intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

95
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đề ra phương hƣớng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN LÊ BẢO TRÂM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN LÊ BẢO TRÂM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn Thạc sĩ Quản Lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc Học viện Hành chính, lãnh đạo Khoa Sau Đại học, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Phòng Y tế huyện Bình Chánh, Trung tâm Y tế dự phòng Huyện, quý thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, tài liệu, tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần để tôi hoàn thành luận văn. Với lòng kính trọng và biết ơn, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Trần Trọng Đức, xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, tận tình hƣớng dẫn của Thầy trong thời quan qua. Xin gửi đến Quý nhà trƣờng, Quý thầy cô, Quý cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất./. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm” đƣợc TS. Trần Trọng Đức hƣớng dẫn thực hiện là công trình nghiên cứu của tôi, những số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan dựa trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu đã đƣợc công bố. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Lê Bảo Trâm
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .......................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 8 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 8 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM .............................................................................. 10 1.1. Khái niệm, tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm .................. 10 1.1.1. Khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) .......................... 10 1.1.2. Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm ............................. 10 1.2. Quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm .................................. 12 1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nƣớc (QLNN) về ATVSTP ...................... 12 1.2.2. Sự cần thiết quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ............................. 13 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm............. 15
  6. 1.2.4. Trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp huyện ......................................................................................................... 20 1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm .......................................................................................................... 23 1.3. Một số quan điểm và kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm............................................................................ 25 1.3.1. Kinh ngiệm QLNN về ATVSTP của một số nƣớc trên thế giới .... 25 1.3.2. Kinh nghiệm QLNN về ATVSTP trong nƣớc ................................ 29 1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại huyện Bình Chánh ............................................................................................... 31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 33 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 34 2.1. Tổng quan về huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ................. 34 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ...................................................... 34 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................ 35 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội .................... 38 2.2. Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Bình Chánh ...................................................................................................................... 38 2.3.1. Chính sách, pháp luật chung của Nhà nƣớc và công tác chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Bình Chánh ........................................................................................................ 42 2.3.2. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hoạt động QLNN về ATVSTP ................................................................................................... 47 2.3.3. Nguồn lực phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm .......................................................................................... 50
  7. 2.3.4. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức về ATVSTP ................................................................................................................... 56 2.3.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Bình Chánh ............................................................................................... 58 2.4. Đánh giá chung về hoạt động Quản lý nhà nƣớc về ATVSTP trên địa bàn huyện Bình Chánh ................................................................................. 68 2.4.1. Những mặt làm đƣợc ...................................................................... 68 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế ................................................... 70 2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................... 72 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 74 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................ 75 3.1. Quan điểm, định hƣớng quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 75 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm của nước ta ...... 75 3.1.2. Định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về ATVSTP của huyện Bình Chánh ........................................................................................................ 76 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về ATVSTP tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ..................... 79 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, công tác chỉ đạo, điều hành, bộ máy quản lý đối với hoạt động QLNN về ATVSTP.................... 79 3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý về ATVSTP ............. 82 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến văn bản pháp luật về ATVSTP ......................................................................................... 84 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATVSTP, xử lý vi phạm về ATVSTP. ............................................................................. 86
