intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

37
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu luận văn nhằm hệ thống luận cứ khoa học Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng. Đánh giá, phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Đề xuất những giải pháp Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng của Khu kinh tế Dung Quất nhằm thu hút vốn với tốc độ cao hơn và hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HẢI TRƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HẢI TRƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Hải Trường
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, của bạn bè, đồng nghiệp và của gia đình. Sự động viên giúp đỡ đó là nguồn khích lệ quý báu cho tác giả hoàn thành luận văn này. Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin chân thành cảm ơn đến TS. Nguyễn Hoàng Quy - Người đã chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Học viện hành chính Quốc gia tại thành phố Huế, Lãnh đạo khoa sau đại học, các thầy, cô giáo của Học viện đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành chương trình cao học. Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ ............. 6 1.1. Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 6 1.1.1. Cơ sở hạ tầng khu kinh tế ..................................................................... 6 1.1.2. Thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ........................................ 12 1.2. Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 18 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế ............................................................................................ 18 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế ............................................................................................ 22 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế .............................................................. 26 1.3. Những kinh nghiệm thế giới và trong nước về quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế. ...................................... 31 1.3.1. Kinh nghiệm thế giới và trong nước ................................................... 31 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................... 42
  6. 2.1. Đặc điểm, vai trò khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ................... 42 2.1.1. Đặc điểm khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ............................ 42 2.1.2. Vai trò của khu kinh tế Dung Quất đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi.................................................................................................. 44 2.1.3. Thực trạng về công tác quy hoạch ...................................................... 48 2.1.4. Thực trạng về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ................................ 50 2.1.5. Thực trạng thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước .......................... 52 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi .............................................. 55 2.2.1. Các quy định pháp lý về thu hút đầu tư ............................................... 55 2.2.2. Các chính sách thu hút vốn đầu tư ...................................................... 55 2.2.3. Phương thức thu hút vốn đầu tư phát triển .......................................... 58 2.2.4. Bộ máy quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất ................................................................................ 68 2.2.5. Kiểm tra, giám sát vốn đầu tư ............................................................. 78 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi..................................... 80 2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 80 2.3.2. Những hạn chế.................................................................................... 82 2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế ........................................................ 83 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 87 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI ............... 88 3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi .............................................. 88 3.1.1. Phương hướng chung.......................................................................... 88
  7. 3.1.2. Phương hướng cụ thể .......................................................................... 91 3.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2019 - 2025: ........................................ 95 3.2. Hệ thống giải pháp quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ............................................................ 95 3.2.1. Nhóm giải pháp về hệ thống thể chế chính sách ................................. 95 3.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch .......................................................... 102 3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ........................................................................................... 105 3.2.4. Nhóm giải pháp về kiểm tra, đánh giá công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ............ 110 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ................................ 113 KẾT LUẬN ............................................................................................... 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOT: Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao BQL: Ban quản lý BT: Xây dựng- chuyển giao BT-GPMB: Bồi thường- giải phóng mặt bằng CNXH: Chủ nghĩa xã hội CSHT: Cơ sở hạ tầng DN: Doanh nghiệp FDI: Nguồn Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN: Khu công nghiệp KT: Kinh tế KTT: Khu kinh tế NSNN: Ngân sách nhà nước NSTW: Ngân sách Trung ương ODA: Nguồn vốn Tài trợ phát triển chính thức OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa PPP: Đối tác công tư QLNN: Quản lý nhà nước TĐC: Tái định cư UBND: Ủy ban nhân dân XDCB: Xây dựng cơ bản XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế của KKT Dung Quất giai đoạn 2008-2018 ....... 46 Bảng 2.2. Tình hình vốn NSNN hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất ........................................................................................ 51
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 9/11/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 658/TTg chọn Dung Quất làm địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 207/TTg về phê duyệt Quy hoạch chung KCN Dung Quất. Theo đó, KCN Dung Quất với diện tích 14.000 ha (trong đó Quảng Ngãi 10.300 ha, Quảng Ngãi 3.700 ha) được xác định là KCN lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, là khu tập trung các ngành công nghiệp qui mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và giữ vai trò quan trọng về quốc phòng. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1997 đã đề ra chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài Đặc Khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện để khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và thí điểm áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới nhằm huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng. Thực hiện chủ trương trên, đồng thời tạo cơ chế và chính sách mới đột phá phát triển Dung Quất, Bộ Chính trị đã có Thông báo số 155-TB/TW ngày 09/9/2004 về việc thống nhất chủ trương chuyển KCN Dung Quất thành KKT Dung Quất. Theo đó, ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của KKT Dung Quất, với mục tiêu đặt ra: “(1) Xây dựng và phát triển KKT Dung Quất để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng 1
  11. tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn bao gồm: công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container và các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai và đô thị công nghiệp - dịch vụ Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi; (2) Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển KKT Dung Quất cùng với Khu Kinh tế Dung Quất trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền Trung và cả nước; là một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trở thành cầu nối với thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan; (3) Tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng; góp phần tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; (4) Khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực; tạo sự lan toả ra các vùng xung quanh, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong cả nước”. Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, vai trò quản lý của nhà nước là rất quan trọng, đặc biệt là quản lý nhà nước về thu hút vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Khu kinh tế và Nhà nước là người nhận thức đúng các quy luật vận động phát triển, nắm vững và dự báo được các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị- xã hội trong nước và quốc tế để vạch ra các chiến lược và kế hoạch phát triển thể chế hoá các chủ trương đường lối phát triển của Khu kinh tế thành các quy chế, luật lệ để hướng dẫn và sử dụng các kích 2
  12. thích kinh tế nhằm định hướng phát triển các khu kinh tế, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, hoạt động phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Tuy nhiên, Cơ chế tài chính cho Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn đầu mới thành lập không ổn định và không đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư. Cơ chế ưu đãi đầu tư chưa thật sự hấp dẫn và thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư chiến lược; về chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý chưa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả. Do vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi” được chọn có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt đối với việc xây dựng, phát triển Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống luận cứ khoa học Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng. - Đánh giá, phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất những giải pháp Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng của Khu kinh tế Dung Quất nhằm thu hút vốn với tốc độ cao hơn và hiệu quả hơn. 3. Tình hình nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư, thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đã được nhiều công trình, nhiều tác giả nghiên cứu như: Luận văn thạc sỹ Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực phát triển khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Trần Thị Kim Tích; Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất: thực trạng và giải pháp; bài viết Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới của tác giả Nguyễn Phương Thảo, Luận văn tiến sỹ Quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát 3
