intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là đưa ra những nhận định, đánh giá có căn cứ lý luận và thực tế về sự QLNN của các ngành, các cấp ở Quảng Ngãi đối với các DN FDI trên địa bàn. Đưa ra những kiến nghị có căn cứ lý luận và thực tiễn về phương hướng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện sự QLNN của các ngành, các cấp ở Quảng Ngãi đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ..…/….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ CHIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐINH VĂN TIẾN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong công trình nghiên cứu khoa học này là độc lập và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Thị Chiêu
  3. Lời Cảm ơn Tôi xin gửi lời câm ơn chån thành đến Ban Giám đốc, Khoa Sau đäi học, các Khoa chuyên môn và Quý thæy cô giáo ở Học viện Hành chính Quốc gia; Quý thæy cô giáo ở Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung đã täo điều kiện, giúp đỡ và tận tình truyền đät kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thäc sï. Tôi xin chån thành câm ơn GS. TS. Đinh Văn Tiến đã khuyến khích, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, gòp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chån thành câm ơn Ban Giám đốc, các Phñng ban của Trung tåm xúc tiến đæu tư, Sở Kế hoäch và Đæu tư tînh Quâng Ngãi, các cá nhân có liên quan đã täo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thäc sï. Xin chån thành câm ơn gia đình, bän bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, quan tåm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Xin chån thành câm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày ..tháng …năm 2017 Học viên Nguyễn Thð Chiêu
  4. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH................................................. 8 1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...................................... 8 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............. 8 1.1.2. Lý do hình thành doanh nghiệp FDI ................................................. 10 1.1.3. Các loại doanh nghiệp FDI ............................................................... 12 1.1.4. Tác động tích cực của của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 13 1.1.5. Tác động tiêu cực của của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 14 1.1.6. Điều kiện để FDI có thể vào được các quốc gia ............................... 15 1.2. Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh ................................................................................. 17 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài..................................................................................... 17 1.2.2. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh ................................................ 18
  5. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước, các địa phương và những bài học rút ra đối với Quảng Ngãi .......................................................................................... 25 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới....................................... 25 1.3.2. Kinh nghiệm của các địa phương ở Việt Nam ................................... 28 1.3.3. Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Quảng Ngãi........ 34 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 35 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ...................................................................... 36 2.1. Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi ................................................................ 36 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi........ 36 2.1.2. Lợi thế và khó khăn của Quảng Ngãi trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................................................... 43 2.1.3. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi47 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi ................................................................ 53 2.2.1. Chủ trương thu hút đầu tư ................................................................. 53 2.2.2. Xây dựng và công bố danh mục thu hút đầu tư ................................. 54 2.2.3. Tạo lập môi trường đầu tư ................................................................. 55 2.2.4. Cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ................................... 56 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư ................................ 57 2.2.6. Hỗ trợ doanh nghiệp .......................................................................... 57 2.3. Đánh giá chung về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước tại tỉnh Quảng Ngãi ....................................................... 59 2.3.1. Những thành công đã đạt được ......................................................... 59 2.3.2. Những mặt còn hạn chế ..................................................................... 60
