intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG TRỌNG NHẬT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG TRỌNG NHẬT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG HIỂN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hiển. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thừa Thiên Huế, tháng năm 2023 Học viên Hoàng Trọng Nhật i
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và đề tài luận văn Thạc sĩ “Quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế”, nhân dịp này: Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hoàng Hiển đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo ở Học viện Hành chính quốc gia đã truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập để cho tôi có đủ điều kiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo và cán bộ Phòng Công tác sinh viên – Thư viện, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Học viên Hoàng Trọng Nhật ii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa CB Cán bộ CBGV Cán bộ giảng viên CBQL Cán bộ quản lý CĐR Chuẩn đầu ra CGCN Chuyển giao công nghệ CLĐTĐH Chất lượng đào tạo đại học CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSGD Cơ sở giáo dục CSVC Cơ sở vật chất CTĐT Chương trình đào tạo CTSV-TV Công tác sinh viên-Thư viện ĐH Đại học ĐHH Đại học Huế ĐHKT Đại học Kinh tế ĐTĐH Đào tạo đại học GDĐH Giáo dục đại học GDĐT Giáo dục đào tạo GV Giảng viên HTTTKT Hệ thống thông tin kinh tế KĐCL Kiểm định chất lượng KT&PT Kinh tế và Phát triển KTBĐCLGD Khảo thí bảo đảm chất lượng giáo dục KTCT Kinh tế chính trị KT-TC Kế toán-Tài chính NCKH Nghiên cứu khoa học NV Nhân viên QLCL Quản lý chất lượng QTKD Quản trị kinh doanh SV Sinh viên VHCL Văn hóa chất lượng VHT Cố vấn học tập XH Xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa iii
  6. MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 16 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ................................................................................................ 16 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo ............................................................. 16 1.1.1. Khái niệm chất lượng và chất lượng đào tạo ................................................ 16 1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo............................................................ 23 1.2. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo đại học .............................................. 25 1.2.1. Quản lý công tác tuyển sinh và mục tiêu, quy mô đào tạo ............................ 25 1.2.2. Quản lý đội ngũ cán bộ giảng viên ............................................................... 25 1.2.3. Quản lý công tác tổ chức đào tạo (giảng dạy và học tập) .............................. 25 1.2.4. Quản lý nghiên cứu khoa học ....................................................................... 26 1.2.5. Quản lý công tác khảo thí – đảm bảo chất lượng giáo dục ............................ 26 1.2.6. Quản lý chính sách hỗ trợ sinh viên ............................................................. 26 1.2.7. Quản lý nguồn lực và cơ sở vật chất, thiết bị... ............................................. 26 1.2.8. Quản lý kết quả học tập của sinh viên .......................................................... 27 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học ... 27 1.3.1. Những yếu tố bên trong nhà trường ............................................................. 27 1.3.2. Những yếu tố bên ngoài nhà trường ............................................................. 29 1.4. Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý chất lượng đào tạo đại học trong và ngoài nước ............................................................................................................ 30 1.4.1 Các nước trên thế giới ................................................................................... 30 1.4.2. Ở các trường đại học trong nước .................................................................. 32 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng giáo dục đại học cho trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ...................................................................................... 35 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................. 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ ............. 38 2.1. Tổng quan về Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế .................................. 38 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 38 2.1.2. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức .............................................................. 39 2.2. Đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ........................................................................................... 40 2.2.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh và mục tiêu Đào tạo, quy mô Đào tạo .. 40 iv
