang tính gợi ý sâu cho các hoạt động giám sát của Đoàn Giám sát theo nội dung của Nghị quyết. Bài viết “Một số giải pháp giảm nghèo theo cách tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021 – 2023 ở tỉnh Đồng Tháp” (2023) của Nguyễn Thanh Tuấn đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước đã đánh giá những kết quả đạt được và một số hạn chế, khó khăn trong công tác giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021–2023, qua đó, gợi ý một số nội dung nhằm thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh thời gian tới. Bài viết “Nghèo đa chiều – cơ hội và thách thức trong công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” (2023) của Lê Thị Diệu Hoa được đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước đã phân tích được 4 cơ hội và 3 thách thức trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đối với công tác giảm nghèo bền vững tại Việt Nam. Bài viết “Công tác xóa đói, giảm nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Việt Nam hiện nay” (2024) của Bùi Bảo Trung được đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước đã đề xuất nhiều giải pháp cơ bản trong việc thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững hiện nay tại Việt nam như tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ đơi với công tác giảm nghèo bền vững, phát huy tinh thần nỗ lực tự lực vươn lên của người nghèo, huy động nguồn vốn vay, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công tác giảm nghèo, tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghèo đói và hòa nhập đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (2023) của Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM gồm 14 bài viết của các nhà Khoa học, nghiên cứu viên về các vấn đề về nghèo đói và sự dịch chuyển lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Học viên quan tâm đến nội dung về các nội dung: Khả năng ứng phó rủi ro xã hội của người nghèo đô thị; hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP.HCM;
  18. 7 đào tạo kĩ năng nghề, giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo bền vững tại TpHCM; phụ nữ nghèo đô thị: những thiếu hụt và rủi ro trong đời sống nhập cư ở TP.HCM; kinh nghiệm hỗ trợ lao động phi chính thức vượt nghèo do những cú sốc như đại dịch covid-19. Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” (2011) của Đỗ Thị Dung nghiên cứu thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; đưa ra được phương hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn. Từ những công trình nghiên cứu trên đã giúp cho đề án rút ra được những bài học, kinh nghiệm trong quá trình thực thi hoạt động giảm nghèo bền vững, để từ đó đối chiếu với thực tiễn tại địa phương để tìm ra các giải pháp thực hiện phù hợp, đồng thời đề xuất các giải pháp mới, chưa được nghiên cứu để thực hiện giải pháp của đề án. 2.2.2. Các công trình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững được tiếp cận dưới bình diện khoa học về chính sách công Sách chuyên khảo “Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp” (2012) do Lê Quốc Lý chủ biên: đã nêu một số lý luận về giảm nghèo; những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo. Ngoài cơ sở lý luận, cuốn sách tổng kết, đánh giá tổng thể chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam một cách khá toàn diện ở thời điểm nghiên cứu. Sách chuyên khảo “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay” (2013) của Mai Ngọc Cường, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật đã khái quát về đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc và quá trình chính sách xã hội, cũng như hệ thống các chính sách xã hội phổ biến ở các nước và những nội dung có khả năng vận dụng ở nước ta. Đồng thời tác giả đề cập thực trạng với những thành tựu đạt được cũng những hạn chế, vướng mắc của chính sách xã hội dưới góc độ các lĩnh vực như: chính sách về thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội; chính sách việc làm; chính sách cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; cung ứng các dịch vụ xã hội cá nhân; chính sách đối với người có công; chính sách bình đẳng giới. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra những
  19. 8 giải pháp và một số khuyến nghị về xây dựng hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam những năm tới. Bài viết “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện” (2012) của Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân: đã nêu thực trạng, kết quả của chính sách giảm nghèo và định hướng chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới. Sách “Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội phân tích thực tế ở Đồng Nai” (2009) của Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật đã trình bày 6 nội dung với 4 trụ cột xây dựng mô hình an sinh xã hội, trong đó có đề cập đến việc xóa đói giảm nghèo trong hệ thống an sinh xã hội. Luận văn thạc sĩ Chính sách công “Chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” (2015) của Nguyễn Thành Nhân: nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo; thực trạng giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đưa ra được phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ chính sách công “Chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” (2015) của Bùi Thế Hưng: nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo; thực trạng giảm nghèo trên địa bàn quận Lê Chân thành phố Hải Phòng; đánh giá những mặt được và chưa được và nguyên nhân; đồng thời đề ra các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Luận văn thạc sĩ Chính sách công “ Chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn Quận Tân Phú, TP.HCM” (2016) của Phan Thị Kim Phúc: nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo; thực trạng giảm nghèo trên địa bàn quận Tân phú Thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác giảm nghèo; đề ra phương hướng và một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay… Từ tiếp cận dưới bình diện khoa học về chính sách công đã giúp cho đề án rút ra được những bài học, kinh nghiệm trong quá trình thực thi chính sách. Đồng thời, làm cơ sở để xây dựng các giải pháp phù hợp, đảm bảo tính pháp lý, xã hội, khoa học
  20. 9 và thực tiễn sao cho đảm bảo hài hòa giữa công tác quản lý nhà nước và lợi ích của người dân đặc biệt là đối tượng thụ hưởng thuộc chương trình giảm nghèo bền vững. 2.2.3. Các công trình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững được tiếp cận dưới bình diện khoa học quản lý công Công trình “Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935-2001” (2001) của Lê Vinh danh, Nxb Thống kê, Hà Nội, đã nghiên cứu rất công phu về chính sách kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ. Nghiên cứu gồm 2 phần: Phần thứ nhất “Chính sách công và chính quyền”, trong đó tác giả dành chương 2 để nghiên cứu và trình bày cơ sở lý luận về chính sách và những vấn đề có liên quan đến chính sách. Phần hai (gồm 7 chương) đã tập trung làm rõ quá trình lập và thực hiện chính sách, lý thuyết thực hiện và điều chỉnh chính sách. Nghiên cứu “Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách” (2001) của Lê Chi Mai, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến những nội dung mang tính lý luận về những vấn đề cơ bản của chính sách và quy trình chính sách, trong đó tác giả chú trọng trình bày những giai đoạn cuả quá trình thực hiện, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi chính sách cũng như các hình thức và công tác tổ chức thực hiện chính sách công. Tập sách “23 năm chương trình xóa đói giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh (1992-2015)” (2015), Nxb.Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh đã tổng quát các giai đoạn của Chương trình giảm nghèo ở Thành phố; sự lãnh chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; những kết quả mà Thành phố đạt được; những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện” (2012) của Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 181, tr.19-26. Bài viết ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 4 phần: Phần 1 là quan niệm về nghèo và chính sách giảm nghèo; Phần 2 đề cập đến các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam; Phần 3 là thực trạng nghèo và kết quả của các chính sách giảm nghèo; Phần 4 là định hướng chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết “Về chính sách và giải pháp giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều tại TP.HCM” (2015) của Nguyễn Văn Xê, đã nêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2