intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động khoáng sản và quản lý nhà nước đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản; luận văn đã bổ sung để hoàn thiện khung lý thuyết về KT,CB khoáng sản và quản lý nhà nước đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản. Nghiên cứu kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản của một số tỉnh, rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VĂN CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VĂN CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DÌU ĐỨC HÀ HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Tác giả Trần Văn Cƣờng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô tại Học viện Hành chính Quốc gia và của các Sở, ngành tỉnh Bắc Kạn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô, các đồng chí lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp đã dành sự quan tâm giúp đỡ tận tình trong suốt 02 năm qua. Đặc biệt trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học của Thầy giáo TS.Dìu Đức Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN ................................... 10 1.1. Lý luận chung về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ............... 10 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 10 1.1.2. Những đặc điểm của công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ...... 12 1.1.3. Quyền sở hữu về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ............ 14 1.1.4. Vai trò của công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đối với phát triển kinh tế - xã hội ........................................................................................ 16 1.2. Quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ......... 19 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.................................................................................................................... 19 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ....................................................................................................... 21 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.................................................................................................................... 22 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ........................................................................................ 26 1.3.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................ 26 1.3.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................ 29 1.4. Kinh nghiệm QLNN về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của một số địa phƣơng và bài học cho tỉnh Bắc Kạn ............................................ 30 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang ..................................................... 30 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 33 1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng ........................................................... 35 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn ................................................ 37
  6. Kết luận Chƣơng 1 .......................................................................................... 39 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ................................................................................................................ 40 2.1. Thực trạng công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn ... 40 2.1.1. Khái quát và điều kiện tƣ nhiên, các yếu tố kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................................. 40 2.1.2. Thực trạng công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ...................... 42 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2015 - 2018 ........................................... 53 2.2.1. Ban hành và thực thi pháp luật có liên quan đến công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ........................................................................................ 53 2.2.2. Xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản................................................................................ 57 2.2.3. Ban hành và thực thi chính sách có liên quan đến công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản................................................................................ 59 2.2.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản................................................................................ 64 2.2.5. Tổ chức bộ máy QLNN đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.................................................................................................................... 67 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................................................... 72 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 73 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 75 Kết luận Chƣơng 2 .......................................................................................... 80 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ...................................................... 81
  7. 3.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ............................................................... 81 3.2. Quan điểm, mục tiêu ................................................................................ 82 3.2.1. Các quan điểm cơ bản ........................................................................... 82 3.2.2. Các mục tiêu .......................................................................................... 83 3.2.3.Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kan .......................................................... 84 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ..................................................... 86 3.3.1. Hoàn thiện việc thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản .............................................. 86 3.3.2. Nâng cao chất lƣợng lập quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...................................................................................................... 92 3.3.3. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý khai thác khoáng sản ..................... 94 3.3.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ....................................................................................................... 96 3.4. Giải pháp khác.......................................................................................... 98 3.5. Một số kiến nghị..................................................................................... 100 3.5.1. Kiến nghị với Quốc hội ....................................................................... 100 3.5.2. Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Công Thƣơng ....... 101 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 102 KẾT LUẬN ................................................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 105
