intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu về đề xuất các giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân dựa trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết hoàn chỉnh và đánh giá thực trạng việc thực thi chính sách trên địa bàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............ ......./...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢƠNG XUÂN TRƢỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 34 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY HOÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Lƣơng Xuân Trƣờng
  3. LỜI CẢM ƠN Để làm bất kỳ công việc gì, dù là nhỏ bé hay lớn lao, đằng sau mỗi chúng ta luôn có hình bóng của những con ngƣời bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ công sức để mỗi ngƣời có thể toàn tâm, toàn ý hoàn thành công việc của mình. Bản thân học viên trong quá trình nghiên cứu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân” đã có những nỗ lực, cố gắng để vừa hoàn thành nhiệm vụ công tác vừa hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó không thể thiếu sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS Nguyễn Huy Hoàng đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. TÁC GIẢ Lƣơng Xuân Trƣờng
  4. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn 5 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 7 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 8 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 8 4.2 Phạm vi nghiên cứu 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 9 6. Những đóng góp mới của luận văn 9 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 10 8. Kết cấu của luận văn 10 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU 11 ĐÃI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Cơ sở lý luận về ngƣời có công với cách mạng và thực thi 11 chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 1.1.1 Lý luận về ngƣời có công với cách mạng 11 1.1.2. Chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 16 1.1.3. Thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách 16 mạng 1.2. Sự cần thiết khách quan và các tiêu chí đánh giá thực thi 28 chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 1.2.1 Sự cần thiết khách quan phải đánh giá thực thi chính sách ƣu 28 đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời 31 có công với cách mạng
  5. 1.3. Cơ sở pháp lý và hệ thống tổ chức bộ máy thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng quận, huyện, thị xã trực 38 thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) 1.3.1. Quy định của Hiến pháp, pháp luật về thực thi chính sách ƣu 38 đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 1.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn về thực thi chính 41 sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 1.3.3. Hệ thống bộ máy thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có 42 công với cách mạng 1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách ƣu đãi tại một số quận, 44 huyện. 1.4.1. Thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách 44 mạng tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 1.4.2. Thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách 45 mạng tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 1.4.3. Thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách 46 mạng tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH 49 PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách ƣu đãi đối với 49 ngƣời có công với cách mạng 2.1.1 Cơ cấu hành chính 49 2.1.2 Cơ cấu kinh tế 50 2.1.3. Cơ cấu xã hội 51 2.2. Khái quát về thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công 53