  6. 2.3.3. Một số nguyên nhân hạn chế ............................................................. 61 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 64 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .............................. 65 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tỉnh Quảng Ngãi ...................................................................................................... 65 3.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................ 65 3.1.2. Bối cảnh trong nước .......................................................................... 67 3.1.3. Sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước đến việc thu hút FDI tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 ........................................................... 68 3.2. Định hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 .......................................................................................... 71 3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.............................................................................................................. 71 3.2.2. Định hướng thu hút FDI tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 ................ 75 3.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020...................................................................................................... 77 3.3. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 ........ 78 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách ............................................. 78 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ......................................... 79 3.3.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư ................................................... 80 3.3.4. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ ................................... 82 3.3.5. Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư ............... 83
  7. 3.3.6. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................. 84 3.3.7. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý ............................................. 85 3.4. Kiến nghị ................................................................................................... 86 3.4.1. Đối với Quốc hội................................................................................ 86 3.4.2. Đối với Chính phủ.............................................................................. 87 3.4.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực Trung ương ............................................................................................................. 87 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 88 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CBCC : Cán bộ công chức CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa DNFDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNĐT : Giấy chứng nhận đầu tư HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KT-XH : Kinh tế - xã hội ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức QLNN : Quản lý Nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh XHCN : Xã hội Chủ nghĩa WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác............................................................49 Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu lao động chia theo khu vực ..................................50 Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) ................................................................39 Hình 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (%) ............................................................41 Hình 2.4 Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ................................42 Đồ thị 2.1. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với khu vực.....................52 trong nước ............................................................................................................52
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sau hơn 30 năm đổi mới đường lối phát triển kinh tế, trong đó có đường lối kinh tế đối ngoại, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) ở tầm chung nhất như sự cần thiết khách quan của HNKTQT của Việt Nam, các hình thức kinh tế cần hội nhập, trong đó có ngoại thương, hợp tác và chuyển giao KH-CN, đầu tư phát triển kinh tế (cả ODA lẫn FDI), xuất - nhập khẩu lao động và dịch vụ đã không còn vấn đề phải tranh luận. Nước ta đã hội nhập kinh tế với ASEAN từ năm 1995 và hội nhập WTO năm 2007, có hiệu lực từ ngày 01-01-2008, tham gia cộng đồng Kinh tế AEC từ cuối năm 2016. Trong thực tiễn những vấn đề cụ thể của hội nhập kinh tế như: quan hệ kinh tế với đối tác nào, về nội dung kinh tế nào, theo cơ chế nào... là những vấn đề đặt ra câu hỏi bởi tính quan trọng cấp thiết của nó. Sự quan tâm của Đảng và nhà nước về vấn đề hội nhập, kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) và ngày càng gia tăng, khởi đầu bằng “Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài” có từ năm 1987. Bộ luật này ra đời trước cả khi có Luật đầu tư trong nước, đỉnh cao là sự quyết định của Đảng và Nhà nước ta về việc gia nhập WTO với việc thỏa thuận theo nhiều thể chế của tổ chức như Quy chế về Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation), thể chế chống bảo hộ của Nhà nước, chống độc quyền, chống bán phá giá... Tiếp theo là sự cấp phép đầu tư của Nhà nước cho nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài, chính nhờ những chính sách cởi mở như thế mà các tập đoàn lớn như Sharp, SamSung, Toshiba, Nokia, Vedan, Tung Kuang, Long Tech… liên tục đầu tư vào Việt Nam và qua thời gian, người dân của ta đã quá quen thuộc với những thương hiệu nổi tiếng trên. Với lợi thế là một tỉnh có vị trí chiến lược, đặc biệt trong sự phát triển chung của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã dành một sự quan tâm đặc biệt đến 1
  11. sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 9 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Quảng Ngãi hiện sở hữu nhiều tiềm năng lợi thế đặc thù trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, những năm gần đây Quảng Ngãi đã vươn lên trở thành điểm sáng của vùng duyên hải miền Trung trong thu hút vốn FDI. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Thành quả thu hút đầu tư của Quảng Ngãi hôm nay là biểu hiện cao nhất của hiệu ứng lan tỏa từ nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, triển khai “cơ chế một cửa, một cửa liên thông”, sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được thì việc khai thác và sử dụng vốn FDI cũng như DN FDI trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn nhiều hạn chế; vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Mà nguyên nhân chủ yếu là việc QLNN đối với các DN FDI còn nhiều bất cập so với đòi hỏi đổi mới của công cuộc cải cách hành chính. Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả lý luận lẫn thực tiễn, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh là một vấn đề cấp bách, cũng là vấn đề cơ bản lâu dài của tỉnh Quảng Ngãi là những lí do học viên chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2
