intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

67
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài tại Cảng HKQT Nội Bài; chỉ ra kết quả đạt được và những bất cập, yếu kém; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO VĂN LÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO VĂN LÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ TRỌNG HÁCH HÀ NỘI – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận văn Cao Văn Lâm
  4. MỤC LỤC trang Trang phụ bìa Lời cam đoan MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ................................................................................... 8 1.1. Nhận thức về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh . 8 1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế ................................................................................... 24 1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế ............................................................. 27 1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại càng hàng không quốc tế ..... 29 Tiểu kết Chương 1..................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI ............................................................... 34 2.1. Đặc điểm Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.................................... 34 2.2. Thực trạng hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài .................................................................................................. 41
  5. 2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài .............................................. 49 2.4. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ....................................................... 53 2.5. Một số nhận xét, đánh giá ........................................................................ 78 Tiểu kết Chương 2..................................................................................... 83 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI ..................................... 85 3.1. Dự báo tình hình....................................................................................... 85 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ............................ 92 Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 112 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong đời sống xã hội, việc công dân đi ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (xuất cảnh nước mình, nhập cảnh một nước khác và ngược lại) để cư trú, làm ăn sinh sống, buôn bán, đầu tư, công tác, lao động, học tập, du lịch... là một vấn đề bình thường trong quá trình giao lưu giữa các quốc gia với nhau. Do vậy, ngày nay các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân luôn được bảo đảm và đã trở thành một động lực của sự phát triển xã hội. Trong bối cảnh đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài trở thành nhu cầu tất yếu; đã và đang là nhân tố quan trọng góp phần to lớn vào quá trình giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, số lượng người với nhiều thành phần xã hội, tầng lớp, dân tộc, quốc tịch khác nhau... ra vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau ngày càng gia tăng. Đây là minh chứng sinh động cho quá trình đổi mới chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta; đổi mới về tư duy, cơ chế, phương thức, thủ tục quản lý xuất cảnh và nhập cảnh. Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài là một trong những cảng hàng không lớn, với lưu lượng hàng triệu lượt người xuất, nhập cảnh mỗi năm, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là cửa ngõ giao lưu với thế giới, trực tiếp góp phần thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt, với vị trí nằm tại Thủ đô Hà Nội, vấn đề quản lý nhà nước về an ninh quốc gia nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô và cả nước.
  7. 2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh và nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài là một nội dung công tác quan trọng và là nhiệm vụ thường xuyên của lực lượng an ninh nói chung, lực lượng quản lý cửa khẩu nói riêng. Công tác này nhằm đảm bảo duy trì hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật, góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với hoạt động vi phạm pháp luật tại cửa khẩu hoặc lợi dụng quá trình xuất, nhập cảnh để tiến hành các hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam và người nước ngoài trong hoạt động xuất, nhập cảnh. Thời gian qua, lực lượng an ninh cửa khẩu đã sử dụng nhiều biện pháp công tác, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài tại Cảng HKQT Nội Bài. Quá trình tiến hành các hoạt động quản lý đã phát hiện, ngăn chặn nhiều đối tượng có hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia; xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm quy chế xuất nhập cảnh, quy chế cửa khẩu... Kết quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài đã góp phần vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi đối với việc xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và người người nước ngoài; đồng thời, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại Cảng HKQT Nội Bài. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần được tổng kết, nghiên cứu làm rõ để đề xuất giải pháp quản lý đối với hoạt động này hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay. Thời gian tới, quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế của nước ta tiếp tục
  8. 3 được đẩy mạnh, lưu lượng người Việt Nam xuất, nhập cảnh và người nước ngoài nhập, xuất cảnh ngày càng gia tăng về số lượng, thành phần, mục đích, phức tạp về tính chất hoạt động và tiềm ẩn những nhân tố gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài” làm luận văn thạc sĩ là cần thiết và cấp bách hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Về an ninh trong lĩnh vực xuất nhập cảnh và quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh nói chung đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở các cấp độ và góc độ khác nhau. Các công trình đó đã có những đóng góp rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn cho công tác nghiệp vụ và quản lý nhà nước về an ninh trong lĩnh vực xuất nhập cảnh đối với từng địa bàn, cả về tầm vĩ mô và những khía cạnh cụ thể. Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài thạc sỹ, như: luận văn thạc sĩ luật học "Quản lý nhà nước về an ninh đối với công dân Việt Nam xuất cảnh trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Phạm Ngọc Trung, Học viện An ninh nhân dân, năm 1997; Luận án Tiến sĩ "Quản lý nhà nước về an ninh đối với người nước ngoài tại Việt Nam" của tác giả Ngô Phúc Thịnh, Học viện An ninh nhân dân, năm 2002; luận án tiến sĩ “An ninh trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Xuân Viên, Học viện An ninh nhân dân, năm 2006; Luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cảng hàng không quốc tế nhằm đảm bảo an ninh quốc gia” của tác giả Trần Quang Tám, Học viện An ninh nhân dân, năm 2008... Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên Tạp chí Công an nhân dân, số chuyên đề - 10/2004: "Kết quả đổi mới công tác quản lý xuất nhập cảnh Việt