  6. với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2011 đến 2017 2.2.1. Bộ máy 53 2.2.2. Công tác thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với 56 cách mạng 2.2.3. Ngƣời có công với cách mạng và các chính sách đã thực hiện 62 2.3 Đánh giá thực trạng thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời 67 có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân 2.3.1. Kết quả điều tra thông qua xử lý phần mềm spss 67 2.3.2. Ƣu điểm (kết quả) trong thực thi chính sách ƣu đãi đối với. 70 2.3.3. Những yếu kém, bất cập 73 2.4. Nguyên nhân yếu kém, bất cập 78 2.4.1. Chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng quy định 78 tại các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thống nhất, đồng bộ 2.4.2. Vai trò của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị chƣa cao trong tổ 80 chức thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 2.4.3. Chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng chƣa cao, chính sách đối với đội ngũ thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời 81 có công với cách mạng chƣa thỏa đáng 2.4.4. Cán bộ, công chức thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có 82 công với cách mạng chƣa đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng 2.4.5. Yếu, kém trong phối hợp giữa các ngành các cấp trong thực 82 thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng Chƣơng 3: GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN BÌNH 85 TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Quan điểm và định hƣớng lớn và dự báo 85 3.1.1. Quan điểm 85
  7. 3.1.2. Định hƣớng 89 3.1.3. Dự báo 91 3.2. Những nhiệm vụ cần giải quyết trong thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng đến năm 2025 và định 94 hƣớng đến năm 2030 trên địa bàn quận Bình Tân 3.2.1. Những nhiệm vụ cần giải quyết trong thực thi chính sách ƣu 94 đãi đối với ngƣời có công với cách mạng đến năm 2025 3.2.2. Định hƣớng đến năm 2030 96 3.3. Các giải pháp chủ yếu thực thi chính sách 98 3.3.1. Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên cơ sở công tác thống kê khách quan, khoa 98 học 3.3.2. Chi trả trợ cấp ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 99 3.4.3. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ ngƣời có 100 công với cách mạng, hồ sơ liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ 3.4.4. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức 102 3.4.5. Tổ chức phối hợp chăm lo cho ngƣời có công với cách mạng 102 và gia đình NNC thuộc diện hộ nghèo 3.4.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát 104 3.4 Kiến nghị 104 3.4.1. Đối với các cơ quan trung ƣơng 104 3.4.2. Đối với thành phố Hồ Chí Minh 109 Kết luận 113 Phụ lục 114 Tài liệu tham khảo 122
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. LĐTBXH : LĐTBXH 2. HĐND : Hội đồng nhân dân 3. UBND : Ủy ban nhân dân 4. NCC : Ngƣời có công với cách mạng 5. PL : Pháp lệnh 6 NĐ : Nghị định 7 TW Trung ƣơng
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng là đạo lý, là truyền thống của ngƣời Việt, đồng thời có ý nghĩa lớn lao cả về chính trị, tƣ tƣởng, kinh tế và xã hội. Để có đƣợc cuộc sống tự do và hòa bình ngày hôm nay có biết bao nhiêu xƣơng máu của các bậc cha anh đã đổ xuống trên mảnh đất thân yêu này. Trong đó gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, cũng nhƣ cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc... Chiến tranh đã qua đi nhƣng những tàn dƣ của nó vẫn còn đó, những ngƣời mẹ mất con, ngƣời vợ mất chồng, ngƣời con mất cha; những thƣơng binh đã để lại một phần thân thể mình mãi mãi nơi chiến trƣờng, những bệnh binh ngày ngày bị bệnh tật hành hạ; những đứa bé sinh ra không đƣợc lành lặn, dị dạng, dị tật do cha, mẹ đã nhiễm chất độc hóa học do đế quốc Mỹ rải trên chiến trƣờng. Khi trở lại cuộc sống đời thƣờng những gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, chất độc hóa học gặp muôn vàn khó khăn từ vật chất đến tinh thần... Từ khi PL ƣu đãi ngƣời có công đƣợc ban hành tháng 12 năm 1994 đến nay đã trải qua 23 năm, qua 06 lần sửa đổi, bổ sung đã phần nào giải quyết những khó khăn của ngƣời có công trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ phát biểu của của ông Đào Ngọc Lợi - Phó Cục trƣởng Cục Ngƣời có công tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng năm 2017 “Công tác nghiên cứu, xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, một số văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo các địa phƣơng còn chƣa thống nhất; công tác tuyên truyền phổ biến chính 1