  12. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong quá trình làm luận văn, học viên đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, bài viết về QLNN đối với các DN FDI như: - “Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, Nguyễn Mại (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học diễn ra tại Hà Nội, tháng 3/2012, đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn FDI và làm thế nào để quản lý, sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn này nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020. - Phạm Thị Thanh Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh (2011), Đề tài “Tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam”, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đề tài đã phân tích tác động của môi trường thể chế cấp tỉnh đối với khả năng thu hút FDI thông qua đo lường tác động của các chỉ số thành phần PCI đến FDI, từ đó đánh giá yếu tố thuộc về thể chế có tác động mạnh nhất và các yếu tố có tác động yếu hơn đến FDI. Đề tài đã đưa ra những khuyến nghị chính sách đối với tỉnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư. - “Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ Đại học Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải, đã đưa ra : (1) cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế; nêu lên sự cần thiết khách quan quản lý hành chính Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay. (2) Nêu hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp đó, các thành tựu đạt được, một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục và chỉ ra các nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém đó. (3) Đưa ra phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 3
  13. QLNN đối với các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ ngành kinh tế chính trị - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến, đã đề cập đến nội dung : lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ở địa bàn cấp tỉnh; đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới. - Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện công cụ quản lý nhà nước đối với DNFDI” của Trần Văn Nam; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. - “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 1998-2005”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đỗ Thị Thủy, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. - “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có 100% vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội” , Luận văn thạc sĩ quản lý công của Vũ Anh Tuấn, Học viện Hành chính quốc gia. - “Quản lý nhà nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ quản lý công của Phan Thế Toàn, Học viện Hành chính quốc gia. - “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế (2013) của Nguyễn Thị Vui, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ở phạm vi quốc gia cũng như địa bàn cấp tỉnh. Đồng thời đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh. 4
  14. Các công trình khoa học trên đã tổng hợp, hệ thống hóa lý luận cơ bản về kinh tế FDI và về QLNN đối với kinh tế FDI. Là người công tác tại Trung tâm xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi nên học viên nhận thấy có một số vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn chưa trùng khớp, bên cạnh đó trong các công trình học viên tham khảo chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ về hệ thống DN FDI, quản lý nhà nước đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần hoàn thiện hơn sự QLNN của Quảng Ngãi đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Tập hợp những kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với các DN FDI đưa ra các kiến nghị có thể giúp các ngành, các cấp làm công tác QLNN đối với DN FDI của tỉnh Quảng Ngãi tham khảo làm cơ sở khoa học cho công việc của mình, từ việc xem lại những việc đã làm để tìm ra ưu, khuyết điểm, đến việc nhìn ra hướng và cách đổi mới QLNN hiện nay đối với loại hình doanh nghiệp này. - Đưa ra những nhận định, đánh giá có căn cứ lý luận và thực tế về sự QLNN của các ngành, các cấp ở Quảng Ngãi đối với các DN FDI trên địa bàn. - Đưa ra những kiến nghị có căn cứ lý luận và thực tiễn về phương hướng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện sự QLNN của các ngành, các cấp ở Quảng Ngãi đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác QLNN của tỉnh Quảng Ngãi đối với các DN FDI. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, 5
  15. - Tập trung đi sâu vào cơ chế chính sách quản lý ở tầm vĩ mô, không đi vào nghiệp vụ cụ thể, - Luận văn chỉ nghiên cứu sự QLNN của tỉnh Quảng Ngãi đối với các DNFDI trên địa bàn tỉnh, - Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh, đánh giá - Phương pháp quan sát 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn tập hợp, hệ thống hóa có bổ sung nhằm tạo dựng một phần lý luận về FDI và về QLNN đối với DN FDI, có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nêu các ưu điểm, hạn chế của DN FDI và công tác QLNN của tỉnh, những kiến nghị với tỉnh Quảng Ngãi về phương hướng hoàn thiện sự QLNN của tỉnh đối với loại doanh nghiệp này, nêu lên những vấn đề cần xử lý để các phương hướng mà luận văn đưa ra có thể thực hiện được cùng các giải pháp cho các vấn đề đó. 6
  16. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 7
  17. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. [29] Theo OECD: FDI phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) muốn có được lợi ích lâu dài trong một thực thể cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) (OECD, 1996). Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được một tài sản ở một nước khác cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997 đề cập đến khía cạnh khác của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói hiệu 8
  18. lực và đạt hiệu quả cao trong quản lý doanh nghiệp. Khái niệm này cho thấy, sự khác nhau cơ bản giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp là mục đích của các nhà đầu tư. 1.1.1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp được thành lập theo luật pháp nước sở tại. Trong doanh nghiệp đó có phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu phần vốn họ góp vào doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về rủi ro của doanh nghiệp trên số vốn góp đồng thời có quyền tổ chức, quản lý doanh nghiệp theo vốn góp. Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, có thể toàn bộ hoặc một phần; trực tiếp quản lý, hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp vì mục tiêu sinh lời. Tại Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam: “Doanh nghiệp FDI gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. [7] Luật đầu tư năm 2014, không đề cập cụ thể đến doanh nghiệp FDI nhưng có đề cập đến đầu tư kinh doanh và nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” và “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.” [8] Tuy có rất nhiều cách hiểu, cách quan niệm khác nhau nhưng có thể hiểu một cách chung nhất là: Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp trong đó nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư toàn bộ hoặc một phần; trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu sinh lời 9
  19. phù hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại và thông lệ quốc tế. Theo khái niệm này, doanh nghiệp FDI khác với các doanh nghiệp khác trong nước là do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư toàn bộ, hoặc một phần. Về quyền quản lý doanh nghiệp thì có thể trực tiếp hoặc tham gia tùy theo lượng vốn góp. Mục đích của Doanh nghiệp FDI trước hết và chủ yếu là ở lợi nhuận và chịu sự điều chỉnh của pháp luật cả quốc gia sở tại và pháp luật quốc tế. Dù cách nhìn nhận khác nhau, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức xuất khẩu tư bản trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Nhà đầu tư nước ngoài có một lượng vốn lớn đầu tư vào nước sở tại và tuân thủ theo các hình thức đầu tư do pháp luật nước đó quy định nhằm thu lợi nhuận cao. 1.1.2. Lý do hình thành doanh nghiệp FDI Thông thường, người dân nước nào thì sinh cơ lập nghiệp ở nước đó, hoặc sẽ đi xuất khẩu lao động, đi làm thuê ở nước ngoài. Bên cạnh đó, từ lâu ở nhiều nước trên thế giới cũng có những doanh nghiệp mà chủ nhân của nó là người nước ngoài, nhưng những người nước ngoài này có “địa vị pháp lý” hoặc “tư cách pháp nhân/tư cách thể nhân” khá đa dạng và có tính ngẫu nhiên, như ngoại kiều, người di tản, di cư, người tị nạn... khác hẳn những chủ nhân của các doanh nghiệp được gọi là DN FDI ngày nay. Vậy tại sao cần có loại doanh nghiệp FDI này ở các nước mà trước hết là các nước đang hay chậm phát triển. Thứ nhất, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu toàn diện và không ngừng tăng, trong khi đó, không có quốc gia nào đủ nguồn lực để sản xuất kinh doanh (SXKD) nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện và không ngừng tăng đó. Về nhu cầu, người dân nước nào cũng cần ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, vui chơi giải trí... với chất lượng ngày càng cao. Cùng với nhu cầu của sinh hoạt là nhu cầu về tư liệu sản xuất, cụ thể là năng lượng, nguyên liệu, máy móc thiết bị,.. từ thô sơ, sơ cấp đến hiện đại, cao cấp. 10
  20. Về nguồn lực, không phải quốc gia nào cũng có đủ nguồn tài nguyên, đủ vốn, đủ nhân lực có trình độ (lao động chất lượng cao). Ngay cả Liên bang Xô Viết trước đây, với diện tích bằng 1/6 diện tích toàn thế giới, hay như Trung Quốc, Ấn Độ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày nay... cũng không phải là nước có tất cả mọi nguồn lực. Bên cạnh đó, còn rất nhiều nước thiếu nguyên liệu vì nghèo tài nguyên hoặc có tài nguyên nhưng là thứ tài nguyên cực khó khai thác, sử dụng như Nhật Bản, Việt Nam và nhiều nước Châu Âu. Hiện tại, Việt Nam đã không tự coi mình là đất nước “rừng vàng, biển bạc” như trước đây, vì rừng hiện nay đã bị khai thác nhiều nhưng kém hiệu quả, khai thác trái phép,... còn biển thì tuy có dầu mỏ, nhưng với vốn đầu tư và trình độ hiện tại thì người Việt khó để làm ra các sản phẩm có hiệu quả. Chúng ta tuy đã khai thác được dầu mỏ nhưng là nhờ sự trợ giúp về công nghệ của các nước khác, tuy nhiên chúng ta lại xuất khẩu dầu thô thay vì chế biến ra các sản phẩm của hóa dầu, chính vì vậy lợi nhuận không cao. Thứ hai, trong mọi việc, điển hình là trong SXKD, việc phân công chuyên môn hóa, kế đó là hiệp tác lao động chặt chẽ và tin cậy nhau, là con đường khoa học, hợp lý nhất để mọi công việc được tiến hành với năng suất cao, hiệu quả lớn. Người Việt Nam từ xưa đã xem trọng và phát huy sự chuyên môn hóa trong sản xuất, chính vì vậy, trong mọi hoạt động, người Việt Nam đều đi theo hướng chuyên sâu, việc hình thành nên các làng nghề chuyên biệt, truyền thống là một ví dụ cụ thể. Việc phân công chuyên môn hóa giúp cho công việc trôi chảy, dễ kiểm soát và một người chuyên sâu vào công việc thì sẽ giỏi và dễ xử lý những tình huống khó khăn xảy ra, mang lại năng suất cao, hiệu quả lớn trong công việc. Và trên phạm vi toàn thế giới, toàn cầu hóa và HNKTQT chính là việc làm theo sự phân công chuyên môn hóa đó. Thứ ba, trên tầm quốc tế, sự toàn cầu hóa và HNKTQT được tiến hành theo bốn kênh chính: 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2