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVTM : Bảo về môi trƣờng ĐTM : Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng HĐND : Hội đồng nhân dân KT - XH : Kinh tế - xã hội KT TNKS : Khai thác tài nguyên khoáng sản KT, CB : Khai thác, chế biến QLNN : Quản lý nhà nƣớc QPPL : Quy phạm pháp luật TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNKS : Tài nguyên khoáng sản UBND : Ủy ban nhân dân VLXD : Vật liệu xây dựng VLXDTT : Vật liệu xây dựng thông thƣờng
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Bảng 2.1: Số lƣợng mỏ và công suất khai thác ............................................... 45 Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành khai khoáng tỉnh Bắc Kạn .......................... 45 Bảng 2.3: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm và chỉ số phát triển ngành khai khoáng (2015-2018) ........................................................................................ 49 Bảng 2.4: Thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản ......................... 50 Bảng 2.5: Số lƣợng giấy phép khai thác theo loại khoáng sản ....................... 54 Bảng 2.6: Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2018 .......................................................................................... 55 Bảng 2.7: Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (2015-2018) ................. 58 Bảng 2.8: Nợ tiền cấp quyền khai thác phân theo đơn vị thu ......................... 59 Bảng 2.9: Điều kiện của chủ thể khai thác và chuyển nhƣợng quyền khai thác khoáng sản ....................................................................................................... 63 Bảng 2.10: Kết quả xử lý doanh nghiệp, cá nhân vi phạm trong khai thác, chế biến khoáng sản ............................................................................................... 66 Bảng 2.11: Số lƣợt đơn vị bị xử phạt theo vi phạm (2015-2018) ................... 67 Bảng 2.12: Đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về khai thác, chế biến khoáng sản ................................................... 72 Biểu đồ 2.1: Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn ............................................. 43 Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2014-2018 .................... 46 Biểu đồ 2. 3: Tỷ trọng ngành khai khoáng trong tổng GDP (2015-2018) ...... 50 Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khoáng sản .......................... 71
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tài nguyên thiên nhiên là những vật phẩm của tự nhiên mà con ngƣời có thể khai thác, chế biến, sử dụng cho mục đích tồn tại, phát triển của mình. Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều về mặt địa lý và đại bộ phận nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao đều đƣợc hình thành qua quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài của lịch sử. Các đặc điểm trên cho thấy tài nguyên khoáng sản là rất quý hiếm, cần đƣợc bảo vệ, sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm. Hoạt động khoáng sản là một bộ phận trong nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm đó. Khai thác, chế biến khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản. Với chủ trƣơng kinh tế hóa ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản thực sự đƣợc coi là một hoạt động kinh tế với thƣớc đo là tiết kiệm, hiệu quả và mục tiêu là lợi ích. Công tác quản lý nhà nƣớc (QLNN) về tài nguyên khoáng sản nói chung và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản nói riêng đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều hạn chế, bất cập trong công tác này, nhƣ: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về khoáng sản cơ bản đã khá đầy đủ nhƣng còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc khi thực hiện; hệ thống các cơ quan QLNN về khoáng sản từ Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa hoàn thiện, hoạt động hiệu quả chƣa cao, lực lƣợng cán bộ làm công tác QLNN về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản chƣa đáp ứng đƣợc về số lƣợng và yêu cầu chuyên môn; thông tin, số liệu cơ bản về nguồn lực khoáng sản chƣa đƣợc quản lý tốt, chặt chẽ, nhất là đối với thông tin, số liệu kiểm kê trữ lƣợng, sản lƣợng khai thác, tổn thất khoáng sản thực tế..., các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, chế biến chƣa nhận thức đầy đủ và chƣa thực hiện tốt trách nhiệm trong hoạt động quản lý khai thác, chế biến (KT,CB) khoáng sản. 1
  11. Ngoài ra, công nghiệp KT,CB khoáng sản còn phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cƣ vùng khai thác, trong quá trình khai thác vẫn còn tình trạng doanh nghiệp khai báo trữ lƣợng không trung thực; khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, thất thoát, gây ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên khoáng sản, tình trạng khai thác khoáng sản không có giấy phép vẫn xảy ra gây bức xúc trong dƣ luận xã hội... Bắc Kạn là tỉnh đƣợc đánh giá có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở tài liệu điều tra, thăm dò và lập bản đồ địa chất 1/50.000, cho thấy Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm quặng, chủ yếu thuộc 24 loại khoáng sản đƣợc chia thành 5 nhóm: (Khoáng sản kim loại; kim loại thông thường; kim loại quý hiếm; khoáng chất công nghiệp; vật liệu xây dựng) với những chủng loại tƣơng đối phong phú, trong đó có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao nhƣ: chì kẽm, sắt, sắt mangan, vàng, đá vôi trắng, đá ốp lát,... Để đảm bảo phát triển bền vững, cần có những chính sách quản lý nhà nƣớc để điều chỉnh hợp lý về khung pháp lý cũng nhƣ tổ chức quản lý ngành khai khoáng theo hƣớng sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, hài hòa các lợi ích, vần đề môi trƣờng, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trƣờng Sản phẩm khai thác, chế biến khoáng sản ở Bắc Kạn phần lớn mới dừng lại ở sản phẩm sơ chế, giá trị và hiệu quả sử dụng thấp, chƣa tƣơng xứng với giá trị tài nguyên khoáng sản nên cần đƣợc đầu tƣ chế biến sâu hơn. Hoạt động công nghiệp KT,CB khoáng sản luôn đi liền với các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng ở các mức độ khác nhau, nhƣ: làm xuất hiện khối lƣợng chất thải lớn; gây ô nhiễm không khí và nguồn nƣớc; phá vỡ chu kỳ thủy văn; làm mất đa dạng sinh học; tàn phá rừng; làm sa mạc hóa và nghèo hóa vùng đất, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa…, nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội nhƣ: tranh chấp tài nguyên, tranh chấp về đất đai, công tác đền bù,…. 2
  12. Thực hiện quan điểm chỉ đạo: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng quốc gia, phải đƣợc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển bền vững KT-XH trƣớc mắt, lâu dài; những năm qua, công tác quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc tăng cƣờng, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ để xảy ra hiện tƣợng khai thác khoáng sản trái phép, khai thác không đúng thiết kế mỏ đƣợc duyệt, không thực hiện đúng kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, chƣa quản lý hiệu quả tốt khối lƣợng khoáng sản khai thác thực tế..., do vậy cần nghiên cứu để đƣa ra đƣợc giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” là cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nƣớc nói chung và QLNN về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản là một trong những vấn đề đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều tác giả, với nhiều công trình đề cập đến ở nhiều khía cạnh, nội dung khác nhau đƣợc nghiên cứu dƣới dạng chuyên đề, báo cáo đƣợc đăng tải trên các báo, tạp chí và một số công trình nghiên cứu khác nhƣ luận văn thạc sĩ, ... - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2012), “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 2011-2020”, Nxb Chính trị quốc gia. Trong văn kiện, các chuyên gia nhấn mạnh: nhà nƣớc cần xây dựng đƣợc hệ thống pháp luật rõ ràng, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi và bình đẳng cho các chủ thể, các thành phần kinh tế hoạt động. Việc lựa chọn các chính sách khác nhau và mang đến hiệu quả KT - XH khác nhau là do năng lực của các thể chế chính trị quyết định. Tuy nhiên, vai trò của nhà nƣớc là phải tạo ra môi trƣờng dân chủ trong quá trình lựa chọn, hoạch định và thực hiện các chính sách.[14] 3
  13. Kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, là lực lƣợng vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã. Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển theo quy hoạch. - Tổng cục địa chất Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Tƣ vấn Phát triển (2010), Báo cáo nghiên cứu, đánh giá “Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam”. Nghiên cứu đã nêu đƣợc tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thực trạng, kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản, bất cập và nguyên nhân, từ đó đề xuất các kiến nghị.[25] - Báo cáo kết quả rà soát hành lang pháp lý về tính minh bạch trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam (2013) của Tiến sĩ Lại Hồng Thanh, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Trên cơ sở rà soát hệ thống văn bản QPPL của Việt Nam về khoáng sản (Luật khoáng sản và các văn bản có liên quan) từ khâu điều tra cơ bản đến thăm dò và đặc biệt là khai thác, chế biến khoáng sản. Trên cơ sở đó, đề xuất những nội dung cơ bản cần bổ sung, điều chỉnh, quy định mới trong quá trình hoàn thiện pháp luật về khoáng sản trong thời gian tới. [19] - Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất cơ chế nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoảng sản” (2014) của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế đi sâu đánh giá tình hình thực hiện công tác quản trị tài nguyên khoáng sản trong thời gian qua để làm rõ những mặt đƣợc, những mặt còn tồn 4
  14. tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Làm rõ các quy định của pháp luật về khoáng sản liên quan đến công tác “quản trị TNKS”; phân tích những nội dung cần hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả “quản trị TNKS”. Từ đó đề xuất cơ chế hợp lý, hiệu quả hơn để quản trị tốt hơn TNKS của Việt Nam trong thời gian tới.[24] - Báo cáo nghiên cứu “Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam” (2015) của nhóm tác giả: TS. Lê Quang Thuận, PGS. TS. Lê Xuân Trƣờng và Th.S Trần Thanh Thủ thuộc Trung tâm Con ngƣời và Thiên nhiên. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên việc rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá công tác quản lý thu liên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong việc quản lý thu ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách thu và công tác quản lý thu theo hƣớng khuyến khích khai thác tài nguyên tiết kiệm, đồng thời đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ khai thác tài nguyên, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Đánh giá sự phù hợp về mức thu các khoản đóng góp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản theo quy định chính sách của Việt Nam và hiệu quả thu ngân sách từ khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Các lỗ hổng trong chính sách hoặc công tác quản lý thu ngân sách từ khai thác tài nguyên đã đƣợc quản lý và sử dụng nhƣ thế nào và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả thu và quản lý ngân sách từ khai thác tài nguyên. [22] Mặc dù, các công trình đã đề cập đến những khía cạnh nhất định của quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản. Có thể khẳng định rằng, cho đến thời điểm này chƣa có nhiều công trình đề cập làm rõ đến vấn đề “Quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản ở Bắc Kạn” một cách hệ thống từ góc độ của quản lý công. Do đó, các đề xuất giải pháp chƣa giải quyết hết đƣợc các vấn đề hạn chế hiện nay. Vì thế, tác giả luận văn chọn đề 5
  15. tài “Quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” với góc độ tiếp cận riêng và không bị trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng căn cứ khoa học cho việc đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản ở tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cần phải thực hiện là: - Hệ thống hóa, bổ sung để hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản. Nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phƣơng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản. - Phân tích đánh giá thực trạng QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018, tìm ra những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản. - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Về thời gian: Chủ yếu số liệu nghiên cứu giai đoạn 2015 -2018. Thời gian xác định cho các giải pháp đề xuất là năm 2025. 6
  16. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc (hành pháp) cấp tỉnh với đối tƣợng quản lý là công nghiệp KT,CB khoáng sản. Quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản là phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều nội dung nhƣ: (1) Ban hành và thực thi pháp luật có liên quan đến công nghiệp KT,CB khoáng sản; (2) Xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp KT,CB khoáng sản; (3) Ban hành và thực thi chính sách có liên quan đến công nghiệp KT,CB khoáng sản; (4) Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động công nghiệp KT,CB khoáng sản; (5) Tổ chức bộ máy QLNN đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích; phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong luận văn đƣợc thực hiện trên nền tảng của phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng để xem xét vấn đề quản lý nhà nƣớc tài nguyên khoáng sản nói chung và công nghiệp KT,CB khoáng sản nói riêng. Tác giả đã sử dụng nguồn số liệu thứ cấp, từ các kết quả khảo sát, báo cáo của Bộ Công thƣơng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Tổng cục địa chất và khoáng sản và của UBND tỉnh Bắc Kạn. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp xử lý số liệu cụ thể nhƣ sau: - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thông qua phân tích các tài liệu chính thức và không chính thức, từ các tài liệu đƣợc công bố, các báo cáo, thống kê của Bộ, ngành, UBND tỉnh Bắc Kạn, các bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành và một số trang Website... có liên quan tới vấn đề QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản; 7
  17. - Phân tích, thống kê: tác giả đã tiến hành thống kê số liệu, văn bản liên quan về hoạt động khoáng sản và QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản của Chính phủ, Bộ, ngành, UBND tỉnh Bắc Kạn và một số bài viết, báo cáo khoa học khác. Từ đó phân tích thực trạng QLNN đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản tỉnh Bắc Kạn. - So sánh, tổng hợp: tác giả so sánh các thông tin, số liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu để thấy đƣợc sự thay đổi trong công tác QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Về lý luận: Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động khoáng sản và quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản; luận văn đã bổ sung để hoàn thiện khung lý thuyết về KT,CB khoáng sản và quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản. Nghiên cứu kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản của một số tỉnh, rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn. 6.2. Về thực tiễn - Luận văn phân tích làm rõ thực trạng QLNN đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản tỉnh Bắc Kạn. Tìm ra những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân của hạn chế trong QLNN đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản, từ đó đề xuất, phƣơng hƣớng, giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản đến năm 2025. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách đối với công nghiệp KT,CB khoáng sản 8
  18. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cầu thành 03 chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. - Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn. - Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn 9
  19. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN 1.1. Lý luận chung về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Khái niệm “Tài nguyên khoáng sản” Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa “Tài nguyên là nguồn của cải thiên nhiên chƣa khai thác hoặc đang tiến hành khai thác”. [31] Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dƣới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con ngƣời có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Tài nguyên khoáng sản thƣờng tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài ngƣời và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con ngƣời. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thƣờng tạo ra các loại ô nhiễm nhƣ bụi, kim loại nặng, các hóa chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4…). Tài nguyên khoáng sản đƣợc phân loại theo nhiều cách: Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nƣớc khoáng); theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất); theo thành phần hóa học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy). - Khái niệm “Khoáng sản” là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của 10
  20. nền kinh tế quốc dân. Khoáng sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống con ngƣời nhƣ sắt, than đá, chì-kẽm, vàng, dầu khí, nƣớc khoáng thiên nhiên,…Giá trị to lớn của khoáng sản cũng nhƣ tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, KT,CB khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nƣớc quản lý khoáng sản bằng pháp luật. Dƣới góc độ pháp luật, Luật khoáng sản năm 2010 có quy định: "Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích đƣợc tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ" Tóm lại, Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích đƣợc tích tụ tự nhiên hàng ngàn, hàng nghìn năm ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng, trên mặt đất. Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo đƣợc, là tài sản quan trọng của Quốc gia. Giá trị to lớn của khoáng sản cũng nhƣ tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, KT,CB khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nƣớc quản lý khoáng sản bằng pháp luật. - Khái niệm “khai thác, chế biến khoáng sản” Khai thác khoáng sản Theo Luật khoáng sản 2010 thì khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, làm giàu và các hoạt động có liên quan. Đây là hoạt động đƣợc tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền và đƣợc tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản, khai thác bình thƣờng theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trƣờng). Chế biến khoáng sản là các hoạt động nghiền sàng, phân loại, làm giàu khoáng sản nguyên khai, hoạt động khác để thu đƣợc khoáng sản có giá trị, chất lƣợng cao hơn. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2