  10. sách, pháp luật ƣu đãi ngƣời có công ở địa phƣơng còn chƣa kịp thời và rộng rãi đến ngƣời dân, một số địa phƣơng giải quyết chính sách chƣa nhất quán, còn nhiều vƣớng mắc, khiếu nại kéo dài; công tác tham mƣu cho Lãnh đạo Bộ trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn Đại biểu Quốc hội, trả lời đơn thƣ còn chậm; một số cơ quan, đơn vị, địa phƣơng còn buông lỏng quản lý, chƣa coi trọng việc lập hồ sơ xác nhận ngƣời có công, tạo kẽ hở cho đối tƣợng lợi dụng; cán bộ làm công tác chính sách tại các địa phƣơng còn hạn chế về nhận thức và chuyên môn, cán bộ trực tiếp làm chính sách ở Cục còn chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn; công tác kiểm tra thực hiện chế độ chính sách, thực thi pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công còn hạn chế, chƣa thực hiện đƣợc trên diện rộng và thƣờng xuyên…”. Trong thời gian vừa qua trên địa bàn toàn quốc phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong thực thi chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng nhƣ: tại tỉnh Nghệ An đã phát hiện hơn 300 trƣờng hợp khai man hồ sơ, làm giả giấy tờ, gây thất thoát hơn 33 tỷ đồng tiền ngân sách; tại tỉnh Hậu Giang - Thủ quỹ phòng LĐTBXH thị trấn Long Mỹ tham ô hơn 100 triệu đồng tiền mai táng phí của ngƣời chính sách có công; tại tỉnh Kiên Giang - Thủ quỹ phòng LĐTBXH huyện Gò Quao tham ô hơn 8 tỷ đồng... Tại thành phố Hồ Chí Minh, công tác thực thi chính sách ƣu đãi đối với NCC cũng luôn đƣợc quan tâm của Đảng và chính quyền địa phƣơng nhƣng vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: Hồ sơ giải quyết chế độ chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công còn chậm, hồ sơ tồn đọng lớn, nhiều hài cốt chƣa đƣợc quy tập và đƣa vào nghĩa trang, số mộ liệt sĩ chƣa xác định rõ họ tên vẫn còn lớn, phát hiện 25 trƣờng hợp làm giả hồ sơ ngƣời có công... Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đƣợc tách ra từ 03 xã và 01 thị trấn của huyện Bình Chánh từ năm 2004 là một địa phƣơng anh hùng với 11 2
  11. Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, 03 Cán bộ Lão thành cách mạng, 02 Cán bộ tiền khởi nghĩa, 02 Anh hùng lực lƣợng vũ trang, 2213 gia đình liệt sĩ, 545 thƣơng binh, 112 bệnh binh, 145 ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 189 ngƣời hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, 185 ngƣời có công giúp đỡ cách mạng đang hƣởng trợ cấp hàng tháng. Công tác thực thi chính sách ƣu đãi với ngƣời có công vì thế luôn đƣợc lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận quan tâm, chỉ đạo và đã đạt đƣợc nhiều thành quả tích cực. Từ năm 2011 đến nay đã xây dựng đƣợc 22 nhà tình nghĩa, sửa chữa 35 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, chi trả trợ cấp ƣu đãi cho trung bình 1500 đến 1600 gia đình hƣởng chính sách ƣu đãi hàng tháng. Hàng năm nhân các dịp Tết Nguyên đán, 27/7 đã thăm hỏi, động viên gia đình chính sách có công, động viên, thăm hỏi, tặng quà cho gia đình chính sách, huy động, vận động nhân dân, mạnh thƣờng quân, cán bộ, công chức đóng góp chăm lo xây dựng nhà tình nghĩa, thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình chính sách khó khăn, bệnh tật. Nhƣng trong thời gian vừa qua việc thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng tại quận Bình Tân vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập nhƣ: - Khi PL ƣu đãi đối với Ngƣời có công đã có hiệu lực thì những văn bản hƣớng dẫn chƣa đƣợc ban hành làm địa phƣơng khó khăn trong thực thi: Nhƣ PL ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 đƣợc ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2012 có hiệu lực ngày 01 tháng 9 năm 2012; Nghị định 31/2013/NĐ-CP về hƣớng dẫn thi hành PL ƣu đãi đối với ngƣời có công ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2013, có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2013; Thông tƣ 05/2013/TT-BLĐTBXH về hƣớng dẫn lập hồ sơ, thủ tục, quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công ban hành 3
  12. ngày 15 tháng 5 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Việc chậm trễ trong ban hành các văn bản hƣớng dẫn gây khó khăn khi thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công. Một số trƣờng hợp khi có hƣớng dẫn thực hiện hồ sơ thì ngƣời có công đã qua đời... - Một số quy định, thủ tục liên quan đến chính sách có công còn phức tạp gây khó khăn trong quá trình thực thi. - Hiện nay vẫn có những trƣờng hợp hồ sơ giả do nơi khác chuyển đến (mới phát hiện 02 trƣờng hợp tại quận Bình Tân), nhƣng công tác thu hồi tiền trợ cấp đã phát trƣớc đây rất khó khăn. - Công tác chi trả còn nhiều bất cập, ngƣời có công ngày càng lớn tuổi, nhiều trƣờng hợp đã cao tuổi không thể đi lĩnh trợ cấp phải ủy quyền cho ngƣời thân đi lĩnh thay nhƣng thời gian ủy quyền ngắn (không quá 03 tháng) dẫn đến gia đình ngƣời có công vẫn còn chƣa thực sự hài lòng. - Công tác lƣu trữ hồ sơ không liên tục, còn nhiều thiếu sót, bất cập và không có hƣớng dẫn cách thức lƣu trữ dẫn đến thất lạc hồ sơ, khó khăn khi quản lý và tìm kiếm hồ sơ ngƣời có công. Là chuyên viên trực tiếp phụ trách quản lý và giải quyết chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, học viên nhận thấy rằng cần thiết phải nghiên cứu và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân là điều hết sức quan trọng từ ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội, do đó học viên chọn đề tài “Thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân” làm nội dung nghiên cứu của mình. Mong rằng qua đề tài này sẽ đóng góp đƣợc phần nào công sức để nâng cao hiệu quả công tác chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Bình Tân. 4
  13. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Liên quan đến nội dung thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công nói chung có những công trình, tài liệu, tạp chí, ấn phẩm khoa học khác có thể kể ra nhƣ sau: 1. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành quản lý hành chính công của Lê Văn Hòa: “Quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách công ở Việt Nam” (Học viện hành chính quốc gia – Hà Nội 2015): Luận án đã nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2013 và nêu ra những cơ sở lý luận, sự cần thiết phải áp dụng mô hình quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách công tại Việt Nam. 2. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành chính trị học của Lê Anh: “Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay thực trạng và giải pháp” (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Hà Nội 2017): Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực thi chính sách an sinh xã hội tại thành phố Đà Nẵng gồm chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng, ngƣời nghèo, chính sách bảo trợ xã hội từ đó đƣa ra những giải pháp để nâng cao chính sách an sinh xã hội tại thành phố Đà Nẵng. Trong đó đối ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng tác giả đƣa ra một số giải pháp về hỗ trợ phát triển nhà ở. 3. Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Xuân Triều “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nƣớc trong thực hiện chính sách an sinh xã hội” (Học viện khoa học xã hội – Học viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Hà Nội 2013): Luận án đã nêu lên tính tất yếu phải có các chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam trong đó có chính sách ƣu đãi đối với NCC, vai trò của Nhà nƣớc trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, liên quan đến chính sách ƣu đãi đối với NCC luận án cũng đƣa ra một số giải pháp về nâng cao hiệu 5
  14. quả hoạt động thực hiện chính sách an sinh xã hội nhƣ huy động sự tham gia của nhân dân, cải cách bộ máy hành chính, kết hợp chính sách an sinh xã hội với chính sách phát triển kinh tế. 4. Luận án Tiến sĩ của Phạm Đức Kiên “Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến 2006” (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ chí Minh – Hà Nội năm 2011): Luận án đã phân tích chỉ đạo của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, việc làm, giáo dục đào tạo, chính sách ƣu đãi đối với NCC, chăm sóc sức khỏe nhân dân từ năm 1991 đến 2006 và phƣơng hƣớng trong thời gian tới. Luận án cũng đã chỉ ra những bất cập trong thực hiện chính sách ƣu đãi đối với NCC, một số nguyên nhân và đƣa ra những giải pháp để hoàn thiện chính sách ƣu đãi đối với NCC kết hợp với phát triển kinh tế trong thời gian tới. 5. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công của Huỳnh Quang Tiên: “Những giải pháp chủ yếu đổi mới trong tổ chức thực tiễn chính sách đối với ngƣời có công với gia đình thƣơng binh và gia đình liệt sĩ ở tỉnh Bình Phƣớc” (Học viện Hành chính Quốc gia năm 2006). 6. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công của Đỗ Thị Hồng Hà: “Quản lý nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công ở Việt Nam hiện nay” (Học viện Hành chính Quốc gia năm 2011): Luận văn đã đƣa ra một số nội dung liên quan đến nội dung quản lý nhà nƣớc về chính sách ƣu đãi đối với NCC và thực trạng ƣu đãi đối với NCC trên phạm vi cả nƣớc từ đó đã đề ra một số giải pháp quản lý nhà nƣớc về chính sách ƣu đãi đối với NCC. 7. Tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng của Cục Ngƣời có công năm 2017: Đã giới thiệu hệ thống các văn bản 6