  7. 2.2.2. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên ......................................................... 44 2.2.3. Thực trạng quản lý công tác tổ chức đào tạo ................................................ 49 2.2.4. Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên ............................ 50 2.2.5. Thực trạng quản lý công tác khảo thí – bảo đảm chất lượng giáo dục........... 51 2.2.6. Thực trạng quản lý chính sách hỗ trợ sinh viên ............................................ 53 2.2.7. Thực trạng quản lý hệ thống cơ sở vật chất phục vụ Đào tạo........................ 58 2.2.8. Thực trạng quản lý kết quả học tập của sinh viên ......................................... 59 2.3. Kết quả khảo sát đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng liên quan công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học trên quan điểm người học ........... 64 2.3.1. Khái quát mẫu điều tra khảo sát sinh viên .................................................... 64 2.3.2. Phân tích tầm quan trọng và mức độ đáp ứng đối với công tác quản lý chất lượng Đào tạo ........................................................................................................ 66 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. ............................................................................. 71 2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 71 2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .................................................................. 72 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................. 73 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ ............................................................................................. 75 3.1. Quan điểm, định hướng công tác quản lý chất lượng Đào tạo Đại học ...... 75 3.1.1. Phương hướng ............................................................................................. 75 3.1.2. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đến năm 2030 .... 75 3.2. Nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ......................... 76 3.2.1. Nhóm giải pháp về “Thực hiện các nguyên tắc” nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học......................................................................... 76 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý chất lượng đào tạo đại học theo các yếu tố đầu vào ................................................................................................. 77 3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện về Công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học trong quá trình tổ chức đào tạo (Quá trình tổ chức dạy và học) .............................. 80 3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện Công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học theo các yếu tố đầu ra .................................................................................................... 81 3.2.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ..................................... 82 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 86 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp các thành phần liên quan công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên ................................................................................... 5 Bảng 1.2. Thang đo đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học trên quan điểm người học ........................................................................................................ 8 Bảng 2.1: Tình hình tuyển sinh và quy mô đào tạo của Trường (2021-2022) ......... 42 Bảng 2.2. Các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học năm học 2021-2022 .................i Bảng 2.3: Kết quả khảo sát sinh viên về mục tiêu, chương trình đào tạo ................ 43 Bảng 2.4. Cơ cấu đội ngũ giảng viên Trường Đại học Kinh tế, .............................. 