  9. 4 Nam đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới" của tác giả Đại tá Triệu Văn Thế - Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh; "Người Việt Nam xuất cảnh - những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh" của tác giả Lê Xuân Viên, Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã có một số đề tài nghiên cứu về xuất nhập cảnh và quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh đề cập các vấn đề, khía cạnh cụ thể góp phần làm rõ thêm lý luận và vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh tại địa bàn trong những năm qua như: Đề tài khoa học cấp Bộ "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài góp phần đảm bảo an ninh quốc gia" của tác giả Triệu Văn Thế, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, năm 2005; luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng trong đảm bảo an ninh tại cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài” của tác giả Đào Bá Thống, Học viện An ninh nhân dân, năm 2006; luận văn thạc sỹ “Công tác trinh sát tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài trong tình hình hiện nay” của tác giả Hoàng Trung Trí, Học viện An ninh nhân dân, năm 2008; luận văn thạc sỹ “Hoạt động sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả xuất nhập cảnh trái phép qua sân bay Nội Bài và công tác đấu tranh của cơ quan an ninh” của tác giả Nguyễn Việt Quang, Học viện An ninh nhân dân, năm 2006; luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với hoạt động xuất nhập cảnh trái phép tại cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài” của tác giả Lê Thị Thanh Huyền, Học viện An ninh nhân dân, năm 2007. Các đề tài nêu trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về xuất nhập cảnh, quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh ở Việt Nam hoặc chỉ đi sâu nghiên cứu về từng lĩnh vực nghiệp vụ chuyên ngành của lực lượng an ninh trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, trong đó có nội dung liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội
  10. 5 Bài nhưng cũng chưa được hệ thống, toàn diện. Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu hệ thống, toàn diện về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài, nhất là từ Tháng 8/2015 Công an Cửa khẩu Nội Bài tách khỏi Cục quản lý xuất nhập cảnh, trực thuộc Cục An ninh cửa khẩu – Tổng cục An ninh, Bộ Công an nên chức năng quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh có nhiều thay đổi, khác so với trước đây về tính chất và quy mô. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài” là cần thiết, không trùng lặp với các công trình đã từng nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài tại Cảng HKQT Nội Bài; chỉ ra kết quả đạt được và những bất cập, yếu kém; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế. - Làm rõ thực trạng hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người Việt Nam, người nước ngoài tại Cảng HKQT Nội Bài liên quan đến an ninh quốc gia và thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu cảng hàng không này. - Dự báo tình hình và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng
  11. 6 HKQT Nội Bài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài, nhất là hoạt động có liên quan đến an ninh quốc gia tại Cảng HKQT Nội Bài. - Công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia đối với hoạt động xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài tại Cảng HKQT Nội Bài do lực lượng An ninh cửa khẩu – Bộ Công an thực hiện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia đối với hoạt động xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài tại Cảng HKQT Nội Bài do lực lượng An ninh cửa khẩu - Bộ Công an, trực tiếp là Công an Cửa khẩu Nội Bài thực hiện. - Thời gian: Giai đoạn 2010 - 2015 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nói chung và trong lĩnh vực xuất nhập cảnh nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê từ những tài liệu, số liệu thực tế để
  12. 7 minh họa cho luận điểm; phương pháp so sánh về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh giữa các nước trên thế giới, khu vực và ở các cảng hàng không quốc tế trong nước; phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ luận cứ và những vấn đề khoa học liên quan đến đề tài… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài trong bối cảnh Nhà nước ta đang đẩy mạnh tiến trình mở cửa, hội nhập. Luận văn đưa ra những giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại Cảng HKQT Nội Bài thời gian tới. - Luận văn góp phần tổng kết thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh nói chung, nhất là phương thức, thủ đoạn lợi dụng xuất nhập cảnh hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
  13. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 1.1. Nhận thức về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh 1.1.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan - Nhập cảnh là hành vi của người từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp qua cửa khẩu Việt Nam. - Xuất cảnh là hành vi của người ra khỏi lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp qua cửa khẩu Việt Nam. Người nhập cảnh, xuất cảnh ở khái niệm trên là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng qui định về xuất nhập cảnh của Chính phủ Việt Nam và được gọi chung là “khách”. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại Việt Nam. Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam. - Quá cảnh là việc người nước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam để đi nước thứ ba. Khái niệm này dùng để chỉ những người nước ngoài khi đến cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, tạm lưu lại tại khu vực quá cảnh để đi tiếp một nước khác. Khu vực quá cảnh là khu vực thuộc cửa khẩu quốc tế, nơi người nước ngoài lưu lại nghỉ ngơi, chờ đợi phương tiện để tiếp tục hành trình đến một quốc gia khác. Người quá cảnh được miễn thị thực. Trong thời gian quá cảnh, người nước ngoài có nhu
  14. 9 cầu vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức thì được xét cấp thị thực phù hợp với thời gian quá cảnh. - Buộc xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định người nước ngoài hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh hoặc vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. - Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. - Trục xuất là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. - Hộ chiếu là loại giấy tờ được chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, có giá trị xác định quốc tịch của một người và được dùng khi một người xuất cảnh khỏi đất nước và nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. - Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. - Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. - Cửa khẩu là nơi khách được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