  15. quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách ƣu đãi đối với NCC, giải đáp một số thắc mắc về chính sách NCC thƣờng gặp. 8. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ƣu đãi đối với ngƣời có công là cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu của luận văn. Nhƣ vậy cũng đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách nói chung và hoạt động thực thi chính sách an sinh xã hội, chính sách ƣu đãi đối với NCC, tuy nhiên qua nghiên cứu của học viên thì chƣa có một công trình nào nghiên cứu về thực thi chính sách ƣu đãi đối với NCC trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời từ khi Pháp lệnh ƣu đãi đối với NCC đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2012 đến nay vẫn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu, những giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách ƣu đãi đối với NCC do đó công trình nghiên cứu của học viên có tính độc lập tƣơng đối với những công trình trƣớc đó và mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện hơn chính sách ƣu đãi đối với NCC. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu về đề xuất các giải pháp tối ƣu nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân dựa trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết hoàn chỉnh và đánh giá thực trạng việc thực thi chính sách trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích của đề tài luận văn thực hiện 03 nhiệm vụ sau đây: 7
  16. Một là, làm rõ cơ sở khoa học về thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng. Hai là, đánh giá đúng thực trạng về thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Xác định những ƣu điểm, những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những yếu kém tồn tại, tìm ra nguyên nhân yếu kém, tồn tại trong thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh Ba là, xác định phƣơng hƣớng, quan điểm, mục tiêu; công tác dự báo và những nhiệm vụ cần giải quyết trong thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng và đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng một cách hiệu quả nhất tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân dựa trên kiến thức đã đƣợc đào tạo về cao học chuyên ngành quản lý công, cụ thể là: Nghiên cứu về thể chế, hệ thống chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng, các phƣơng pháp và cách thức thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Trọng tâm nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng, hoạt động của chính quyền quận, chính quyền cơ sở (phƣờng) trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. 8
  17. Thời gian: Học viên hệ thống cơ sở dữ liệu trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2011 đến năm 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Dựa trên cơ sở thông tin từ các báo cáo hoạt động và báo cáo tổng kết của UBND quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh; từ Niên giám thống kê của Chi cục thống kê quận Bình Tân từ năm 2011 đến năm 2017 Phƣơng pháp so sánh; Phƣơng pháp điều tra khảo sát: Cụ thể là phát hành 250 phiếu khảo sát (thu về 205 phiếu); sử dụng phần mềm spss để thực hiện thống kê mô tả thông qua các dữ liệu từ phiếu khảo sát. Từ kết quả khảo sát và sử dụng phần mềm spss học viên áp dụng phƣơng pháp toán học chủ yếu dựa trên 02 hàm số y=1/x và y = ax để chứng minh sự vận động của các biến số và đƣa ra các nhận xét thực tế hoạt động thực thi chính sách ƣu đãi đối với NCC trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh 6. Những đóng góp mới của luận văn Từ những nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn ý nghĩa trong công tác thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng. Góp phần tích cực phát huy hơn nữa truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. Từ những nghiên cứu của luận văn, tác giả đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công 9
