intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được thực hiện đạt hiệu quả cao. Đó là việc chất thải rắn sinh hoạt được thu gom toàn bộ, sạch sẽ từ các chủ nguồn thải có phát sinh và được vận chuyển hợp vệ sinh bởi các đơn vị thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …..……………/………………….. ………/…….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ DUY LUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …..……………/………………….. ………/…….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ DUY LUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 Người hướng dẫn khoa học: TS. Tần Xuân Bảo TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn của mình, lời đầu tiên tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc tới Hội đồng Khoa học thuộc Học viện hành chính quốc gia, các thầy giáo, cô giáo, đã trang bị những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Đặc biệt tôi xin trân trọng và tỏ lòng biết ơn đến thầy TS. Tần Xuân Bảo người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và sâu sắc cho tôi trong quá trình làm luận văn. Luận văn này được hoàn thiện bởi sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhưng do khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báo của quý thầy, cô và các bạn học để giúp tôi hoàn thành tốt hơn công trình nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Duy Luân
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Tần Xuân Bảo Luận văn này được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là xác thực, có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Duy Luân
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ủy ban nhân dân: UBND Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: UBMTTQVN Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: TNHH MTV Số thứ tự: STT Trang: tr.
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ......................................... 36 Bảng 2: Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ...... 52 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Hiệp An ...................................................................................................... 46
  7. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ....................................................................................... 8 1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt............................................................. 8 1.2. Tổng quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt............................ 11 1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thủ Dầu Một trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................................................................... 30 1.3.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Hải Dương ................................................................. 30 1.3.2. Kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 31 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thủ Dầu Một .............................. 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................................... 35 2.1. Tình hình quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ........................................................ 35 2.1.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................................................. 35 2.1.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................................................. 38
  8. 2.1.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................................................. 39 2.1.4. Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................................................. 41 2.1.5. Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ............................................................................................................ 49 2.1.6. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 52 2.2. Đánh giá chung quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................ 53 2.2.1. Kết quả đạt được ........................................................................................ 53 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 58 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ......................... 68 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ......................... 68 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .................................. 70 3.2.1. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt................................................................................. 70 3.2.2. Tổ chức thực hiện tốt các văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................................................. 72
  9. 3.2.3. Kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhân viên thực hiện công tác............................................................................................ 73 3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................. 75 3.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................... 80 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt ... 81 3.3. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bình Dương .................................................. 83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 84 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 87
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Quá trình sinh sống và hoạt động của con người làm phát sinh ra nhiều loại chất thải rắn mà trong đó có chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được phân loại, thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng đến môi trường, làm mất mỹ quan đô thị. Sự phát triển kinh tế xã hội cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã đặt ra những yêu cầu bức xúc về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Nhà nước ta luôn coi trọng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đây là nội dung quan trọng trong sự phát triển bền vững cũng như thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thời gian qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu…Để các văn bản pháp luật đi vào cuộc sống thì cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân biết và thực hiện; khi hiểu rõ, hiểu đúng các quy định của pháp luật thì hành động mới đúng. Như vậy nhận thức và ý thức của người dân trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt mới ngày càng được nâng cao hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Trong thời kỳ hội nhập, thành phố Thủ Dầu Một đã đạt được rất nhiều thành tựu và có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và đổi mới chung của tỉnh Bình Dương. Song cũng chính trong quá trình ấy đã phát sinh rất nhiều vấn đề về môi trường mà trong đó chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề gây ảnh hưởng nhiều nhất. Sự tăng trưởng dân số tại địa phương cùng với một số lượng lớn người dân từ các địa phương khác tới sống, học tập, lao 1