44 Đại học Huế năm 2022 .......................................................................................... 44 Bảng 2.5: Số lượng CB, GV đang được cử đi đào tạo (tính đến 08/2022) ................ v Bảng 2.6: Khảo sát sinh viên về chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên ....... 48 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về một số nội dung công tác đào tạo ........................... 49 Bảng 2.8. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của trường (2021-2022) ............... 50 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát sinh viên về công tác khảo thí của Nhà trường ............ 52 Bảng 2.9. Tình hình khen thưởng, kỷ luật sinh viên qua các năm........................... 55 Bảng 2.10: Tình hình sinh viên vi phạm quy chế thi .............................................. 55 Bảng 2.12 :Tổng diện tích sàn xây dựng (tính đến năm 2022) ............................... iii Bảng 2.13: Công khai thông tin về các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa năng, hội trường, phòng học, thư viện, trung tâm học liệu ....... iv Bảng 2.14. Diện tích đất/sinh viên; diện tích sàn/sinh viên ...................................... v Bảng 2.15: Kết quả học tập của sinh viên hệ CQ theo khóa và năm học ................ 59 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về Kết quả công tác quản lý chất lượng đào tạo qua đánh giá của sinh viên ........................................................................................... 61 Bảng 2.17: Tình hình sinh viên tốt nghiệp ra trường và kết quả tốt nghiệp............. 62 Bảng 2.18: Bảng khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ................... 64 Bảng 2.19. Số lượng sinh viên phản hồi theo Chương trình đào tạo ....................... 65 vi
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Ma trận IPA ........................................................................................... 13 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế .......................... 40 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đội ngũ giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế theo độ tuổi ................................................................................................................... 45 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ trình độ học vấn của giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ................................................................................................................. 46 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ phân bổ giới tính của giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ................................................................................................................. 47 Hình 2.1. Biểu đồ IPA về các đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế .............................................................. 66 Hình 2.2. Các thuộc tính liên quan đến công tác quản lý chất lượng đào tạo được định vị ở góc phần tư C của ma trận IPA ............................................................... 67 Hình 2.3. Các thuộc tính liên quan đến công tác quản lý chất lượng đào tạo được định vị ở góc phần tư K của ma trận IPA ............................................................... 68 Hình 2.4. Các thuộc tính liên quan đến công tác quản lý chất lượng đào tạo được định vị ở góc phần tư O của ma trận IPA ............................................................... 69 Hình 2.5. Các thuộc tính liên quan đến công tác quản lý chất lượng đào tạo được định vị ở góc phần tư L của ma trận IPA ............................................................... 70 vii
  10. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã đặt ra những thách thức lớn đối với giáo dục đại học ở Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh mới. Chính vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, trong nhiều văn bản chính sách của Đảng và nhà nước đã thể hiện những quan điểm, mục tiêu đổi mới và phát triển nền giáo dục đại học. Nghị quyết số 29/NQ- TW ngày 22/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương đã nêu nhiệm vụ để thực hiện phát triển bền vững đất nước, giáo dục đào tạo (GDĐT) cần đổi mới cơ bản và toàn diện theo “Hướng phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2021 của nước ta đã khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Với những định hướng đó, giáo dục đại học (GDĐH) ở nước ta trong thời gian qua đã có những bước phát triển mới về quy mô, thực hiện xã hội hóa, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị,... Tuy nhiên, GDĐH vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém về công tác quản lý, về chất lượng đào tạo, mà nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý chất lượng đào tạo chưa được các trường quan tâm đúng mức. Đặc biệt, chưa có hệ thống đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục (QLCL) đào tạo phù hợp và hiệu quả. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, các trường đại học phải đổi mới theo hướng: Gắn với nhu cầu xã hội, chuyển dần đào tạo theo số lượng sang chú trọng đào tạo theo chất lượng và hiệu quả. Để bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học, nhất là các trường đào tạo kinh tế thì 1
  11. giải pháp cấp bách, then chốt là triển khai mô hình và thực hiện các giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học hiệu quả, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Kể từ khi được quyết định lên trường đại học (năm 2002), Trường đã có những bước tiến quan trọng trong việc ổn định, xây dựng và phát triển, không ngừng đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trước thực tế hội nhập, cạnh tranh và đòi hỏi nhu cầu của xã hội, Nhà trường đã gặp không ít những khó khăn, thách thức nhất là về nguồn lực, về công tác tổ chức quản lý, đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo. Việc thành lập nhiều trường đại học trên cơ sở nâng cấp từ hệ thống các trường cao đẳng trước đây đã làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế với các trường và cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế. Trước bối cảnh đó, vấn đề đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo chuẩn chất lượng giáo dục đại học là những yêu cầu cấp bách đặt ra đối với Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu để làm rõ những vấn đề liên quan đến chủ đề quản lý chất lượng đào tạo. Năm 2016, tác giả Trịnh Văn Sơn đã thực hiện nghiên cứu về chủ đề chất lượng giáo dục đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế nhưng phần lớn thiên về phân tích chất lượng dịch vụ đào tạo, trong khi chưa đi sâu phân tích, đánh giá toàn diện và có tính hệ thống về chủ đề quản lý chất lượng đào tạo trên cơ sở tiếp cận phân tích từ người học, cũng như đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế hoàn toàn mang tính cấp thiết về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Xuất phát từ đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế” làm luận văn Thạc sĩ. 2
  12. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề quản lý chất lượng đào tạo là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là vấn đề có phạm vi rộng, phức tạp và phong phú nên các nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực này còn hạn chế. Các nghiên cứu có liên quan đến quản lý chất lượng đào tạo cụ thể như sau: - Nghiên cứu của Phạm Thành Nghị (2000): đã nêu quá trình chuyển đổi của quản lý chất lượng giáo dục đại học nói chung đi từ mô hình quản lý truyền thống (như quản lý hành chính tập trung) sang hình thức quản lý hiện đại (phi tập trung hơn - quản lý bằng các qui trình, cơ chế tự chịu trách nhiệm). Quản lý chất lượng cũng chuyển đổi từ kiểm soát chất lượng sang đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể. - Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Châu và cộng sự (2008) và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005): cho rằng: quản lý chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu của hệ thống, là chất lượng của các thành tố tạo nên hệ thống như chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình và chất lượng đầu ra. Các nghiên cứu này đề xuất đánh giá chất lượng của một mô hình giáo dục là đánh giá chất lượng của các thành tố tạo nên hệ thống đó, từ đầu vào, quá trình dạy học và đầu ra cho tới nơi làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp. - Nghiên cứu của Đỗ Trọng Tuấn (2015) về quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục khu vực miền Trung đã đề xuất quản lý chất lượng đào tạo theo 3 mô hình đảm bảo chất lượng của AUN-QA. Nghiên cứu này cũng đã đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo thông qua thiết kế chương trình đào tạo, quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, quản lý chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, quản lý chất lượng dịch vụ hỗ trợ học tập, và quản lý chất lượng đánh giá sinh viên. - Nghiên cứu của Võ Thị Quý và cộng sự (2015) cũng đề xuất việc đánh giá quản lý chất lượng đào tạo thông qua (1) Quản lý chương trình đào tạo; (2) Quản lý giảng viên; (3) Quản lý cơ sở vật chất; (4) Quản lý tương tác giữa nhà trường và 3
