Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích những vấn đề về vai trò và thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam và bài học kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương khác, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …/… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ CHIỀU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM – TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …/… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC LÊ THỊ CHIỀU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM – TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH Hà Nội, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng của tất cả các số liệu, kết quả thống kê nêu trong luận văn. Tác giả luận văn Lê Thị Chiều
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đặng Đình Thanh - Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, giúp đỡ tôi xây dựng và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, cô Nguyễn Thị Ngân chủ nhiệm lớp cùng các thầy cô giảng dạy lớp cao học Quản lý công đã tích cực quan tâm và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi hoàn thành khóa học tại Học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ đã có những ý kiến đóng góp quý báu để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn và được bảo vệ luận văn trước Hội đồng. Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp cao học HC20.B3 và gia đình đã quan tâm động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Lê Thị Chiều
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ..................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................. 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ..... 5 6. Ý nghĩa của luận văn ......................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn: ........................................................................ 6 NỘI DUNG.................................................................................................................... 7 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI........................................................................................... 7 1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI.................................. 7 1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại............................... 7 1.1.2. Các loại hình kinh tế trang trại ..................................................... 9 1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại ................................................. 12 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của kinh tế trang trại đối với sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp ................................................................ 14 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI .............................................................. 15 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại ............ 15 1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại .................................................................................................. 16 1.2.2.1 Sự quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại là một chức năng đặc thù của chức năng quản lý ............................................................... 17 1.2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại có tác động nhiều mặt đối với kinh tế nông nghiệp nói riêng và xã hội nói chung....................................... 17
- 1.2.3. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại ............................................................................................................. 18 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước ....... 19 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG VÀ BÀI HỌC VỚI HUYỆN LỤC NAM . 25 1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Lục Ngạn về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại ..................................................................................... 25 1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Thế về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại ..................................................................................... 27 1.3.4. Bài học vận dụng cho huyện Lục Nam ....................................... 28 Tóm tắt chương 1 .......................................................................................................31 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM – TỈNH BẮC GIANG ........................................................................................................................................32 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LỤC NAM ................................................................................ 32 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên .................................................................... 32 2.1.2. Về kinh tế ....................................................................................... 34 2.1.3. Về xã hội......................................................................................... 35 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM .............................................................. 36 2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam........................................................................................................... 36 2.2.2. Doanh thu từ các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam ....... 39 2.2.3. Về thu nhập của các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam.. 40 2.2.4. Về giải quyết việc làm cho người lao động ................................. 41 2.2.5. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tại các trang trại ............................................................................................................ 42