  11. động dẫn đến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng. Áp lực đối với việc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt vì vậy cũng tăng lên và nếu thực hiện công tác này không tốt sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, không đảm bảo mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến bộ mặt xanh - sạch - đẹp của thành phố, đặc biệt trong bối cảnh thành phố đang đẩy mạnh việc thực hiện Đề án Cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa - Văn minh đô thị” mà trong đó quản lý về chất thải rắn sinh hoạt là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu. Thời gian qua trong công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã đạt được một số kết quả tích cực góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo vẻ xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một như: tình trạng đổ trộm chất thải rắn sinh hoạt tại các khu đất trống, dọc các tuyến đường vẫn còn diễn ra; việc áp dụng các văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt còn chưa thực sự quyết liệt; nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt ở một số phường còn thiếu; công tác quản lý nhà nước về phân loại, thu gom, vận chuyển cũng như phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được chú trọng thực hiện nhưng vẫn còn một số hạn chế; việc thanh tra, kiểm tra; giải quyết những khiếu nại, tố cáo cũng như xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được thực hiện tăng cường, thường xuyên nhưng đôi lúc vẫn chưa kịp thời đối với các vấn đề phát sinh… Có nhiều lý do cả khách quan và chủ quan dẫn đến việc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một còn nhiều hạn chế. Điều này về lâu dài nếu không có những giải pháp hoàn thiện thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như bộ mặt của thành phố. Vì lý do đó tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về 2
  12. chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để làm Luận văn cao học Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Thứ nhất, hội thảo và tọa đàm có liên quan đến đề tài Hội thảo “Quản lý nhà nước về chất thải rắn” và hội thảo khoa học “Mô hình quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt” tổ chức tại Hà Nội vào ngày 08/5/2019. Hội thảo nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019 của Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn. Hội thảo “Quản lý nhà nước về chất thải rắn” tập trung các nội dung: cơ chế chính sách liên quan đến ưu đãi đầu tư dự án xử lý chất thải rắn; quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp liên tỉnh hoặc cấp vùng; định mức, đơn giá thu gom, xử lý chất thải rắn; thực trạng công tác quản lý chất thải nhựa; kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới về công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn. Trong khi đó, hội thảo khoa học “Mô hình quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt” thảo luận các nội dung như sau: tổng quan chung về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam; cơ sở lý luận, kinh nghiệm của một số nước và thực tế ở Việt Nam về mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt; giới thiệu các mô hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện đang áp dụng tại Việt Nam. [23] Tọa đàm “Những quy định mới đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải nguy hại trong Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)” tổ chức tại Hà Nội vào ngày 03/6/2020. Tại buổi tọa đàm Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu ra những bất cập của công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian qua và Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã quy định và khắc phục được các bất cập nêu trên, cụ thể: dự thảo Luật lần này đưa ra được các quy định về kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được tính dựa trên khối lượng phát sinh; đưa ra quy định khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn 3
  13. thành năm loại là: chất thải rắn có khả năng tái chế; chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác. Dự thảo Luật cũng quy định các nguyên tắc về việc thu kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt sau khi đã được phân loại; quy định của Nhà nước ưu đãi về thuế, phí, vay vốn đối với các hoạt động xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định về sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các cấp hội, tổ dân phố, cộng đồng dân cư đối với việc tổ chức thực hiện và giám sát việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định không khuyến khích cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu trên địa bàn cấp xã; không khuyến khích sử dụng công nghệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, trừ trường hợp đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quyết định; quy định về cải tạo, phục hồi môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. [20] Thứ hai, các luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài “Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Thanh Bình, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế năm 2016 của trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nêu được những cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về chất thải rắn bao gồm nội dung về chất thải rắn cũng như quản lý nhà nước về chất thải rắn; nêu thực trạng và đánh giá được những mặt làm được và chưa làm được của công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn và nguyên nhân của những hạn chế. Sau đó tác giả đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. [1] “Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế năm 2017 của trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nêu được tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của quản 4
  14. lý nhà nước về chất thải rắn; trình bày những phương pháp nghiên cứu của luận văn, nêu và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn để thấy được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này. Từ đó tác giả đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. [6] “Quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Hiền Hà, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế năm 2006 của Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nêu được cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị bao gồm nội dung về chất thải rắn đô thị cũng như quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị; trình bày thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị ở Việt Nam, những nhân tố tích cực và cản trở, phát sinh trong công tác quản lý. Tiếp theo tác giả nêu ra định hướng và giải pháp trong quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị. [7] Các luận văn trên nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với chất thải rắn (trong đó có chất thải rắn sinh hoạt) ở các địa phương khác nhau và thuộc chuyên ngành quản lý kinh tế. Kết quả của những nghiên cứu nêu trên rất bổ ích, gợi ý nghiên cứu cho luận văn này. Như vậy, có thể nói cho đến thời điểm này chưa có nghiên cứu cụ thể nào, dưới góc độ địa phương và thuộc chuyên ngành quản lý công liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tên đề tài của luận văn không trùng lặp với bất cứ công trình công bố nào đã có trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được thực hiện đạt hiệu quả cao. Đó là việc chất thải rắn sinh hoạt được thu gom toàn bộ, sạch sẽ từ các chủ nguồn thải có phát sinh và 5
  15. được vận chuyển hợp vệ sinh bởi các đơn vị thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý. Nhiệm vụ Với mục đích nghiên cứu đã xác định, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn nhằm: Hệ thống hóa khung lý thuyết quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2018 đến năm 2019. Không gian: trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nội dung: quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận Dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp cụ thể. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu: có những thông tin, tài liệu thu thập từ sách, báo, internet; các nghiên cứu khoa học được công bố có liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu; từ các nguồn thông tin khác liên quan tới 6
  16. quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt, từ các cơ quan có liên quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thủ Dầu Một, UBND các phường. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: trên cơ sở kết quả nghiên cứu các luận văn có liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt để hình thành khung lý thuyết của luận văn. Thu thập số liệu và thống kê số liệu liên quan. Phương pháp so sánh: tác giả tìm hiểu các thông tin, tài liệu sau đó tổng hợp và so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa về lý luận Góp phần hệ thống những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng khung lý thuyết để phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Ý nghĩa về thực tiễn Thứ nhất, phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thứ hai, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực quản lý công, quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt hoặc cho những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 7
  17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải), được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và từ các nguồn sau: hộ gia đình; hộ kinh doanh nhỏ lẻ; trụ sở làm việc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công an, quân đội; trường học, nhà trẻ; cơ sở kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, bến xe, bến tàu; công trình xây dựng. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá học, theo tính chất… Theo vị trí hình thành: tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra chất thải rắn sinh hoạt từ đường phố, từ vườn, từ các khu công nghiệp tập trung, từ hộ gia đình... Theo thành phần hóa học và vật lý: theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim… Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau: Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ... Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp. 8
  18. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt Về kinh tế - xã hội Trong những năm qua, lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước ngày càng gia tăng. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý vì thế cũng tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi trường liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt. Hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Gây ô nhiễm môi trường Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều các chất độc, do vậy khi nó được đưa vào môi trường đất các chất độc sẽ xâm nhập vào và tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch, nhái… làm giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần thời gian rất lâu mới phân hủy hết, do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2… đều là các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Theo thói quen, người dân thường đổ chất thải rắn sinh hoạt tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh… Lượng chất thải rắn sinh hoạt này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm 9
  19. trong khu vực. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt có thể bị cuốn trôi theo dòng nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch… sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt. Mặt khác, lâu dần nó sẽ làm giảm diện tích ao hồ… giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái trong các ao hồ bị hủy diệt. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt thông thường hàm luợng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giảm mỹ quan môi trường sống; những người tiếp xúc thường xuyên với chất thải rắn sinh hoạt như những người làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi chất thải rắn sinh hoạt rất dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng và ngoài da, phụ khoa. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt do chất thải rắn sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thương hàn… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Trên thế giới mỗi năm có hàng triệu người chết, trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới chất thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập mạnh gây ảnh hưởng xấu tới những người mắc bệnh tim mạch. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt lên sức khoẻ con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khoẻ con người thông qua chuỗi thức ăn. Số lượng người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp chất thải ngày càng tăng. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm cũng tăng. Ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ của chất thải cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. 10
  20. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa ô nhiễm không khí do đốt chất thải với các bệnh lý đường hô hấp. 1.2. Tổng quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Khái niệm quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và định hướng để thực hiện quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì phát triển các quan hệ xã hội theo trật tự pháp luật do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ trương ương đến cơ sở tiến hành. Quản lý nhà nước mang tính xã hội. Nhà nước chịu trách nhiệm trước nhân dân về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý ngoài ra còn có những đặc điểm riêng mà chỉ có về chất thải rắn sinh hoạt như quản lý nhà nước về phân loại, thu gom, vận chuyển, phí, hợp đồng. Bất kỳ một hoạt động, lĩnh vực nào muốn đạt được hiệu quả cao, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đề ra đều có sự can thiệp, tác động quản lý của Nhà nước. Đối với chất thải rắn sinh hoạt cũng không ngoại lệ. Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm đảm bảo việc quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Đối tượng của quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt là các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển. Các chủ nguồn thải phát sinh ra chất thải rắn sinh hoạt từ sinh hoạt thường ngày của mình phải thực hiện việc lưu giữ và thải, bỏ chất thải rắn sinh hoạt đúng thời gian, đúng nơi quy định và có trách nhiệm đăng ký hợp đồng thu gom cũng như đóng phí vệ sinh theo quy định. Các đơn vị phải thực hiện việc thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt từ các chủ nguồn thải phát sinh tới nơi xử lý tập trung với các phương tiện đảm bảo 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0