  8. 3.3. Kiến nghị ............................................................................................... 88 3.3.1. Đối với Trung ƣơng ........................................................................ 88 3.3.2. Đối với địa phƣơng ......................................................................... 88 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................. 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 1
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa ATTP An toàn thực phẩm ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn AVA thực phẩm và Thú y Singapore CB, CC Cán bộ, công chức FAO Tổ chức lƣơng nông thế giới NĐTP Ngộ độc thực phẩm QLNN Quản lý nhà nƣớc UBND Ủy ban nhân dân UBMTTQVN Ủy ban mặt trận tô quốc Việt Nam WHO Tổ chức Y tế thế giới
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Đánh giá của cơ sở và ngƣời tiêu dùng về Bảng 2.1 40 thực trạng ATVSTP tại huyện Bình Chánh Bảng 2.2 Tổng hợp số lƣợng cán bộ làm công tác 51 QLNN về ATVSTP tại huyện Bình Chánh Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn của lực lƣợng QLNN 52 về ATVSTP huyện Bình Chánh Bảng 2.4 Tình hình tập huấn kiến thức về ATVSTP tại huyện Bình Chánh, giai đoạn 2011-2016 53 Bảng 2.5 Nguồn lực tài chính phục vụ công tác QLNN 54 về ATVSTP huyện Bình Chánh năm 2011- 2016 Bảng 2.6 Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về 56-57 ATVSTP huyện Bình Chánh giai đoạn 2011- 2015 Bảng 2.7 Đánh giá mức độ xử lý vi phạm về ATVSTP 66 huyện Bình Chánh
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Hình 2.1. Mức độ trang bị phƣơng tiện, thiết bị phục vụ công 55 tác QLNN về ATVSTP huyện Bình Chánh Hình 2.2. Tình hình thanh tra, kiểm tra ATVSTP huyện Bình 61 Chánh từ năm 2011 đến năm 2016 (cấp Huyện) Hình 2.3. Tình hình kiểm tra ATVSTP huyện Bình Chánh 61 từ năm 2011 đến năm 2016 (cấp xã) Hình 2.4. Tình hình vi phạm về ATVSTP của cơ sở sản xuất, 63 kinh doanh, chế biến thực phẩm từ năm 2011 đến năm 2016 (cấp huyện) Hình 2.5. Tình hình vi phạm về ATVSTP của cơ sở sản xuất, 64 kinh doanh, chế biến thực phẩm từ năm 2011 đến năm 2016 (cấp xã) Hình 2.6. Hình thức xử lý hành vi vi phạm về ATVSTP của cơ 65 sở từ năm 2011 đến năm 2016 Hình 2.7. Đánh giá tình hình chấp hành xử lý vi phạm về 67 ATVSTP của cơ sở Hình 2.8. Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời dân, cơ sở sản 68 xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm đối với hoạt động QLNN về ATVSTP Sơ đồ 1. Qui trình thanh tra 59
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề vô cùng cấp thiết, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con ngƣời. Thực phẩm vệ sinh, an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con ngƣời, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống và chất lƣợng giống nòi. Bên cạnh đó, thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây ra bệnh tật, thiệt hại lớn về kinh tế và là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thƣơng mại, du lịch và an sinh xã hội. Trong bối cảnh đất nƣớc ta hiện nay đang bƣớc vào thời kỳ hội nhập và quốc tế hóa. Điều này mang lại cơ hội để phát triển cho các doanh nghiệp trong nƣớc, nhƣng cũng đặt ra thách thức to lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam: sự cạnh tranh về chất lƣợng, giá cả và khả năng cung cấp dịch vụ,… đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tƣ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, “văn hóa tiêu dùng” rất khắc khe và phát triển ở tất cả các nƣớc trên thế giới, nhu cầu tiêu dùng của họ không những đòi hỏi về tính hữu dụng, bền, đẹp của sản phẩm mà còn đòi hỏi sản phẩm phải “sạch”. Tiêu chuẩn “sạch” có vai trò hết sức quan trọng vì nó không chỉ thể hiện nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng mà còn thể hiện trình độ văn minh trong sản xuất – tiêu dùng. Những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ngày càng đƣợc mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian qua đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt kết quả nhất định. Nhận thức của nhà quản lý, ngƣời sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và ngƣời tiêu dùng về an toàn thực phẩm bƣớc đầu có chuyển biến. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm đã đƣợc xây dựng và từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm từ trung ƣơng đến địa phƣơng đang đƣợc kiện toàn, thực hiện phân công, phân cấp, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và 1