- 2.2.6. Trình độ tổ chức quản lý .............................................................. 43 2.2.7. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm ...................................... 43 2.2.8. Giải quyết vấn đề an toàn môi trường ........................................ 44 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM ....................... 45 2.3.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch trong quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam ................ 45 2.3.2. Thực thi pháp luật có liên quan................................................... 46 2.3.3. Ban hành và thực thi chính sách có liên quan ........................... 47 2.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam ........................................... 51 2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện đối với quản lý nhà nước về kinh tế trang trại .................................... 52 2.4. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM....................................................................... 55 2.4.1. Những thành tựu đã đạt được ..................................................... 55 2.4.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam................................... 59 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại...................................................................... 64 Tóm tắt chương 2 .......................................................................................................67 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM - TỈNH BẮC GIANG .....................................................................................69 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM – TỈNH BẮC GIANG................................................................... 69 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Giang .......................................................................... 69
- 3.2.2. Quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại của huyện Lục Nam giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 ........................................................................................................... 72 3.2.3 Phương hướng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam ......................................................................... 75 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM ..... 78 3.2.1. Giải pháp về chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam................................................ 78 3.2.2. Giải pháp về pháp luật ................................................................. 80 3.2.3. Giải pháp về chính sách ............................................................... 81 3.2.4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát................................................... 89 3.2.5. Tạo quan hệ hợp tác giữa các trang trại..................................... 91 3.2.6. Về bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại ......... 92 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..................................................................... 94 3.3.1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh .................................... 94 3.3.2 Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ....................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................99
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ 1 KTTT Kinh tế trang trại 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 HTX Hợp tác xã 5 QLNN Quản lý Nhà nước 6 Bộ NN&PT NT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 7 SXNN Sản xuất nông nghiệp 8 KT-XH Kinh tế - xã hội
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 So sánh số lượng và loại hình trang trại năm 2010-2016 Bảng 2.2: Chi tiết doanh thu từ các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam năm 2015 Bảng 2.3 : Thu nhập của các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam Bảng 2.4: Phân bố lao động tham gia sản xuất kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam theo lĩnh vực sản xuất Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2011-2015 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu trang trại năm 2015
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuyên suốt quá trình hơn 2000 năm lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và 30 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế chuyển từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của ngành kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế chung của đất nước. Trước sự thay đổi về kinh tế và đời sống của nhân dân, sự gia tăng dân số và các khu công nghiệp làm giảm diện tích đất nông nghiệp cũng như sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi công tác sản xuất nông nghiệp cần có sự thay đổi để phát triển. Đáp ứng yêu cầu đó mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất kinh tế nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ quản lý cao hơn. Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân viên chức, bộ đội… đã nghỉ hưu. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống đồi trọc hoang hóa, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa, giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất kinh tế trang trại hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Bắc Giang là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc với đặc điểm địa hình của vùng đồi núi thấp, thổ nhưỡng và khí phù hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, na, nuôi trồng các loại gia súc gia cầm khác... Hiện nay, ở Bắc Giang đã hình thành nhiều mô hình trang trại như 1