  13. triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội ( 2015)…Các công trình khoa học đã nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề chủ yếu của đầu tư vốn vào khu kinh tế, các công trình khác và các lĩnh vực khác nhau về Khu kinh tế Dung Quất Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và cụ thể Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi từ trước đến nay chưa có công trình khoa học nào đề cập đến. Do vậy, luận văn có thể coi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước có thể thu hút được để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Quản lý nhà nước đối với thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Thời gian từ khi thành lập KCN Dung Quất, nay là Khu kinh tế Dung Quất (1996) đến nay, tầm nhìn 2020 - 2030. - Về không gian: Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài - Phương pháp luận: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, khảo sát thực tế. 4
  14. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu về vốn, nhu cầu, khả năng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, đề ra các giải pháp quản lý nhà nước đối với thu hút vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển Khu kinh tế Dung Quất- Là tài liệu khoa học giúp cho các cơ quan quản lý và Khu kinh tế Dung Quất tham khảo vận dụng. 7. Kết cấu của đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 5
  15. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ 1.1. Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.1.1. Cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.1.1.1. Khu kinh tế a) Khái niệm Thuật ngữ “Khu kinh tế” (Economic Zones) xuất hiện từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước từ Trung Quốc. Cho đến nay, có nhiều khái niệm khác nhau về KKT. Theo nghĩa rộng, KKT là những khu vực địa lý được áp dụng những chính sách đặc biệt. Theo nghĩa hẹp, KKT là một loại hình riêng của khu kinh tế tự do, đầy đủ như một xã hội thu nhỏ. Đó là một khu vực địa lý riêng biệt, được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kiến thức về quản lý để phát triển kinh tế với một cơ cấu ngành nghề đầy đủ, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu nhưng cũng không bỏ qua thị trường nội địa. KKT bao gồm tất cả các loại hình khác nhau của khu kinh tế tự do, được tổ chức thành lập các khu chức năng: khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng nước sâu và các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với cảng, khu phi thuế quan, khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác. Ở Việt Nam, KKT được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ 6
  16. chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện b) Đặc điểm: KKT có một số đặc điểm sau: Là khu vực có vị trí địa lý, ranh giới riêng biệt với các vùng khác, một bộ phận lãnh thổ quốc gia được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý riêng, mở cửa theo các thông lệ quốc tế. Là nơi có môi trường đầu tư, kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế tự do và ưu đãi hơn các vùng khác Là nơi giao lưu kinh tế với nước ngoài thông thoáng, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. c) Vai trò của KKT Thứ nhất, các KKT có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giúp giải quyết khó khăn về vốn, tiếp cận và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý hiện đại; khai thác và sử dụng tối ưu nguồn vốn còn chưa được huy động; tạo nên sự thông thương, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; từng bước thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển năng động hơn, có khả năng cạnh tranh sản phẩm cao hơn trên thị trường quốc tế Thứ hai, các KKT tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phương phá quản lý hiện đại. Với ưu thế đặc biệt, các KKT đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Thứ ba, các KKT góp phần khai thác hiện quả các nguồn lực và lợi thế của quốc gia, các khu vực. Ở những khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi, với sự xuất hiện của các KKT đã làm cho việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trở nên hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển sôi động 7
  17. hơn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở những khu vực có đất đai cằn cỗi, hoang hóa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ít có khả năng sinh lợi, khi KKT được xây dựng và đi vào hoạt động với sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội thay đổi hẳn: các vùng thuần nông trở thành các vùng kinh tế đa ngành, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, còn nông nghiệp chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa; chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Thứ tư, các KKT tạo thêm việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động. Sự hoạt động đa ngành nghề của các KKT đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động địa phương với chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Với yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế, trình độ lao động trong các KKT cũng phải được nâng lên xứng tầm. Do đó, khi đi vào hoạt động, các KKT một mặt thu hút lao động có chất lượng, mặt khác có hỗ trợ để bồi dưỡng nâng cao tay nghề lao động. Đồng thời, với quy chế hoạt động sản xuất, kinh doanh chặt chẽ, các KKT còn rèn luyện tác phong lao động mới và nâng cao tính kỷ luật lao động. Thứ năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực xuất khẩu. Sự phát triển của các KKT với việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực 1 sang khu vực 2 và 3, kéo theo chuyển dịch lao động tương ứng. Nơi đây có sự tập trung và ưu tiên về vốn, khoa học - công nghệ, do đó sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Điều này làm tăng cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa được sản xuất trong các KKT. Thứ sáu, góp phần đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới. Rút kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển các KKT ở các quốc gia đi trước, các 8