  13. địa phƣơng bƣớc đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, an toàn vệ sinh thực phẩm trong cả nƣớc nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang là mối lo của các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Gần đây, nhiều sự việc liên tục xảy ra xoay quanh vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ: sử dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất sản phẩm kém chất lƣợng hoặc quy trình chế biến không đảm bảo,… đã gây ảnh hƣởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Ở Việt Nam, theo tài liệu của Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, số lƣợng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng nhƣ số ngƣời bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao. Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, cả nƣớc đã xảy ra gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm trên 1.386 ngƣời bị ngộ độc, trong đó có 2 trƣờng hợp tử vong [34]. Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật, cùng với đó là một số trƣờng hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dƣ trong thực phẩm. Và ở thành phố Hồ Chí Minh, số vụ ngộ độc thực phẩm còn khá cao, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Số vụ ngộ độc chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016 đã có 5 vụ với 248 ngƣời mắc và ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trƣởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tại hội nghị về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ngày 12 tháng 5 năm 2016 cho rằng đang tồn tại vấn đề trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm khi mà tất cả các vụ ngộ độc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đều do cơ sở cung cấp suất ăn sẵn gây ra [26]. Ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp và có xu hƣớng gia tăng,…Đây là vấn đề rất quan tâm của chính quyền các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Y tế. Riêng đối với huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến nay trên địa bàn huyện Bình Chánh đã xảy ra 03 trƣờng hợp ngộ độc thực phẩm với 157/365 ngƣời bị ngộ độc[19]. Đồng với, với địa bàn rộng, dân cƣ phân bố không đồng đều, phần lớn là dân nhập cƣ, số lƣợng các cơ sở kinh doanh, ăn uống, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể, căn tin, thức ăn đƣờng phố…. ngày càng nhiều, ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của 2
  14. một bộ phận ngƣời dân vẫn chƣa có chuyển biến đáng kể. Điều đó tạo ra cho chính quyền huyện Bình Chánh nhiều thách thức trong công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ATVSTP tại huyện Bình Chánh còn bộc lộ nhiều yếu kém, vấn đề chỉ đạo điều hành chƣa khả thi, đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất còn hạn hẹp, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chƣa đồng bộ và niềm tin của ngƣời dân đối với cơ quan QLNN về ATVSTP chƣa cao. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm và trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp để công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng hiệu quả. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài An toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đề tài quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số công trình, bài viết đã đƣợc nghiên cứu nhƣ: - Chu Thế Vinh (2013) “Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở ăn uống và công tác quản lý tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” năm 2012-2013, tác giả đã có nhìn nhận sâu sắc về thực trạng ATVSTP tại thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng điều kiện ATVSTP ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sẽ phần nào giúp cho ngành Y tế và các ngành liên quan trong việc phối hợp thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm ATVSTP trong thời gian tới, hƣớng đến mục tiêu bảo đảm 100% cơ sở dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn ATVSTP theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, đƣa ra khuyến nghị đối với các nhà làm chính sách cần phải có lộ trình thích hợp cho việc xây dựng và thực thi chính sách về ATVSTP, nhằm đảm bảo công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần nâng cao tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe cho nhân dân 3
  15. Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu này đã khắc phục đƣợc một số hạn chế của các nghiên cứu trƣớc là xác định đƣợc mối liên quan giữa kiến thức với thực hành của ngƣời chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu này cũng tìm thấy rõ hơn sự cần thiết và tầm quan trọng đặc biệt về tính chuyên nghiệp của ngƣời chế biến thực phẩm làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.[18] - Trần Thị Khúc (2014) “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Nghiên cứu đã đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đã phân tích và chỉ ra mặt làm đƣợc, vấn đề còn tồn tại trong hệ thống chính sách phục vụ QLNN về VSATTP, cơ sở vật chất cũng nhƣ nguồn vốn phục vụ công tác quản lý, Công tác thanh tra kiểm tra ATVSTP, việc giám sát nguy cơ ô nhiễm NĐTP; công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức về VSATTP. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh nhƣ cơ chế chính sách chồng chéo; nguồn lực con ngƣời và nguồn lực CSVC, tài chính có hạn; thiếu sự phối hợp của các cơ quan trong quản lý, thanh kiểm tra về ATTP. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa có đánh giá về sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng, cơ sở sản xuất đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm nhằm có cái nhìn khách quan hơn đối với công tác quản lý của cơ quan nhà nƣớc [12]. - Ngô Thị Xuân (2014), Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Thƣơng mại, Hà Nội. Nghiên cứu đã đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy, đã nghiên cứu các mặt về hệ thống chính sách phục vụ QLNN về VSATTP, đầu tƣ cơ sở vật chất cũng nhƣ nguồn vốn vào công tác quản lý, Công tác thanh tra kiểm tra đạt kết quả tốt; công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức về 4
  16. VSATTP. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở tỉnh Bắc Ninh[18]. - Nguyễn Lê Uyên (2011), Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã khái quát và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những thuận lợi, khó khăn, bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý về ATVSTP, đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những bất cập còn tồn tại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh[24]. Các kết quả nghiên cứu trên hƣớng vào phân tích những tồn tại trong quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu các giải pháp nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm và hƣớng tới xây dựng hệ thống chất lƣợng và đƣa ra các khuyến nghị đối với chính quyền các cấp cần phải có lộ trình thích hợp cho việc xây dựng và thực thi chính sách về an toàn thực phẩm cũng nhƣ giúp cho ngành y tế và các ngành liên quan phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa có đánh giá về sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng, cơ sở sản xuất đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm nhằm có cái nhìn khách quan hơn đối với công tác quản lý của cơ quan nhà nƣớc và từ trƣớc đến nay chƣa có công trình nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, đây là vấn đề cần đặt ra nghiên cứu nhằm góp phần khắc phục những hạn chế và đề ra những phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể để góp phần quản lý tốt, hiệu quả lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. 5
  17. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm của huyện Bình Chánh từ năm 2011 đến năm 2016. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động quả lý nhà nƣớc về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. + Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phƣơng pháp luận: Chủ nghĩa Mac-Lênin: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phƣơng pháp nghiên cứu: a. Phương pháp thu thập dữ liệu: + Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Luận văn thu thập tài liệu về thực trạng, chính sách quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣ: các đề tài tham khảo, các luận văn, các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣ: Luật, nghị định, quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tƣ,… liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, luận văn còn khai thác và sử dụng số liệu trên internet của Bộ Y tế, cục an toàn thực phẩm, các tổ chức Chính phủ, của tổng cục thống kê, các 6
  18. đánh giá, quan điểm, nhận định của chuyên gia, báo cáo của các cơ quan có liên quan đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm. + Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: gồm phƣơng pháp điều tra và phƣơng pháp quan sát * Phƣơng pháp điều tra: là phƣơng pháp nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu bằng việc xây dựng bảng hỏi. Thông qua điều tra, phỏng vấn sẽ thu thập đƣợc dữ liệu sơ cấp để làm cơ sở đánh giá, nhận xét một cách chủ quan thực trạng quản lý nhà nƣớc về ATVSTP trên địa bàn huyện Bình Chánh cũng nhƣ để biết đƣợc hệ thống chính sách pháp luật, công tác chỉ đạo, sự phối hợp và nguồn lực phục vụ công tác QLNN về ATVSTP cũng nhƣ đánh giá mức độ hiểu biết của ngƣời tiêu dùng về vấn đề ATVSTP, mối quan tâm của họ đến vấn đề ATVSTP và mức độ an tâm (tin tƣởng) của ngƣời tiêu dùng đến thực phẩm hiện nay nhƣ thế nào và việc đánh giá sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm về công tác quản lý nhà nƣớc về ATVSTP hiện nay; và thông qua điều tra để biết đƣợc việc chấp hành các quy định về ATVSTP, kiến thức về ATVSTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhƣ thế nào. Đối tƣợng phỏng vấn: - Cơ quan quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm: cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện (phòng Y tế, phòng kinh tế, Trung tâm Y tế dự phòng huyện,…) (15 ngƣời); - Chủ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh (60 ngƣời). - Ngƣời tiêu dùng (60 ngƣời) + Phƣơng pháp quan sát trực quan: là phƣơng pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện. Ngƣời quan sát có thể sử dụng trực tiếp tai, mắt để nghe, để nhìn sự vật, hiện tƣợng. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để quan sát điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cách 7
  19. thức quản lý nhà nƣớc về an tòan vệ sinh thực phẩm của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên địa bàn Huyện. b. Phương pháp phân tích dữ liệu Phƣơng pháp thống kê: Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê chia ra làm 2 lĩnh vực là thống kê mô tả và thống kê suy luận. Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả về bộ máy quản lý nhà nƣớc về VSATTP, số lƣợng cán bộ, kết quả hoạt động của cơ quan quản lý: kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, số lƣợng đơn vị vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm,… Sử dụng phƣơng pháp thống kê suy luận: các dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel và tổng hợp phân tích bằng các phƣơng pháp thống kê, khái quát số liệu, từ đó đƣa ra nhận xét, đánh giá chung cho vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp đồ thị,… để đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Bình Chánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tầm quan trọng của việc đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với an toàn vệ sinh thực phẩm. - Giúp địa phƣơng có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện, từ đó đề ra các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm thay đổi hành vi của con ngƣời, cải thiện chất lƣợng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe ngƣời dân, phòng ngừa ngộ độc do thực phẩm gây ra. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng 8
  20. - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. - Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2