- trang trại trồng nấm, trang trại chim bồ câu, vịt trời, các trang trại cây ăn quả, trang trại chăn nuôi gia súc... tập trung chủ yếu tại các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế… Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang đã xác định kinh tế trang trại là động lực chính, là ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới, đồng thời ban hành nhiều chính sách để các trang trại phát triển có hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và đặc biệt trên địa bàn huyện Lục Nam - địa phương có sự phát triển các mô hình kinh tế trang trại tương đối nhanh và mạnh của tỉnh - nói riêng còn nhiều hạn chế bất cập, sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam chủ yếu là mang tính tự phát, các trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu dài, hầu hết các xã có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thủy lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt, thông tin liên lạc thị trường còn kém phát triển. Phần lớn các trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Do vậy đề tài “Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn để góp phần làm rõ những vấn đề trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay đã có rất nhiều đề tài cũng như các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế trang trại cũng như sự tác động của nhà nước đối với kinh tế trang trại. Điển hình có thể kể tới như: Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KC.07-13: “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với 2
- văn minh thời đại” do Vũ Trọng Khải chủ nhiệm[1]. Đề tài có nghiên cứu về việc xây dựng các mô hình hệ thống nông nghiệp sinh thái đa canh, mô hình trang trại làng mở, mô hình phát triển phi làng xã và sự hình thành trang trại hữu hạn, trang trại cổ phần, trang trại nhà nước và trang trại dự phần mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do Nguyễn Đình Hương chủ nhiệm năm 2000 là công trình nghiên cứu công phu nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam cho đến nay[2]. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, khoa học - công nghệ, phát triển hạ tầng nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Năm 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang , nghiên cứu đề tài cấp Bộ trọng điểm do Phạm văn Khôi chủ nhiệm: “Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững trang trại vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang” nghiệm thu năm 2011[3]. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình phát triển kinh tế trang trại theo hình thức sở hữu, theo quy mô, theo phương hướng kinh doanh và trình độ công nghệ, đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính phát triển bền vững của các trang trại ở vùng cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Với phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau, tác giả nghiên cứu cụ thể về hoạt động quản lý của nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang trong những điều kiện cụ thể. Đây là một đề tài mới và không bị trùng lặp với các đề tài khoa học đã công bố trước đó. 3
- 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Qua việc nghiên cứu phân tích những vấn đề về vai trò và thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam và bài học kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương khác, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại nói chung và trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang nói riêng - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại của một số địa phương và rút ra bài học cho huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang từ đó chỉ ra những yếu tố còn tồn tại cần khắc phục, nguyên nhân của những tồn tại đó - Từ thực trạng đã nêu, đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối với các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu vào xem xét thực trạng những hoạt động trong công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại. Trong đó chủ thể quản lý là cơ quan quản lý Nhà nước của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, đối tượng quản lý là kinh tế trang trại với các công cụ quản lý đó là quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách và pháp luật có liên quan đến kinh tế trang trại và trực tiếp tổ chức điều hành quá trình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. 4
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về không gian nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu chủ yếu trên phạm vi địa bàn huyện Lục Nam Bao gồm các trang trại tại các xã: Tam Dị, Vô Tranh, Huyền Sơn, Khám Lạng, Đông Phú và một số trang trại tiêu biểu khác trên địa bàn huyện Yên Thế và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang 4.2.2. Về thời gian Luận văn tập trung nghiên cứu về kinh tế trang trại giai đoạn 2010 -2016, định hướng đến năm 2020. 4.2.3. Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về các chiến lược, quy hoạch; về luật pháp, chính sách đối với kinh tế trang trại; công tác kiểm tra giám sát của Nhà nước và Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại, 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước; các học thuyết kinh tế và quản lý nhà nước về kinh tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin tài liệu tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu, so sánh, để làm sáng tỏ nội dung của vấn đề nghiên cứu. Các số liệu trong luận văn được tham khảo từ chi cục thống kê huyện Lục Nam và thu thập trực tiếp tại các địa phương có trang trại tập trung. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại của một số địa phương tác giả rút ra 5
- những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, tác giả chỉ ra những mặt tích cực đã đạt được và những yếu tố còn tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm tăng cường hoạt động quản lý đối với các trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm kết cấu 3 chương cụ thể như sau: Chương I. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại Chương II. Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang Chương III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang 6
- NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại Lịch sử phát triển nông nghiệp trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đã cho thấy có nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn và gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa hay còn được gọi là kinh tế trang trại (KTTT) chỉ thực sự bắt đầu khi xuất hiện nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Do đó, đã sớm có nhiều quan điểm khác nhau về trang trại nhưng đều có những điểm chung về nguồn gốc hình thành và chủ sở hữu trang trại như sau:. Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông lâm ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nhưng có tính chất hàng hóa rõ rệt. Các trang trại có sự tập trung, tích tụ cao hơn so với mức bình quân của kinh tế hộ gia đình trong xã hội ở từng vùng về các điều kiện sản xuất như đất đai, vốn, lao động đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn[4]. Trang trại mang tính chất sản xuất hàng hóa nông nghiệp, gắn liền với thị trường vì vậy có nhu cầu cao hơn kinh tế hộ về tiếp thị, về sự tác động của khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp, nhất là đối với công nghệ bảo quản, chế biến nông - lâm - thủy sản, chế tạo công cụ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất và đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ hàng hóa cạnh tranh trên thị trường[5]. Trang trại và kinh tế trang trại là hai khái niệm khác nhau, theo đó trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của quan hệ kinh tế. 7
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong kinh tế nông nghiệp, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Sự phát triển KTTT nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển KTTT bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới. Với tư cách là một loại hình kinh tế, KTTT bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất với các hoạt động kinh tế - xã hội và các hoạt động này có quan hệ, tác động với môi trường tự nhiên. Do vậy, KTTT bao gồm có ba mặt cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế: KTTT là loại hình tổ chức sản xuất trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Các yếu tố vật chất của sản xuất trước hết là ruộng đất, tiền vốn và các tư liệu sản xuất khác được tập trung ở quy mô nhất định nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa. Trong loại hình KTTT, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất tới việc tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Về mặt xã hội: KTTT là loại hình kinh tế trong đó các quan hệ xã hội đan xen như: quan hệ giữa thành viên trong trang trại, quan hệ giữa chủ trại và người lao động trong trang trại, quan hệ giữa những người lao động trong nội bội trang trại, quan hệ giữa chủ trang trại với các quan hệ thị trường khác. Về mặt môi trường, KTTT là một không gian sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trong loại hình KTTT có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp đến hệ sinh thái của vùng. 8
- Ở nước ta, KTTT đã manh mún xuất hiện từ thời Lý, Trần với các hình thức như thái ấp, các điền trang trong nông nghiệp. Thời nhà Lê, Nguyễn, KTTT phát triển tương đối mạnh và tồn tại dưới các hình thức như: đồn điền, điền trang… Nghị quyết 10 của Bộ chính trị khóa VI 70(4/1988) về phát huy quyền làm chủ kinh tế hộ gia đình đã đặt nền móng cho sự phát triển một cách nhanh chóng. Theo đó KTTT là hình thức tổ chức sản xuất KTTT bao gồm nông - lâm - thủy sản có mục đính chính là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của một chủ trang trại, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, trình độ kỹ thuật cao hơn phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ gắn với thị trường có hạch toán kinh tế theo hình thức của doanh nghiệp Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển các trang trại và căn cứ vào chủ trương đối với KTTT đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 12 năm 1997 và Nghị quyết số 06 ngày 10 tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp và nông thôn mô hình KTTT trong sản xuất kinh tế nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng và phát triển. Hiện nay, nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nhờ đó tạo ra năng suất, chất lượng cao và đạt hiệu quả về kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển của KTTT gắn liền với quá trình công nghiệp hóa của đất nước và đang dần trở thành lực lượng chủ lực trong sản xuất hàng hóa nông sản, phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hóa trong công nghiệp. 1.1.2. Các loại hình kinh tế trang trại Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, KTTT đang phát triển dưới nhiều hình thức, nó thay đổi tùy theo đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng 9
- quốc gia, từng vùng miền lãnh thổ. Theo đề nghị số 64/CP của Chính Phủ chúng ta có thể căn cứ vào một số tiêu chí để phân loại các trang trại như sau: Phân loại theo quy mô sử dụng Theo cách phân loại này trang trại được chia làm 4 loại hình đó là + Trang trại nhỏ: quy mô trang trại có diện tích dưới 2ha + Trang trại vừa: quy mô trang trại có diện tích từ 2-5ha + Trang trại khá lớn: quy mô trang trại có diện tích từ 5-10ha + Trang trại lớn: quy mô trang trại có diện tích trên 10ha Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì mức hạn điền tối thiểu cho trang trại là 2,1ha đối với các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Duyên hải miền trung Phân loại theo lĩnh vực sản xuất Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất bao gồm: - Trang trại trồng trọt: Đây là loại hình trang trại vô cùng đa dạng và phong phú (tùy theo đặc điểm khí hậu đất đai của mỗi vùng miền), bao gồm các trang trại trồng cây ăn quả như na, vải, hồng, nhãn, cam bưởi…, cây công nghiệp như cao su, cà phê… trang trại lương thực, thực phẩm và các trang trại trồng hoa, cây cảnh… - Trang trại chăn nuôi: Loại hình trang trại chăn nuôi cũng khá đa dạng như chăn nuôi đại gia súc (bò, dê…) gia súc nhỏ (lợn, đà điểu), các trang trại gia cầm, chim bồ câu… - Trang trại nuôi trồng thủy sản: Đây là loại hình trang trại có tính chất đặc thù gắn liền với môi trường nước. Tùy vào địa hình khí hậu và môi trường nước ngọt hay nước mặn mà người dân có các hình thức sản xuất nuôi trồng thủy sản khác nhau. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 301 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn