intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

33
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức về hoạt động Phật giáo, QLNN về hoạt động Phật giáo, phân tích thực trạng QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà; Đề tài Luận văn đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƯNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý công của tác giả tại trường Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Phạm Thị Thu Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Đức Hưng đã quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo thành phố Đông Hà và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Phạm Thị Thu Hà
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các hình MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 8 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO ...................................................................... 11 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................... 11 1.1.1. Phật giáo............................................................................................. 11 1.1.2. Hoạt động phật giáo ........................................................................... 14 1.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo ........................................... 15 1.2. Sự cần thiết, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo ................................................................................ 16 1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo ................. 16 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo .................... 18 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo ........................................................................................................... 25 1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo.......... 31 1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo ....................... 31 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo ..................... 32 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho thành phố Đông Hà ... 34 1.4.1. Tỉnh Quảng Nam ................................................................................ 34 1.4.2. Thành phố Đà Nẵng............................................................................ 35 1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình .............................................. 36
  6. 1.4.4. Bài học cho thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ................................ 37 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 39 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ .......................................................................... 40 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng, đặc điểm quản lý nhà nước tại địa bàn Đông Hà40 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 40 2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội....................................................... 41 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà ...................................................................................... 42 2.2.1. Thực trạng hoạt động phật giáo .......................................................... 42 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo .................. 54 2.3. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà .......................................................................... 64 2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 64 2.3.2. Những vấn đề hạn chế ........................................................................ 66 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................ 70 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 73 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ ................................................................. 74 3.1. Quan điểm của Đảng về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo.............................................................................................. 74 3.1.1. Quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, phật giáo trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng ........................................................... 74 3.1.2. Quan điểm phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của phật giáo .... 77
  7. 3.1.3. Quan điểm về hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng ........................................................................................ 78 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà ................................................................... 79 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản QPPL và hành chính về hoạt động phật giáo ............................. 79 3.2.2. Kiện toàn, tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng CBCC, VC làm hoạt động QLNN về hoạt động Phật giáo ........... 81 3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về hoạt động phật giáo................ 84 3.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phật giáo ......................................................................... 87 3.2.5. Đổi mới quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phật giáo. ....... 89 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 91 KẾT LUẬN ................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GĐPT : Gia đình phật tử GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Hình 2.1: Một số hình ảnh hoạt động phật giáo tại thành phố Đông Hà ........ 43 Hình 2.2: Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ II nhiệm kỳ 2016 – 2021 tại thành phố Đông Hà ................................................................................................ 44 Hình 2.3: Một số hoạt động của gia đình phật tử thành phố Đông Hà........... 48 Hình 2.4: Hội nghị thường niên gia đình phật tử thành phố Đông Hà ........... 49 Hình 2.5: Phật giáo Đông Hà tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng văn minh đô thị ................................................................ 51
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc, phân bố ở nhiều vùng miền, hầu hết các tôn giáo được du nhập từ nước ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành…Trong quá trình đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm, nhiều tôn giáo có đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vì vậy, tại cuộc họp mặt với đại biểu các tôn giáo tại thủ đô Hà Nội ngày 13/9/1945, Hồ Chí Minh đã nói: “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân của nước Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập tự do của Tổ Quốc” [24, tr15]. Và Phật giáo – một trong những tôn giáo gắn bó với dân tộc Việt Nam, đã có những đóng góp trong việc bảo vệ, xây dựng, gìn giữ truyền thống yêu nước, là thành tố quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân và vì dân, công tác quản lý, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng theo đúng quy định của pháp luật cũng đã trở thành một nội dung quan trọng không thể tách rời trong hoạt động quản lý nhà nước (QLNN). Thành phố Đông Hà là một thành phố trung tâm chính trị, văn hóa xã hội, khoa học của tỉnh Quảng Trị, có đời sống, kinh tế ổn định. Trên địa bàn thành phố có gần 20 ngôi chùa lớn nhỏ và đại đa số người dân đều theo đạo Phật. Trong những năm gần đây, hoạt động QLNN về Phật giáo ở thành phố Đông Hà có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tiến bộ. Mọi hoạt động Phật giáo diễn ra bình thường; phần lớn các tín đồ phật tử tuân thủ pháp luật, pháp lệnh về tôn giáo, tín ngưỡng; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, cùng với nhân dân trong thành phố hăng hái tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, 1
  11. góp phần thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, như các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Sống tốt đời - đẹp đạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; các nhà tu hành có thái độ cởi mở, hòa nhã, đồng thuận và hợp tác khá tốt với các cấp, các ngành ở địa phương trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến Phật giáo. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể hoạt động QLNN về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số cán bộ lãnh đạo vẫn chưa nhận thức sâu sắc về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về Phật giáo và hoạt động Phật giáo trong tình hình mới. Có lúc buông lỏng quản lý, thiếu quan tâm giải quyết các nhu cầu chính đáng của tổ chức Phật giáo và phật tử theo quy định của pháp luật. Công tác cải các hành chính trong hoạt động QLNN về Phật giáo của các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố diễn ra còn chậm, chưa đồng bộ, thống nhất về trình tự, thủ tục hành chính, dẫn đến tình trạng đùn đẩy hoặc giải quyết không đúng thẩm quyền. Sự phối hợp giữa các ngành các cấp còn thiếu sự thống nhất, có lúc có nơi còn thực hiện chưa đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, còn tồn tại cả những hoạt động vi phạm pháp luật của chính các phật tử và nhà sư: tự ý phục hồi, xây dựng chùa; tổ chức lễ trái pháp luật; một số sư từ địa phương khác đến hoạt động không đăng ký cư trú với chính quyền địa phương sở tại, trong đó có một số sư không được đào tạo, phong chức đúng quy định của Giáo hội, phẩm hạnh kém. Và với tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch mà có lúc đã làm cho tình hình Phật giáo ở Đông Hà vốn bình thường trở nên phức tạp hơn. 2
  12. Từ thực tiễn đó, yêu cầu đặt ra đối với chính quyền thành phố Đông Hà từng bước phải quyết tâm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bàn, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với Phật giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây dựng thành phố Đông Hà nói riêng và tổ quốc Việt Nam nói chung ngày càng giàu mạnh. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” làm nội dung nghiên cứu luận văn chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn QLNN về hoạt động tôn giáo nói chung, QLNN về hoạt động Phật giáo nói riêng là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, vì thế trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố ở nước ta, trong đó có một số công trình tiêu biểu như sau: Tác giả Nguyễn Công Lý với bài viết: “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa – trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh”, đăng trên tạp chí Ngiên cứu tôn giáo, số 1/2016. Bài viết tập trung tìm hiểu những tác động của quá trình toàn cầu hoá tôn giáo đến Phật giáo Việt Nam thông qua một trường hợp cụ thể tại Thành phố Hồ Chí Minh. Xu thế toàn cầu hóa tôn giáo đã đem lại cho Phật giáo thành phố này nhiều sự thay đổi trong sinh hoạt, tu tập, có sự giao thoa văn hoá trong nghi lễ, kiến trúc chùa, tượng thờ…Trong đó, chúng tôi chú ý đến một số hiện tượng tôn giáo mới đang thâm nhập vào nhiều tầng lớp cư dân, trong đó có Phật tử ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, bài viết còn nêu lên những quy luật mà tôn giáo, trong đó có Phật giáo ở thành phố cần vận động để cải cách; đồng thời trong xu thế toàn cầu hoá tôn giáo, cần chủ động gia nhập cộng đồng Phật giáo thế giới, thông qua việc tham gia các tổ chức, hội thảo, các sự kiện lớn của Phật giáo các nước. [23, tr49-71] 3
  13. GS. Đỗ Quang Hưng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã có bài viết: “Nhà nước pháp quyền và tôn giáo”, số 3/2014. Bài viết đã phân tích và đưa ra những điểm cốt lõi sau đây: (1) đời sống tôn giáo, khung cảnh và ‘‘cấu trúc, nội dung quyền tự do tôn giáo’’ ở nước ta có những điểm khác biệt từ trong lịch sử và hiện tại; (2) nhà nước pháp quyền về tôn giáo là một kinh nghiệm, một học thuyết chính trị và triết lý của lịch sử loài người, ít nhất cũng đúc rút từ hơn 200 năm nay; (3) xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam với những nội dung tổng thể của nó (mô hình, chính sách và quản lý) phải được tiến hành từng bước đồng thời, như một tổng thể. [21, tr53-62] Trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 8/2013, tác giả Đặng Văn Bài đã có bài viết: “Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phật giáo ở Việt Nam”. Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích Phật giáo ở góc độ vừa là tôn giáo, vừa là văn hóa với những điểm tích cực như tinh thần nhập thế, tư tưởng từ bi, sự tôn vinh con người, sự tin tưởng vào khả năng sáng tạo và tự giải thoát mỗi cá nhân, tôn trọng sự bình đẳng và tự do lựa chọn của cá nhân, bài viết làm rõ vai trò quan trọng của nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam, đặc biệt là gắn với phát triển du lịch bền vững.[1, tr22-18] Sách: “Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo”, của tác giả PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương, Nxb. Khoa học xã hội năm 2015. Cuốn sách gồm 5 chương: Chương 1: tác giả đi sâu phân tích về bản chất của tôn giáo; quan điểm, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm, chính sách về đoàn kết tôn giáo trong chiến lược Đại đoàn kết toàn dân tộc; quan điểm, chính sách về chống lợi dụng tôn giáo; và quan điểm, chính sách về công tác vận động tôn giáo (hay còn gọi là công tác tôn giáo vận). 4
  14. Trong chương 2, tác giả trình bày những nguyên tắc chung về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo. Tại các chương 3,4,5, tác giả cũng phân tích cho những vấn đề đặt ra trong việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng về công tác tôn giáo dưới góc độ lý luận và những chủ trương cụ thể. Có thể thấy, qua 258 trang sách, tác giả đã cung cấp cho người đọc một cách tổng quát và khá toàn diện về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo từ năm 1930 đến nay. [15] Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật trên địa bàn thành phố Huế” của tác giả Trần Thị Ngọc, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã tổng quan cơ sở lý luận QLNN đối với hoạt động tôn giáo, áp dụng trong QLNN đối với hoạt động đạo phật trên địa bàn thành phố Huế. Từ đó phân tích và làm rõ thực trạng QLNN đối với các hoạt động đạo phật ở thành phố Huế trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả QLNN đối với các hoạt động đạo phật trong thời gian tới. [25] Tác giả Thạch Vuông với đề tài: “Quản lý nhà nước về phật giáo từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến QLNN về Phật giáo ở Trà Vinh. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến QLNN về Phật giáo, không đi sâu nghiên cứu các vấn đề QLNN về tín ngưỡng và về các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hoà Hảo, Cao Đài.... Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về Phật giáo ở tỉnh Trà Vinh, không mở rộng đến các địa phương khác ở nước ta. Về thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về Phật giáo ở Trà Vinh trong khoảng 5 năm trở lại đây. [35] 5
  15. Luận án tiến sĩ: “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Ngọc Huấn, chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính, Học viện khoa học xã hội, năm 2016. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế. Điều này xuất phát từ việc pháp luật về tôn giáo chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và việc xã hội, nhà nước nói chung và ngành QLNN về tôn giáo nói riêng do ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử nên đôi khi còn có nhận thức chưa đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, luận án đã đưa ra những giải pháp có ý nghĩa đối với việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoàn thiện và thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. [19] Qua tình hình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy: Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau. Có một số công trình nghiên cứu chuyên biệt về các phương diện khác nhau của Phật giáo, trong đó, một số công trình đã có sự phân tích sâu sắc về những ảnh hưởng của một số giá trị Phật giáo đến các phương diện khác nhau trong lối sống của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi thì chưa có công trình nào đề cập tới QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà một cách có hệ thống. Vì vậy nghiên cứu hoạt động Phật giáo và QLNN đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà đến nay là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức về hoạt động Phật giáo, QLNN về hoạt động Phật giáo, phân tích thực trạng QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà; Đề tài Luận văn đưa ra các giải 6
  16. pháp để nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hoá các kiến thức về hoạt động Phật giáo, QLNN về hoạt động Phật giáo. + Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. + Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. + Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 đến hết năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa. + Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến QLNN về hoạt động Phật giáo ở nước ta hiện nay (ở Chương I). + Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo chuyên môn của chính quyền và giáo hội Phật giáo địa phương và 7
  17. phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động Phật giáo ở thành phố Đông Hà (ở Chương II). + Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động Phật giáo ở thành phố Đông Hà trong thời gian tới (ở Chương III). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về lý luận Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng. Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân...”. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tôn giáo, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, thông tư hướng dẫn về thực hiện chính sách tôn giáo, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào các tôn giáo, luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cải thiện, chính vì lẽ đó đồng bào các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng “sống tốt đời, đẹp đạo” hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng khối đại đoàn kết, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực, nhà nước cần phải quản lý hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra vừa phù hợp với Pháp luật mà nhà nước là đại diện, vừa phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn Hiện tại vẫn còn có ý kiến khác nhau về công tác tôn giáo, có quan niệm cho rằng đó là hoạt động riêng của cơ quan Nhà nước nhằm đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo. Quan niệm khác cho rằng đó chính là hoạt động vận động quần chúng tín đồ của Mặt trận, các đoàn thể, tổ chức xã hội. 8
  18. Các quan niệm trên là không đầy đủ. Trong thực tế, công tác tôn giáo bao gồm rất nhiều nội dụng: - Công tác vận động quần chúng tín đồ - Tranh thủ hàng ngũ chức sắc tôn giáo. - Hoạt động đối ngoại về tôn giáo. - Xử lý vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức tôn giáo. - Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. - Công tác nghiên cứu lý luận và tổ chức hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực tôn giáo. Chủ thể của các hoạt động này là các cơ quan, ban ngành nhà nước; tổ chức, đoàn thể xã hội, thuộc hệ thống chính trị của Đảng và nhà nước ta từ trung ương tới địa phương tiến hành. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng vừa qua cho thấy, một số cán bộ chính quyền địa phương có trách nhiệm chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, trong quản lý có nơi chủ quan, nóng vội, giản đơn khi giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo dẫn tới vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, làm giảm lòng tin trong một bộ phận quần chúng có đạo về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý dẫn tới kỷ cương pháp luật không được giữ nghiêm. Như vậy, có thể thấy công tác tôn giáo là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ của Đảng nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng đồng thời đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước. 9
  19. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Chương 2: Thực trạng hoạt động phật giáo,quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà Chương 3: Quan điểm của Đảng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. 10
  20. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Phật giáo Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ VI trước công nguyên, ở miền Bắc Ấn Độ, phía nam dãy Himalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ và NêPal ngày nay. Ra đời trong làn sóng phản đối của đạo BàLaMôn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, đạo Phật với triết lý đạo đức nhân sinh sâu sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ của phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội ở Ấn Độ đương thời. Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng triết lý của Thích Ca Mâu Ni. Phật trong tiếng Phạn gọi là Bouddha, tiếng Hán phiên âm là “Phật đà” và tiếng Hán độc âm là “Phật”. Phật có nghĩa là đấng giác ngộ và giác ngộ người khác (giác giả tha). Phật theo các tín đồ Phật giáo, là bậc thánh nhân thấu suốt hết thảy mọi lẽ của tạo hóa và có thể cho ta giải thoát khỏi luật luân hồi sinh tử. Theo kinh điển của Phật giáo, Thích Ca Mâu Ni không phải là đức Phậtduy nhấtnhưng là người đầu tiên giác ngộ và là giáo chủ của Đạo Phật. Trước đây và sau này có nhiều đức phật khác nhau xuất hiệngiác ngộ cho mọi người, nhưng hàng muôn triệu năm mới có một người như Đức Phật ra đời. Cũng như nhiều nhân vật khác trong lịch sử, Thích CaMâu Ni với tư tưởng và tinh thần cải cách tích cực và phê phán giáo lý Bàlamôn, nói lên tiếng nói khát vọng tự do, bình đẳng của quần chúng lao động ở Ấn Độ đương thời. Cho nên ngay từ khi ra đời, Phật giáo đã được mọi người biêt đến và các tín đô sùng kính tô điểm thêm cho cuộc đời Đức Phật bằng những truyền thuyết bao phủ lên cái lõi có thật trong lịch sử. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2