  13. doanh nghiệp; (5) Quản lý hoạt động ngoại khóa; (6) Quản lý chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Qua tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy các nghiên cứu liên quan đến quản lý chất lượng đào tạo đại học còn ít, và tập trung vào nhóm quản lý chất lượng đầu vào; nhóm quản lý quá trình đào tạo; nhóm quản lý quá trình thực tập; và nhóm quản lý đầu ra. Nghiên cứu về thành phần cấu thành công tác quản chất lượng đào tạo trình độ đại học Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước về chủ đề quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học. Trong đó, phần lớn các nghiên cứu đã đi sâu phân tích thành phần cấu thành quản lý chất lượng đào tạo. Theo Krone và Maguad (2012), khách hàng của một trường đại học bao gồm khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài. Trong đó, khách hàng bên trong là sinh viên, giảng viên, nhân viên; khách hàng bên ngoài đó chính là các đơn vị sử dụng lao động, đơn vị sử dụng dịch vụ, các cơ quan quản lý, phụ huynh, sinh viên tương lai. Chính vì vậy, sự hài lòng lòng khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong quản lý chất lượng đào tạo. Võ Thị Quý và cộng sự (2015) cũng đưa ra lập luận rằng, việc nâng cao chất lượng đào tạo là một yêu cầu bức thiết hiện nay đối với các trường đại học nhằm tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, các nhà quản lý đào tạo nhận thấy là để xây dựng thành công trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học như là một lợi thế cạnh tranh, trước tiên họ cần phải xác định được công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học bao gồm những thành phần nào. Sau đây là tổng hợp các thành phần đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên từ các nghiên cứu trước đây có liên quan: 4
  14. Bảng 1.1 Tổng hợp các thành phần liên quan công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên Các thành phần liên quan quản lý chất lượng đào STT Tác giả tạo đại học (1) Quản lý giảng viên; (2) Quản lý phương tiện hữu LeBlanc và Nguyen 1 hình; (3) Quản lý nhân viên hành chính; (4) Quản lý (1997) chương trình đào tạo (1)Nội dung khóa học; (2) Quản lý sinh viên tham gia Kwan và Ng (1999) học tập; (3) Quản lý cơ sở vật chất; (4) Đánh giá khóa 3 học; (5) Quản lý hình thức giảng dạy; (6) Hoạt động xã hội; (7) Quản lý con người/đội ngũ. (1) Quản lý chất lượng của giảng viên; (2) Sinh viên Hill và cộng sự tham gia học tập; (3) Hệ thống hỗ trợ xã hội / tình 4 (2003) cảm; và (4) Quản lý nguồn lực lượng thư viện và công nghệ thông tin. (1) Quản lý các khía cạnh phi học thuật; (2) Quản lý Abdullah (2006) 5 các khía cạnh học thuật; (3) Quản lý danh tiếng; (4) (4) Quản lý chương trình đào tạo. (1) Quản lý nội dung khóa học; (2) Quản lý cơ sở vật Peng và Samah chất; (3) Quản lý giảng viên và Khoa; (4) Quản lý các 6 (2006) hoạt động xã hội; (5) Đánh giá khóa học; và (6) Quản lý hình thức giảng dạy. (1) Quản lý chương trình đào tạo và các hoạt động Chen và cộng sự ngoại khóa;(2) Quản lý giảng viên giảng dạy; (3) Quản 7 (2007) lý ngân sách; ( 4) Cơ sở vật chất; và (5) Hệ thống tương tác. Hoàng Trọng và (1) Quản lý hoạt động đào tạo, (2) Cơ sở vật chất, (3) 8 Hoàng Phương Dịch vụ hỗ trợ. Thảo (2007) (1) Quản lý khía cạnh học thuật: thể hiện qua chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng chương trình đào Gamage và cộng sự tạo, danh sách trường đại học; (2) Quản lý khía cạnh 9 (2008) phi học thuật: liên quan đến hỗ trợ tài chính và học phí, tư vấn và dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ việc làm, thủ tục khiếu nại; và (3) Khía cạnh cơ sở vật chất: liên quan 5
  15. Các thành phần liên quan quản lý chất lượng đào STT Tác giả tạo đại học đến cơ sở vật chất trường đại học, thư viện và máy tính thiết bị, tổ chức sinh viên và phương tiện giải trí. Nguyễn Thị Mai Quản lý giảng viên (gồm 3 thành phần: Kỹ năng giảng 10 Trang và cộng sự dạy của giảng viên; cách thức tổ chức môn học ; (2008) Tương tác giữa giảng viên và sinh viên). (1) Quản lý đội ngũ giảng viên; (2) Quản lý dịch vụ Tsinidou và cộng sự hành chính; (3) Dịch vụ thư viện; (4) Quản lý chương 11 (2010) trình đào tạo; (5) Quản lý cơ sở hạ tầng; và (7) Triển vọng nghề nghiệp. (1) Quản lý chương trình đào tạo; (2) Quản lý cơ sở Vannirajan và cộng 12 vật chất; (3) Cơ hội nghề nghiệp; (4) Quản lý truyền sự (2011) thông; và (5) Chi phí. (1) Quản lý chất lượng đầu vào; (2) Quản lý chương trình đào tạo; (3) Quản lý cơ sở vật chất học tập; (4) Jain và cộng sự 13 Tương tác doanh nghiệp; (5) Quản lý chất lượng tương (2013) tác; (6) Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ học tập; và (7) Quản lý quy trình phi học thuật. (1) Quản lý chương trình đào tạo; (2) Quản lý giảng viên; (3) Quản lý cơ sở vật chất; (4) Quản lý tương tác Võ Thị Quý và cộng 14 giữa nhà trường và doanh nghiệp; (5) Quản lý hoạt sự (2015) động ngoại khóa; (6) Quản lý chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng quan tài liệu, tác giả đề xuất thang đo đánh giá công tác quản lý đào tạo trình độ đại học gồm các thành phần chính và các biến quan sát. Theo đó, thang đo được đưa vào phân tích trong nghiên cứu này bao hàm những nội dung quản lý chất lượng đào tạo, được tác giả tiếp cận từ phía sinh viên – người học. Để xây dựng thang đo đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học, nghiên cứu này thực hiện 2 bước: 1) Nghiên cứu tổng quan tài liệu; và 2) Nghiên cứu khám phá bằng phương pháp định tính (phỏng vấn chuyên sâu với cán bộ quản lý tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế), cụ thể: 6
  16. Về nghiên cứu tổng quan tài liệu: Tác giả đã tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước về chủ đề quản lý chất lượng đào tạo trong trường đại học. Về nghiên cứu khám phá bằng phương pháp định tính: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu đối với các cán bộ quản lý có am hiểu về hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế để thảo luận, cho ý kiến nhận xét, đánh giá từng thành phần chính và các biến quan sát đo lường các thành phần của quản lý chất lượng đào tạo đại học, cụ thể: Đối với thành phần/biến quan sát “…” Anh (Chị) đánh giá tốt hay chưa tốt ở những điểm nào, xin nêu cụ thể”. Sau khi ghi chép, phân loại và sàng lọc, tác giả cấu trúc các ý kiến nổi trội để xây dựng bảng câu hỏi đánh giá tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.[5] Trên cơ sở xác định các thành phần và biến quan sát, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi định lượng và thực hiện phỏng vấn thử đối với một số sinh viên nhằm thu thập thêm các ý kiến tham vấn từ người trả lời phỏng vấn, từ đó hiểu chỉnh lại thang đo lần cuối trước khi tiến hành điều tra chính thức. Trong quá trình phỏng vấn thử, tác giả cũng đặt ra nhiều câu hỏi mở cho người tham gia trả lời phỏng vấn đánh giá, nhận xét và cho ý kiến về thành phần và các biến quan sát, trong đó có sử dụng câu hỏi: Đối với thành phần/biến quan sát “…” Bạn có nhận thấy điểm bất hợp lý hay không? Có phù hợp với thực tiễn tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế không?”. Với cách thức này, tác giả đã nhận được các ý kiến góp ý của sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn về những thành phần, biến quan sát của thang đo đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, những thành phần/biến quan sát không hợp lý hay chưa phù hợp với thực tiễn tại điểm nghiên cứu và những thành phần không cần thiết đưa vào nghiên cứu đã được tác giả cấu trúc và hiệu chỉnh lại. Kết quả có 41 biến quan sát (sau đây gọi là thuộc tính) để đo lường 6 thành phần (sau đây gọi chung là yếu tố chính) của quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học. 7
  17. Bảng 1.2. Thang đo đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học trên quan điểm người học Thành phần Biến quan sát/Thuộc tính (Items) (Factors) Nhà trường xây dựng được chuẩn đầu ra chương trình ĐT phù hợp với yêu cầu của SV tốt nghiệp Quản lý Tỉ lệ phân bổ khối lượng kiến thức, kỹ năng chung và kiến thức, kỹ chương năng chuyên môn hợp lý trình đào Nội dung chương trình đào tạo có tính cập nhật tạo SV dễ dàng tiếp cận thông tin về CTĐT và đề cương các học phần trong CTĐT Giảng viên đảm bảo kiến thức chuyên môn Giảng viên đảm bảo kỹ năng giảng dạy Quản lý đội GV nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy ngũ GV Giảng viên sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ SV trong học tập SV được tiếp cận thông tin về kế hoạch giảng dạy các học phần Tài liệu học phần đáp ứng yêu cầu học tập Việc kiểm tra, đánh giá (các mốc thời gian, phương pháp, quy định, phân bổ trọng số, số liệu và phân loại) được truyền đạt công khai đến Quản lý tổ SV chức hoạt Phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp động dạy Các kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế học, kiểm Đề thi, kiểm tra phù hợp với nội dung học phần tra, đánh Kết quả học tập được thông báo đến SV đúng thời gian quy định giá Kết quả học tập được công bố chính xác SV tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập Quản lý các SV được tiếp cận thông tin về các chính sách về đào tạo, NCKH và 8
  18. Thành phần Biến quan sát/Thuộc tính (Items) (Factors) chính sách phục vụ CĐ của Nhà trường về đào tạo, Các chính sách về đào tạo phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của SV NCKH và Các chính sách về NCKH phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của SV phục vụ SV được tiếp cận thông tin về cơ hội tham gia hoạt động NCKH hàng cộng đồng năm Trường/Khoa có các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện cho SV tham gia NCKH SV nhận được sự hỗ trợ và tư vấn phù hợp khi tham gia NCKH Hoạt động NCKH giúp SV phát huy tư duy nghiên cứu Các chính sách về phục vụ CĐ phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của SV SV được thông tin đầy đủ về các hoạt động phục vụ và kết nối CĐ Các hoạt động kết nối và phục vụ CĐ giúp SV áp dụng và phát triển các kỹ năng SV được hỗ trợ, tư vấn thỏa đáng khi có nhu cầu Quản lý tư SV được thông báo và giải quyết kịp thời các vấn đề về chế độ, chính sách vấn hỗ trợ Các hoạt động, phong trào Đoàn, Hội bổ ích và có ý nghĩa thiết thực SV và các Các hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm đáp ứng nhu cầu hoạt động của SV khác Cố vấn học tập hỗ trợ SV hiệu quả trong các mặt hoạt động Cố vấn học tập có thái độ tận tình, chu đáo khi giải đáp thắc mắc của SV Thiết bị CNTT và CSHT như máy tính, hệ thống mạng, bảo mật và Quản lý cơ quyền truy cập đáp ứng nhu cầu học tập, NCKH và phục vụ CĐ của SV sở vật chất, Phòng học đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi, độ thông thoáng, âm thanh, ánh môi trường sáng 9
  19. Thành phần Biến quan sát/Thuộc tính (Items) (Factors) Nguồn học liệu của Thư viện, CSDL trực tuyến đáp ứng nhu cầu học tập, NCKH và phục vụ CĐ của SV Phòng học được trang cấp đầy đủ các thiết bị hỗ trợ dạy-học Hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ và an toàn Căn tin đáp ứng nhu cầu của SV về vệ sinh an toàn thực phẩm Cảnh quan khuôn viên trường sạch sẽ, thoáng mát Môi trường học tập đảm bảo an ninh, an toàn (Nguồn: Tác giả đề xuất) 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. 10
  20. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. - Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo thông qua tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu và dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2021-2022. Số liệu khảo sát (điều tra sơ cấp) trong năm 2022 và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng đào tạo giai đoạn 2023-2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tiếp cận Đây là phương pháp tiếp cận theo hệ thống và tiếp cận theo thị trường nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng đào tạo. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tiếp cận phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế từ 2 phía: người học (khách hàng sử dụng dịch vụ đào tạo), phía nhà trường (đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo). 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Số liệu thứ cấp Thu thập các nguồn tài liệu từ các văn bản của Nhà nước, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, của Đại học Huế, các giáo trình, tạp chí khoa học đã được xuất bản và các văn bản báo cáo của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế liên quan đến quản lý chất lượng đào tạo đại học. Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng thêm nguồn số liệu điều tra khảo sát người học tại Trường do Phòng Khảo thí – Bảo đảm chất lượng giáo dục của Trường thu thập trong những năm vừa qua nhằm có thêm thông tin đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo trên quan điểm đánh giá của người học. 5.2.2 Số liệu sơ cấp Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, đồng thời dựa vào quan điểm tiếp cận nghiên cứu, ngoài các số liệu khảo sát người học từ Phòng khảo thí đã thực hiện, đề tài tiến hành khảo sát thêm các câu hỏi đối với sinh viên nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tầm quan trọng và mức độ đáp ứng các vấn đề liên quan đến quản 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2