  15. 10 - Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam. - Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. - Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. - Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh là cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an làm nhiệm vụ quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh là đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu. Hiện nay là Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Cục An ninh cửa khẩu thuộc Bộ Công an. Trong phạm vi đề tài này chỉ đề cập đến quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh do Cục An ninh cửa khẩu tiến hành tại Cảng HKQT Nội Bài. - Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài gồm cơ quan đại diện hoặc cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự. Trong pháp luật Việt Nam qui định riêng biệt, cụ thể đối với hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài và hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam về điều kiện nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; những trường hợp chưa cho nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, buột xuất cảnh, chưa được xuất cảnh; các qui định về thủ tục giấy tờ, cửa khẩu xuất, nhập cảnh cho từng đối tượng…
  16. 11 1.1.2. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước; là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) do bộ máy quản lý nhà nước tiến hành. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia là một bộ phận của quản lý nhà nước nói chung, có đặc trưng chung là mang tính quyền lực đặc biệt, buộc mọi người phải tuân theo và có sự cách biệt giữa người quản lý và người bị quản lý; gắn chặt với quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác như quản lý kinh tế, văn hoá tư tưởng, đối ngoại... Nhận thức về quản lý nhà nước về an ninh quốc gia cần bắt đầu từ khái niệm về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Theo Luật An ninh quốc gia năm 2004: “1) An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 2) Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. 3) Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [22, Điều 3]. Từ điển Bách khoa Công an nhân dân năm 2005 đề cập đến khái niệm này như sau: “Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là hệ thống các biện pháp quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền tiến hành trên cơ sở pháp luật và thi hành pháp luật, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội” [2, tr.978]. Giáo trình quản lý nhà nước về an ninh quốc gia - Học viện An ninh nhân dân năm 2005, đưa ra khái
  17. 12 niệm: “Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên lĩnh vực an ninh quốc gia; sử dụng quyền lực nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của con người để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác xâm phạm an ninh quốc gia” [19]. Từ những nhận thức về an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia và quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, có thể hiểu quản lý nhà nước về an ninh quốc gia như sau: Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia theo nghĩa rộng là hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trên lĩnh vực an ninh quốc gia sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để tác động, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động gây phương hại đến an ninh quốc gia. Từ góc độ là hoạt động của cơ quan hành pháp thì quản lý nhà nước về an ninh quốc gia là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trên lĩnh vực an ninh quốc gia nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động gây phương hại đến an ninh quốc gia. Mục tiêu, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về an ninh quốc gia là bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đoàn kết dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo vệ an ninh trên các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
  18. 13 Nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia được xác định tại Điều 29, Luật An ninh quốc gia, bao gồm: - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia. - Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. - Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia. - Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, đào tạo cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh quốc gia; bồi dưỡng kiến thức bảo vệ an ninh quốc gia cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan, tổ chức; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia. - Hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia. Khách thể của quản lý nhà nước về an ninh quốc gia là hệ thống các quan hệ xã hội, hành vi của con người và hoạt động của các tổ chức có liên quan tác động tới an ninh quốc gia được pháp luật bảo vệ; là sự an toàn, bền vững của thể chế nhà nước, cuộc sống ổn định, phát triển về mọi mặt của nhân dân, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn, thống nhất của Tổ quốc.
  19. 14 Chủ thể của quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, theo nghĩa rộng bao gồm cả cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và tư pháp; theo nghĩa hẹp (quản lý hành chính nhà nước), là các cơ quan hành pháp, đó là Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, trong đó Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Điều 8, Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định: “Bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật”[22, Điều 8]. Như vậy, quản lý nhà nước về an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và trách nhiệm của mỗi công dân do Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước. Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, theo đó Bộ Công an được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia. Điều 30, Luật An ninh quốc gia quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia”[22, Điều 30]. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh quốc gia của Bộ Công an được quy định cụ thể hơn tại Điều 14, Điều 15, Luật Công an nhân dân ngày 27/11/2014; Điều 1, Nghị định số 106/2014/NĐ-CP, ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công an. Trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, lực lượng An ninh nhân dân là lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm: Tiến hành hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng, an ninh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2