  18. với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân; Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền một số nội dung chƣa phù hợp với tình hình thực tế. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn những lý luận về ngƣời có công, chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công. Ý nghĩa thực tiễn: Đƣa ra những giải pháp cụ thể, những kiến nghị đối với các đơn vị có thẩm quyền hoàn thiện chính sách ƣu đãi với ngƣời có công với cách mạng, hạn chế tiêu cực trong thực thi chính sách có công tại quận Bình Tân, góp phần nâng cao đời sống ngƣời có công với cách mạng đồng thời củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào chính sách của Nhà nƣớc. 8. Kết cấu của luận văn: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng Chƣơng 2: Thực trạng về thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh Chƣơng 3: Những định hƣớng và giải pháp thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2025 và định hƣớng đến năm 2030 10
  19. Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Lý luận về ngƣời có công với cách mạng và thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng 1.1.1. Lý luận về ngƣời có công với cách mạng Lịch sử nƣớc Việt Nam ta từ nghìn năm nay đã trải qua bao cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, có bao lớp ngƣời ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Những ngƣời đƣợc hƣởng những ngày sống yên bình, hạnh phúc vì thế luôn khắc ghi công lao to lớn của các thế hệ cha anh, từ đó mà truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn đã trở thành một nét đẹp trong tâm hồn ngƣời Việt. Ngay những ngày còn ở trong chiến khu Việt Bắc, kháng chiến còn khó khăn Bác Hồ luôn quan tâm, lo lắng cho đời sống của thƣơng binh, liệt sĩ là những ngƣời đã không tiếc máu, xƣơng vì độc lập dân tộc. Bác đã ký một loạt Sắc lệnh nhằm giải quyết chế độ chính sách cho thƣơng binh, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ nhƣ: Sắc lệnh số 20-SL ngày 16-2-1947 quy định chế độ hƣu bổng, thƣơng tật và tiền tuất cho thƣơng nhân tử sĩ; Sắc lệnh số 58-SL ngày 6- 6-1947, tặng Huân chƣơng Sao vàng, Huân chƣơng Hồ Chí Minh, Huân chƣơng Độc lập để thƣởng hoặc truy tặng cho đoàn thể hay những ngƣời có công với nƣớc, với dân hoặc tặng cho các nhân vật ngoại quốc đã có công với nƣớc Việt Nam và quy định việc tặng thƣởng,… Bác đã viết “Thƣơng binh là những ngƣời đã hy sinh gia đình, hy sinh xƣơng máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, Vì lợi ích của Tổ quốc, của 11
  20. đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm đau, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn phải giúp đỡ những ngƣời con anh dũng ấy" [5, 175]. Tháng 5-1968, mặc dù đang ốm mệt, Ngƣời vẫn đọc lại bản thảo Di chúc và viết bổ sung thêm một số nội dung gồm 6 trang viết tay, trong đó có đoạn về thƣơng binh, liệt sĩ: "Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phƣơng (thành phố, làng xã) cần xây dựng vƣờn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nƣớc của nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thƣơng binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phƣơng (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét". [4, 503] Thực hiện những di nguyện của Ngƣời, toàn Đảng, toàn dân và chính quyền các cấp luôn cố gắng chăm lo cho gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, bệnh binh... và những ngƣời này đƣợc gọi chung là NCC. Tuy nhiên từ trƣớc đến nay cũng chƣa có một khái niệm chính thức nào về NCC. Hầu hết mọi ngƣời đều hiểu NCC là những ngƣời đã có những đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Nhƣng hiện nay khi đất nƣớc đang hòa bình vẫn có những ngƣời có hành động dũng cảm vì lợi ích của nhân dân mà hy sinh hoặc bị thƣơng đã đƣợc công nhận là liệt sĩ, thƣơng binh. Như vậy, căn cứ vào các quy định của Nhà nước, tiêu chuẩn để công nhận là NCC chúng ta phải hiểu NCC là người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam, nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ của mình vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì tài sản của nhà 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1