  18. KKT đi sau cũng ứng dụng các cơ chế quản lý thông thoáng, từ đó cải thiện được rất nhiều môi trường đầu tư. Việc hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên kết, ký kết đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng khu kinh tế a) Khái niệm Ở nước ta, cơ sở hạ tầng còn được gọi là kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn với thuật ngữ cơ sở hạ tầng thường đi cùng với thuật ngữ kiến trúc thượng tầng trong triết học nên kết cấu hạ tầng thường được dùng hơn. Kết cấu hạ tầng có nguồn gốc từ tiếng Anh (infrastructure) gồm 2 từ ghép infra (ở dưới đáy) và structure (kết cấu, cấu trúc). Cơ sở hạ tầng được hiểu theo nghĩa rộng gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, nhà máy điện, nhà máy xử lý rác thải... và cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, cơ sở y tế, trung tâm thương mại... Cơ sở hạ tầng khu kinh tế là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động đầu tư phát triển khu kinh tế được diễn ra một cách bình thường. b) Vai trò: Cơ sở hạ tầng KKT đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội KKT, tạo động lực cho thu hút đầu tư phát triển KKT. Hệ thống kết cấu hạ tầng KKT phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KKT nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả, giải quyết việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng KKT kém phát triển là một trở lực lớn đối với thu hút đầu tư phát triển KKT. Tại thời điểm này, khi mà các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của các KKT ven biển có sự tương đồng; vị trí thuận lợi, 9
  19. chiến lược, lợi thế về đất đai, lao động cũng không nổi trội giữa các KKT thì việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, niềm tin và sự tin tưởng các nhà đầu tư đối với chính quyền, đặc biệt là cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ là những điều kiện quan trọng và tiên quyết để giành lợi thế trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với các KKT ven biển của Việt Nam nói riêng và đối với các mô hình KKT, đặc khu kinh tế trên thế giới nói chung. c) Phân loại: Dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng KKT được phân chia thành nhiều loại như sau: - Theo lĩnh vực kinh tế - xã hội thì cơ sở hạ tầng KKT phân thành: + CSHT kinh tế: là những công trình phục vụ sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông tại KKT. Nó bao gồm có hệ thống giao thông vận tải, cấp thoát nước, hệ thống truyền tải điện, sân bay, bến cảng… + CSHT xã hội: là toàn bộ các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho hoạt động văn hóa xã hội, nâng cao dân trí, văn hoá tinh thần của nhân dân, công nhân, lao động đang sinh sống và làm việc tại khu kinh tế như: trường học, bệnh viện, trung tâm văn hoá thể thao, công viên, các nơi vui chơi giải trí, trung tâm thương mại… + CSHT môi trường: là những công trình ở các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái trong KKT như: các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai rừng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp… + CSHT an ninh quốc phòng: là những công trình đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng như hệ thống cơ sở vật chất cho sản xuất và bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài, các 10
  20. chính sách phát triển quốc phòng… Đây là những công trình đặc thù có thể nằm trên địa bàn KKT nhưng không thuộc sự quản lý của Ban Quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế ít có loại cơ sở hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ cho hoạt động kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại. Có những loại CSHT vừa phục vụ cho sản xuất, vừa phục vụ cho hoạt động văn hoá, an ninh - quốc phòng, như: Hệ thống cầu đường bộ, truyền tải điện… Bốn loại cơ sở hạ tầng KKT nêu trên có mối quan hệ tương tác với nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng kinh tế giữ vị trí quan trọng, có tác động và quyết định đến sự phát triển các loại cơ sở hạ tầng khác nhau. - Theo ngành kinh tế thì CSHT KKT được phân thành: CSHT ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng, xây dựng, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, du lịch, văn hoá xã hội… Qua phân loại nhằm xác định vai trò, trách nhiệm từng ngành trong việc quản lý, khai thác từng bộ phận CSHT KKT; đa số các công trình hạ tầng KKT được sự đầu tư, quản lý, khai thác của Ban Quản lý, còn lại một số ngành đặc thù, có chuyên môn sâu thì do các cơ quan, đơn vị chuyên ngành đầu tư, quản lý và khai thác như: bưu chính viễn thông, năng lượng, thủy lợi, giáo dục, y tế... Ban Quản lý chỉ có chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện các công trình trên địa bàn. - Theo tính chất đặc điểm của mỗi loại, cơ sở hạ tầng được phân thành: cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất. + Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất bao gồm các công trình thuộc cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, điện, kênh mương, trường học, công trình y tế, các cơ sở quốc phòng - an ninh, hệ thống thông tin liên lạc… + Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất là hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động, thủ tục hành chính, an ninh trật tự xã hội… đó là các yếu tố về điều kiện, môi trường phục vụ cho các hoạt động trong KKT. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0